Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Họ học đạo Phật ta những gì và để làm gì?
Minh Thạnh
31/12/2011 18:28 (GMT+7)


Dưới đây là nội dung bình luận sự việc trên:

 
1. Trong số 2 tôn giáo phương Tây tiến hành việc cải đạo tín đồ Phật giáo Việt Nam, một tôn giáo chỉ có một giáo hội toàn cầu. Tôn giáo này trước giữa thập niên 1960 (thời gian họ triệu tập một hội nghị giáo hội thế giới) coi Phật giáo cũng như nhưng tôn giáo lớn khác trên thế giới là tà đạo, cần phải loại trừ.
 
Sau giữa thập niên 1960, họ coi những tôn giáo lớn trên thế giới là sự mầu nhiệm của một bộ phận từ Thượng đế của họ.
 
Vì vậy, hiện nay tôn giáo này chủ trương tìm những điểm tương đồng giữa tôn giáo của họ và các tôn giáo lớn khác trên thế giới để chứng minh luận điểm mới của họ và xem việc cải đạo tín đồ Phật giáo chỉ là việc “trở lại đạo”, một kiểu đạo mà họ coi là “thực sự chân chính”.
 
Vì vậy, trong những thư viện của tôn giáo phương Tây này có thể có rất nhiều sách Phật giáo phục vụ cho việc tìm hiểu đạo Phật, với mục tiêu cải đạo nói ở trên. Khóa học mà chúng ta đang bàn luận cũng là nhằm mục tiêu này: tìm hiểu Phật giáo để liên hệ như một sự mầu nhiệm của một bộ phận từ thượng đế ở những vùng miền nhất định, trong một thời gian nhất định đã được thực hiện như thế nào, từ đó có những phương hướng, những biện pháp thích hợp để đưa tín đồ Phật giáo “trở lại đạo”.
 
Chúng ta chú ý, người dự lớp kiến thức Phật học là giáo lý viên có nhiệm vụ đặc biệt. Trong khi đó, tín đồ của họ không được tự tiện đọc các sách ngoại đạo. Sách trong đạo thì cần có cấp chức sắc có thẩm quyền duyệt qua mới được khuyến khích phổ biến.
 
Trong khi đó, tôn giáo phương Tây thứ hai lại có nhiều giáo phái, giáo hội phân tán. Phần lớn các giáo phái, giáo hội nhỏ đó đến nay đều cho Phật giáo và những tôn giáo lớn khác trên thế giới là tà đạo, là mê tín dị đoan, là hủ tục…, chỉ có con đường duy nhất là loại trừ.
 
2. Nếu học kiến thức Phật học, thì giáo lý viên của tôn giáo khác sẽ quan tâm hơn hết đến vấn đề gì, và sẽ ứng dụng nó như thế nào?
 
Theo việc tìm hiểu riêng của chúng tôi, có thể có những điểm chưa được chính xác hoàn toàn, thì đều họ quan tâm hơn hết từ Phật giáo là tín ngưỡng Tịnh độ.
 
Điều họ có thể khai thác, là giữa tôn giáo của họ và Tịnh độ tông có nét giống nhau căn bản là tha lực. Cụ thể hơn nữa, yếu tố đầu tiên cần có để có được điều, họ gọi là “cứu rỗi”, Phật giáo gọi là “tiếp dẫn”, “cứu độ”, là niềm tin. Trong Tịnh độ tông Phật giáo, niềm tin (tín) là yếu tố đầu tiên phải có để cầu được sự tiếp dẫn của tha lực (tín, nguyện, hạnh).
 
Trong thực tế, điều này đã được tìm hiểu khá kỹ được khai thác, được lợi dụng tối đa để phục vụ cho mục tiêu kéo tín đồ Phật giáo “trở lại đạo”.
 
Trong thực tế, những giáo lý viên đề ra nhiệm vụ đưa tôi “trở lại đạo” đều tỏ ra tìm hiểu khá kỹ về tịnh độ tông và các danh hiệu của Đức Phật A Di Đà như Vô lượng Thọ Phật, Vô Lượng Quang Phật đều được cố gắng giải thích như lạ các đặc tính căn bản của thượng đế: ánh sáng, tường cữu… Còn sự “gia hộ” thì được lý giải là “bless”. “Tịnh độ” được lý giải thành “heaven”, tiếng Việt gọi là “Thiên Quốc”, một không gian cứu cánh xác định.
 
Giáo lý viên học ở đạo Phật càng nhiều thì sự “chuyển hệ” càng nhuần nhuyễn, năng lực đưa tín đồ Phật giáo “trở lại đạo” cũng theo đó mà gia tăng theo.
 
3. Khả năng giúp các giáo lý viên đó hiểu sâu, hiểu đúng, hiểu toàn diện đạo Phật, tuy có, nhựng xác suất vô cùng nhỏ. Bở lẽ đơn giản, giáo lý viên là những tín đồ cực đoan nhất, được chọn lọc theo một nhiệm vụ được xác định rõ ràng. Vì vậy, họ sẽ không thấy gì hơn là những gì học có thể khai thác phục vụ cho mục tiêu đưa tín đồ Phật giáo “trở lại đạo”.
 
Dù sao họ đã mời tăng sĩ Phật giáo đến thuyết trình, hơn là cử riêng người được chọn lựa từ giáo lý viên để tìm hiểu vấn đề qua sách vở rồi báo cáo lại cho tập thể theo những yêu cầu của họ. Như thế, giáo lý đạo Phật còn sẽ bị làm cho phiến diện hơn nhiều.
 
4. Kết thúc bài bình luận tin này, tôi chợt nhớ đến lời Hòa thượng Thích Thanh Từ trong một băng giảng, đại ý giải thích vì sao dưới chế độ đô hộ của người Pháp, Tịnh độ tông Phật giáo Việt Nam lại có thể phát triển hơn hết.
 
Theo ngài, đó là dụng ý của người Pháp để đưa đạo Phật Việt Nam đến gần hơn với tôn giáo mà họ du nhập, với mục tiêu riêng ẩn ngầm của họ. Mục tiêu đó bây giờ chúng ta có thể hiểu là đưa tín đồ Phật giáo “trở lại đạo”.
 
Hòa thượng Thích Thanh Từ có nói thêm, chính vì nhận ra điều đó, nên Hòa thượng quyết tâm khôi phục và xiển dương thiền học Việt Nam (Thiền Trúc Lâm Yên Tử).
 

Các tin đã đăng:
Về đầu trang