Làm thế nào để các bạn trẻ sống tốt hơn trong thế giới ngày nay?
Đạo Phật với những giáo lí mầu nhiệm có thể giúp các bạn trẻ trả lời được câu hỏi trên.
Để tìm con đường thoát khổ, Thái tử Tất Đạt Đa đã bỏ lại lâu đài, gia
quyến với những trách nhiệm mà Vương triều đang trông đợi, để đi tìm
một nguồn sáng mới cho phép con người thoát khỏi khổ đau. Thái tử đã bôn
ba tại nhiều miền trên đất nước Ấn Độ, tham vấn những nhà hiền triết
nổi tiếng, lên núi sáu năm, thực hành một cuộc sống cực kì khổ hạnh.
Tất cả đều vô vọng.
Và một điều kì diệu, Ngài đã tìm thấy lời giải đáp chính ngay trong
bản thân mình, khi ngồi trên một nệm cỏ dưới gốc cây bồ đề. Con người cứ
già đi rồi chết, rồi lại được sinh ra để lại già đi và chết như vậy
thật là khốn khổ. Đó là sự thật thứ nhất. Trong khi đi tìm nguyên nhân
của sự khổ đó, Ngài đã tìm ra sự sinh và ham muốn được sinh tồn: "Ham
muốn khát khao được tồn tại, lòng tham dục do ngũ uẩn bên ngoài và ý
thức nội tâm, thậm chí ngay trong cả ý muốn được chết, chính là nguồn
gốc tạo ra nỗi khổ chung này"(1).
Vậy ra khổ là do ham muốn. Đây là sự thật thứ hai. Ham muốn này như
một ngọn lửa thiêu đốt kẻ khát dục. Mọi thứ đều là lửa, như Đức Phật
vẫn nói: con mắt bốc lửa, đối tượng nhìn cũng bốc lửa, cái mà lỗ tai
nghe thấy cũng là lửa, tất cả những gì tác động tới các giác quan đều
bốc lửa. Vọng tưởng như một ngọn lửa thường trực thiêu đốt chúng ta. Và
ngọn lửa của cuộc đời này được thắp lên bởi lòng tham, bởi nóng giận và
bởi vô minh phải bị dập tắt. Có thể dập tắt được ngọn lửa đó và như vậy
đi tới chỗ hết khổ đau. Đó là sự thật thứ ba. Và Ngài đã chỉ ra con
đường để diệt khổ đau đó là sự thật thứ tư.
Tất cả những điều phát hiện trên chính là tứ diệu đế (bốn sự thật mầu
nhiệm). Nó là điểm xuất phát, là nền tảng của toàn bộ quá trình tìm tòi
của Đức Phật.
Sự thức tỉnh không gì so sánh được, điều phát hiện được rút ra từ nội
tâm của chí nh mì nh (ch ứ không p hải do một vị thần thánh nào can
thiệp vào) bởi con người mà trí tuệ và lòng kiên nhẫn tỏ ra phi thường -
Đức Phật.
Ngày nay, các bạn trẻ đang được sống trong một thế giới có nhiều
biểu hiện tích cực. Thái độ nghi ngờ, thù địch dần dần bớt đi. Càng
ngày, chúng ta càng ít coi trọng tới vấn đề quốc tịch và biên giới. Một
phần lớn Châu Âu được thống nhất, hay không còn những trận chiến khốc
liệt giữa người Pháp và người Đức chẳng hạn, rồi ngày càng có nhiều cuộc
hôn nhân giữa những người đàn ông và đàn bà thuộc các nước khác nhau,
thuộc các ngôn ngữ và các nền văn hoá khác nhau.
Thế giới mà các bạn trẻ đang sống, sự lựa chọn phi bạo lực đang là
một hành động khả quan. Dưới thời Mahatma Gandhi, phi bạo lực thường
được coi là yếu đuối, là từ chối hành động, gần như là một thái độ hèn
nhát, bây giờ thì không phải thế nữa. Lựa chọn phi bạo lực ngày nay cho
thấy nó là một sức mạnh thật sự. Hãy nhìn Nam Phi và cả những điều mà
Arafat và Rabin đã làm. Trong suốt vài thập kỉ, nào lại cặp kè với tình
dục đến như vậy. Chưa bao giờ chúng ta phát minh ra những công nghệ giúp
mọi người liên hệ được với nhau thần kì đến thế, ấy vậy mà nỗi cô đơn
cũng chưa khi nào lại cay đắng đến như bây giờ.
Và cứ như vậy, liệt kê ra thì còn dài. Mỗi người đều có nỗi lo của
mình. Chúng ta đang rơi vào tình thế có nhiều lĩnh vực không thể thích
ứng được. Có nhiều thứ hình như tuột khỏi tầm suy nghĩ của chúng ta nói
chung, của các bạn trẻ nói riêng. Hậu quả là chúng ta không kiểm soát
được nữa.
Làm thế nào bây giờ?
Bao giờ cũng vậy, có hai cách:
Thứ nhất, các bạn sống buông xuôi và nhanh chóng trở nên ích kỉ, các
bạn có thể tự nhủ rằng tất cả đã bị mất hết, thời cuộc ngày một khó
khăn, thế giới chẳng biết sẽ đi tới đâu và thực tế là thời kì phá huỷ sẽ
thắng thế. Vậy là các bạn trẻ rút lui vào cái vỏ ốc mà các bạn thu vén
nhặt Palestine và Israel chỉ thấy, chỉ kêu gọi và chỉ dùng tới sức mạnh,
bây giờ họ đang đàm phán hoà bình.
Bằng cách thay đổi những điều kiện của cuộc sống, thế giới đã đem lại
cho con người cuộc sống tươi đẹp hơn, hạnh phúc hơn, xã hội công bằng
hơn. Về nguyên tắc mà nói, trong các nền dân chủ, ai cũng có cơ hội của
mình. Trong thế giới ngày nay, rõ ràng là con người đã sống tốt hơn hẳn
ngày xưa.
Tuy nhiên, làm sao có thể không nhắc tới những mối lo âu dai dẳng,
tới những điều phi lí đang bủa vây các bạn? Chưa bao giờ chúng ta làm ra
nhiều của cải như thế, vậy mà chúng ta vẫn phải đối diện với đói nghèo.
Chưa bao giờ chúng ta ráo riết nhân lên gấp bội giống nòi của chúng ta
đến thế, vậy mà sa mạc cứ lan rộng hằng ngày. Chưa bao giờ chúng ta tới
gần thời kì vàng son, gần với an nhàn đến như vậy, ấy thế mà thiếu công
ăn việc làm đang trở thành tệ nạn hàng đầu của chúng ta. Chưa bao giờ
chúng ta sống chung chạ, xả láng đến thế trong những cuộc hôn nhân được
gọi là tự do, ấy thế mà tử thần cũng chưa khi nhạnh được, hãy quên đi
những điều còn lại rồi chờ xem sao.
Thái độ thứ hai là ý thức được và dấn thân vào một cách cụ thể. Ý
thức được điều kiện quy định các bạn, ý thức được hàng ngàn mối nguy vây
quanh các bạn. Cam kết rõ ràng là thoát ra khỏi điều kiện đó. Đây là
thái độ mà ngày na y cần thiết hơn bao giờ hết. Các bạn trẻ cần phải
tỉnh thức dậy không thể ngồi đấy mà trông chờ. Chẳng có điều gì bỗng
dưng được giải quyết cả. Những thay đổi thực sự diễn ra chậm chạp và
không nhìn thấy được. Chẳng hạn tôi thấy hình như từ vài năm gần đây các
bạn trẻ đã quan tâm tới đạo Phật, nhất là "Sự phụ thuộc lẫn nhau” trong
tư tưởng của đạo Phật dần dần trở thành một sức mạnh.
Quan niệm về một sự tồn tại độc lập của mọi loài, mọi vật đều bị các
tông phái Phật giáo phủ nhận. Không có gì có thể tồn tại một cách riêng
rẽ được. Trái lại, mọi thứ đều liên quan đến nhau. Mọi sự đều nằm trong
cái lưới khổng lồ của vũ trụ. Trạng thái phụ thuộc lẫn nhau của mọi vật
kể cả cách nhìn của chúng ta về chúng là phổ biến. Nó đi ngược lại nhãn
quan mang tính phân tích về thế giới, một thế giới bị chia chẻ thành
những vật thể riêng biệt: bàn tay bạn, cây bút bạn đang cầm, tờ giấy bạn
đang viết trên đó, chiếc bàn mà tờ giấy được đặt lên trên, ngôi nhà
chứa chiếc bàn, v.v… Phật giáo không ngừng nhắc nhở: Không một vật thể
nào lại có một sự tồn tại riêng lẻ, lại được coi là có tự tính.
Sự phụ thuộc lẫn nhau (Pratitya - Samutpada trong tiếng Phạn) đã được
chính Đức Phật thuyết giảng, đặc biệt nhất là trong kinh Hoa Nghiêm
(Avatamsaka). Kinh này dạy các bạn rằng không thể tìm ra vật gì mà lại
không có mối liên hệ nào với tất cả những vật khác.
Ví dụ: Tờ giấy được hình thành từ những yếu tố không phải là giấy.
Nếu như các bạn trả tất cả những yếu tố kia về cội nguồn của chúng: sợi
về cho gỗ, gỗ về cho rừng, rừng về cho người trồng rừng, người trồng
rừng về cho cha mẹ anh ta, và cứ như vậy thì chúng ta nhận thấy rằng sự
thực tờ giấy là rỗng không. Nó không có tự tính riêng biệt. Nó được làm
ra từ tất cả những yếu tố không có tự tính, không phải là giấy. Nếu như
các bạn trả tất cả những yếu tố kia thì tờ giấy không có một cái tự thân
độc lập nào và ta cũng có thể nói là không có tự tính nào.
Không một loài nào kể kể loài người hay các loài khác lại có thể nằm
ngoài thế giới, nằm ngoài chiếc bánh xe của vũ trụ. Bạn chính là một
trong những chiếc răng của bánh xe này.
Từ cách nhìn này, các bạn trẻ hãy soi vào các vấn đề của thế giới
hiện nay sẽ thấy rõ. Vấn đề dân số chẳng hạn. Sự bùng nổ của dân số ở
thế kỉ XX đã ảnh hưởng đến toàn bộ thế giới. Hiện nay dân số thế giới
tăng hơn chín mươi triệu người trong một năm. Trung Quốc và Ấn Độ sẽ
đạt tới một tỉ rưỡi dân. Nigeria sẽ trở thành nước đông dân thứ ba trên
thế giới. Cần phải tuyên cáo một cách thẳng thắn rằng sáu tỉ người là
quá nhiều. Về mặt đạo đức mà nói đó là một sai lầm nghiêm trọng, do sự
mất cân đối sâu sắc giữa các nước giàu nghèo và về mặt thực tiễn thì đó
là một thảm hoạ. Nhưng tương lai sẽ là bảy tỉ và sẽ không dừng ở đó. Để
chặn đứng sự tăng trưởng dân số thì cần phải có ít nhất là sáu mươi năm
nỗ lực không ngừng. Các chuyên gia đã thông báo rằng nguồn tài nguyên
của trái đất sẽ không đáp ứng nổi.
Khi dân số tăng lên không ngừng như vậy, thì tỉ lệ tăng trưởng sẽ
trở nên kinh hoàng. Khoảng cách giữa các nước giàu và các nước nghèo
ngày càng gia tăng. Chúng ta có thể đi ngược dòng thời gian, vào thế kỉ
XVIII đã tồn tại khoảng cách này. Người ta tính được khoảng cách này ở
thời điểm đó là 1-5. Một số nước Châu Âu như Hà Lan giàu gấp 5 lần các
vương quốc ở Châu Phi hoặc Châu á. ở thế kỉ XX những năm 60 khoảng
cách này là 1-80, còn bây giờ là 1-300 hoặc 1-400. Phương Tây bao giờ
cũng là phía giàu có cộng thêm Nhật Bản nữa.
Và khoảng cách này không ngừng rộng ra, đã giàu lại càng giàu, còn đã nghèo lại nghèo thêm. Ở những tỉ lệ quá mức chịu đựng.
Tăng trưởng dân số gắn liền với nghèo khổ và nghèo khổ đến lượt nó
lại tàn phá trái đất. Khi có một nhóm người chết vì đói thì gặp cái gì
người ta cũng ăn: cỏ cây, côn trùng. Họ đốn cây và làm cho trái đất lại
bị trơ trọi và khô cằn. Chắc chắn vì thế mà trong ba mươi năm nữa những
vấn đề mà người ta gọi là môi trường sẽ là những vấn đề nan giải mà loài
người phải đương đầu.
Tăng trưởng dân số gắn liền với nạn thất nghiệp, đào đâu ra công ăn việc làm hay những công việc khác.
Một lí do khác nữa đương nhiên là tiền bạc, là sự tìm kiếm nó bằng
mọi giá của người nà y hoặc của người kia: người giàu thì do tham còn
người nghèo thì do nhu cầu bức bách. Cũng chính vì tiền mà người ta sát
sinh, song nguồn gốc của mọi hiểm nguy đang bủa vây chúng ta, của những
mối đe doạ mà chúng ta nói tới trước cả tiền tài, tôi cho đó là bùng nổ
dân số.
Đã đến lúc các bạn trẻ phải thấy rằng con người quá đông đúc trên
hành tinh và trong tương lai sự quá tải này sẽ ngày càng trầm trọng. Năm
tỉ sinh mạng này đang chịu nguy cơ trực tiếp do các sinh mạng khác mà
chúng ta thêm vào với con số hàng chục triệu mỗi năm. Không chỉ có sinh
mạng con người bị đe doạ mà các loài thú hoang dã, cỏ cây, mọi thứ đều
bị đe dọa. Ở nhiều nước, việc phá rừng vô tội vạ đã tồn tại từ ba mươi
năm nay và đó là nguyên nhân làm đất đai bạc màu ở khắp mọi nơi. Đa
phần những loài thú hoang đang dần tuyệt chủng. Biết bao nhiêu loài đã
bị giết hại do sự bành trướng của cuộc sống con người.
Vì vậy các bạn trẻ cần phải nhận ra rằng muốn bảo vệ cuộc sống và
đặc biệt là sinh mạng của năm tỉ con người quý giá hiện nay đứng chen
chúc trên hành tinh này nếu các bạn muốn mang lại cho họ thêm một chút
phồn vinh, thêm một chút công lí, thêm một chút hạnh phúc thì việc
buộc phải chấm dứt tăng dân số là điều sống còn trong thế giới ngày nay.
Rõ ràng là cuộc sống của con người tạo thành bởi những yếu tố không
phải là sự sống, nó không tách rời phần còn lại của thế giới. Nó không
phải là "cái khác". Nếu như trong con mắt của các bạn trẻ, nó có một
vài giá trị nào đó thì giá trị ấy cũng chỉ có tính tương đối và luôn
luôn gắn liền với tâm thức như đạo Phật đã đề cập. Cô lập cuộc sống con
người, gán cho nó một tự tính, một tính căn bản là một sai lầm cơ bản,
một "cái gốc sai lầm".
Con người vô minh, mù quáng vẫn chưa nhận diện được điều trên. Con
người vẫn cứ tiếp tục đổ bê tông lên quả đất (làm đường cao tốc, xây
dựng các sân bay, những bãi đỗ xe, các loại nhà cao tầng…) và mặt khác
bỏ rơi hoàn toàn những phương pháp cổ truyền trong việc phân phối các
nguồn nước, nhất là ở vùng núi, khiến cho từ nay trở đi, nước chỉ có thể
trôi trên mặt đất mà không đọng lại, không ngấm được xuống đất nữa. Và
từ đó làm nảy sinh hàng loạt thiên tai. Đổ tại ông trời thì thật là nực
cười. Chỉ có con người là thủ phạm duy nhất trong việc này cũng như các
việc khác.
Liệu cuộc sống có phải là kẻ thù của chính nó hay không? Chẳng hạn
như khoa học di truyền hứa hẹn nhiều điều cho thế kỉ tới? Nhân bản vô
tính, tức là việc sản xuất dễ dàng tới vô tận những con người hoàn toàn
giống như con người. Với mơ ước cuối cùng là sự bất tử. Việc sản xuất dễ
dàng và chính xác này giả thiết rằng chúng ta phải chấm dứt các khả
năng tiến triển của mình. Chúng ta tuyên bố rằng : chúng ta hoàn hảo và
chúng ta dừng lại ở đó. Mặt khác, nếu chúng ta đạt tới sự bất tử, có
nghĩa là chúng ta xoá sổ cái chết của mình, thì ngay khi đó, chúng ta
cũng xoá sổ luôn cả sự sinh nở. Bởi vì trái đất sẽ nhanh chóng trở nên
quá tải.
Ở mọi nơi, chỉ riêng việc kéo dài tuổi thọ trung bình của con người
cũng đang đặt ra những vấn đề không có cách giải quyết. Đối xử với những
người cao tuổi thế hệ mới này thế nào? Để họ làm gì? Trả lương hưu trí
của họ ra sao?
Hệ quả cứ tiếp nối hệ quả. Thật khôn lường. Vậy, suy nghĩ của những người trẻ tuổi và thái độ của các bạn sẽ như thế nào trước các vấn đề trên?
Đạo Phật xuất hiện trên thế gian cách đâ y hơn 2.500 năm đã có cái
nhìn chuẩn xác về sự thật cuộc đời. Con đường chỉ dẫn của đạo Phật sẽ
giúp cho các bạn trẻ đối diện với cuộc sống ngày nay.
Đức Phật đã phát hiện ra bốn sự thật (là nền tảng) và toàn bộ giáo
pháp tiếp theo đó. Giáo lí về bốn sự thật cho thấy rằng chính Đức Phật
cũng không ngoài dòng chảy đó. Đức Phật cũng bị phụ thuộc vào tất cả
những gì bao quanh Ngài. Bản thân Ngài cũng được tạo thành từ những yếu
tố không phải là Tất Đạt Đa. Ngài như thế và suy nghĩ của Ngài cũng
vậy.
Hình ảnh của Đức Phật thường được thực hiện trên một biểu tượng đặc
biệt ví như đôi tai dài, đôi vai rộng, chỏm đầu nhô cao. Đặc biệt là đôi
tay của Đức Phật mà người ta gọi là “ấn” (mudra). Có tám ấn tất cả.
Trong tám thế bắt ấn này, có một thế được gọi là “thuyết pháp”: hai bàn
tay, một quay vào trong, một quay ra ngoài. Ngón trỏ và ngón cái chạm
nhau tạo thành vòng tròn (bánh xe pháp dharma), tượng trưng cho trật tự
của thế giới. Đây đúng là bánh xe (tchakra) và bánh xe không ngừng quay.
Chống lại lực của vũ trụ khiến cho nó quay là vô ích. Dù chúng ta bướng
bỉnh chế tạo bằng cách nào đi nữa có mong muốn dừng nó lại, dù chúng ta
khát vọng ghê gớm để trường tồn đi nữa thì cử chỉ kia luôn luôn ở đó để
nhắc nhở chúng ta rằng trạng thái vận động là chủ của mọi sự vật.
Đức Phật hoàn toàn cảm nhận được điều đó và thuyết giảng nó. Sự bất
động chỉ là một ảo tưởng, và thân thể của chúng ta đây là một ví dụ đầu
tiên minh chứng cho điều đó. Thân thể này không một thời khắc nào không
bị thoái hoá đi. Câu nói của Bậc Giác Ngộ, kèm theo một cử chỉ cho
thấy: “Tất cả những gì được tạo thành đều bị tiêu huỷ”.
Những người kế tiếp Đức Phật không ngừng phát triển chủ đề này. Đức
Đạt Lai Lạt Ma cũng hay nói về vô thường về những thay đổi liên tục của
các hiện tượng(2). Thậm chí, Ngài còn khẳng định điều này đối với sự
giao động không ngừng của “các hạt nguyên tử”. Ngay cả ý thức của chúng
ta cũng chỉ tồn tại có lúc. Cái còn lại, cái luôn luôn có đó chính là
cái mà các Phật tử gọi là thức thứ sáu, thức sâu xa nhất, thức không có
khởi đầu cũng như không có kết thúc, cái thức vượt thoát được khuôn khổ
của thời gian và không gian. Cũng vậy, trong muôn vàn xáo động mà
chúng ta phải chịu đựng hàng ngày, có một sự liên tục tồn tại, đó là sự
liên tục của xã hội con người. Tính liên tục lại hỗ trợ cho sự thay
đổi, vì không có nó, chúng ta sẽ không thể cảm nhận được.
Ở nơi này hoặc nơi khác, có những người trẻ tuổi dường như không muốn
đối diện với vấn đề trên. Đạo Phật cho rằng chính những người trẻ tuổi
sẽ có những cơ hội nhất để làm thay đổi thế giới này. Chính các bạn trẻ
góp phần tham gia vào việc phá hủy hành tinh. Bầ y chim và loài thỏ thì
không có được khả năng đó. Nhưng nếu các bạn trẻ có thể phá hủy, thì
cũng có khả năng bảo vệ được hành tinh.
Vậy các bạn trẻ cần phải làm gì?
Cách mà các bạn trẻ có thể làm được đó là:
- Học, hiểu biết và thấm nhuần tư tưởng “Sự phụ thuộc lẫn nhau” của
đạo Phật. Theo quan điểm của Phật giáo, mọi vật đều phụ thuộc vào nhau.
Sinh mạng của các bạn có liên hệ với tất cả những gì thuộc về thế giới.
Nhận thức ra điều này và thấm nhuần nó sẽ là thiết yếu nếu các bạn muốn
cải thiện quan hệ của các bạn với thế giới. Các bạn phải thắng được sự
cô lập trong tư tưởng của các bạn, phải tiếp xúc được với phần còn lại
của vũ trụ. Nếu không, các bạn sẽ không tồn tại được và sẽ chết vì sự cô
lập. Cần phải nhận thức cho được rằng, mọi loài, kể cả loài người quá
phụ thuộc lẫn nhau. Đây là một sự thật.
Các bạn trẻ, những ai ít nhiều quan tâm đến đạo Phật đều ngỡ ngàng
trước lời khẳng định rằng: từ bi nền tảng của mọi cách ứng xử - không hề
dựa trên cái mà chúng ta gọi là tính nhạy cảm. Ngay cả khi các bạn
không ngăn được xúc động trong lòng thì than thân trách phận cho mình
hay cho người cũng chẳng ích gì. Tình thương trong đạo Phật không
dính dáng gì tới một trường hợp đặc biệt nào. Nó được đặt trên một ý
thức rất rõ ràng về sự phụ thuộc của chúng ta vào toàn thể vũ trụ. Lòng
từ bi này không có nguyên nhân, không mệt mỏi và không bao giờ thay
đổi. Như Jacques Bacot (1925) nói: “Nó luôn luôn khách quan, không thiên
vị và gắn với khái niệm siêu hình. Nó do thiền quán lâu dài mà có chứ
không bộc phát tự nhiên. Tình thương này bao trùm muôn loài do đam mê mà
bị cuốn vào vòng luân hồi. Nó có tính phổ quát, chứ không riêng tư như
tình thương của chúng ta”(3).
Sự phụ thuộc của chúng ta vào toàn thể vũ trụ là một sự thật rõ
ràng. Thế nhưng truyền thống của Phương Tây đặt cho con người có quyền
lực đối với muôn loài: với cá dưới nước, chim trên trời, với súc vật,
thậm chí cả những con thú bò trên mặt đất. Thêm vào đó là cỏ cây. Con
người đã tự cho phép mình độc chiếm toàn bộ hành tinh.
Hàng triệu nhà quản lí có tổ chức, luôn kè kè bên mình cặp tài liệu
và chiếc máy vi tính xách tay, những người chỉ mang trong đầu ý đồ khai
thác, làm cho trái đất của chúng ta khốn khổ thêm.
Đúng là Tây Phương bị choáng ngợp bởi tính hiệu quả. Và phải thừa
nhận rằng tính chất này buộc các bạn trẻ phải ngưỡng mộ trong một số
lĩnh vực. Tuy vậy, xin đặt một câu hỏi rất tự nhiên là: Tại sao không áp
dụng tính hiệu quả của các kĩ thuật kia vào công cuộc bảo vệ sự sống?
Đó là nhiệm vụ hào hứng cho nhân loại.
Điều đó thật khó vì niềm tin vào con người được phép độc chiếm toàn bộ hành tinh đã thâm căn cố đế rồi.
Tuy là khó, nhưng rất là cần thiết các bạn trẻ ạ. Nếu không giải
quyết được sự sống còn của con người thì sẽ chẳng còn ai tồn tại, thậm
chí chỉ tồn tại để nêu ra vấn đề. Nhưng đạo Phật có thể giúp các bạn.
Điều cần làm là chữa trị. Đức Phật tự cho mình là một thầy thuốc: “Giống
như nước biển chỉ có vị mặn của muối, giáo lí của ta chỉ có một vị, đó
là hương vị giải thoát”.
Trong khi khẳng định rằng mỗi sự việc đều xuất phát từ một nguyên
nhân và kéo theo những hậu quả trong guồng bánh xe vĩ đại mà ở đó mọi sự
vật đều phụ thuộc vào nhau, đạo Phật đã biết gạt sang một bên khi cần
thiết những tranh cãi mang tính lí thuyết, gây cản trở cho việc cứu chữa
kịp thời những vết thương. Đức Phật đã đưa ra một ví dụ nổi tiếng về
một người đàn ông bị trọng thương bởi mũi tên tẩm thuốc độc. Anh ta
không chịu để người ta băng bó cho mình trước khi biết danh tính của kẻ
đã bắn trúng anh ta, kẻ đó thuộc đẳng cấp nào, thuộc gia tộc nào, mũi
tên được vót bằng loại gỗ nào… Và anh đã chết trước khi được cứu chữa.
Thái độ thực chứng và thực dụng - theo đó chúng ta phải thường xuyên
suy ngẫm lại cách tư duy và hành động của bản thân là cốt tuỷ của đạo
Phật. Trong thái độ ấy có đầy đủ cả tính chặt chẽ và sự linh động.
Đạo Phật cũng công nhận rằng có một số địa hạt còn nằm trong bóng
tối. Tốt nhất là không nên lao đầu vào đó, như Đức Phật đã dạ y: “Đừng
cố đo lường cái vô biên bằng những lời nói, cũng không nên suy tư quá
lắm về những điều không thể hi ểu được”. Đức Phật luôn tỏ ra dè chừng
đối với những quan điểm cực đoan, có thể diễn giải theo hướng vĩnh hằng
(một linh hồn độc lập luôn luôn tồn tại). Đức Phật luôn khuyên răn là
cần phải tin tưởng vào giáo lí của Ngài. Những câu hỏi thuộc lãnh địa
nằm trong bóng tối kia, Ngài chỉ đáp lại bằng sự im lặng.
Nhiều bạn trẻ vẫn băn khoăn liệu đạo Phật có phải một tôn giáo không?
Có phải là một triết lí hay một nền đạo đức? Không có lời giải đáp cho
những câu hỏi đó. Đạo Phật cứ kiên trì chống lại mọi ý đồ xếp loại, nó
giữ lại một điều gì đó không thể nắm bắt được sau mọi phân tích. Tất cả
những người thực hành đạo Phật đều nhấn mạnh rằng trải nghiệm là cần thiết.
Nó giúp giải quyết những do dự mang tính lí thuyết nhờ vào cái duyên
của chính cuộc sống, song cái duyên này lại không thể giải thích được.
Phải chăng mối quan hệ giữa các bạn trẻ với trái đất là một trong
những vấn đề bế tắc đó? Nó có phải là một trong những cái không giải
thích được?
Hình như một số người trẻ tuổi, hàng mớ kiến thức đang làm họ mất tự tin và khiến họ trở thành mù quáng thay vì cảnh báo cho họ.
Đúng như đạo Phật nói, vấn đề ở đây là phải trải nghiệm. Để giảm bớt
gánh nặng cho trái đất có nhiều việc phải làm. Ngay cả những việc làm mà
có thể coi là nhỏ bé nhưng nó cũng góp phần bảo vệ trái đất. Chẳng hạn
như các bạn trẻ hãy tắt điện khi ra khỏi phòng làm việc. Cử chỉ đó dù
nhỏ bé nhưng phải bắt đầu từ đó. Hãy bắt đầu bằng từ bản thân, với hi
vọng rằng quanh các bạn, một số người khác cũng làm theo và số này sẽ
đông dần lên.
Tuy vậy, nhiều bạn trẻ ngày nay khi ra khỏi buồng rất hiếm khi tắt đèn.
Họ không biết đến bóng đêm, không biết đến thế giới tối tăm và ánh sáng le lói quý giá của một ngọn nến…
Họ giống như những đứa trẻ không biết tới một trái đất sạch và đẹp.
Và đừng quên rằng sự thiếu hiểu biết này đem lại lợi lộc cho những
người sản xuất ra điện. Và cho cả những người bán điện nữa.
Việc khai thác hành tinh gần như kiệt quệ dẫn tới những hiểm hoạ môi trường không dừng lại ở đường biên giới.
Hiện tượng di cư của dân chúng cũng vậy. Từ nay trở đi, hàng đoàn
người ăn xin chạy sang Châu Âu, nơi đã có sẵn một thế giới thứ ba của
nó. Ngày nay, có hai, thậm chí tới ba loại dân sống bất hợp pháp tại mỗi
nước Phương Tây. Ở Mỹ người ta ước tính có khoảng hơn hai mươi triệu
là dân nhập cư không có giấy tờ, sống lang thang vất vưởng qua ngày.
Chúng ta biết làm gì đây? Biên giới nào cũng bị chọc thủng.
Các bạn trẻ cần nhận ra rằng (dù có nhắc đi nhắc lại nhiều lần) chúng
ta quá đông đúc. Các bạn trẻ là một bộ phận của thế giới. Các bạn là
thế giới. Không có cái “tôi” tồn tại độc lập. Ở thế giới thứ ba, dân số
đang tăng trưởng quá nhanh. Nhưng họ không biết gì hết. Chính sự tăng
trưởng quá nhanh và quá mạnh sẽ đẩy họ vào tình cảnh đói nghèo khủng
khiếp hơn nữa. Những khu ổ chuột ở Bombay chật ních người, hay những vỉa
hè của Delhi thì tràn ngập dân tứ xứ, với cuộc sống bấp bênh không
nguồn thu nhập. Thất nghiệp trở thành một tai hoạ cho toàn thể trái đất
với người bạn đồng hành muôn thuở của nó là ăn xin. Những thổ dân da đỏ
người Chiapa bị ruồng rẫy đã nổi dậy với vũ khí trong tay. Các sắc tộc ở
Rwanda tàn sát lẫn nhau. Sắp tới đây, những ai có “cơ may” làm việc sẽ
làm thay cho hai hoặc ba người. Thêm vào đó là việc phá hoại hành tinh,
hậu quả đương nhiên không tránh khỏi và đa phần không kiểm soát được.
Trong khi đó, các nước Phương Tây thì lại không bao giờ thoả mãn. Họ
có tất cả, thế mà họ còn muốn nữa. Còn những nước khác như Ethiopia thì
khốn khổ vì nạn đói triền miên. Hôm nay họ chẳng có gì; trong tương lai
họ còn kiệt quệ hơn. Đói, thất nghiệp, tội phạm, bất an, những biểu
hiện tâm thần, bệnh dịch, ma tuý, điên khùng, tuyệt vọng, khủng bố… tất
cả những cái đó gắn liền với hố ngăn cách ngày càng rộng ra giữa các dân
tộc, và nằm ngay trong lòng những nước giàu có. Phật giáo có quan điểm
bất di bất dịch về điểm này, và khẳng định rằng: vạn vật dựa vào nhau,
tất cả là hợp nhất, không thể chia cắt. Vì vậy cần phải rút ngắn khoảng
cách ấy.
Bằng cách nào?
Cần phải nói với các bạn trẻ ở thế giới thứ ba rằng các bạn có muốn
nâng mức sống của mình lên theo kịp với các nước Phương Tây không? Muốn
thế, các bạn trẻ hãy bắt đầu bằng việc hạn chế sinh đẻ. Nếu không, cố
gắng cũng chẳng ích gì.
Vậy là chúng ta lại quay về vấn đề giáo dục.
Đầu tiên là thông tin, sau đó là giáo dục. Chúng ta không thể tách chúng ra được.
Nhưng có quá nhiều bạn trẻ bị ruồng bỏ, họ không được quyền phát
biểu, và dễ dàng bị bỏ quên. Rồi chúng ta cũng thừa biết rằng giá cả các
nguyên liệu, chỗ dựa của tất cả các nền kinh tế èo uột của các nước
phía Nam lại do Phương Tây quyết định.
Từ thế kỉ XVIII, với thế mạnh phát triển công nghiệp, Châu Âu lao vào
công cuộc chinh phục hành tinh, mọi nền văn hoá đều dường như bị choáng
ngợp khi tiếp xúc với nền văn hoá Phương Tây. Có thể cảm nhận rằng, các
dân tộc, kể cả những thổ dân da đỏ vùng Amazon gần như trần trụi với
những túm lông chim trên người, tất cả đều chấp nhận nền cơ khí văn hoá
Phương Tây. Từ khi xuất hiện các máy móc, công nghệ, các dân tộc buộc
phải làm quen với nó cho dù đồ vật ấy không phải do họ làm ra. Và do đó,
không còn là chủ nhân nữa, những đồ vật mà họ nhận được từ những nơi
khác(4).
Tình trạng này vẫn tiếp tục cho tới ngày nay. Mọi tri thức đều thuộc
về Phương Tây, nơi bảo vệ và liên tục củng cố nó. Bản thân công nghệ
chẳng có gì là xấu. Ra đời ở Phương Tây, nó nhanh chóng lan rộng ra toàn
thế giới. Phương Đông thích ứng với nó một cách dễ dàng. Tuy nhiên,
Phương Tây gắn liền với một chủ nghĩa có toàn quyền đối với thiên nhiên.
Trong công cuộc thống trị này, kĩ thuật trở thành vũ khí lợi hại nhất.
Và điều hiển nhiên kĩ thuật cũng trở thành thứ vũ khí để thống trị người
khác. Điều đó làm cho người ta tin rằng, sự thắng thế của kĩ thuật là
thành quả đẹp đẽ nhất của chúng ta. Họ chia nhau những tấm bằng và những
chiếc huân chương trong những cuộc thi, họ thu về lợi nhuận và họ thấy
thoả mãn.
Tôi xin nhắc lại: Kĩ thuật tự bản thân nó không có gì tồi tệ. Tiến bộ
cũng vậy, hiểu theo nghĩa tiến bộ về vật chất và về tri thức. Song tư
tưởng con người, như các bạn trẻ thấ y, liệu có thích ứng với nền kĩ
thuật đó không? Có bằng lòng với nó không và có khả năng không bị nó
làm cho mê hoặc hay không?
Mọi kĩ thuật đều có khả năng thôi miên. Một ngày nào đó sẽ tới lúc
những kẻ thống trị kĩ thuật sẽ huênh hoang cho rằng chỉ cần kĩ thuật là
đủ, rằng kĩ thuật không cần tới tư duy nữa.
Việc tìm kiếm cách để hạ thấp trình độ của tiến bộ kĩ thuật có nên
chăng? Điều đó là vô lí và chắc chắn không thực hiện được. Điều quan
trọng là bằng cách nâng cao trình độ của tâm trí.
Chúng ta dần tiến gần tới lãnh địa rốt ráo của đạo Phật. Từ lúc khởi
nguồn, đạo Phật đã dồn tất cả nỗ lực và tìm tòi cơ bản vào đây: Lãnh địa những tạo tác của tâm thức.
Các bạn trẻ cần nhận thức rõ rằng không bao giờ được đổ lỗi cho kĩ
thuật vì nó là thành quả tất yếu của nhân loại, dù kĩ thuật có bị dùng
vào những mục đích xấu xa, vâng, thường là như vậy. Nhưng trong
những trường hợp đó, chỉ có kẻ sử dụng nó là có tội. Người ta không thể
lên án một que diêm thay vì lên án kẻ châm lửa gây hoả hoạn!
Tuy nhiên, như các bạn trẻ thấy ở các nước Phương Tây có trình độ kĩ
thuật phát triển cao thường phải đương đầu với những hiện tượng thiếu
thốn khác, đại loại là một sự trống rỗng về tinh thần, thiếu thốn về đời
sống tâm linh. Quả thực người Phương Tây làm việc bằng trí óc rất
nhiều, nhưng luôn nhắm vào hiệu quả. Vì vậy, trí tuệ được dùng để phục
vụ cho kết quả. Cũng như mọi kẻ hầu hạ, nó từ bỏ tính độc lập của mình.
Có thể nói, công nghệ phát triển tràn lan và thu hẹp đời sống tâm linh ở
mọi nơi nó đi qua.
Vậy, theo các bạn trẻ việc thiết lập một đời sống tâm linh là có cần thiết không?
Rất cần thiết. Và phải làm khẩn cấp.
Những trình bày trên đây là nhằm để các bạn trẻ hiểu biết hơn về đạo
Phật, với vai trò của đạo Phật trong thế giới ngày nay nói chung và đối
với các bạn trẻ nói riêng. Nhận biết và thực hành theo giáo lí của đạo
Phật, tôi tin rằng các bạn trẻ sẽ sống tốt hơn. Đời sống của các bạn trẻ
sẽ an lành và hạnh phúc./.
Tiến sĩ Lê Hữu Tuấn, Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam.
(Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Tôn Giáo)
1. Maurice Percheron. Đức Phật và Phật pháp, Nxb Le Seuil, tủ sách các bậc thầy tâm linh, 1974.
2. Thực hành thiền quán hằng ngày. Xuất bản bằng tiếng Anh năm 1991 ở Dharamsala, hoặc bằng tiếng Pháp, Nxb Olizare Gereze.
3. Lời tựa trong Milarepa, dịch từ tiếng Tây Tạng, Jacques Bacot,
NXB. Fayard, tái bản trong tủ sách “Tài liệu tâm linh” năm 1971.
4. Daryuch Shayegan. Cái nhìn không trọn vẹn, Nxb Albin Michel, 1989.