Những
tinh thần Phật giáo nổi bật như luật nhân quả, lòng thương yêu, bao
dung (từ, bi, hỷ, xả), ngũ giới, thập thiện, lục hòa… cần được phổ biến
rộng rãi trong giới trẻ. Từ đó hướng tới xây dựng một hình ảnh thanh
niên sống có lý tưởng sống cao đẹp, biết thương yêu, lắng nghe, bao
dung, chia sẻ.
Tham gia hội trại do Phật giáo tổ chức để tiếp nhận
những năng lượng lành, góp phần chuyển hóa những hạt giống bạo động -
Ảnh: B.T
Những mô hình tu tập cho người trẻ như khóa tu mùa hè, khóa tu sinh
viên, hội trại Tuổi trẻ Phật giáo, câu lạc bộ Thanh niên Phật tử, gia
đình Phật tử cần được nhân rộng. Hình thức thuyết giảng trong các trại
giam cũng là một hình thức rất hữu ích trong việc nối lại vòng tay
thương yêu với những người đã từng lầm lỡ.
Bài vở tham gia diễn đàn "Thao thức với bạo lực" vui lòng gửi về địa chỉ email: bandocgiacngo@gmail.com. Những bài được chọn đăng sẽ được tặng một món quà ý nghĩa từ Giác Ngộ. Xin trân trọng chào đón những chia sẻ của quý bạn đọc!
Giác Ngộ Online |
Từ đó, nên áp dụng để xây dựng mô hình thuyết giảng về các tinh thần đạo Phật trong các trường học.
Cần có những hình thức khuyến khích người trẻ đến chùa học Phật. Bên
cạnh đó, những mô hình khóa tu dành cho sinh viên cần được chú trọng xây
dựng để đem lại hiệu quả thiết thực nhất, gắn liền với đời sống giới
trẻ để thể hiện rõ tinh thần “Phật Pháp bất li thế gian”. Nguyễn Phong
Giúp người trẻ nhận diện đường đi
Khi bạo lực không chỉ có trong các trò chơi độc hại như game online
mà ngoài đời “đụng đâu đánh đó” trong ứng xử giữa người với người đã góp
phần hình thành thói quen bạo lực trong người trẻ.
Làm sao tránh khỏi việc tiêm nhiễm hành động bạo lực khi mà ai cũng
hình thành trong tư tưởng việc đánh nhau và phòng vệ. Làm sao không ảnh
hưởng khi mà báo chí ngày nào cũng có thông tin đánh bom khủng bố, sát
hại lẫn nhau…?
Và giữa lúc thế giới đang phải đau đầu với bạo lực do những phần tử
cực đoan gây ra và Việt Nam thì loay hoay với bạo lực học đường, băng
nhóm tội phạm nhí… thì việc phụ huynh cho con lên chùa học Phật pháp,
nghe giảng về đạo làm người trong đó có hiếu đạo trở thành “pháp môn”
cứu cánh.
Thật vậy, mùa hè với việc nở rộ các khóa tu, trại hè do nhà chùa tổ
chức đã minh chứng cho điều đó. Hiện tượng này bắt nguồn từ nhu cầu thực
tế và cũng là lòng từ bi của nhà chùa muốn mở ra một con đường giúp
người trẻ. Nhiều phụ huynh và người trẻ đã chọn đến chùa vào dịp hè như
một “học kỳ” bổ ích, và thực sự sau những chuyến tập tu, gắn với mái
chùa và giáo lý Phật họ đã gắn bó lâu dài và tìm được “chiếc phao” cứu
mình…
Hàn Ni |
Tổ CTBĐ tổng hợp