Những trẻ con ăn chay trường thường tăng trưởng cân đối và khỏe
mạnh hơn những trẻ con ăn thịt. Những đứa bé được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ
phù hợp với cách thức nuôi nấng tự nhiên nên cơ thể có đặc tính miễn
nhiễm đối với nhiều loại bịnh tật cũng mạnh hơn các đứa bé được nuôi
bằng sữa bò hay sữa hóa học đặc chế.
Khi đứa bé được ba tháng tuổi, nếu vì sự bất tiện nào đó mà người mẹ
không thể cho con bú được có thể thay thế bằng sữa đậu nành vì loại sữa
này tốt hơn các loại sữa đặc chế khác. Sữa bò thường gây cho đứa bé bị
tiêu chảy và một số dị ứng. Tuy nhiên sữa đậu nành được bày bán tại các
tiệm tạp hóa hay tiệm thực phẩm không phải là sữa dùng cho trẻ con mà
phải tìm mua tại các tiệm dược phẩm đàng hoàng và loại sữa phải phù hợp
với số tuổi cùng thể trạng của đứa bé.
Mức độ chất sắt trong cơ thể của đứa bé trong ba tháng đầu kể từ ngày
sinh nở thường rất cao, nên không cần cho trẻ con bồi dưỡng thêm chất
sắt ngoại trừ có sự khuyến cáo của bác sĩ. Nhiều bằng chứng cho thấy
thặng dư chất sắt trong cơ thể sẽ làm cho hệ thống miễn nhiễm bị suy yếu
nên dễ sinh ra các loại bịnh tật. Tuy nhiên khi đứa trẻ càng lớn thì
chất sắt rất cần thiết cho sự tạo thành các hồng huyết cầu. Các loại đậu
và lá của các loại rau xanh hàm chứa khá nhiều chất sắt. Ngoài ra sinh
tố C trong rau cải và trái cây tươi có khả năng kích thích sự hấp thụ
chất sắt cho cơ thể. Sữa bò tuy có nhiều chất bổ dưỡng nhưng thành phần
chất sắt rất ít. Nếu chúng ta chỉ dựa vào sữa bò và coi nó như một thứ
dinh dưõng toàn hảo mà không cần đến rau trái thì là một điều thiếu sót
vô cùng.
Nguồn calcium từ thực vật cũng rất dồi dào. Chính các loại đậu và lá
rau xanh mới là nguồn cung cấp calcium thiên nhiên và đầy đủ cho cơ thể.
Trẻ con rất cần protein cho sự tăng trưởng, nhưng không cần phải ăn
thịt động vật. Các loại ngũ cốc, rau đậu và trái cây là nguồn cung cấp
protein dồi dào. Thực ra các bậc cha mẹ thường lo lắng con mình thiếu
protein sẽ không tăng trưởng đúng mức cũng không nên quan ngại lắm. Dân
chúng tại các quốc gia đói nghèo trên thế giới bị suy dinh dưỡng vì
thiếu ăn nên không đầy đủ calories chớ không phải thiếu protein. Cơ thể
của con người nếu thiếu protein thì không được, nhưng nếu thặng dư thì
lại gây ra nhiều loại bệnh tật. Chúng ta chỉ cần ăn nhiều loại trái cây
và rau cải khác nhau thì không sợ thiếu protein và sinh tố.
Trẻ con cần nhiều chất béo hơn người lớn. Đậu nành có khả năng đáp
ứng trọn vẹn cho nhu cầu này. Tuy nhiên thặng dư chất béo lại là một
điều không tốt. Khá đông trẻ em ở Hoa Kỳ hiện nay đã bị các chứng bệnh
phì mập, bệnh tim mạch trước khi hoàn tất chương trình trung học. Trái
lại ở Nhật Bản, tỷ số trẻ em bị bệnh phì mập và bệnh tim mạch rất thấp
so với Hoa Kỳ và các nước Tây phương.
Sinh tố B12 hàm chứa rất nhiều trong thực phẩm thuộc nhóm cốc loại
(cereals) đã chế saün được bày bán đầy đủ tại các siêu thị hoặc tại các
tiệm thực phẩm. Thực ra lượng sinh tố B12 cần thiết cho cơ thể mỗi ngày
là 3 microgram. Tiêu chuẩn này có thể đạt được dễ dàng nếu được ăn chay
đầy đủ.
Trẻ con cũng cần ánh nắng mặt trời để tạo ra sinh tố D cho xương được
rắn chắc. Ở dưới lớp da của mỗi người đều có một chất gọi là tiền sinh
tố D (ergosterol). Một khi tiếp nhận được ánh nắng da sẽ chuyển hóa chất
tiền sinh tố D đó thành sinh tố D thật sự và hữu ích cho cơ thể. Điều
cần yếu là sự ăn uống có phương pháp và điều độ sẽ làm cho cơ thể luôn
luôn được khỏe mạnh và kéo dài được tuổi xuân.
Những trẻ em nào chuyên ăn các loại thịt nướng, các thức ăn chiên xào
bởi các tiệm thực phẩm bán thức ăn vội (fast food) thường là bệnh nhân
của các bệnh tim mạch và ung thư trong một tương lai rất gần. Trong khi
đó các nghiên cứu cho thấy những trẻ em ăn chay trường ban đầu phát
triển chậm hơn, nhưng sau đó tăng trưởng rất nhanh, đồng thời cũng sẽ
bắt kịp tầm vóc của một con người khỏe mạnh theo tiêu chuẩn sức khỏe.
Theo sách Food For Life của Bác sĩ Neal Barnard, năm 1980 tại Boston,
các nhà nghiên cứu đã đo lường chỉ số thông minh IQ của các trẻ em ăn
chay trường đều thấy trên mức trung bình. Chỉ số thông minh trung bình
là 116. Do đó các bậc cha mẹ khỏi phải lo lắng khi thấy con cái của mình
đã ăn chay vì lý do sức khỏe hay tín ngưỡng vì nó không ảnh hưởng gì
xấu cho sự học vấn của chúng cả. Một cuộc nghiên cứu khác cho thấy thịt
động vật không có giúp ích gì cho sự phát triển của não bộ mà chỉ có các
loại thực vật như lúa mạch, đậu nành, rong biển, củ cà rốt, giấm táo
(apple cider vinegar), mè, cam, chanh, quít, bưởi và mật ong là những
thức ăn cần thiết cho sự dinh dưỡng và tăng cường trí thông minh. Trà
cũng có rất nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có chứa chất cafein làm cho
tỉnh não và hưng phấn. Nên dùng nước trái cây hòa với trà xanh để nguội
cho trẻ em uống. Trà cũng làm tăng cường sức đề kháng của cơ thể đối với
một số bệnh tật. Trà còn có sinh tố C không sợ bị nhiệt độ phân hủy.
Trà cũng có chất sáp có khả năng tiêu diệt một số vi khuẩn, điều hòa sự
co bóp của mạch máu và là một thứ thức uống có tính kiềm cao.
Sinh tố B1 là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu của tế bào não.
Sinh tố B1 có trong lúa mạch, trái khổ qua, chỉ xại (tử thái), gạo lứt
và các lọai rau. Gần đây người ta cũng phát hiện ra rằng sinh tố C tăng
cường sự hoạt động của hệ thần kinh. Thiếu sinh tố C thì trí tuệ kém
phát triển. Sinh tố C rất dễ tìm trong các loại rau trái như cam, chanh,
quít, bưởi, bôm, lê, nho v.v...