Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
TƯ LIỆU VỀ PHẬT GIÁO TRONG CƠ CẤU TÔN GIÁO Ở TÂY NGUYÊN
Minh Thạnh
29/10/2013 07:39 (GMT+7)



 của Tiến sĩ Bùi Minh Đạo, Viện Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên, thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, xuất bản năm 2012.

Qua công trình này chúng ta sẽ thấy:

-      Phật giáo đã trở thành tôn giáo thiểu số ở Tây Nguyên, đứng hàng thứ 2, thậm chí có tỉnh, Phật giáo là tôn giáo đã là tôn giáo thiểu số đứng hàng thứ 3 (sau đạo Thiên Chúa La Mã và Tin Lành).

-      Số tín đồ Phật giáo người dân tộc thiểu số tuy có nhưng không đáng kể.

-      Phật giáo có mặt ở Tây Nguyên rất muộn màng, vào đầu thế kỷ XX, sau 2 tôn giáo đến từ phương Tây là Thiên chúa La Mã và Tin Lành.

-      Phật giáo ở Tây Nguyên chỉ giới hạn chủ yếu trong người Kinh.

-      Đạo Thiên chúa La Mã và Tin Lành có thiết chế ảnh hưởng quan trọng đến đời sống người dân tộc thiểu số, trong khi điều này không ghi nhận ở Phật giáo.

-      Vấn đề tôn giáo (tất nhiên bao gồm hiện trạng thiểu số hóa Phật giáo, đặc biệt đối với người dân tộc thiểu số) là một vấn đề chính trị xã hội quan trọng ở Tây Nguyên.

Dưới đây là một số trích đoạn trong công trình nghiên cứu đã nói ở trên:

Từ trang 76:

Cơ cấu tôn giáo

Các tôn giáo

Ở Tây Nguyên hiện có 4 tôn giáo chính là Phật giáo, Công giáo, Tin Lành và Cao Đài. Năm 2009, trong tổng số 5.115.135 người ở Tây Nguyên, có 570.274 người theo đạo Phật (8%), 800.693 người theo Công giáo (16,1%), 362.689 người theo Tin Lành (7,9%), 20.105 người theo Cao Đài (0,003%), 1.119 người theo các tôn giáo khác (0,0002%) và 3.047.714 người không theo tôn giáo nào (59,5%). Trong 4 tôn giáo, Công giáo có mặt sớm nhất, giữa thế kỷ XIX, ở các dân tộc thiểu số tại chỗ, tiếp đến là Tin Lành ở các dân tộc thiểu số tại chổ và Phật giáo ở người Kinh vào đầu thế kỷ XX và đạo Cao Đài ở người Kinh vào giữa thế kỷ XX.

Như vậy, có khoảng gần 40% dân số Tây Nguyên đang theo các tôn giáo khác nhau, đông nhất là Công giáo, tiếp đến là đạo Phật, đạo Tin Lành và đạo Cao Đài, trong đó, đáng chú ý là đạo Tin Lành với 362.689 giáo dân, chiếm gần 50% của 734.168 giáo dân Tin Lành toàn quốc.

Cơ cấu tôn giáo chia theo nhóm dân tộc

Trong 4 tôn giáo ở Tây Nguyên, đạo Cao Đài chỉ có ở dân tộc Kinh với số lượng tín đồ không đáng kể. Ba tôn giáo còn lại có ở cả dân tộc Kinh lẫn các dân tộc thiểu số theo những tỷ lệ khác nhau. Cụ thể, trong 570.274  người theo đạo Phật, có 9.594 người dân tộc thiểu số, chiếm 1,6% người theo đạo Phật, còn lại là người Kinh. Trong 800.683 người theo Công giáo, có 248.039 người dân tộc thiểu số, chiếm 31% người theo Công giáo, còn lại là người Kinh. Trong 362.689 người theo Tin Lành, có 324.135 người dân tộc thiểu số, chiếm 89,3% người theo Tin Lành, còn lại là người Kinh. Trong 20.105 người theo Cao Đài, 100% là người Kinh, không có người dận tộc thiểu số.

Như thế, trong khi tín đồ dân tộc Kinh chiếm đa số trong Công giáo, Phật giáo và Cao Đài thì tín đồ các dân tộc thiểu số, đặc biệt dân tộc thiểu số tại chỗ lại chiếm đa số trong Tin lành. Số lượng tín đồ Tin Lành chiếm 20% dân số các dân tộc thiểu số và 25% dân số các dân tộc thiểu số tại chỗ. Trong tổng số 324.135 tín đồ Tin Lành là người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, phân bố đông nhất là ở tỉnh Đắc Lắc 133.693 người, tiếp đó là Gia Lai 76.330 người, Lâm Đồng 65.592 người, Đắc Nông 37.303 người và Kon Tum 11.217 người (Xem bảng 2).

Do những lý do lịch sử và chính trị, đạo Tin Lành và tổ chức đạo Tin Lành ở các buôn làng dân tộc thiểu số tại chỗ đã và đang là vấn đề  tôn giáo phức tạp ở Tây Nguyên từ thập niên 90 của thế kỷ XIX đến nay.

Bảng 2. Số lượng tín đồ và tín đồ dân tộc thiểu số thuộc các tôn giáo Tây Nguyên năm 2009

Đơn vị: người

 

 

 

 

Đắc Lắc

Tổng số Trong đó DTTS

 

Gia Lai

Tổng số Trong đó DTTS

 

Kon Tum

Tổng số Trong đó DTTS

 

Lâm Đồng

Tổng số Trong đó DTTS

 

Đắc Nông

Tổng số Trong đó DTTS

 

Toàn vùng

Tổng số Trong đó DTTS

Tổng dân số

1768201

539680

1291882

423228

411051

224280

1171513

206526

449513

441598

5.115.135

1.535.312

TS tín đồ

449.107

177181

259175

108237

170698

94738

720247

151296

155015

50316

1.753.761

581.768

Chia ra:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công giáo

179.138

42.663

90.767

31.064

127994

78.835

313.086

82.464

89.708

13.013

800.693

248.039

Tin Lành

147.672

133.693

77.680

76.330

14.304

11.217

80.244

65.592

42.789

37.303

362.689

324.135

Phật giáo

117.952

825

86.891

843

27.913

4.686

315.000

3.240

22.518

-

570.274

9.594

Cao Đài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

20.105

0

Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.119

0

Nguồn: Hà Đình Thành. Báo cáo đề tài cấp bộ 2009, trang. 78.    DTTS = dân tộc thiểu số

Tin lành Tây Nguyên có nguồn gốc từ Mỹ và phát triển nhanh ở Tây Nguyên từ sau năm 1954. Tín đồ Tin Lành tăng dần từ 30.000 người năm 1975 lên 40.000 người năm 1990, 220.000 người năm 2000, 300.000 người năm 2005 và 362.689 người năm 2009, bao gồm nhiều hệ phái khác nhau như Cơ đốc Phục lâm, Ngũ tuần, Cơ đốc truyền giáo, Bắp tít, liên hữu cơ đốc, Chứng nhân Giê hô va, Trưởng lão, Mennonite,… đặc biệt là Tin Lành Đề Gar. Trong tổng số 2.489 buôn làng dân tộc thiểu số Tây Nguyên, khoảng 1.450 buôn làng có người theo đạo Tin Lành, chiếm hơn 50% tổng số buôn làng. Trừ những buôn làng số lượng người theo đạo ít hoặc xen kẻ vừa theo Tin Lành, vừa theo Công giáo, số buôn làng có đông người theo đạo Tin Lành vào khoảng 800 (chiếm 32% tổng số buôn làng). Vào thập niên 80 của thế kỷ XX, tín đồ Tin Lành chỉ tập trung tại một số dân tộc có dân số đông như Ê Đê, Gia Rai, Cơ Ho, nay có mặt ở hầu hết các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên và đang lan rộng ra các dân tộc tại chỗ vùng Trường Sơn và miền núi các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ giáp Tây Nguyên. Tin Lành Đề Gar, hệ phái gắn với tổ chức FULRO có trụ sở tại Mỹ, đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh chính trị và an ninh quốc phòng vùng Tây Nguyên. Có lẽ ít nơi nào như Tây Nguyên, tồn tại không ít hộ gia đình có 3 thứ tín ngưỡng khác nhau. Người già (thế hệ ông, bà) thì tín ngưỡng đa thần truyền thống; lớp trung niên (bậc cha, mẹ) thì theo đạo Thiên Chúa; lớp thanh niên, thiếu niên (con, cháu) thì theo đạo Tin Lành. Sự phân hóa về tín ngưỡng diễn ra trong một thời gian ngắn đã gây ra sự xung đột không chỉ trong mỗi gia đình mà tỏa ra cả cộng đồng xã hội buôn làng. Theo tài liệu của Ban chỉ đạo Tây Nguyên, đến giữa năm 2009, các tổ chức FULRO lưu vong ở Mỹ tiếp tục tuyên truyền, kích động chống phá ta ở Tây Nguyên. Chúng liên kết với một số tổ chức phản động người Việt biểu tình ở bên ngoài gây thanh thế, kích động đấu tranh đòi nhân quyền, ráo riết chỉ đạo số bên trong bí mật hoạt động phục hồi tổ chức, xây dựng lực lượng “Tin lành Đề Gar”, xoáy vào vấn đề đất đai, nghèo đói, tự tôn giáo, xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để kích động bạo loạn. Số bên trong bị đấu tranh bóc gỡ mạnh, giảm sút về lực lượng nhưng vẫn ngoan cố hoạt động. Nhiều đối tượng hết hạn tù, dù được giám sát, giáo dục, vẫn tiếp tục liên lạc với FULRO lưu vong xin chủ trương, kinh phí hoạt động, tuyên truyền lôi kéo quần chúng, trọng điểm là ở Gia Lai và Đắc Lắc. Sáu tháng đầu năm 2009, phát hiện  “Tin lành Đề Gar” nhen nhóm ở 38 xã, 13 huyện; trọng điểm là: Ia Grai, Chư Pah, Phú  Thiện, Ia Pa, Krong Pa (tỉnh Gia Lai), Ea H’ Leo (tỉnh Đắc Lắc). Hầu hết số tham gia “Tin lành Đề Gar” là thân nhân của FULRO lưu vong, hình thức chủ yếu lén lút, nhỏ lẻ, có sự chỉ đạo từ bên ngoài. Đáng chú ý là ở một số địa bàn, số đối tượng “Tin lành Đề Gar” tái hoạt động có chiều hướng tăng, như huyện Chư Sê (Gia Lai) tỷ lệ tái hoạt động khoảng 20%, huyện Krong Pa (Gia Lai) 18,5%; một số huyện ở Đắc Lắc, những tháng đầu năm 2009 tỷ lệ tái hoạt động 32%. Số có thái độ ngoan cố còn trên 2.800 đối tượng. Trong năm 2008, phát hiện FULRO và “Tin lành Đề Gar” chỉ đạo 7 đợt biểu tình bạo loạn với nội dung đòi thả người dân tộc thiểu số bị bắt, đòi tự do tôn giáo và đòi Tây Nguyên tự trị, trọng điểm là ở hai tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc.”

Từ trang 147: “Ở các buôn làng dân tộc thiểu số tại chỗ theo Công giáo và Tin Lành, xuất hiện và có vai trò quan trọng các thiết chế tổ chức xã hội của tôn giáo. Như đã trình bày, ở Tây Nguyên có 4 tôn giáo mới, nhưng ở các dân tộc thiểu số tại chỗ chỉ có giáo dân Công giáo và Tin Lành. Đến đầu năm 2009, ở các buôn làng dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên có 248.039 tín đồ Công giáo (chiếm 31% tổng số tín đồ công giáo Tây Nguyên và 18% dân số các dân tộc thiểu số tại chỗ), 324.135 tín đồ Tin Lành (chiếm 89,4% tín đồ Tin Lành Tây Nguyên và 23,8% dân số các dân tộc thiểu số tại chỗ), tổng số tín đồ Công giáo và Tin Lành dân tộc thiểu số tại chỗ là 572.174 người, chiếm 42% tổng dân số dân tộc thiểu số tại chỗ. Tài liệu của Đỗ Quang Hưng cho biết, đến năm 2005, có 1.447 thôn làng dân tộc thiểu số có giáo dân Tin Lành.

Ở các buôn làng theo Công giáo, mỗi buôn làng biên chế thành một họ đạo, trực thuộc giáo xứ hoặc nhà thờ trên địa bàn, do một Ban chức việc phụ trách, gồm Ông cau phụ trách chung và một Ông phó cau giúp việc. Dưới họ đạo là các khu đạo, bao gồm một nhóm gia đình tín đồ, do các ông biện phụ trách. Tùy theo quy mô nhỏ hay lớn mà mỗi buôn làng có một đến hai người chú giáo phu làm nhiệm vụ truyền đạo và củng cố đức tin, giáo lý cho giáo dân. Ngoài ra, giáo dân trong mỗi buôn làng được tổ chức thành các giáo đoàn như giáo đoàn thanh niên, giáo đoàn phụ nữ, giáo đoàn người già và giáo đoàn thiếu niên, mỗi giáo đoàn  do một trưởng giáo đoàn phụ trách. Mỗi giáo đoàn có lịch sinh hoạt riêng trong tuần tại nhà thờ. Tổ chức xã hội Công giáo tuy danh nghĩa hoạt động nhằm mục tiêu thuần túy là duy trì đời sống tôn giáo, nhưng trong thực tế có ảnh hưởng qua lại đến đời sống kinh tế - xã hội và hoạt động của các đoàn thể chính trị ở từng buôn làng.

Thực tế ở buôn Kon Ko Pách cho thấy, do nội dung sinh hoạt của các giáo đoàn Công giáo phù hợp và đi vào cuộc sống hơn nên thu hút giáo dân hơn và vô hình chung đã làm cho hoạt động của các đoàn thể chính trị bị xem nhẹ, giảm sút và hoạt động kém hiệu quả hơn so với ở các buôn làng không theo Công giáo.

Ở các buôn làng theo Tin Lành, sau Chỉ thị 01/2005 của Chính phủ, mỗi buôn làng theo Tin Lành biên chế thành một điểm nhóm Tin Lành, do một Ban trị sự đứng đầu, thành phần bao gồm quản nhiệm điểm nhóm (do một mục sư hay một truyền đạo viên phụ trách), thư ký và thủ quỹ. Giúp việc cho Ban Trị sự là Ban chấp sự do đại hội các tín đồ bầu ra. Cùng với đó, tại mỗi buôn làng, giáo dân được tổ chức thành bốn giáo đoàn thanh niên, phụ nữ, người già và giáo đoàn thiếu niên, mỗi giáo đoàn do một trưởng giáo đoàn đứng đầu. Mỗi giáo đoàn có lịch sinh hoạt riêng trong tuần tại nhà sinh hoạt điểm nhóm. Trong 8 thôn làng khảo sát, có hai buôn làng theo đạo Tin Lành là buôn Kao, xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột và buôn Plei Sing, xã Ia Piar, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Giống như bên Công giáo, nhưng có phần đậm nét và phức tạp hơn, tổ chức xã hội của Tin Lành tuy danh nghĩa hoạt động nhằm duy trì đời sống tôn giáo, nhưng trong thực tế có ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động của các tổ chức đoàn thể ”.

Từ trang 162: “Thành phần tôn giáo ở các thôn làng xen cư dân tộc thiểu số tại chỗ - dân tộc mới đến nhìn chung phức tạp hơn so với các loại hình thôn làng khác. Nhiều khi trong một thôn làng tồn tại nhiều tôn giáo khác nhau. Chẳng hạn, tại buôn Kao tồn tại đồng thời ba tôn giáo là Tin Lành của người Ê Đê, Công giáo của người Kinh và Phật giáo của người Kinh; tại buôn Ma Am tồn tại đồng thời ba tôn giáo, Tin Lành và Công giáo ở người Chu Ru, đạo Phật ở người Kinh. Ở bộ phận dân tộc tại chỗ theo tôn giáo mới của các thôn làng này, tồn tại hệ thống tổ chức tôn giáo bao gồm: ban chức việc, ông biện, trưởng các giáo đoàn (Công giáo) hay ban quản nhiệm, ban chấp sự, trưởng các giáo đoàn (Tin Lành)”.

Từ trang 204: “Ở Tây Nguyên hiện có trên 30% dân số theo 4 tôn giáo chính, đông nhất là Công giáo, tiếp theo là Phật giáo, Tin Lành và Cao Đài. Tỷ lệ giáo dân dân tộc thiểu số trong tổng số giáo dân các tôn giáo là khác nhau: 1,6% trong đạo Phật, 31% trong đạo Công giáo, 89,3% trong đạo Tin Lành và 0% trong đạo Cao Đài, cho thấy, trong khi tín đồ dân tộc Kinh chiếm đa số trong Công giáo, Phật giáo và Cao Đài thì tín đồ các dân tộc thiểu số lại chiếm đa số trong Tin Lành. Số lượng tín đồ Tin Lành chiếm khoảng 20% tổng dân số các dân tộc thiểu số và 25% tổng dân số các dân tộc thiểu số tại chỗ. Tính phức tạp của tôn giáo Tây Nguyên với sự hiện diện của hệ phái “Tin lành Đề Gar” ở các dân tộc thiểu số tại chỗ đang là thách thức đặt ra, ảnh hưởng đến phát triển bền vững Tây Nguyên.

Do những nguyên nhân lịch sử và xã hội, Tin Lành Tây Nguyên đã và đang diễn biến phức tạp, với sự tồn tại của bộ phận “Tin lành Đề Gar” mà bản chất là phản động, lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo để âm mưu chống phá cách mạng, chia rẽ đoàn kết dân tộc. Hoạt động của hệ thống thiết chế tổ chức Tin Lành gồm Ban Trị sự, Ban chấp sự, trưởng các giáo đoàn cùng với sinh hoạt của các giáo đoàn thanh niên, phụ nữ, người già và thiếu niên đã tác động đến hoạt động của tổ chức xã hội mới, vô hình chung dẫn đến tình trạng hai chính quyền ở các thôn làng theo Tin Lành. Ở một số buôn làng dân tộc thiểu số tình trạng sinh hoạt của các giáo đoàn thu hút và lôi cuốn người dân nhiều hơn so với sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể chính trị, từ đó, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội mới.

Những mặt trái trong mối quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên đã ít nhiều tác động tiêu cực đến sự ổn định và phát triển của vùng đất Tây Nguyên như làm suy giảm lòng tin của người dân tại chỗ với Đảng, ảnh hưởng tiêu cực đến khối đoàn kết dân tộc vốn tốt đẹp do Đảng ta dày công xây dựng trong hai cuộc kháng chiến, gây tâm lý bất an, thụ động trong xây dựng cuộc sống mới của người dân, là một trong những nguyên cớ hình thành hệ phái “Tin lành Đề Gar” phản động, cũng là một trong những nguyên cớ để các thế lực phản động trong và ngoài nước lợi dụng kích động người dân tham gia biểu tình bạo loạn, gây căng thẳng về an ninh chính trị ở Tây Nguyên. Vấn đề đặt ra là cần có những chính sách hợp lý và khả thi nhằm giải quyết ổn thỏa các mâu thuẫn bức xúc và thiết yếu về đất đai, về tôn giáo, về không gian sinh tồn buôn làng, về nghèo đói và về phân hóa giàu nghèo cho các dân tộc thiểu số tại chỗ.

Quan hệ dân tộc, tôn giáo và an ninh chính trị ở các dân tộc thiểu số cho thấy, hơn ở đâu trong đất nước, ở Tây Nguyên vấn đề dân tộc và tôn giáo đã và đang quyện vào nhau, cùng tác động bất lợi đến phát triển bền vững kinh tế - xã hội và an ninh chính trị vùng và quốc gia.”

Các tin đã đăng:
Về đầu trang