Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Hãy Trả Lại Sự Trong Sạch Cho Người Việt
Lê Khải
10/03/2013 17:37 (GMT+7)





-------- Thư của bạn đọc Lê Khải --------
Subject: Hãy mang lại sự trong sạch cho người Việt.
From: Khải Lê 
Date: Tue, March 05, 2013 3:26 am
To: sachhiem@sachhiem.net

Vào lúc 5h chiều nay (giờ Việt Nam) tôi có 1 số thông tin lan truyền trên Facebook, sau khi đọc xong tôi thấy rất tức giận vì sự lừa đảo của trang mạng BBC Tiếng Việt.

Một số thông tin mà tôi đọc được:

Hôm nay BBC vừa đăng một bài về bức tượng phật ở dưới đây, nói là chụp tại Việt Nam, xin thông báo lại là tin này xuyên tạc 100%, vì bức tượng này không phải là ở Việt nam, mà là ở Nepal !!!

Link bài của BBC:

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/03/130304_buddhist_netizens_angered.shtml

Link bài của báo Thái lan vu khống Việt Nam:

http://www.bangkokpost.com/news/local/338123/vietnamese-buddha-image-draws-anger

Bằng chứng: Các bạn lên google, xếp chữ "Buddha Shakti" và các bạn chọn tìm kiếm hình. Kết quả sẽ cho thấy hình đó chụp ở đâu, ai chụp, ngày tháng nào và ở chùa nào bên Nepal.

Nguồn: https://www.google.de/search?hl=de&q=Buddha+Shakti&bav=on.2%2Cor.r_gc.r_pw.r_cp.r_qf.&bvm=bv.43148975%2Cd.Yms&biw=1540&bih=869&um=1&ie=UTF-8&tbm=isch&source=og&sa=N&tab=wi&ei=zrA1UZe4J4WB4gSJ9YB4

Giá bán cho khách du lịch là 70 USD, cái này là họ bán ra. Không có chùa nào để tượng Phật này cả.

Thực ra nếu là thật tại VN thì tác giả của ảnh này sẽ không quên chụp cảnh chùa, tên chùa và địa danh, nhưng có đâu. Nó cứ để mờ mờ ảo ảo để dân mạng suy luận, vớ ngay đài bbc quy kết ảnh đó là tại VN, ko biết là sau khi làm rõ vụ này thì đài BBC có đính chính ko? :v:v

Một số chỉ dẫn thêm về tượng dưới đây:

Link 1: http://www.emuseumstore.com/Buddha-and-Shakti-Statue-Large-Bronze_p_2645.html
Link 2: http://www.emuseumstore.com/assets/images/O-055Bb-buddha-with-shakti.jpg

Chuyện tượng Phật khiếm nhã mà BBC đưa tin, chính là Phong cách nghệ thuật này được gọi là "consort Dharmavajra" trong tiếng Anh dịch sang gọi là "phối ngẫu Dharmavajra" (một danh từ trong đạo Phật), phong giao hợp, nó còn phổ biến với tên gọi tượng Phật Samantabhadra, đặc biệt phổ biến tại Tây Tạng.

Buddha_shakti

Hình tượng này còn được xem như là một biểu hiện của sự kết hợp giữa Trí tuệ (người nam) và Từ bi (người nữ). Phật tử của Ấn Độ, Nepal và Tây Tạng có thờ tượng như thế từ ít nhất là 1.200 năm nay. Theo tự điển Wikipedia thì “yab-yum” là biểu tượng khá phổ biến trong nghệ thuật Phật giáo tại Ấn Độ, Bhutan, Nepal và Tây Tạng.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm về phong cách này tại một trong những trang web về đạo Phật lớn nhất thế giới : http://www.9999buddha.com/samantabhadra-statue-p-107.html

Có thể đặt mua nó ngay cả tại Châu Âu và Mỹ, đơn giản vì nó được sáng tác và mua bán khắp thế giới. Các bạn có thể mua ở một vài trang web này để đem ném vào mặt BBC : ((lưu ý giá tượng này cũng không đắt lắm))

Một trang mua bán tượng Phật tại Đức http://www.buddhafiguren.de/samantabhadra-20-cm-buddha-figur.html

Và trên Alibaba tại Pháp 
http://french.alibaba.com/product-free/black-samantabhadra-statue-110873992.html

Rất có thể vì những cây bút chì đang làm việc cho BBC theo đạo Thiên Chúa cho nên họ không hiểu gì về đạo Phật. Bài báo mà họ dẫn tin không hề là báo chính thức và rất có thể họ đã dẫn một nguồn mơ hồ, dối trá. Có thể nhận định họ đang tìm cách xuyên tạc về đạo Phật tại Việt Nam và cắn đứt sợi dây đoàn kết giữa Phật tử trẻ tuổi với khối đại đoàn kết dân tộc.


Cảm ơn sachhiem đã đọc bức thư này của tôi.

Đọc giả từ TP.HCM

-------- Thư của sachhiem.net--------

Subject: RE: Hãy mang lại sự trong sạch cho người Việt.
From: sachhiem@sachhiem.net
Date: Wed, March 06, 2013 12:00 am
To: "Khải Lê"

Thưa bạn Lê Khải,

Cám ơn bạn đã gửi ý kiến đầy xúc động. Lúc 10:57PM chúng tôi có vào đọc lại bản tin BBChttp://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/03/130304_buddhist_netizens_angered.shtml mà bạn nói trong thư, thấy chữ "ở Việt Nam" trên hàng tựa được để trong ngoặc, nói lên sự nghi vấn. Hơn nữa, dường như một số các chi tiết đề cập trong thư của bạn cũng đã được đề cập một cách đại cương. Có điều, viêt tựa như thế, người đọc khó để ý được tính cách nghi vấn của câu nói. Không rõ BBC có cố ý hay không, có lẽ chỉ là vô tình thôi.

Dù sao đây cũng là lời cảnh tỉnh độc giả, và chỉ rõ thêm kiến thức về tượng Phật "lạ đời", mới trông bề ngoài rất dễ có phản cảm. Nhờ có thư của bạn mà chúng tôi học thêm được phong cách nghệ thuật của các bức tượng đó.. Nhưng kẻ có ác ý sẽ vin vào đó mà gắn kết sai lạc.

Xin được đăng thư này để rộng đường dư luận.

Về trang mạng Thái Lan, (http://www.bangkokpost.com/news/local/338123/vietnamese-buddha-image-draws-anger)" Vietnamese Buddha image draws ire" các bạn đọc nào quan tâm đến vấn đề có thể gửi thư yêu cầu họ chỉ rõ nguồn tin nào cho rằng đã chụp ảnh Phật trong đề tài, và xin họ sửa lại lời tựa vì đâ có nhiều chứng cớ cho thấy mẫu tượng đó không phải phát xuất từ Việt Nam. Do đó không htể gọi là Vietnamese Buddha image. Chúng tôi thử tìm địa chỉ liên lạc, và được dẫn đến http://www.ccis.edu/contact/. Vậy chúng ta có thể phản đối như sau:

1. Vào link: http://www.ccis.edu/contact/ , và điền các chi tiết cần thiết:
Trong thư, nơi để message, nhớ đề mấy hàng đầu như thế này:
Refer to:
http://www.bangkokpost.com/news/local/338123/vietnamese-buddha-image-draws-anger
•  Online news: Local News, title: "Vietnamese Buddha image draws ire"
•  Published: 28 Feb 2013 at 12.29

...

Viết xong lời phản đối, bấm nút Submit ở dưới để gửi.

hoặc

2. Liên lạc qua thư từ hay gọi điện thoại đến:
Home campus address: 1001 Rogers St., Columbia, MO 65216 U.S.A. 
Phone: (573) 875-8700 • Toll-Free: (800) 231-2391 • Fax: (573) 875-7209

 

 

Trân trọng,

tsSH


Các tin đã đăng:
Về đầu trang