đó là tập thể các nhà giáo Phật tử giảng dạy ở các cấp, đã
về hưu, hoặc có thể còn công tác trên bục giảng, nhưng sẵn sàng dành một phần
thời giờ cho Phật sự hoằng pháp.
Để
có thể lý giải vấn đề nêu ra ở trên, tìm hiểu vì sao có thể nói rằng tập thể
các thầy cô giáo Phật tử là những vị hoằng pháp viên nhiều khả năng và đáng
quý, chúng ta cần bàn luận về hoạt động diễn giảng, hoằng pháp.
Hiện
nay, Phật giáo Việt Nam trong hoạt động chấn hưng, phát triển theo bước tiến
thời đại, hoạt động thuyết pháp, giảng dạy giáo lý, chia sẻ pháp thoại, giải
đáp thắc mắc Phật học… trở thành một yêu cầu hết sức quan trọng trong hoạt động
hoằng hóa, tu học.
Để
làm được việc đó, người đứng ở cương vị thuyết giảng cần có 3 yếu tố:
1. Kiến thức Phật học
2. Kỹ năng truyền đạt kiến thức đã có đến đông đảo thính
chúng
3. Kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả truyền đạt kiến
thức và bổ sung hoàn thiện kiến thức ở phía nhận kiến thức.
Giảng
sự là quý tăng ni thì mạnh về điểm 1, nhưng có thể chưa mạnh ở điểm 2 và 3.
Nói
cụ thể, kiến thức Phật học của quý tăng đương nhiên là dồi dào, tu học. Trong môi
trường xuất gia, được đào tạo qua Phật học viện các cấp, bề dày kiến thức Phật
học quý tăng ni tích lũy được là việc đương nhiên.
Tuy
nhiên, so với những thầy cô giáo được đào tạo từ các trường sư phạm các cấp,
được tập trung đào tạo về kỹ năng sư phạm nhằm phục vụ cho việc truyền tải kiến
thức đến với học sinh, thì có lẽ, quý thầy cô giáo được tạo kỹ hơn về mặt này.
Có thể kể đến các môn học như tâm lý học, giáo dục học, phương pháp giảng dạy
tổng quát, giáo học pháp từng bộ môn cụ thể…
Hơn
nữa, người giáo viên các cấp, từ tiểu học đến trung học, đã phải trải qua một
quá trình đứng lớp lâu dài (thường là 20 – 30 giờ/tuần), phải liên tục kiểm tra
kiến thức đã truyền đạt cho học sinh. Đặc biệt, hàng năm, các giáo viên có thể
được huy động để chấm thi nhiều lần với những quy định, theo những tiêu chuẩn
khắt khe.
Vì
vậy so với tăng ni, kỹ năng phương pháp truyền đạt kiến thức, cũng như kỹ năng
kiểm tra, đánh giá kiến thức đã truyền đạt (khảo thí) và kỹ năng bổ sung những
kiến thức phát hiện còn hạn chế thông qua kiểm tra, có thể là ở mức chuyên
nghiệp hơn quý tăng ni, nhất là tăng ni trẻ, vừa mới tốt nghiệp chưa kinh qua
công việc giảng dạy.
Do
đó, ở đây tồn tại tình huống có thể bổ khuyết cho nhau:
Đối với quý tăng ni, nếu được bổ sung, trang bị, thực
hành kỹ năng sư phạm thì, chắc chắn, sẽ nâng cao được chất lượng diễn giảng. Cụ
thể, nếu trước đây, có không ít các vị tăng ni chỉ ngồi trên pháp tòa thuyết
giảng chủ quan, có thể chỉ theo cảm hứng, không có hệ thống câu hỏi vấn đáp,
không thực hiện việc trình bày bảng, không có các khâu kiểm tra dưới nhiều hình
thức, không hướng dẫn người học giáo lý trình bày vở ghi… thì khi đào tạo đầy
đủ về kiến thức sư phạm, những nhược điểm trên sẽ được khắc phục.
Tuy vậy, đào tạo sư phạm không phải là điều dễ dàng
đối với Phật giáo. Trong kế hoạch của Giáo hội Trung ương, trong nhiều năm liền
đã nói tới mục tiêu xây dựng một trường sư phạm Phật giáo, nhưng vẫn chưa đạt
kết quả như mong muốn.
Tình trạng giảng sư không được trang bị kiến thức sư
phạm đầy đủ vẫn sẽ còn trong một thời gian dài.
Tình trạng này có thể so sánh với việc các vị cử nhân
tốt nghiệp các trường Đại học Khoa học, Đại học Văn khoa, Sài Gòn, Học viện kỹ
thuật Phú Thọ (trước 1975), sau đó hay Đại học Tổng hợp, Đại học Khoa học tự
nhiên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Bách Khoa TPHCM đi dạy học
(riêng Đại học Bách Khoa thì có thể so sánh với Đại học Sư phạm kỹ thuật). Cái
mà các cử nhân, kỹ sư đã nói ở trên còn thiếu là kỹ năng sư phạm.
Trở về với lãnh vực Phật giáo, thì quý vị giáo viên
Phật tử đã sẵn kỹ năng sư phạm, tức là rất thuận lợi cho việc diễn giảng, dạy
học. Hàng năm số giáo viên Phật tử về hưu nhưng vẫn còn khả năng đứng lớp rất
lớn. Đây chính là điều mà bài viết này muốn nói.
Nếu chúng ta thực hiện được việc bổ khuyết cái mà quý
vị giáo viên Phật tử còn thiếu, đó là kiến thức Phật học, và có kế hoạch sử
dụng họ thì Phật giáo Việt Nam chúng ta có thể có được một tập thể hoằng pháp
viên hết sức lý tưởng, để phục vụ cho việc diễn giảng phổ cập, nâng cao trình
độ Phật học ở Phật tử.
Đối với Phật tử sơ cơ, kiến thức Phật học cần được
truyền đạt là những kiến thức căn bản, phổ thông, bước đầu. Do đó, cũng không
cần đòi hỏi kiến thức Phật học uyên thâm ở quý vị giáo viên Phật tử trong công
tác hoằng pháp viên.
Quý vị giáo viên có thể tự học theo kinh sách và được
Ban Hoằng pháp kiểm tra, hoặc theo học các lớp đào tạo kiến thức Phật học hoằng
pháp viên là giáo viên Phật tử do Giáo hội tổ chức.
Theo cách trên, Phật giáo Việt Nam chúng ta sẽ có được một tập thể
Hoằng pháp viên đông đảo và có chất lượng theo công thức sau đối với người giáo
viên Phật tử (chủ yếu là quý vị hồi hưu):
Kỹ năng sư phạm sẵn có + kiến thức
Phật học căn bản qua kiểm tra -> hoằng pháp viên có chất lượng cao cho
Phật tử sơ cơ
|
Vấn đề là Ban Hoằng pháp Trung ương, Ban Hoằng pháp
các địa phương quản lý, điều hành, khai thác tập thể Hoằng pháp viên chất lượng
sư phạm này như thế nào, để gia tăng hiệu quả hoạt động hoằng pháp.
Vấn đề này, chúng tôi xin phép được trình bày ở một
dịp khác.
MT