Tuy tuổi còn thơ ấu, nhưng chúng tôi cũng không
cầm được nước mắt, nước mắt của chúng tôi thương xót con vượn mẹ. Thương xót
lòng thương con của con vượn mẹ. Đọc bài tập đọc này chúng tôi nghẹn ngào. Thầy
giáo của chúng tôi cũng khóc và cả lớp bạn bè của chúng tôi cũng khóc. Thương
con vượn mẹ biết mình sắp chết, biết mình sẽ không còn gần bên chồng, bên con
nữa. Nó cũng giống như một người mẹ sắp lìa con mà vẫn còn muốn bảo vệ con
mình, nên trao con cho chồng rồi yên tâm mà chết, vì tin rằng chồng sẽ thay
mình bảo vệ và nuôi con lớn khôn. So sánh tình thương con của con người và con
vật thì cũng giống như nhau, lòng thương yêu con của chúng thì cũng chẳng khác
gì lòng thương yêu con của một người mẹ. Chúng ta thương con bao nhiêu, thì
loài động vật cũng thương con bấy nhiêu. Phải không hỡi các bạn?
CÓ LÒNG THƯƠNG MỚI ĐEM LẠI SỰ AN
LÀNH CHO NHAU
Một con chó mẹ đang cho một 3 chú hổ con bú như một người mẹ nuôi
con, tại vườn bách thú Kansas, Mỹ. Thật là hy hữu! (Ảnh trên Internet).
Thế giới động vật đâu thiếu lòng yêu
thương với nhau “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”.
Một hôm, chúng tôi được Thầy giáo hướng
dẫn đến đình làng cắm trại. Sau khi cắm trại xong, một người bạn học của chúng
tôi, trông thấy một tổ quạ trên cây sao to. Anh bạn của chúng tôi trèo lên để
bắt quạ con. Nhưng khi anh vừa trèo lên được nửa cây, thì hai con quạ cha và mẹ
của chúng kêu la ầm ĩ, rồi bay xông vào người, đầu, cổ, mặt của anh bạn mổ,
cắn, đá. Dù anh hết sức chống cự, nhưng hai con quạ vì lòng thương con, vì muốn
bảo vệ con, nên liều chết xông vào mổ, cắn, đá đầu, mắt, tai của anh bạn. Khiến
cho anh ta không thể nào chống trả được và cũng không còn trèo tiếp tục được,
đành phải tụt xuống.
Loài động vật tuy bé nhỏ, nhưng rất can
đảm. Khi lòng thương yêu ấy được bộc phát, thì con vật cũng như con người xem
cái chết nhẹ như lông hồng. Đối với con người thì hai con quạ chỉ là con vật bé
tí ti, còn chúng ta ví như là người khổng lồ. Thế mới biết lòng thương yêu con
cái của loài vật, chúng chẳng hề sợ hãi xông thẳng vào cắn, mổ, đá và kêu la ầm
ỹ. Tiếng kêu la của chúng như tiếng kêu cầu cứu, tiếng kêu trời cứu của chúng
ta vậy. Trước lòng thương con của con vượn và hai con quạ, các bạn nghĩ sao?
Lòng thương con của chúng có giống lòng thương con của con người không? Chắc
không khác phải không hỡi các bạn?
Sao chúng ta lại không biết thương
sự sống của muôn loài? Lại nỡ nhẫn tâm giết hại và ăn thịt chúng? Sao chúng ta
lại đành tâm sống trên sự đau khổ của muôn loài vật khác như vậy? Chúng ta là
con người hay là ác thú? Chúng ta là con người hay là ác quỷ??? Như vậy, loài
vật cũng biết có tình thương, cũng biết có khổ đau, cũng biết có buồn rầu, tử
biệt sinh ly, cũng biết có ham sống, sợ chết, cũng biết có vui, có mừng, v.v...
như chúng ta vậy. Về tình cảm thì chúng cũng như chúng ta, nhưng chúng không
hơn chúng ta, là vì chúng ta có trí thông minh. Trí thông minh của chúng ta
chinh phục được không gian, sáng tạo ra vật chất để phục vụ đời sống của con
người, khắc phục được thiên nhiên để quân bình nhịp sống con người và thời
tiết. Tuy con người làm được những việc lớn như vậy, nhưng chúng ta vẫn mãi
khổ, khổ vì đời sống của chúng ta không lúc nào được an ổn yên vui, mọi vật đều
có thể làm cho tâm hồn chúng ta bất an, bất toại nguyện; khổ vì những cảnh tử
biệt sinh ly; khổ vì tuổi già yếu, cơ thể tàn tạ mệt nhọc run rẩy, lụm cụm, lẫn
lộn; khổ vì bịnh tật, nay đau mai ốm; khổ vì chết, chết là một sự hành hạ ghê
gớm của cơ thể, đau nhức tận cùng mà không ai là người tránh khỏi. Muốn thoát
ra những nỗi khổ đau này, chỉ có con đường duy nhất là chúng ta hãy trở về lòng
thương yêu sự sống của muôn loài. Vì chính lòng thương yêu ấy mới đem lại cho
tâm hồn của chúng ta một sự thanh bình.
II/ ĐẠO ĐỨC
HIẾU SINH
Vậy đạo đức hiếu sinh là gì? Đạo đức
hiếu sinh là lòng thương yêu tất cả những sự vật đang sống trong môi trường
sống. Hay nói một cách khác cho dễ hiểu hơn, là chan hòa tình cảm thân thương
của chúng ta đến từng cỏ cây, đất đá, núi sông, thời tiết nắng mưa, gió bão,
v.v... cùng các loài động vật... đang sống quanh chúng ta. Từng giây, từng phút
chúng cùng ta đang hít thở trong bầu không khí trong lành và đang rung động
trong từng nhịp sống của nhau. Xét cho cùng, con người cũng như tất cả các loài
động vật khác đều có lòng yêu thương, lòng thương yêu ấy được thể hiện qua đạo
đức nhân bản - nhân quả. Nếu không thể hiện qua được đạo đức nhân bản - nhân
quả thì con người sẽ khổ đau biết dường nào.
Người ta kể rằng loài chim cuốc, nếu con
đực hay con cái bị bắt đi, thì con kia còn lại thỉnh thoảng kêu suốt đêm
trường, không còn thích ăn uống và trong thời gian ngắn thì cũng chết theo con
kia, chết trong đau khổ, trong thương nhớ. Loài chim thú mà còn có đạo đức, đạo
nghĩa, lòng thương yêu nhau như vậy. Thì con người nghĩ như thế nào? Chúng ta
có bằng loài chim thú hay không? Người ta cũng vậy, cũng đau khổ và yêu thương,
cũng tình sâu nghĩa nặng tận cùng như vậy. Nhưng vì có lý trí khôn ngoan hơn
loài vật, có đạo đức hơn loài vật, vì thế mà con người dễ khuây khỏa. Vì bổn
phận, vì trách nhiệm đạo đức nhân bản - nhân quả không được phép làm cho mình
khổ, mà cũng không được làm cho những người khác khổ, nên chúng ta biết cách
ngăn ngừa và diệt những nhân quả ác, làm cho đời sống của chúng ta hết đau khổ,
tâm hồn chúng ta được bình thường và an lạc.
Từ chỗ trực tiếp nhìn thấy lòng yêu
thương loài cầm thú, và tư duy tận cùng lòng thương yêu ấy, chúng ta rút ra
được một bài học yêu thương sự sống của muôn loài động vật. Dù bất cứ như thế
nào, đối với loài động vật chúng ta đều phải có lòng thương yêu.
Nhưng coi chừng lòng yêu thương ấy đặt
không đúng chỗ, nó trở thành ích kỷ, nhỏ mọn, hẹp hòi, cá nhân, ác độc, hung
bạo, vô đạo đức, không lương tri lương năng, v.v... và cuối cùng nó trở thành
ác pháp hại mình, hại người, hại muôn vật. Có nghĩa là chúng ta thương con vật
này giết hại con vật khác... Hay giết con vật khác làm thực phẩm cho con vật
này. Nếu chúng ta biết đặt lòng yêu thương ấy đúng chỗ, thì nó trở thành đạo
đức nhân bản - nhân quả không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh.
Nó mang cho môi trường sống này một tình thương bao la vô tận.
THIÊN NHIÊN LÀ MỘT MÔI TRƯỜNG
SỐNG, ĐỂ SINH SÔI VÀ NUÔI SỐNG MUÔN LOÀI
Thời tiết nắng, mưa, gió, bão và ngàn cây nội cỏ cùng vạn vật đang
hòa mình sống chung trong môi trường sống, trong không gian và thời gian một
cách linh động vô cùng. Nếu trong đó thiếu lòng yêu thương thì sóng gió ba đào
nổi dậy như điên, như dại...(Ảnh trên Internet)
Môi trường sống trên hành tinh này là
một môi trường sống chung của các loài động vật cùng những loại cỏ cây. Vì thế,
tất cả các loài động vật trên hành tinh này đều phải thương yêu nhau, đừng giết
hại lẫn nhau, dù là cỏ cây cũng đừng giết hại chúng một cách vô lý. Nhổ một cây
cỏ, bẻ một cành cây không lý do chánh đáng là phí phạm sự sống trên hành tinh
này. Mọi loài phải thương yêu nhau như con một nhà, như cùng một cha mẹ.
Bởi vì chúng ta sanh ra từ môi trường
sống này, nương tựa vào môi trường sống này mà lớn lên, như nương tựa vào cha
mẹ và anh em, chị em của chúng ta. Nếu không có cỏ cây và các loài động vật thì
chắc chắn chúng ta cũng không thể sống được. Thế sao chúng ta lại nỡ nhẫn tâm
hủy hoại môi trường sống. Tức là chúng ta không yêu thương sự sống.
Nắng mưa gió bão không có, thì môi
trường sống cũng không có, môi trường sống không có, thì làm gì có chúng ta, có
muôn loài cỏ cây và động vật. Cho nên, môi trường sống chính là cha mẹ chung
của chúng ta, của muôn loài vạn vật và cỏ cây. Chúng ta là những người thừa
hưởng sự sống quý báu ấy, thế mà chúng ta không biết bảo vệ và giữ gìn nó, lại
đang tâm hủy diệt nó. Chính chúng ta đang tâm hủy diệt nó, nên chúng ta phải
gánh chịu hậu quả bao nhiêu sự khổ đau, chứ không phải sự khổ đau từ đâu đem
đến cho chúng ta. Chúng ta đã lầm, cứ tưởng sự khổ đau ấy từ một thế giới nào
mang đến, từ những con người khác, từ một loài vật khác mang đến. Hay từ một sự
ngẫu nhiên vô tình mang đến. Vì thế chúng ta luôn đấu tranh với nhau để tự tồn,
nhưng không ngờ chúng ta đã tự ngu si hủy diệt sự sống của mình.
ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH THỂ HIỆN LÒNG THƯƠNG
YÊU GIỮA HỔ VÀ LỢN
(Hổ mẹ chăm sóc đàn lợn con tại vườn thú Sriracha, Thái Lan - Ảnh
trên Internet)
Có thấu
rõ môi trường sống là ơn sâu nghĩa nặng của mọi loài, nhất là loài người, thì
chúng ta mới bảo vệ và giữ gìn nó, không để cho nó bị ô nhiễm, bị hư hoại. Hiện
giờ chúng ta chưa thông suốt đạo đức hiếu sinh, vì thế mỗi hành động cá nhân
của chúng ta đã vô tình hủy hoại sự sống trên hành tinh này, khiến cho muôn
loài khổ đau lại càng khổ đau hơn.
ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH THỂ HIỆN LÒNG
THƯƠNG YÊU GIỮA MÈO VÀ CHUỘT
Một con mèo ăn chung cùng đĩa với một con chuột thật là hy hữu,
nhưng đây là một sự thật (Ảnh trên Internet)
Lòng hiếu sinh sự sống là sự biết ơn sâu
sắc của chúng ta đối với sự sống của muôn loài. Có muôn loài mới có sự sống của
chúng ta ngày hôm nay, không thể nào có một vật gì mà sống đơn điệu một mình
được. Sự sống của muôn loài là sự nương tựa vào nhau để mà sống. Có hiểu được
như vậy, chúng ta mới thấy mọi vật đang sống quanh ta là rất quan trọng cho đời
sống của chúng ta. Đã quan trọng cho đời sống của chúng ta, sao chúng ta lại
nhẫn tâm giết hại chúng? Sao chúng ta lại nhẫn tâm ăn thịt chúng? Biết rõ sự
sống trên hành tinh là như vậy, thì chúng ta làm sao lại không thương sự sống
của nhau, tức là của muôn loài. Phải không hỡi các bạn? Xét cho cùng tận, thì
mọi vật sinh ra cũng cùng một cha, một mẹ như trên chúng tôi đã nói. Vì thế,
chúng ta phải thương yêu nhau, phải thương yêu môi trường sống của chúng ta như
thương cha mẹ vậy.
Thương yêu nhau sao các bạn lại nỡ nhẫn
tâm đốt rừng, phá rừng làm cho ngàn cây nội cỏ phải khô héo và chết đi, làm cho
các loài động vật không còn chỗ ở, chỗ sống. Như vậy là lòng hiếu sinh của các
bạn sao? Các bạn đốt rừng phá cây là giết hại sự sống của muôn loài, như vậy là
các bạn đã thiếu đạo đức hiếu sinh đối với sự sống của muôn loài và chính là
đối với sự sống của các bạn. Tại sao vậy? Tại vì khi các bạn phá rừng, rừng bị
phá không còn đủ sức để ngăn giữ bão tố và lũ lụt, do đó nên thủy tai lũ lụt sẽ
đến với các bạn. Thủy tai lũ lụt không phải ngẫu nhiên mà đến viếng thăm các
bạn. Mà chính các bạn đã làm ra nó. Nếu các bạn không đốt rừng, chặt cây, giết
hại chúng sanh thì làm sao có những người thân của các bạn bị chết trôi, của
cải tài sản của các bạn bị trôi mất và tiêu tan hết sạch sản nghiệp.
Các bạn biết thương yêu và giữ gìn bảo
vệ sự sống của muôn loài, thì muôn vật muôn loài sẽ bảo vệ mạng sống của các
bạn. Các bạn có thấy chăng? Một con chó liều mình để cứu chủ, một con ngựa liều
chết để mang thây chủ nó về tận nhà. Thế nên chúng ta đừng vì một lý do gì mà
sát hại sự sống của nhau trên hành tinh này. Phải không hỡi các bạn? Thương yêu
nhau bằng danh từ ngôn ngữ thì vẫn chưa đủ, mà phải biến nó ra hành động bảo
vệ, giữ gìn, không giết hại lẫn nhau, không ăn thịt nhau, giúp nhau trong khi
hoạn nạn, giúp nhau trong khi gặp khó khổ, luôn lúc nào cũng không làm khổ
mình, khổ người và muôn loài vạn vật dù là cỏ cây. Những hành động ấy mới thật
sự là yêu thương sự sống. Thương yêu sự sống bằng hành động như vậy tức là đạo
đức hiếu sinh. Bởi vì không có con vật nào khi sinh ra đời mà không sợ chết, sợ
đau khổ. Nhưng vì tuổi thọ nhân quả của chúng chỉ có thể sống trong một thời
gian nhất định, như con người chỉ sống cao lắm là trên trăm tuổi, không thể
trên hai, ba trăm tuổi được; con ve sầu chỉ sống trong mùa hạ ba tháng mà thôi,
v.v...
ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH THỂ HIỆN LÒNG THƯƠNG
YÊU GIỮA NGƯỜI VÀ SƯ TỬ
Sư tử là một loài thú hung ác. Vậy mà người đàn ông này vẫn chơi
đùa thân thiết với chúng. Hình ảnh này xác định muôn vật và loài người có thể
trở thành là những người bạn thân. Phải không các bạn? (Ảnh trên Internet)
Theo định luật của nhân quả, tức là theo
định luật của môi trường sống, dù muốn, dù không thì những loài động vật sống
trên hành tinh này đều có một chu kỳ sống chết nhất định rõ ràng, qua nghiệp
lực của mỗi loài: con ve sầu thì ba tháng, con chó cao lắm là 15 năm, và mỗi
loài đều có tuổi thọ nhất định của nó. Muốn hơn cũng không thể nào được, dù có
thể kéo dài sự sống trong một vài năm, nhưng trong một vài năm ấy là những năm
sống trong đau khổ hơn là an vui. Tuổi càng già bệnh càng nhiều, do cuộc đời
sống không biết thương yêu sự sống.
Muốn kéo dài mạng sống ra mà không bị
bệnh đau và khổ sở, thì phải bằng cách sống đúng đạo đức hiếu sinh, sống mà
không làm một loài vật nào khổ đau, sống mà không giết một loài vật nào cả. Có
nghĩa là không lấy sự đau khổ của vật khác mà nuôi thân mạng mình; có nghĩa là
không lấy sự đau khổ của người khác vật khác làm sự vui cho mình, như giết
chúng sanh ăn thịt, như ăn trộm, ăn cướp. Hoặc bằng những thủ đoạn gian xảo,
lường lận cướp công, cướp của của người khác. Hoặc dùng những trò chơi như chọi
trâu, đua ngựa, đấu bò, chọi gà, chọi cá, chọi dế, đấu võ, v.v...
Nếu ngườ i nào sống mà tránh mọ việc làm
ác như trên, thì tuổi thọ sẽ dà lâu. Tuổi thọ dài lâu là nhờ ở tâm hồn thanh
thản, an lạc và vô sự, vì không có ác pháp. Nếu con người có trí tuệ thông minh
hơn, muốn cho sự sống được kéo dài tuổi thọ thì thứ nhất phải biết bảo vệ môi
trường sống trên hành tinh này. Nghĩa là đừng để loài vật lớn ăn thịt loài vật
bé, loài vật bé ăn thịt loài vật bé hơn nữa, và chính bản thân của mình không
nên giết hại và làm đau khổ các loài vật khác.
Ngày xưa, ông Trang Tử có nêu ra một câu
chuyện mang đầy tính chất hung ác, với hình ảnh cụ thể về cuộc sống của các
loài động vật trên hành tinh này, kể cả con người. Câu chuyện như thế này: “Một
ông thợ săn đang rình rập bắn một con chim ó; con chim ó đang rình rập bắt một
con chim sâu; con chim sâu đang rình rập bắt một con bọ ngựa và con cọp đang
rình rập bắt ông thợ săn”. Cuộc sống của muôn loài trên hành tinh này là như
thế. Vì thế làm sao thoát khổ được. Có một tôn giáo đã xác định điều này: “Đời
là biển khổ”. Biết đời là khổ, nhưng không ai biết cách làm cho đời thoát khổ,
vì thế mà từ sự khổ này chồng lên sự khổ khác. Với hình ảnh ông Trang Tử đã nêu
ra, là một hình ảnh linh động cụ thể đầy tính sát hại lẫn nhau của các loài
động vật trên hành tinh này. Hình ảnh này nói lên được sự thiếu đạo đức hiếu
sinh từ con người đến các loài động vật khác.
MUÔNG
THÚ VÀ CON NGƯỜI CÓ THỂ TRỞ THÀNH NHỮNG NGƯỜI BẠN THÂN
(Gấu Baloo, sư tử Leo và hổ Shee Khan sống thân thiết bên nhau từ
khi 2 tháng tuổi tại trung tâm Noah's Ark, Mỹ - Ảnh trên Internet)
Không biết đạo đức hiếu sinh, nên từ
loài người đến loài vật đang phá hoại sự sống của nhau trên hành tinh này, chứ
không bao giờ biết bảo vệ sự sống của nhau. Trong khi mọi vật đều sinh ra cùng
chung trong một môi trường sống. Thế mà đành lòng giết hại và ăn thịt lẫn nhau.
Đó là một hình ảnh độc ác; một hình ảnh thiếu đạo đức nhân quả; một hình ảnh
đau khổ mà loài người và các loài động vật đang tự sát, đang phá hoại sự sống
trên của mình, để mà tự giết dần mòn theo các duyên trong luật nhân quả.
Bởi vậy, nếu con người mà không học đạo
đức nhân bản - nhân quả thì không làm sao hiểu được đạo đức hiếu sinh. Không
hiểu được đạo đức hiếu sinh thì lòng thương yêu sự sống trên hành tinh này làm
sao có được. Mà không có thương yêu sự sống trên hành tinh này thì chắc chắn mô
i trường sống của chúng ta sẽ do chúng ta hủy diệt. Do chúng ta sẽ làm ô nhiễm
vì tâm ác độc giết hại sự sống của nhau, tạo thành một không gian ác khí. Do
thế, tuổi thọ con người và các loài động vật khác không thể tăng lên thêm tuổi
được, mà còn có chiều lui sụt. Tuổi thọ lui sụt là do bịnh tật nan y của thời
đại; là do sự tàn phá của bom đạn chiến tranh; là do ăn uống nhiều chất độc; là
do ăn ở thiếu vệ sinh; là do không biết giữ gìn môi trường sống trong sạch,
thường làm ô nhiễm.
Nếu môi trường sống của chúng ta bị ô
nhiễm, dù chúng ta có khéo léo bồi dưỡng trong ăn uống và tập thể thao, thể dục
hoặc tập dưỡng sinh, thì cũng không thể kéo dài tuổi thọ ra thêm được. Đạo đức
nhân bản - nhân quả đã xác định điều này. Nếu môi trường sống được bảo vệ, loài
vật không bị giết hại, bầu không khí trong sạch, thanh tịnh, không có sát khí
của chúng sanh bị giết, không có thải ra những chất bẩn ô nhiễm hoặc những khí
độc và những chất thuốc độc do các nhà máy sản xuất vật gia dụng thải ra, thì
sức khỏe con người gia tăng, tuổi thọ sẽ kéo dài thêm nhiều.
ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH THỂ HIỆN LÒNG
THƯƠNG YÊU GIỮA NGƯỜI VÀ CÁ
(Một huấn luyện viên đang chơi đùa với chú cá kình tên là Lovey
tại Nhật Bản - Ảnh trên Internet)
Bởi vậy, chính lòng thương yêu sự sống
của muôn loài động vật, đó là lòng thương yêu chính bản thân mình. Lòng thương
yêu ấy là đạo đức nhân bản - nhân quả, nó sẽ chuyển đổi được bệnh tật, khổ đau,
tai nạn, khiến cho đời sống của chúng ta thanh thản, an lạc, yên vui và hạnh
phúc. Nhờ thế mà tuổi thọ của chúng ta được kéo dài và kéo dài mãi mãi với một
tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự.
Các tôn giáo dạy chúng ta ăn chay, cũng
là để thực hiện đạo đức thương yêu ấy, chứ không phải ăn chay để được sanh lên
cõi Thiên Đàng, Cực Lạc. Chính ăn chay là vì lòng thương yêu sự sống, vì không
muốn thấy sự đau khổ của mình, của người và của những loài vật khác. Vì muốn
bảo vệ sự sống của mình và sự sống của muôn loài vạn vật khác, nên chúng ta ăn
chay. Để thực hiện được đạo đức hiếu sinh cho bằng được, chúng ta phải cố gắng
bảo vệ và giữ gìn môi trường sống. Đó là không nên sát hại sự sống trên hành
tinh này, dù là một cọng cỏ chưa phải lúc nhổ cũng không nên nhổ, huống là loài
động vật. Phải không hỡi các bạn?
III/ THƯƠNG
YÊU SỰ SỐNG CỦA MUÔN LOÀI LÀ THƯƠNG YÊU MÌNH
Nếu xung quanh chúng ta toàn là sự chết
thì chúng ta cũng không sống được. Ví dụ:
ngàn cây nội cỏ chết khô và tất cả loài
động vật cũng đều chết sạch thì phỏng chừng chúng ta có sống được hay không?
Chắc là không. Phải là không hỡi các bạn? Mọi vật đều chết thì chúng ta sống
với ai đây? Sống một mình trơ trọi làm sao sống được các bạn ạ! Thế mà mọi vật
đang sống quanh ta thì chúng ta lại muốn chà đạp lên sự sống đó, để mà sống một
mình. Các bạn có thấy ai sống một mình chưa? Giả thử, nếu cỏ cây trên hành tinh
này đều bị hủy diệt sạch, thì sự sống của các bạn có sống được hay không? Cỏ
cây đều diệt sạch thì thú vật cũng không sống được huống là con người. Cho nên
sự sống của ngàn cây nội cỏ rất quan trọng, nó chính là sự sống chung của muôn
loài. Vì thế chúng ta hãy bảo vệ môi trường sống, bảo vệ môi trường sống tức là
đạo đức hiếu sinh. Sức sống của ngàn cây nội cỏ và vạn vật đều có một sự liên
hệ với sự sống của chúng ta, rất rõ ràng và cụ thể. Thiếu sự sống của muôn loài
thì thế gian này trở thành khô cằn; thì thế gian này trở thành là đất chết; thì
môi trường sống này không còn gọi là môi trường sống được nữa.
MÀU
XANH CỦA NGÀN CÂY NỘI CỎ LÀ SỨC SỐNG CỦA CHÚNG TA
Nhìn ngàn cây nội cỏ có một màu xanh tươi mát dịu, đó là sức sống
của ngàn cây nội cỏ khiến cho sự sống của chúng ta, hay nói khác và rõ hơn là
tâm hồn của chúng ta có một sự cảm nhận dễ chịu, mát mẻ và êm ả (Ảnh trên Internet)
Có thương yêu sự sống của muôn loài động
vật và cỏ cây thì mới bảo vệ được sự sống của chính mình, mới có thật sự yêu
thương mình, mới đem lại sự an lành, yên vui cho cuộc sống của mình. Mình mới
thấy được đạo đức nhân bản - nhân quả là chính thiện pháp, là chân hạnh phúc
của đời người.
Vì thương mình sao mình lại nỡ nhẫn tâm
không thương loài vật khác, trong khi những loài vật khác cũng ham sống sợ chết
như mình; vì thương mình sao mình lại nhẫn tâm chà đạp lên sự sống của người
khác, vật khác bằng cách mắng mỏ chửi mắng họ, trong khi ai cũng muốn sống an
vui, thanh thản không phiền não, không đau khổ. Vì thương mình sao mình lại
nhẫn tâm gian xảo lừa đảo, cướp giựt tài sản của người khác, trong khi ai cũng
muốn giữ gìn và bảo vệ tài sản của mình. Vì thương mình sao ta lại nhẫn tâm đốt
phá rừng, giết hại sinh linh, trong khi mọi vật đều muốn sống bên loài người.
Các bạn có thấy chăng? Những cây cỏ sống quanh bên người thì xinh tươi tốt đẹp
hơn những cây cỏ sống xa người. Tình cỏ cây đối với con người mà còn vậy, thì
con người sao lại nhẫn tâm cho đành. Phải không hỡi các bạn? Chúng ta hãy xem
những loài vật sống quanh ta như là bạn, như là những người thân thương. Chúng
ta có thấy chăng? Một con chó, một con mèo, một con gà, con vịt, cho đến trâu,
bò, dê, ngựa, v.v... nói chung là tất cả những loài vật mà chúng ta nuôi, dù là
cọp beo, rắn độc, thú dữ, khi đã được chúng ta nuôi dưỡng thì chúng trở thành
những người bạn thân của chúng ta. Khi chúng ta đi xa về, lâu ngày vắng mặt,
gặp lại chúng ta, chúng đều vui mừng hớn hở, quây quần bên ta, như không bao
giờ muốn rời xa nhau.
Khi có những người thân trong gia đình
mất, chúng cũng buồn rầu khổ đau, bỏ ăn, bỏ uống, chúng cũng biết thương yêu
chúng ta như những người thân, như cha mẹ, như anh chị em trong nhà. Cớ sao
chúng ta lại nhẫn tâm không thương chúng như những đứa con của chúng ta vậy. Nỡ
tâm nào chúng ta bắt chúng đem ra làm thịt để ăn.
Rồi còn bảo rằng: “Nhân dưỡng vật, vật
dưỡng nhân”. Thật là lời nói che đậy, đầy lòng ác hiểm và sâu độc. Tâm lòng của
những người này chai lì như cây đá. Họ đâu còn có tình cảm, tình người, tình
vật. Họ đâu còn có cảm thông gì được lòng thương yêu của loài đông vật đối với
con người, với chúng ta. Có thương yêu sự sống của vạn vật thì mới bảo vệ được
sự sống của chính mình, mới có thật sự thương mình. Tại sao vậy? Vì có thương
yêu sự sống của muôn loài thì chúng ta mới có bảo vệ sự sống ấy. Có bảo vệ sự
sống ấy thì chính là chúng ta bảo vệ môi trường sống chung, thì cuộc sống của
chúng ta mới có sự an lành. Còn chúng ta hủy diệt sự sống của muôn loài chính
là chúng ta hủy diệt sự sống của mình.
Ví dụ: Vì chặt cây, đốt rừng, phá hoại
sự sống của loài thảo mộc, khiến cho đồi núi khô trọc, màu xanh tươi đã mất.
Nhìn vào cảnh ấy như nóng cháy ruột gan, chúng ta có một cảm giác buồn thương
và đau khổ. Màu xanh tươi của ngàn cây nội cỏ đã biến mất, khiến cho thời tiết
khô khan cằn cỗi lại càng khô khan, cằn cỗi hơn. Vì thế, con người dễ sanh ra
bệnh tật khó trị. Rừng cây bị phá hủy, bầu không khí thì ô nhiễm, con người thì
luôn luôn thải ra những từ trường ác độc, thường sát hại sanh linh để ăn thịt.
Do thế, cuộc sống con người thường hay bị thiên tai lũ lụt. Thiên tai lũ lụt do
con người tạo ra, chỉ vì phá hoại sự sống trên hành tinh này, chỉ vì làm ô
nhiễm nó. Khi rừng bị phá hủy thì loài thú vật cũng không còn chỗ sống, thế là
phá rừng là phá sự sống của muôn loài. Lòng thương yêu sự sống của muôn loài
vạn vật là đạo đức hiếu sinh, nó là những hành động đạo đức trong nền đạo đức
nhân bản - nhân quả không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.
Nhìn chung, mọi người trong cuộc sống
hiện giờ trên thế gian này, dù là người có tôn giáo hay không tôn giáo đều
thiếu đạo đức hiếu sinh. Thiếu đạo đức hiếu sinh tức là thiếu sự bảo vệ và giữ
gìn môi trường sống của quả địa cầu.
NGÀN
CÂY NỘI CỎ ĐANG KHÔ CHẾT LÀ CHÚNG TA ĐANG CHẾT
Nhìn ngàn cây nội có một màu vàng cháy khô cằn cỗi, đó là sự sống
của ngàn cây nội cỏ đã đi vào cõi chết, để lại cho tâm hồn của chúng ta những
cảm nhận già nua, buồn chán và khổ đau. Thấy ngàn cây nội cỏ khô chết, lòng
chúng ta đau nhói lên như chính ai đang cắt đứt từng đoạn ruột, như chính mình
đang chết khô cằn theo cảnh vật và tâm hồn mình cũng không thấy ham thích sống
khi chung quanh mình có một sự chết, một sự chết buồn thảm (Ảnh trên Internet)
Có những tôn giáo dạy tín đồ ăn chay làm
lành. Nhưng không phải vì đạo đức hiếu sinh mà ăn chay, mà vì giáo điều của tôn
giáo đó. Vì ăn chay làm lành để được phước báo không tai nạn, bịnh tật và được
sanh lên Thiên Đàng, Cực Lạc, để được chư Phật, chư Bồ tát gia hộ.
Có những người ăn chay là để trị bệnh
chứ không phải vì đạo đức hiếu sinh; cũng có những người ăn chay là để tu tập
Thiền định, để có thần thông pháp thuật hoặc để trở về nhập vào với bản thể vũ
trụ; cũng có người ăn chay là để đến khi chết, linh hồn được sanh lên cõi Phật,
Niết Bàn, chứ không phải vì đạo đức hiếu sinh. Chính vì ăn chay làm lành như
thế, nên thảo nào bịnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, động đất, lũ lụt, bão tố,
v.v... không năm nào là không xảy ra, không năm nào là không cứu trợ. Trước
cảnh tai họa người chết, của cải bị phá hủy này hằng năm, mà người ta không
truy tìm nguyên nhân nào đã gây ra, để có biện pháp ngăn ngừa và khắc phục.
Này các bạn thân mến! Lòng thương yêu sự
sống của chúng ta nếu thực hiện được đối với những loài động vật, từ loài động
vật nhỏ tí ti như: loài côn trùng... đến những loài vật có thân mình to lớn
như: rắn, voi, cá...; từ những loài gia súc nuôi trong nhà như: trâu, bò, heo,
dê, gà, chó... đến những loài vật hoang dã như: nai, hươu, khỉ, vượn, chồn
cheo, sóc, nhím... nếu chúng ta biết thương yêu chúng, thì chúng sẽ trở thành
những người bạn thân thương của chúng ta, hay còn hơn thế nữa, chúng sẽ trở
thành những đứa con thân yêu của chúng ta vậy. Do lòng thương yêu ấy mà mọi vật
có một cuộc sống tươi mát, an lành, hạnh phúc, yên vui. Và vì vậy bịnh tật,
thiên tai, hoả hoạn, lũ lụt, bão tố cũng không có. Thời tiết lúc nào cũng mưa
thuận, gió hòa.
Các bạn có nhìn thấy chăng? Một vị tu sĩ
có đạo đức hiếu sinh, đang sống với lòng thương yêu của mình đối với những loài
thú vật hoang dã trong rừng sâu. Chúng luôn gần gũi bên vị tu sĩ như một người
cha, một người mẹ, một người anh, một người chị, một người em thân thương, Mỗi
khi người tu sĩ đi vắng, chúng cũng biết buồn rầu nhớ mong. Khi người tu sĩ trở
về, chúng rủ nhau nhảy nhót, ra chào đón vui mừng hớn hở. Rõ ràng, tất cả loài
động vật đều sống có tình cảm như nhau: biết thương yêu, biết buồn rầu, biết
khổ đau khi xa vắng nhau, khi chia lìa nhau; biết vui mừng, hân hoan khi trùng
phùng, sum họp.
Nhìn cảnh tượng này, thế sao chúng ta
lại nỡ nhẫn tâm bắt chúng giết để ăn thịt cho đành. Thế sao chúng ta lại nhẫn
tâm đánh đập chúng rên la, kêu thét mà chẳng chút lòng thương xót.
ĐÔI
BẠN THÂN
Chó là loài vật thân thiết và rất trung thành với con người, vậy
mà nhiều người còn đang tâm giết hại và ăn thịt chúng. Thật là vô tình, vô
nghĩa! (Ảnh trên Internet)
Gần nhà chúng tôi có một gia đình nhà
kia nuôi một con chó, vì không cho ăn, đói quá nên chú chó vào ổ trứng gà tha
đi một trứng. Chủ nhà bắt gặp liền dùng cây, gậy, gộc đánh đến đỗi con chó chết
đi sống lại, đau quá con chó đã ỉa đái tứ tung. Nhưng chủ nhà nào có thương
yêu, đánh đến đỗi con chó gẫy chân, bò lết cho đến khi chết. Chết rồi người chủ
nhà còn đem làm thịt ăn. Một cảnh tượng đau lòng đầy nước mắt, chỉ cần có một
chút xíu lòng thương thì người ta cũng đủ rơi nước mắt, khóc cho thân phận làm
loài vật, hay chính là khóc cho thân phận của mình. Phải không hỡi các bạn? Trong
xã hội hằng ngày, chúng ta đã chứng kiến biết bao cảnh tượng đau lòng. Chúng ta
hãy đến lò sát sinh của Thành phố Hồ Chí Minh, họ đang giết trâu, bò, heo... Chứng
kiến cái chết và cảnh máu đổ, thịt rơi, của loài súc sanh này thật là đau
thương và thê thảm. Trước khi chết những con vật đều buồn thảm, cơ thể run rẩy.
Một tiếng kêu thét, một tiếng la to, một tiếng rống lên là chiếc xác không hồn
bất động, mặc tình cho ai mổ xẻ...
Trước cảnh tượng này, chúng ta mới thấy
con người quá tàn nhẫn và độc ác, chẳng có chút lòng thương yêu và xót xa sự
sống. Chính con người đã tự đem sự đau khổ, bịnh tật, tai nạn và chết chóc cho
mình mà không biết. Chính con người đã đem thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt, động
đất, bão tố, chiến tranh... đến cho mình mà không hay. Ôi! Sao người ta vô tình
đến thế? Lòng thương của họ ở đâu? Họ không nhìn thấy máu đổ, xương rơi sao? Dù
là máu xương của loài vật, nhưng cũng là máu xương như máu xương của chúng ta.
Họ có nghe tiếng kêu bi thương và thảm thiết của loài vật sắp bị giết chăng? Tiếng
kêu ấy làm sao mà chúng ta nhẫn tâm giết chúng được. Phải không hỡi các bạn?
Nhìn cảnh tượng này, chúng ta tự hỏi: Đạo đức hiếu sinh ở đâu hỡi các bạn? Nếu
chúng ta không sống với đạo đức hiếu sinh, thì ai là người sống đạo đức hiếu
sinh vớ chúng ta? Tại sao con người trên hành tinh đang sống chịu nhiều thứ
khổ: thiên tai, thủy họa, chiến tranh, bịnh tật, tai nạn giao thông đang đổ
trên đầu họ. Ai làm ra thảm cảnh này, hỡi các bạn? Chứng kiến cảnh tượng người
chủ nhà đánh đập con chó cho đến khi chết, chúng tôi không thể cầm nước mắt
được. Chúng tôi khóc không phải vì khóc cho con chó, mà khóc vì cho người thiếu
đạo đức hiếu sinh, đã gieo nhân ác, rồi đây làm sao thoát khỏi quả khổ đau này.
Nhân ác thì quả phải khổ, người tàn nhẫn không thương loài chúng sanh, đánh đập
con chó kêu la thảm thiết cho đến khi chết. Trước khi chết, con chó còn rên rỉ
vài ba tiếng rồi tắt thở, thế mà người ta không động lòng bi ẩn, không động
lòng thương xót chút nào. Rồi đây quả khổ sẽ đến, ai gánh chịu, người chủ nhà
sẽ cũng bị người khác đánh đập ư? Và sẽ cũng bị đau khổ, đau khổ cho đến chết
như con chó vậy. Ai tin lời chúng tôi nói này? Lương tâm của các bạn, các bạn
ạ! Mắt bạn thấy, tai bạn nghe, chúng không cho phép bạn sống an vui được, mặc
dù trước cái chết của con vật đó như vậy bạn rất thản nhiên, xem như không có
sự kiện gì xảy ra, nhưng rồi ngày nào đó bạn sẽ trả quả ấy, không thể tránh
khỏi.
ĐẠO
ĐỨC HIẾU SINH THỂ HIỆN TÌNH THƯƠNG GIỮA NGƯỜI VÀ THIÊN NGA
(Các thành viên trung tâm “The Worl Bird Sanctuary” chăm sóc chú
thiên nga bị bắn bởi thợ săn - Ảnh trên Internet)
Gần nhà chúng tôi có một người chuyên
giết trâu, bò, heo, chó... đến khi sắp chết phải chịu khổ đau suốt cả năm trời.
Lúc nào miệng cũng rên la, kêu thét như tiếng rống của bò trâu, như tiếng tru
của loài chó, như tiếng la hét của loài heo thật là thảm họa và khổ đau. Do
thiếu đạo đức hiếu sinh, mà những người này họ đành phải thọ lãnh những ngày
tàn trong đau khổ.
Chúng tôi chỉ nghe tiếng kêu la rên rỉ
của con chó mà động lòng thương tâm. Thương cho con chó phải trả nghiệp quả đời
trước quá nặng nề khổ đau, và thương cho những ai sống không có đạo đức hiếu
sinh. Sống mà không có tình thương, sống mà không thấy biết sự khổ đau của
người khác, loài vật khác, mà chỉ biết có mình là trên hết. Vì thế mà sự sống
của muôn vật trên hành tinh này trở thành thực phẩm cho con vật lớn hơn, cho
những con người thông minh hơn.
Trên hành tinh này, nếu loài người cho
đến các loài vật biết thương yêu nhau như anh em trong một nhà, như cùng cha
cùng mẹ, thì đó là người và vật đã thực hiện được đạo đức hiếu sinh; thì hành
tinh này là Thiên Đàng, là Cực Lạc; thì khi ấy môi trường sống này sẽ là một
màu xanh tươi và mát mẻ mãi mãi. Mọi loài, mọi vật trên hành tinh này đều có
lòng hiếu sinh như vậy thì làm sao có thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt, động đất,
bịnh tật, tai nạn, chiến tranh, v.v... như trên chúng tôi đã nói. Làm sao còn
có con người và loài vật chịu sự khổ đau nữa. Bởi vậy, đạo đức hiếu sinh rất là
quan trọng cho những ai muốn tìm chân hạnh phúc trong cuộc đời này.
Đạo đức hiếu sinh là lòng thương yêu sự
sống như chúng tôi đã nói ở trên, nó không những thương yêu loài động vật, mà
còn thương yêu loài thảo mộc. Từ một cây rong rêu, cây cỏ nhỏ xíu tí ti, đến
một cây cổ thụ to lớn vĩ đại đều có sự sống như nhau. Chúng chỉ khác loài động
vật là không di chuyển và không cảm giác đau khổ, buồn thương, v.v... Nhưng
chúng hoàn toàn có một đời sống như loài động vật vậy. Bởi vậy, vô tình nhổ một
cây cỏ không đúng cách, chúng ta cũng cảm thấy như mình giết một mạng sống của
một người, huống hồ chúng ta chặt cây, đốt phá rừng, biết bao nhiêu sự sống của
ngàn cây nội cỏ đều phải chết trong điêu tàn của ngọn lửa. Trông thấy một khu
rừng bị cháy, người có đạo đức hiếu sinh không thể cầm được nước mắt, họ khóc
thương vì sự sống trên hành tinh này do những người vô đạo đức đã gây ra bao
nỗi tang tóc thương đau. Nếu trên đời này ai cũng sống có đạo đức hiếu sinh,
thì làm sao có máu chúng sanh đổ, thịt chúng sanh rơi. Phải không hỡi các bạn?
Nếu trên đời này ai cũng có đạo đức hiếu sinh thì làm sao có nạn phá rừng, đốt
rừng, thì làm sao có những đồi trọc khô khan cằn cỗi, thì làm sao có những núi
đồi khô chết. Phải không hỡi các bạn?
ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH THỂ HIỆN LÒNG
THƯƠNG YÊU GIỮA NGƯỜI VÀ CÂY CỎ
Có người bảo rằng ăn thịt chúng sanh mới
có sức khỏe, còn ăn rau cải thì không đủ sức khoẻ. Lời nói này có đúng chăng?
Không đúng đâu các bạn ạ! Lời nói này chúng tôi e rằng không đúng, vì có những
loài vật đâu cầu ăn thịt chúng sanh mà rất khỏe mạnh như loài: trâu, bò, voi,
ngựa, v.v... Về vấn đề ăn uống chỉ là vấn đề phụ, nó thuộc về vấn đề vật chất.
Dù cho vấn đề vật chất có đầy đủ mà tinh thần bất an thì cuộc sống đời người
vẫn là biển khổ. Còn vấn đề đạo đức mới là vấn đề chính.
Đạo đức thuộc về tinh thần. Người có đạo
đức thì tinh thần được an ổn. Tinh thần được an ổn, dù ăn bất cứ một vật gì
(thực vật) thì vật ấy vẫn là chất bổ dưỡng cho cơ thể của họ. Vì có đạo đức, dù
ăn uống cơm dưa, rau muối và nước lạnh thì sức khỏe cũng đều tốt. Người không
có đạo đức, dù ăn thịt cá hay cao lương mỹ vị đều vẫn bị bịnh tật và tai nạn.
Chứ không phải ăn thịt chúng sanh, cao lương mỹ vị có đầy đủ chất bổ mà mạnh
khoẻ, còn ăn rau cải, cơm dưa là đau ốm. Vấn đề này, đối với cuộc sống của con
người đã xác định và chứng minh quá rõ ràng. Vì biết bao nhiêu người ăn thịt
cá, cao lương mỹ vị mà vẫn bệnh tật đau ốm như thường, cũng như người ăn rau
cải, tương dưa vẫn cũng chung số phận bịnh tật chứ chưa có ai thoát khỏi. Bởi
vì ăn thịt chúng sanh cũng như ăn chay mà không có đạo đức hiếu sinh, không có
lòng thương yêu sự sống của muôn loài nên vẫn có những hành động làm khổ mình,
khổ người và khổ tất cả chúng sanh.
Tuy không ăn thịt chúng sanh nhưng có
những hành động khác làm khổ cho nhau. Vì nhân làm khổ mình, khổ người thì quả
phải chịu khổ, chứ không phải do ăn uống. Ăn uống đầy đủ chỉ có lợi ích một
phần nhỏ cho sức khỏe của con người mà thôi. Sức khoẻ của con người cần nhiều
yếu tố khác, chứ không phải có riêng phần ăn uống. Các bạn nên nhớ! Một con
người có ha phần: tinh thần và vật chất, cho nên sức khỏe của con ngườ i luôn
luôn ảnh hưởng hai phần này, nhưng phần tinh thần quan trọng nhất trong sức
khỏe của các bạn. Người có đạo đức hiếu sinh, thì ăn uống của họ cũng là những
hành động hiếu sinh, chứ không phải ăn chay mà tâm dữ như cọp, như beo, v.v...
Ăn chay mà tâm dữ như cọp, như beo, như rắn độc thì đâu được gọi là người có
đạo đức hiếu sinh. Phải không hỡi các bạn? Các bạn đừng vì chúng tôi mà nói vừa
lòng chúng tôi. Mà hãy sáng suốt tư duy, suy nghĩ những lời chúng tôi nói: có
đúng hay sai.
Để các bạn xác định được đường đi về đạo
đức làm người, đem lại lợi ích cho mình, cho người, cho muôn loài vạn vật; đem
lại cho sự sống chung nhau trên hành tinh này là một sự an vui, thanh bình muôn
thuở.
NGƯỜI
VÀ CHIM SỐNG BÊN NHAU NHƯ ANH EM MỘT NHÀ
Chim Hồng Hạc luôn quấn quýt bên thầy Huyền Diệu tại Việt Nam Phật
Quốc Tự, Ấn Độ (Ảnh trên Internet)
Vì có đạo đức hiếu sinh mà đời sống con
người mới biết thương nhau; vì có đạo đức hiếu sinh mà con người không nỡ ăn
thịt nhau; vì có đạo đức hiếu sinh mà tâm hồn mới được thanh thản, an lạc và vô
sự; vì có đạo đức hiếu sinh mà chúng ta không làm những điều ác, sống trong
những điều thiện; vì có đạo đức hiếu sinh mà chúng ta không lừa đảo, lường gạt
người khác; vì có đạo đức hiếu sinh mà xã hội có trật tự, an ninh; vì có đạo
đức hiếu sinh mà thế giới mới có bình an, không còn có chiến tranh; vì có đạo
đức hiếu sinh con người mới bảo vệ sự sống của muôn loài trên hành tinh này; vì
có đạo đức hiếu sinh mà tai nạn giao thông không bao giờ xảy ra nữa; vì có đạo
đức hiếu sinh mà cha con, chồng vợ đối xử với nhau êm thấm, thuận hoà; vì có
đạo đức hiếu sinh mà vợ chồng mới thương yêu nhau chân thật, sống có tình, có
nghĩa, mới có lòng chung thủy với nhau; vì có đạo đức hiếu sinh mà người, vật và
cỏ cây mới thương yêu nhau như anh em trong một nhà.
Hiện giờ, con người trên hành tinh này
thiếu đạo đức hiếu sinh, cho nên người giết người để cướp của, đoạt danh; vì
thiếu đạo đức hiếu sinh, con người mới giết loài vật để ăn thịt và loài vật mới
giết loài vật khác cũng để ăn thịt nhau, mà chẳng có chút lòng yêu thương. Vì
vậy, thời tiết mưa không thuận, gió không hoà, thiên tai lũ lụt, bão tố thường
xảy ra. Động đất, hỏa tai mang đến bao nhiêu thảm họa, khổ đau cho loài người
và muôn vật. Chỉ vì thiếu đạo đức hiếu sinh. Cho nên, đạo đức hiếu sinh là
những hành động rất quan trọng và cần thiết cho sự tồn vong của muôn loài đang
sống trên hành tinh này.
ĐỐT RỪNG LÀ MỘT TỘI ÁC RẤT LỚN, VÌ GIẾT
CHẾT MUÔN LOÀI
(Cháy 30ha rừng ở Quảng Ngãi ngày 12/7/2010 do bất cẩn khi đốt rác
thải sinh hoạt - Ảnh trên Internet)
Nếu chúng ta không kịp thời, sáng suốt
chỉnh đốn lại nền đạo đức hiếu sinh của con người, thì e rằng con người còn
phải khổ đau biết bao nhiêu lần và sẽ khổ đau mãi mãi. Có thể đi đến bước đường
cùng là con người sẽ tự hủy diệt mình, hủy diệt trái đất. Ngay từ bây giờ, con
người không chuẩn bị xây dựng cho mình một nền đạo đức nhân bản làm người, thì
không còn kịp nữa. Chừng đó không có một tôn giáo nào, một vị thần nào cứu khổ
cho loài người được. Đạo đức hiếu sinh là lòng thương yêu sự sống của muôn
loài, chỉ là những môn học về hành động đạo đức, để biết cách thương yêu sự
sống trên hành tinh này. Để chúng ta tránh xa những hành động gây tổn thương,
làm đau khổ cho mình cho người khác, cho các loài động vật khác và cỏ cây.
Khi chúng ta tiếp xúc với mọi vật đang
có sự sống trên hành tinh này, thì chúng ta phải khéo léo thiện xảo. Khéo léo
thiện xảo như thế nào để sống có đạo đức hiếu sinh? Về ý thức, khi suy nghĩ
chúng ta phả suy nghĩ tốt về mọi vật, mọi người khác, và thường nhắc tâm chúng
ta: phải yêu thương sự sống của mọ i người, của muôn loài vật khác. Vì không có
loài vật nào mà không đáng yêu thương, chúng cũng giống như chúng ta, chúng
cũng ham sống sợ chết, chúng cũng sợ đói, sợ khát và sợ bệnh đau. Cho đến như
những loài cây cỏ vẫn muốn sống, chúng nó vẫn còn muốn sống, sợ chết huống là
loài động vật. Phải không hỡi các bạn? Các bạn hãy nhìn xem một cành cây khô
giữa đám lá xanh tươi, hay một cây cỏ khô héo giữa đám cỏ xanh tươi, thì chúng
ta vẫn thấy xót xa trong lòng. Trong cái sống có cái chết thì lòng ai không đau
buồn. Phải không hỡi các bạn? Về lời nói, khi nói ra một lời nào chúng ta cũng
nên cân nhắc kỹ lưỡng rồi mới nói. Nói ra không được nói lời ác, khiến cho
người khác buồn khổ; nói ra không được nói lời thô lỗ tục tằn, hỗn láo; nói ra
không được nói lời hung ác dữ tợn; nói ra không được nói lời lừa đảo, xảo ngôn,
nói dối, nói không thật; nói ra không được dùng lời nói xấu người khác; nói ra
không được nói lời vu khống người; nói ra không được nói lời oan ức cho người;
nói ra không được nói lời nặng nhẹ người; nói ra không được nói lời mắng mỏ
người; nói ra không được nói lời châm biếm người; nói ra không được nói lời
chửi thề; nói ra không được nói lời gay gắt; nói ra không được nói lời giễu
cợt; nói ra không được nói lời mỉa mai; nói ra không được nói lời móc họng; nói
ra không được nói lời sai bảo người làm ác, làm đau khổ người khác, vật khác
như: sai đâm chém người, giết hại những loài vật khác. Ví dụ: Hãy bắt con gà
làm thịt nấu cháo ăn, bắt con cá nướng thui nhậu chơi, đánh cho chết cha nó,
v.v... Những lời nói trên đây là những lời nói thiếu đạo đức làm người, thiếu
lòng thương yêu sự sống của mọi người, mọi vật. Lời nói thoát ra là đã làm cho
người khác đau khổ, chúng sanh đau khổ. Đó chính là lời nói thiếu đạo đức hiếu
sinh, thiếu lòng yêu thương người khác và những loài vật khác.
Người
có lòng hiếu sinh, biết thương yêu mọi sự sống là rất cẩn thận, dè dặt trong
lời nói:
1- Khi nói ra là lời nói mang đến lòng thương
yêu, xoa dịu những vết thương đau của người khác, vật khác.
2- Khi nói ra lời nói ôn tồn, nhã nhặn khiến
cho người nghe không bực dọc, phiền muộn.
3- Khi nói ra lời nói nhẹ nhàng, êm ái khiến
người nghe không còn lo sợ, buồn phiền.
4- Khi nói ra lời nói đầy lòng tha thứ, thương
yêu và tôn trọng sự sống của người khác, vật khác.
5- Khi nói ra lời nói là mang đến nguồn an ủi,
che chở, bảo vệ khiến cho mọi người an tâm.
6- Khi nói ra lời nói mang đến hạnh phúc, an
vui cho người, cho vật.
Vì thế, lời nói rất quan trọng. Nó thể
hiện được đạo đức hiếu sinh, mang đến cho đời niềm vui chân thật, nó mang đến
cho đời một tình thương chan hoà sự sống giữa người, vật và ngàn cây nội cỏ.
LÀ CON NGƯỜI, LÒNG YÊU THƯƠNG AI
CŨNG CÓ. PHẢI KHÔNG HỠI CÁC BẠN?
Lòng thương yêu thể hiện qua nụ cười, giọt nước mắt và cử chỉ âu
yếm (Mẹ Theresa và em bé sơ sinh - Ảnh trên Internet)
Là con người, ai cũng có trí hiểu biết,
cũng có trí thông minh, biết phải, biết trái, biết tốt, biết xấu, biết khổ đau,
biết không khổ đau, biết thương, biết ghét, biết giận, biết hờn, biết ác, biết
thiện, biết không làm khổ mình, khổ người, v.v... Biết như vậy, thì chẳng lẽ
nào không chấp nhận đạo đức hiếu sinh hay sao? Chẳng lẽ nào lại không biết đạo
đức hiếu sinh là có ích lợi cho mình, cho người và cho muôn loài cùng có sự
sống như nhau? Biết như vậy, thì chẳng lẽ nào không biết đạo đức hiếu sinh sẽ
biến cõi thế gian thành cảnh giới Thiên Đàng, Cực Lạc? Biết như vậy, thì chẳng
lẽ nào không biết đạo đức hiếu sinh là những hành động cao thượng tuyệt vời,
khiến cho con người thoát ra khỏi bản chất của loài cầm thú, của loài động vật
hung ác, dã man.
IV/ CÓ PHẢI
CHĂNG, THỊT, MÁU, XƯƠNG CỦA LOÀI VẬT LÀ THỰC PHẨM CỦA CON NGƯỜI?
Hỡi các bạn! Trong đời sống của con
người không có việc gì cao đẹp bằng “Lòng Thương Yêu Sự Sống Của Muôn Loài”. Vì
chính lòng thương yêu ấy, sẽ giúp cho các bạn có một đời sống biết chan hòa
tình thương của mình với muôn loài vạn vật sống khác.
Này các bạn! Đừng vì sự sống của mình,
mà nỡ tâm sống trên sự đau khổ của người khác, vật khác. Phải không hỡi các
bạn? Này các bạn! Đừng vì sự sống, sự an vui của mình, mà nỡ lòng nào để nước
mắt của người khác, loài vật khác phải rơi? Như vậy có được gọi là lòng thương
yêu không các bạn? Này các bạn! Đừng vì sự sống, sự ăn uống, sự vui chơi, sự
giải trí của mình, mà nỡ tâm nào để nước mắt và xương máu của loài vật khác
phải đổ xuống? Như vậy các bạn sống có công bằng không? Công lý của sự sống ở
chỗ nào các bạn? Loài người xuất hiện là một loài động vật cao cấp, để trở
thành một người anh cả trong muôn loài. Nhưng cớ sao người anh cả lại không
thương những người em vô minh, khờ dại, ngu tối...? Lại nhẫn tâm bắt các em của
mình ra ăn thịt. Như vậy, con người còn có xứng đáng là người anh của muôn loài
vật chăng? Hay cũng chỉ là một loài vật tầm thường như bao nhiêu loài vật khác?
Thưa các bạn! Các bạn nghĩ sao? Nếu loài
người không thực hiện được đạo đức hiếu sinh, thì sự sống của con người sẽ ra
sao các bạn? Vì thế, trong loài người có một tôn giáo ra đời đã xác định quả
quyết: “Đời là khổ”. Có đúng không các bạn? Đời là khổ, nhưng chúng ta biết
chuyển nó thì nó sẽ hết khổ.
Các bạn ạ! Có nghĩa là chúng ta sống với
lòng yêu thương chân thật đối với sự sống của muôn loài. Vì sự sống của mình,
mà sự sống chết của muôn loài vật như chỉ mành treo chuông. Vì thế, chúng phải
khóc thương, khóc thương cho kiếp sống khổ đau của mình, phải chịu lầm than,
bạc phước, bị loài người ác độc, vô đạo đức hiếu sinh, nên đã, đang và sẽ giết
hại để rồi ăn thịt. Sao lại nỡ nhẫn tâm, vì sự sống của mình mà giết hại chúng
sanh ăn thịt? Trong những tiếng kêu la thảm thiết của chúng, mà chúng ta không
chút lòng thương xót sao? Sao lại nỡ nhẫn tâm chà đạp lên sự sống của muôn loài
vật khác? Trong lúc đó mọi vật đều muốn sống, sống bình đẳng như nhau, sống
bình an và hạnh phúc.
Chúng tôi thành tâm, tha thiết kêu gọi
lòng đạo đức yêu thương sự sống của các bạn, đối với loài người và đối với vạn
loài vật khác trên hành tinh này. Các bạn có nghe chăng? Có hiểu được lòng của
chúng tôi chăng? Mỗi khi chúng tôi nghe tiếng kêu của những con vật mà các bạn
đang đập đầu, cắt cổ, nhổ lông làm thịt để làm thực phẩm, thì lòng chúng tôi
đau xót vô cùng, cảm thấy như chính mình đang chịu sự giết hại đó.
Các bạn có biết đâu? Mỗi một con vật bị
các bạn giết là một phần nghiệp của các bạn, đang thọ quả khổ đau do các bạn đã
từng làm ác tạo ra. Nói một cách khác cho dễ hiểu hơn, là bạn đang giết và ăn
thịt con của các bạn mà các bạn không biết. Vì mỗi con vật được sinh ra đều do
từ môi trường sống. Trong môi trường sống có nghiệp ác hay thiện của các bạn,
hằng ngày hành động của các bạn đang thải ra trong không gian vũ trụ bao nhiêu
những nghiệp. Mà khi đủ duyên hợp chất nghiệp, thì sinh ra các loài vật hoặc
loài người. Mỗi khi chúng tôi nhìn thấy các bạn giết hại chúng sanh và ăn thịt
chúng, thì chúng tôi cảm thấy xót xa, thương cho các bạn vô cùng. Vì chính các
bạn đang ăn thịt con của các bạn đấy, ăn thịt những người thân của các bạn. Các
bạn có biết không? Do sự vô minh mà các bạn sẽ đánh mất nền đạo đức hiếu sinh
sự sống trong lòng của các bạn. Đó là nền đạo đức cao thượng tuyệt vời, nó đem
lại một sự sống an lành cho các bạn và cho mọi loài trên hành tinh này. Nó đem
lại cho quả đất này một mầu xanh tươi đẹp, một vẻ đẹp đẽ vô cùng; nó đem lại
một sự thanh bình, an ổn cho muôn loài vạn vật, sống không còn lo âu và sợ hãi
nữa.
ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH THỂ HIỆN LÒNG THƯƠNG
YÊU GIỮA NGƯỜI VÀ TÊ GIÁC
Có lòng thương yêu và tôn trọng sự sống, con người mới có thể sống
yên vui, chan hòa giữa muôn loài (Kết bạn với tê giác - Ảnh trên Internet)
Nếu một con người sanh ra mà để cho một
con thú vật nuôi, thì con người sẽ không biết nói tiếng người, mà chỉ biết kêu,
hú như loài vật. Và chẳng biết đi đứng bằng hai chân như con người, chỉ còn
biết bò, đi 4 chân như loài thú vật. Một con chim được người nuôi dưỡng và dạy
nói tiếng người, con chim sẽ nói được tiếng người một cách dễ dàng, không mấy
khó khăn. Có khi nào các bạn nghe con chim nói tiếng người chưa? Có nhiều loại
chim nói được tiếng người như: chim anh vũ, chim sáo, chim cưởng, chim nhồng,
v.v... Đều do con người dạy và tập luyện chúng. Bởi vậy, con người cũng như con
thú vật, chỉ có sự học hỏi và tập luyện mà thành thói quen tốt hay xấu, có đạo
đức hay vô đạo đức, v.v... mà thôi. Thói quen có hai phần: phần tốt và phần
xấu. Vậy thói quen là gì? Thói quen là do một hành động gì huân tập nhiều lần
đã thấm nhuần. Nếu một người thường sống theo ác pháp thì sẽ quen đi với những
hành động ác. Bởi vì ý thức chủ động điều khiển hằng ngày theo hướng ác, thì
ngày ngày tăng thêm một chút ác, mỗi chút ác ấy gom lại thành thói quen ác. Khi
đã huân tập thành thói quen ác thì rất khó bỏ, muốn bỏ thì cũng không phải dễ
dàng. Ví dụ như từ lâu chúng ta quen ăn thịt chúng sanh, bây giờ bỏ không ăn
thịt chúng sanh nữa, thì đó là một việc làm cũng không phải dễ dàng. Muốn bỏ
một hành động nào đã thành thói quen, thì chúng ta phải có nghị lực, có gan dạ
và còn phải bền chí thì mới mong bỏ được. Một thói quen xấu mà muốn bỏ để trở
thành thói quen tốt, thì phải vất vả, gian nan mới bỏ được. Tuy biết rằng ăn
thực phẩm thực vật vẫn sống bình thường, nhưng vì thói quen, tâm chúng ta vẫn
thèm thịt cá, vẫn thích ăn nước mắm hơn là ăn nước tương.
Chúng ta vẫn biết, mỗi con vật được đem
ra giết để làm thực phẩm, đều có sự đau khổ, đều có sự phản ứng chống lại hoặc
cầu cứu, van xin để được chúng ta tha mạng sống. Nhưng chúng ta làm ngơ như
không biết, hoặc chúng ta không biết thật sự, hoặc chúng ta thích thú khi thấy
con vật bị cắt cổ nhổ lông, bị thọc huyết, bị đập đầu, bị chích điện... Khiến
cho con vật chỉ còn kêu lên một tiếng, giẫy giụa rồi ngã xuống bất động, chết
một cách thương tâm nào có ai biết! Chết một cách đau đớn nào có ai hay! Chết
một cách thê thảm, xương thịt được người ta phân chia ra từng ký lô, rồi từng
người mua mang về làm thực phẩm ăn tươi nuốt sống một cách hả hê, thích thú...
Bởi vì thói quen ăn thịt chúng sanh là
một thói quen đã làm mất đi lòng thương yêu chân thật của con người đối với sự
sống của muôn loài. Lòng thương yêu sự sống của muôn loài là một hành động đạo
đức hiếu sinh cao thượng và cao đẹp nhất của một động vật cao cấp như loài
người. Mà chỉ có loài người mới thực hiện được đạo đức hiếu sinh, ngoài loài
người ra thì không có loài vật nào có thể sống và làm được những hành động đạo
đức cao thượng tuyệt vời này. Con người không học hành, không tập luyện đạo đức
hiếu sinh này, thì cũng chẳng khác nào là những con thú vật. Con người có tập
luyện học hành, biết sống có đạo đức, có lòng yêu thương này, thì con người sẽ
hơn con thú rất nhiều. Nói cách khác cho dễ hiểu hơn, là con người thoát ra
khỏi bản chất của loài cầm thú. Tập luyện, học hành sống có đạo đức hiếu sinh,
biết thương yêu sự sống của muôn loài là tập thành thói quen tốt, thói quen tốt
đáng được ca ngợi. Còn tập luyện, học hành sống không có đạo đức, không biết
thương yêu sự sống của muôn loài thì thường giết hại, làm đau khổ mình và chúng
sanh. Ngược lại, hằng ngày nếu còn nỡ lòng nào ăn thịt chúng, thì đó là tập
thành thói quen xấu ác, thói quen xấu ác làm đau khổ mình, đau khổ người và đau
khổ muôn loài vật, thói quen ấy không được ca ngợi, không được khen tặng, không
được chấp nhận, luôn luôn bị chê bai và khinh bỉ. Làm người phải xa lìa, viễn
ly những hành động xấu ác này, những hành động xấu ác này nó biến chúng ta trở
thành ác thú hay là ác quỷ.
THỰC
PHẨM CỦA CON NGƯỜI PHẦN NHIỀU LÀ THIẾU ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH
Nuôi thân mạng mình bằng sự đau khổ và cái chết của loài khác, thì
rồi đây tự mình phải chuốc lấy biết bao quả báo khổ đau, bệnh tật... (Làm thịt mèo - Ảnh trên Internet)
Vì thế, trong sự ăn uống có sự đau khổ
của loài vật, thì đó là sự ăn uống trong các pháp ác. Sự ăn uống trong ác pháp
là huân tập sự đau khổ vào thân của mình, huân tập sự đau khổ vào thân của mình
là tạo thành nghiệp ác, nghiệp ác ấy là nguyên nhân sẽ đưa đường dẫn lối cho
các bạn gặp những tai họa khổ đau và bịnh tật. Thói quen ăn thịt chúng sanh của
con người, cũng giống như thói quen ăn uống của loài vật, đều do sự huân tập từ
khi mới lọt lòng mẹ được sinh ra. Nếu được cha mẹ cho ăn uống như thế nào lúc
mới biết ăn, thì sẽ thành thói quen ăn uống như vậy. Ví dụ: Một đứa bé vừa sinh
ra được loài khỉ vượn nuôi, thì đứa bé lớn lên ăn bằng trái cây mà không thể ăn
thịt cá được. Cũng đứa bé ấy được loài sói nuôi, thì đứa bé ấy ăn thịt sống của
con vật khác; cũng đứa bé ấy nếu được con người nuôi thì ăn thịt nấu chín.
Cho nên, về vấn đề ăn uống là thói quen,
chứ không phải nhất định bắt buộc loài vật nào phải ăn uống theo thực phẩm của
loài vật nấy. Nếu ăn thịt chúng sanh thì thành thói quen ăn với thịt chúng
sanh. Nếu ăn với rau cải thì thành thói quen với rau cải. Nếu ăn với trái cây
thì thành thói quen ăn trái cây. Cho nên, bản chất của loài vật và loài người
do huân tập mà thành thói quen. Vì thế người ăn thịt, cá thì thành thói quen ăn
với thịt cá, không có thịt cá thì không ăn được, không có thịt cá thì sanh ra
thèm thịt cá, cơ thể quen với thịt cá, không có thịt cá thì sanh ra bệnh tật.
Do bịnh tật mà bảo rằng thiếu chất bổ thịt cá là không đúng, Nếu cho rằng trong
thịt cá (thịt động vật) là có chất bổ đầy đủ, cũng là không đúng. Con bò ăn cỏ
cũng có chất bổ, bằng chứng trong sữa bò có rất nhiều chất bổ. Sữa bò từ cỏ mà
có. Vì con bò không có ăn thịt cá. Do suy luận như vậy thì chúng ta biết, đâu
phải từ thịt cá mà có chất bổ. Nếu bảo rằng không ăn thịt cá thì cơ thể dễ sanh
ra bệnh tật, thì điều này cũng không đúng. Bịnh tật là do sự vô thường của cơ
thể; do ác tâm; do tâm hồn không thanh thản, an ổn; do cơ thể làm việc quá sức;
do đói khát; do giận dữ rầu lo, phiền não; do đời sống thiếu đạo đức vệ sinh:
vệ sinh về cơ thể, vệ sinh về tâm hồn, vệ sinh về môi trường. Nhất là do thiếu
lòng thương yêu sự sống của muôn loài vạn vật.
Bịnh tật không phải vì có thịt cá, hay
không có thịt cá, mà bịnh tật là do cơ thể có sự thay đổi sanh diệt vô thường,
là do môi trường sống ô nhiễm, là do ăn uống không điều độ, là do ít vận động
hay là do vận động quá nhiều, là do tâm hồn không được thanh thản, an lạc,
v.v... như chúng tôi đã nói ở trên.
ĐẠO
ĐỨC HIẾU SINH KHÔNG CÓ, NGƯỜI TA GIẾT HẠI LOÀI CÁ TÔM
Hàng ngày, loài cá tôm bị giết hại để làm thực phẩm cho con người
nhiều không kể siết. Đó là nhân, thì quả là nghề chài lưới thường gặp những tai
nạn: cướp biển, bão tố, sóng thần, v.v... có khi chết bỏ xác ngoài biển (Đánh bắt cá - Ảnh trên Internet)
Cho nên, thịt cá cũng chỉ do ăn uống mà
thành thói quen, cũng giống như người không uống rượu thì không nghiện rượu.
Người không hút thuốc lá thì không nghiện thuốc lá. Người không hút thuốc phiện
thì không nghiện thuốc phiện. Người không ăn thịt chúng sanh thì không nghiện
thịt chúng sanh. Nghiện tức là huân tập thành thói quen.
Kh i nghiện một điều gì thì bỏ rất khó,
chẳng hạn người ta đã nghiện thịt chúng sanh, thì khi không có thịt chúng sanh
người ta sanh ra thèm khát. Vì thế người ta phải nuôi chúng sanh để ăn thịt. Những
loài vật thiên nhiên người ta đã săn lùng bắt sạch, cho nên trên hành tinh này
có nhiều loài động vật hoang dã đã bị diệt chủng. Gần đây có những con vật mà
chúng tôi không còn gặp chúng nữa. Cách đây 40, 50 năm, nơi chúng tôi ở có
những loài chim, sáo, cưỡng, nhồng, gõ kiến. Hằng ngày chúng rộn rịp ca hót líu
lo, líu lít, còn bây giờ thì không còn nữa, chúng đã bị diệt mất rồi. Tiếng ca
hót của chúng ngày xưa, nay đã im bặt, không còn nữa. Còn đâu những buổi trưa
hè với những tiếng chim kêu thân thương ấy, lúc còn bé chúng tôi đã từng thưởng
thức những bản hòa tấu nhạc thiên nhiên của những loài chim, mà ngày nay chúng
tôi không còn nghe tiếng hót, tiếng ca ấy nữa. Vậy, những bóng chim thân thương
ấy đi về đâu?! Và chúng tôi cảm thấy bùi ngùi thương nhớ những loài chim, những
người bạn nhỏ bé của chúng tôi, chỉ còn vang bóng một thời xa. Nếu xét cho cùng
tận, thì loài người là một loài động vật ác độc nhất trong các loài động vật.
MỘT HÌNH ẢNH ĐAU THƯƠNG MÀ LOÀI NGƯỜI ĐÃ
VÔ TÌNH ĐỂ LẠI
Nhìn hình ảnh này, máu, thịt, xương của loài vật đang đổ xuống và
đổ mãi mãi (Lò giết mổ lợn - Ảnh trên Internet)
Ai đã làm mất đi sự sống hồn nhiên của
thiên nhiên? Ai đã cướp đi sự sống của muôn loài vạn vật? Bây giờ về quê tôi,
tiếng máy cày, tiếng động cơ xe gắn máy chạy rộn rã ồn náo không còn như những
ngày xưa, trong bầu không gian yên tịnh, tiếng chim kêu thánh thót gọi sáng,
trưa, chiều. Con người đã dùng mọi cách săn bắn, lưới rập, bắt chúng để ăn
thịt, khiến cho chúng vắng bóng, mất đi. Đó là nói về những loài chim, còn
những loài cá thì sao? Quê tôi cá cũng không còn nữa, từ nơi đâu trôi dạt về một
hai con cá, thỉnh thoảng mới thấy một con cá mè, cá lòng tong bơi lội vội vàng
như e dè, sợ hãi. Chúng đã nhiều lần thoát chết một cách bất ngờ. Bởi vì con
người hiện giờ tâm quá ác độc như trên chúng tôi đã nói, dùng dòng điện chích
vào trong nước, khiến cho loài thủy tộc không còn tránh nơi đâu thoát khỏi
chết. Nếu không có lệnh nhà nước cấm, thì hôm nay xuống sông không còn có một
con cá, một con tôm. Người ta đã quá ác độc, tàn nhẫn đối với những loài thú
vật hoang dã, có nhiều loài vật đã bị tuyệt chủng. Quê tôi hiện giờ không còn
tìm thấy chim cưỡng, chim hoạch trắng, hoạch mồng, hoạch vàng, chim sáo sậu,
sáo sành, sáo đen, v.v...
Ngày xưa cách đây 40, 50 năm, lúc chúng
tôi còn bé, cá bơi lội xanh nước. Nhìn đàn cá vui đùa bơi lội trong nước, chúng
thảnh thơi bơi lội tung tăng, khiến cho lòng chúng tôi hân hoan sung sướng,
giống như chúng tôi đang bơi lội an nhàn, vui đùa. Lúc bấy giờ, cảm tưởng của
chúng tôi như đang hoà mình trong sự sống chung nhau trên một môi trường hồn
nhiên, thanh thản, an lạc của vũ trụ thiên nhiên. Không có một con vật nào ăn
hiếp con vật nào, không có một con vật lớn nào ăn thịt con vật bé nhỏ nào.
SỰ
SỐNG CỦA THIÊN NHIÊN: BIỂN, SÔNG, NÚI, ĐẤT, ĐÁ, CÂY CỎ VÀ CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT,
THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU
(Một hình ảnh yên bình của thiên nhiên châu Phi - Ảnh trên
Internet)
Tuy lúc bấy giờ chúng tôi còn bé, nhưng
tâm hồn của chúng tôi luôn hướng về sự sống chung nhau, sự sống của muôn loài,
của ngàn cây nội cỏ, sự sống của thiên nhiên, sự sống của môi trường sống, sự
sống của hành tinh địa cầu của chúng tôi.
Một hành tinh có sự sống vô vàn đẹp đẽ,
có một màu xanh tươi mát rượi như lòng đại dương, có muôn vàn vạn loài vật khác
nhau cùng sống chung nhau. Nếu mà tất cả muôn loài vật đều biết thương nhau,
đừng ăn thịt lẫn nhau thì sự sống trên hành tinh này đẹp đẽ vô cùng. Phải không
hỡi các bạn? Có một lần, chúng tôi cùng mười người bạn và ba vị Giáo sư: một
ông dạy Anh văn, một ông dạy Pháp văn và một ông dạy Việt văn rủ nhau đi săn .
Chúng tôi đi săn bằng giàn thun (súng cao su), cung, tên, ná, không có súng. Vì
lúc bấy giờ, đất nước chúng tôi đang có chiến tranh, nên người dân không có
quyền có súng, chỉ quân đội mới có súng. Một người bạn của chúng tôi bắn được
một con chim, con chim chết máu đỏ ướt cả lông, 2 Lúc bây giờ, chúng tôi chỉ là
một chú điệu ở trong chùa, chỉ biết học hành, học kinh tụng, học giới luật, học
chữ Hán và đến trường học chữ quốc ngữ. Hằng ngày tụng kinh trong bốn thời công
phu:
khuya, chiều, tối, trưa, chứ chưa hiểu
biết tu để làm gì? Và tu như thế nào? Chỉ biết cha mẹ cho đi tu là vào ở chùa.
Thầy dạy sao thì học như vậy. Tâm hồn còn trong trắng chẳng ảnh hưởng tôn giáo,
chẳng lem luốc cuộc đời cũng giống các bạn học sinh khác đồng lứa tuổi. Mãi đến
cuối năm 1969, cái chết của người cha thân yêu làm chúng tôi bừng tỉnh. Năm
1970, chúng tôi buông bỏ sạch, theo Hoà Thượng Thanh Từ tu thiền định. Đôi mắt
con chim mở tròn lóng lánh, nhìn chúng tôi như oán hờn, trách móc chúng tôi sao
quá ác độc, đã cướp đi sự sống của một con chim nhỏ bé. Và nếu còn tiếp tục trò
chơi săn bắn này, thì chúng tôi sẽ còn cướp mạng sống của nhiều con vật khác
nữa. Nhìn con chim chết trên bàn tay của người bạn học, mà chúng tôi không cầm
được nước mắt của mình, cả tâm hồn chúng tôi tê tái, một niềm thương xót tận
đáy lòng, dâng lên cổ họng, khiến cho chúng tôi nghẹn ngào, nước mắt lại rơi
nhiều hơn nữa. Nhìn con chim đã chết, mà chúng tôi cảm thấy như một người thân
của mình chết, tôi thương con chim lắm! Thương như một người mẹ thương con. Tôi
thương con chim lắm! Thương như thương thân mình. Tôi thương con chim lắm!
Thương như ai đang cắt ruột gan chúng tôi. Ngay liền lúc bấy giờ, chúng tôi ném
chiếc súng cao su vào bụi cây trong rừng. Chúng tôi đâu còn vui thú gì đi săn
nữa? Lòng dạ chúng tôi tê tái. Trò vui ấy đã chết đi trong lòng của chúng tôi
và chết đi vĩnh viễn. Suốt cuộc đời của chúng tôi, đây là lần đi săn cuối cùng.
Chúng tôi mãi mãi xa lìa những hành động thiếu đạo đức hiếu sinh này. Rồi cáo
từ trở về nhà, lấy cớ là bị nhức đầu, không thể tiếp tục trò chơi ác độc này
nữa. Từ đó, tâm hồn của chúng tôi không còn hứng thú trong trò chơi giải trí ác
độc này nữa. Nhìn cái chết của con chim, chúng tôi ưu tư và suy nghĩ về sự sống
của con người.
Tại sao con người lại quá ác độc như
vậy? Lấy sự giết hại sanh linh mà làm trò giải trí của mình. Lấy thịt chúng
sanh làm món ăn mà không thương xót chút nào? Tại sao con người biết sợ chết,
biết sợ đau, sợ khổ, mà lạ i nhẫn tâm giết hạ i và ăn thịt chúng sanh? Con
người có trí tuệ thông minh, biết đau khổ, biết ham sống, sợ chết, biết không muốn
ai làm khổ mình, biết ác, biết thiện, biết xấu, biết tốt, biết thương ghét,
biết thù hận, biết xấu hổ. Mà sao lại nhẫn tâm giết hại chúng sanh, ăn thịt
chúng sanh cho đành? Ăn thịt chúng sanh lại còn khen ngon, khen ngọt, lại còn
cho thịt chúng sanh là béo, là bổ, v.v....
Giết hại và ăn thịt chúng sanh cũng chỉ
là một thói quen ác đức, một thói quen mê lầm, một thói quen làm tan nát sự
sống chung trên hành tinh này. Một thói quen để tạo ra bao nhiêu tội lỗi, để
rồi phải tự gánh chịu bao nhiêu tai nạn, bao nhiêu bịnh tật khổ đau.
Mà các bạn có biết chăng? Vì thế, hôm
nay muôn loài vật lần lượt đã vắng bóng. Vắng bóng một cách đau buồn và thương
nhớ. Buồn đau và thương nhớ cho những ngày êm đẹp, yên lành đã qua của tuổi đời
thơ ngây của chúng tôi. Chúng tôi ao ước có một ngày nào đó, nơi đây người và
loài vật sống bên nhau thương yêu như anh em ruột trong một nhà. Nhưng làm sao
có được hỡi các bạn? Hạnh phúc của ngày xưa trong tuổi thời thơ ấu đâu còn nữa?
Những loài chim rừng và chúng tôi sống bên nhau dưới những tán cây trong khu
rừng râm mát. Chúng líu lo tiếng hót, ngày nay đâu còn nữa??? Tạ i sao con ngườ
i không tập sống thành một thói quen biết thương yêu sự sống trên hành tinh
này? Một thói quen biết thương yêu sự sống trên hành tinh này là một thói quen
tốt đẹp nhất, cao thượng nhất. Một thói quen mang đến cho muôn loài vạn vật có
một cuộc sống bình an và nhiều hạnh phúc. Còn ngược lại, giết hại và ăn thịt
lẫn nhau thì sự sống trên tinh này sẽ là một sự tàn phá, một sự phá hoại, một
sự hủy diệt hành tinh sống thân yêu của chúng ta. Mà chính con người rồi đây
phải nhận lấy những hậu quả của chính con người đã gây ra.
VÌ THIẾU LÒNG HIẾU SINH, MÀ CON
NGƯỜI PHẢI CHỊU NHIỀU QUẢ KHỔ
Đến lúc thời tiết nhân duyên hội đủ, từ trường ác của những hành
động sát hại và ăn thịt chúng sinh, phá rừng, v.v... tạo thành thảm họa dịch
bệnh, hạn hán, lũ lụt, động đất, sóng thần, v.v... Khi đó, tài sản và sinh mạng
của con người còn đâu nữa (Động đất và sóng thần kinh hoàng ở Nhật Bản ngày 11/3/2011, khiến
13 nghìn người chết và 15 nghìn người mất tích - Ảnh trên Internet)
Tóm lại, đạo đức hiếu sinh là những hành
động sống hằng ngày của con người, mà mọi người ai cũng cần phải học tập và
trau dồi, để xứng đáng làm người. Làm người mà không còn mang bản chất hung ác
của loài cầm thú thì mới thật sự làm người; làm người biết thương yêu sự sống
của muôn loài, thì mới đem lại sự an lạc và hạnh phúc cho mình, cho muôn loài
sống trên hành tinh này.
Làm người biết thương yêu và bảo vệ hành
tinh sống của chúng ta thì mớ thật sự làm người, mới xứng đáng làm người. Có
làm người như vậy mới xứng đáng là người có đạo đức hiếu sinh. Còn ngược lại là
phá hoại sự sống của nhau, làm đau khổ cho nhau. Phải không hỡi các bạn? Đạo
Đức Hiếu Sinh! Có bốn chữ rất đơn giản, nhưng hành động của nó cao thượng và
đẹp đẽ tuyệt vời. Ai là người yêu thích đạo đức hiếu sinh này? Ai là người
quyết tâm sống một đời sống với đạo đức này? Nếu ai sống được với nó thì hạnh
phúc trọn vẹn biết bao, đời sống như ở cõi Thiên Đàng. Tâm hồn trong sạch,
thanh thản, an vui, không còn có một ác pháp nào tác động được vào tâm họ,
không còn một chướng ngại nào làm vẩn đục tâm họ được. Các bạn có tin điều này
chăng? Riêng chúng tôi thầm mong ước ngày nào đó, mọi người trên hành tinh này
sẽ sống với lòng thương yêu ấy, với đạo đức ấy, để đem lại sự thanh bình, yên
ổn cho muôn loài. Và chúng tôi cũng còn thầm mơ ước có ngày nào đó, Nhà nước và
Bộ Giáo dục đưa Đạo Đức Nhân Bản vào chương trình học tập cho các em và các
cháu. Để sau này em và cháu của chúng ta biết sống thương yêu sự sống trên hành
tinh; biết sống giữ gìn và bảo vệ môi sinh; biết sống có đạo đức, biết chan hòa
tình thương mà không bao giờ làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.
***Hết***
Tâm Thuận (sưu
tầm)