| | |
|
Ảnh:Internet Đây là lần đầu tiên sự tương tác tích cực của mối quan hệ cha - con được chứng minh một cách khoa học ở những đứa bé còn rất nhỏ trong một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trường đại học Oxford vừa được đăng tải trên chuyên san Journal of Child Psychology and Psychiatry.
Bác sĩ Paul Ramchandani, trưởng nhóm nghiên cứu, giải thích: “Chúng tôi đã phát hiện những em bé được cha chăm sóc từ bé phát triển rất tốt, ít gặp những vấn đề về hành vi khi lớn lên. Ngược lại, trẻ trở nên không ngoan nếu người cha tỏ ra xa cách”. 192 gia đình sinh con ở hai bệnh viện phụ sản Anh đã được các chuyên gia trường đại học Oxford khảo sát hai lần, lần đầu khi bé được ba tháng tuổi và lần thứ hai khi bé một tuổi. Những rối loạn hành vi của trẻ sơ sinh được xếp vào ba nhóm: ngang bướng, hung dữ và dễ bị kích động.
Nghiên cứu trên cũng dẫn đến một phát hiện khác: tác động nói trên đối với các bé gái không nhiều như bé trai. Điều này - theo bác sĩ Ramchandani - cho thấy các bé trai chịu ảnh hưởng từ cha rất nhiều, ngay lúc còn bé.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu ở trường đại học Oxford thừa nhận rằng chưa rõ cơ chế của ảnh hưởng vừa kể như thế nào. Theo bác sĩ Ramchandani, có thể còn nhiều yếu tố khác tham gia vào cơ chế này khiến đứa bé có những hành vi không như mong muốn của chúng ta. Quan hệ không tốt giữa cha mẹ hoặc thiếu sự chăm sóc cũng có thể khiến đứa bé phản ứng một cách tiêu cực.
Đa số các nghiên cứu trước đây chỉ quan tâm đến vai trò người mẹ khi các bé còn rất nhỏ. Đây là một rất ít công trình nghiên cứu về ảnh hưởng người cha từ khi trẻ còn bé thơ. Một số nghiên cứu trước đây cũng đã cho thấy ảnh hưởng người cha trong quá trình phát triển của bé. Chẳng hạn như các bé được cha chăm sóc từ nhỏ sử dụng chân tay để giải quyết những vần đề cụ thể rất tốt.
Nhà tâm lý học Pháp Jean Le Camus, tác giả cuốn Comment être père aujourd’hui cũng nhận xét rằng, người cha thường khuyến khích con tự giải quyết những vấn đề cá nhân, trong khi người mẹ ngược lại - thường giúp con làm điều đó. Sự hiện diện của người cha trong hai năm đầu đời dường như cũng khiến bé hội nhập xã hội tốt hơn nhờ lòng tự tin và tính chủ động trước người lạ. Bác sĩ nhi khoa Philippe Grandsenne, tác giả cuốn Bébe dis-moi qui tu es cũng có nhận định tương tự, theo đó người cha chính là cầu nối giữa gia đình và xã hội.
Công trình nghiên cứu của các chuyên gia người Anh tuy thỏa đáng nhưng vẫn còn một câu hỏi: Thế thì con cái các bà nẹ đơn thân thì sao? Hay con cái của những chú “gà trống nuôi con” thì sao? Về điều này, các nhà khoa học chưa có câu trả lời.
T.NGHĨA (The Le Monde)
|
Nguon:
http://otohoaitam.com/otohoaitam/forum/showthread.php?t=1233&pagenumber