Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Khi nuôi dạy trẻ
Vũ Thụy
02/09/2011 11:11 (GMT+7)

có thể giúp chữa trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Theo đó, trong trà YZH có một số hợp chất có thể dễ dàng hoạt hóa các tế bào trong gan, kích hoạt quá trình “tống khứ” bilirubin - sắc tố màu da cam ở trong mật ra khỏi cơ thể. Bilirubin chính là tác nhân gây ra bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Các nhà khoa học còn cho biết bệnh vàng da nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những tổn hại lớn cho não bộ của trẻ, ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ sau này. (BBC-Health Day News)

NGUY CƠ HỌC KÉM Ở TRẺ THIẾU THÁNG

Cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Liverpool (Anh) cho thấy, việc sinh thiếu tháng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ sơ sinh, thậm chí cả kết quả học tập của trẻ sau này. Theo đó, trẻ sinh non dễ có nguy cơ bị tiểu đường, hen suyễn và bệnh tim khi về già. Trong khi đó, theo dõi quá trình phát triển của trẻ từ khi sơ sinh cho đến khi trẻ được 8 tuổi, các nhà khoa học thấy rằng, trẻ có trọng lượng sơ sinh thấp thường có chỉ số IQ thấp hơn, kỹ năng đọc kém và ít năng động hơn so với những trẻ khác dẫn đến kết quả học tập sụt giảm. (Reuters)

VÌ SAO TRẺ NGẠT THỞ TRONG LÚC NGỦ?

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường Đại học St Louis (Mỹ) công bố trên BBC Health 7-10, trẻ dưới 8 tháng tuổi nếu ngủ chung giường với cha mẹ dễ có nguy cơ bị ngạt thở, thường là cao gấp 40 lần so với những trẻ ngủ nôi. Nguy cơ này sẽ tăng lên gấp 50 lần nếu cha mẹ cùng trẻ nằm ngủ ở ghế tràng kỷ. Nguyên do là trẻ còn nhỏ chưa thể tự xoay xở tránh các “chướng ngại vật, như gối, mền, chăn bông... và dễ bị mắc kẹt giữa giường và tường. Nguy cơ trẻ bị ngạt càng cao hơn nếu ngủ chung giường với cha hoặc mẹ có thói quen hút thuốc, uống bia rượu cũng như những loại thuốc giúp dỗ giấc ngủ hoặc vô tình bị ba mẹ ôm chặt quá...

NƯỚC ĐƯỜNG GIÚP TRẺ NHỎ GIẢM ĐAU KHI TIÊM NGỪA

Đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Bệnh viện Nhi Pittsburgh (Mỹ) công bố trên Tạp chí Y tế trẻ em số ra tháng 11. Theo đó, nghiên cứu trên 2 nhóm trẻ, các nhà khoa học thấy rằng, nhóm trẻ được cho uống nước đường 2 phút trước khi tiêm thuốc tỏ ra ít khóc thét hơn những trẻ khác, cụ thể là chỉ khóc 92 giây so với 118 giây ở những trẻ không uống nước đường, đồng thời cảm giác đau sau khi chích thuốc ở những trẻ uống nước đường cũng nhanh tan biến hơn. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy, trong suốt quá trình tiêm thuốc nếu trẻ có cha mẹ ẵm bồng hay được cho ngậm vú giả sẽ bớt khóc la hơn. (The Straits Times)

TRẺ EM HÃY UỐNG NHIỀU NƯỚC

Các nhà khoa học Trường Đại học Lowa (Mỹ) đã khuyến cáo rằng, trẻ em từ 5-9 tuổi cần uống nhiều nước, cụ thể từ 8-10 cốc nước/ngày (1,5-2 lít) để chống lại bệnh sâu răng. Nghiên cứu cho thấy, trong nước do sẵn có nhiều fluoride vốn được xem đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các vi khuẩn gây sâu răng phát triển và giúp loại bỏ các axit có hại cho men răng. Ngoài ra, bác sĩ cũng cảnh báo cha mẹ trẻ nên hạn chế cho trẻ nhỏ uống nhiều nước soda vì chất đường có trong soda gây hại lớn cho răng, thay vào đó nên cho chúng uống nhiều sữa tươi hoặc nước trái cây nguyên chất (ít nhất 2 lần/ngày). (WedMD-Kids Health)

CHÁO YẾN MẠCH GIÚP TRẺ TRÁNH ĐƯỢC NGUY CƠ BÉO PHÌ

Các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Oxford Brooks (Anh) đã công bố trên BBC Health ngày 4-11: Nếu trẻ nhỏ ăn điểm tâm giàu ngũ cốc như cháo yến mạch sẽ tránh được nguy cơ bị béo phì. Sau khi nghiên cứu trên nhóm trẻ từ 9-12 tuổi, các nhà khoa học thấy rằng, những trẻ dùng bữa ăn sáng có chỉ số Glycemic (GI) thấp thường ít ăn vặt và ăn trưa ít hơn, trong khi những trẻ em ăn sáng có chỉ số GI cao, thường chóng đói và háu ăn vào bữa trưa. Các loại thức ăn được xem có chỉ số GI thấp là cháo yến mạch, đậu nành, bánh mì hạt lanh trong khi những thức ăn có chỉ số GI cao là bánh mì trắng, bánh bột ngô nướng và ngũ cốc có hương vị sôcôla.

TRẺ HẢO NGỌT DỄ CÓ NGUY CƠ  NGHIỆN RƯỢU


Đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường Y Mount Sinai (Mỹ) công bố ngày 20-11. Theo đó, nghiên cứu trên một nhóm người, các nhà khoa học thấy rằng, những ai thời niên thiếu thích ăn đồ ngọt thì khi trưởng thành dễ có nguy cơ nghiện rượu, thường là cao gấp 2,5 lần so với những người không hoặc ít hảo ngọt. Nguyên do là ở những người này có sự đột biến về gien trong não khiến họ cảm thấy “sảng khoái” sau khi ăn chất ngọt cũng như uống bia ruợu. Nghiên cứu này giúp các nhà khoa học sớm tìm ra biện pháp thích hợp giúp ngăn ngừa nguy cơ nghiện rượu ở những trẻ này 
khi lớn lên. (Xinhuanet).

Nguon: http://www.daophatngaynay.com/vn/Tap-chi-Dao-Phat-Ngay-Nay/Bai-viet-chon-loc/8778-Khi-nuoi-day-tre.html

Các tin đã đăng:
Về đầu trang