Ban Giám hiệu và Tăng sinh khóa VI-Ảnh: Quảng Hoa
Cơ
sở vật chất độc lập
Cơ sở đầu tiên của Trường TCPH Đồng Nai
tọa lạc tại Đại Tùng Lâm (nay thuộc Bà Rịa-Vũng Tàu). Năm 1992, thực hiện chủ
trương phân chia tỉnh của Nhà nước, trường dời về chùa Pháp Hoa (Long Thành,
Đồng Nai). Đến nay, nhà trường đã có hai cơ sở độc lập. Cơ sở 1 tọa lạc tại xã
Phước Tân (TP.Biên Hòa), dành cho phân hiệu Tăng. Cơ sở 2 tọa lạc tại xã Long
Phước (Long Thành), dành cho phân hiệu Ni. Mỗi cơ sở rộng khoảng 30.000m2, không gian thiên nhiên rộng rãi và tĩnh mịch, vật
chất và tiện nghi đời sống tương đối đủ cho khoảng 150 Tăng (Ni) sinh nội trú
100% an tâm tu học.
Điều đặc
biệt nhất, hai phân hiệu này là tài sản của Ban Trị sự PG tỉnh Đồng Nai, không
hề phụ thuộc vào bất cứ ngôi tự viện hay tổ đình nào. Nhờ cơ sở vật chất hoàn
toàn độc lập nên Ban Giám hiệu nhà trường hội đủ thuận duyên thực hiện đúng
theo đường lối giáo dục đã hoạch định. Tất cả mọi tịnh tài tịnh vật cúng dường
cho Tăng Ni sinh đều do mỗi phân hiệu trực tiếp quản lý, sử dụng. Nhờ đó, đời
sống của Tăng Ni sinh được cải thiện và nâng cao.
Lãnh
đạo hòa hợp và xuyên suốt
Cũng như những ngôi trường Phật học
khác, nhà trường bao gồm các ban: Ban Chứng minh, Ban Giám hiệu, Ban Điều hành,
Ban Giáo thọ, Ban Bảo trợ. Nhờ phước duyên, Trường TCPH Đồng Nai có nhiều chư
tôn đức Tăng Ni phạm hạnh tự nguyện dấn thân phụng sự trong Ban Điều hành, trực
tiếp tu học cùng với Tăng Ni sinh. Chính sự thân giáo chân thành, thị phạm mẫu
mực ngang qua lối sống và hành xử đạo tình của Ban Điều hành là những pháp
thoại không lời nhưng có sự cảm hóa mãnh liệt khiến đại chúng luôn thanh tịnh,
an hòa.
Quan trọng
nhất là sự hòa hợp và xuyên suốt của chư tôn đức Ban Giám hiệu lãnh đạo nhà
trường. HT.Thích Quang Đạo, Hiệu phó Học vụ cho biết: “Chư tôn đức trong ban
lãnh đạo nhà trường là những vị giới đức và phẩm hạnh thanh tịnh, có khả năng
và tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đào tạo Tăng tài, bao dung trong lối hành
xử, không cục bộ địa phương, hệ phái. Dựa vào bản thể Tăng-già, áp dụng Bảy pháp
bất thối, Sáu pháp hòa kính, Bốn pháp nhiếp hóa để lãnh đạo nên đã điều hòa bộ
máy lãnh đạo nhà trường được xuyên suốt. Với phương thức làm việc, phân công
phân nhiệm rõ ràng cho mỗi thành viên ở các ban, tôn trọng lẫn nhau trong công
việc chung, nên đã tạo được một nội lực nhất quán; một tấm gương sáng cho Tăng
Ni sinh học hỏi, noi theo”.
Tu
học song hành
Dựa trên nền tảng phát triển Giới - Định
- Tuệ, nhà trường đã đề ra chương trình giáo dục tu học song hành cụ thể là Học
lý, Quán chiếu và Tổ chức.
Học lý là trao truyền kiến thức căn bản
cho Tăng Ni sinh theo giáo trình TCPH do Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương soạn
thảo. Với đội ngũ giáo thọ đông đảo, đa dạng xuất thân từ các truyền thống Phật
giáo Bắc tông, Nam tông; những giáo thọ có nội lực thâm sâu đến từ các thiền
viện; những giáo thọ tri thức tu nghiệp ở nước ngoài về đã đáp ứng nhu cầu
truyền trao giáo pháp cho các Tăng Ni trẻ. Bên cạnh nội điển thì các môn học
ngoại điển như Việt văn, Anh văn, Hán văn, Pàli cũng được nhà trường đưa vào
giáo trình giảng dạy.
Ban Giám hiệu và Ni sinh khóa VI-Ảnh: Quảng Hoa
Quán
chiếu là nội dung tu tập hàng ngày của Tăng Ni sinh trên cơ sở Thiền-Tịnh song
tu. Trong hai thời công phu mỗi ngày, Tăng Ni sinh hành trì lễ Phật, sám hối,
niệm Phật, tụng kinh; sau mỗi thời kinh, tọa thiền 30 phút. Mỗi ngày, Tăng Ni
sinh đều thực hành nghi thức quá đường trong giờ ngọ trai. Mỗi tháng, nhà
trường đều tổ chức 2 kỳ bố-tát thuyết giới. Trước ngày bố-tát, Tăng Ni sinh
thực hiện phát lồ, sám hối. Khi nào đại chúng thanh tịnh mới tiến hành bố-tát.
Mỗi năm, Tăng Ni sinh đều an cư kiết hạ ba tháng tại trường. Cuối hạ, nhà
trường tổ chức thi tụng luật Tỳ-kheo và Bồ-tát.
Tổ chức là tập huấn cho Tăng Ni sinh
những tri thức và kỹ năng tổ chức các đại lễ Phật giáo (xây dựng kịch bản các
buổi lễ), tổ chức quần chúng Phật tử (nghiệp vụ trụ trì), tổ chức hành chính
(soạn thảo các loại văn bản), tổ chức pháp luật (tìm hiểu Hiến pháp, pháp
luật…), và tổ chức Giáo hội (học tập Hiến chương Giáo hội, Nội quy Ban Tăng
sự…).
Mục tiêu của
nhà trường là sau khi tốt nghiệp, Tăng Ni sinh đạt được “Lý thông - Sự giỏi -
Quán sâu”. Những Tăng Ni sinh nào không có nhân duyên tiếp tục học lên cao thì
có thể đảm trách các Phật sự tại địa phương như thành viên Ban Trị sự tỉnh,
huyện; đủ năng lực điều hành Phật sự, làm trụ trì các chùa am tự viện, hướng
dẫn Phật tử tu học đúng Chánh pháp.
Quy
định vàng “5 không-1 có”
Ngoài nội trú 100%, quy định vàng “5
không-1có” là một trong những “bảo bối” đặc thù nhất của Trường TCPH Đồng Nai
nhằm nâng cao chất lượng quản lý Tăng Ni sinh theo định hướng Giới - Định -
Tuệ, góp phần đưa đến thành công trong sự nghiệp giáo dục của bản trường.
5 không mà Tăng Ni sinh phải tuân thủ
khi theo học là: 1. Không sử dụng điện thoại di động; 2. Không sử dụng xe gắn
máy tại trường; 3. Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các hình thức bài bạc;
4. Không nghe nhạc, ca hát; 5. Không sử dụng máy vi tính riêng.
1 có là khi ra trường, tất cả Tăng Ni
sinh bắt buộc phải thuộc lòng luật Tỳ-kheo (Tỳ-kheo-ni) và luật Bồ-tát mới được
cấp bằng tốt nghiệp.
Có
thể nói quy định vàng “5 không-1có” là khá nghiêm ngặt, khắt khe, chỉ có ở
Trường TCPH Đồng Nai, đòi hỏi Tăng Ni sinh phải kham nhẫn và nỗ lực rất nhiều
trong ứng dụng hành trì. Nhưng vì nhận ra lợi ích nhiều mặt cho Tăng Ni sinh
nên nhà trường quyết tâm chú trọng thúc liễm về Giới học, một yếu tố
chưa được chú trọng đúng mức trong bối cảnh giáo dục Phật giáo hiện nay.
Trường TCPH Đồng Nai vừa là ngôi trường
Phật học nhưng lại vừa mang dáng dấp của một tu viện, thiền viện chuyên tu. Nhờ
đó, những Tăng Ni sinh sau mỗi khóa đào tạo được hàm dưỡng song hành về chất và
lượng, học và hành. Dù con đường hướng đến một nền giáo dục Phật giáo hoàn
thiện vẫn còn dài, nhưng mô hình tổ chức, giáo dục tại Trường TCPH Đồng Nai
hiện nay với những đặc thù như đã đề cập, đã được sự đồng thuận, tin tưởng của
không ít chư tôn đức phụ huynh các Tăng Ni sinh cũng như sự tán trợ của chư tôn
đức Tăng Ni trong và ngoài nước.
HT.Thích Quang Đạo, Hiệu
phó Học vụ Trường TCPH tỉnh Đồng Nai: “Có được thành tựu như ngày hôm nay là nhờ sự đoàn kết, hòa
hợp, thống nhất và xuyên suốt của tất cả các thành viên Ban Lãnh đạo nhà
trường. Tôi mong muốn mô hình giáo dục này ngày càng phát triển và hoàn thiện
hơn để góp phần đào tạo đội ngũ Tăng Ni tài đức kế thừa, xiển dương Chánh
pháp” |