1.500 đại biểu tăng ni,
3.000 hoằng pháp viên đến từ khắp các tỉnh thành trên cả nước, 5 ngày hội thảo
sôi nổi, với nhiều tham luận chứa đựng nhiều nội dung giá trị, các hoạt động
chiêm bái xá lợi Phật, các hoạt động thăm viếng chùa chiền, hoạt động hiến máu
nhân đạo, hoạt động từ thiện trao tặng nhà tình nghĩa…
Đặc biệt lễ khai mạc
hoành tráng tại sân vận động tỉnh Kiên Giang với hơn 20.000 Phật tử tham dự, lễ
cung nghinh với xe hoa rực rỡ, hội hoa đăng lung linh văn nghệ nhiều màu vẻ đã
tạo nên một luồng gió mới trong hoạt động hoằng pháp tại Việt Nam.
Hội thảo hoằng pháp
không phải chỉ là sự kiện thúc đẩy hoạt động hoằng pháp, mà tự thân hội thảo với
những chuỗi sự kiện vệ tinh đã là những hoạt động hoằng pháp ý nghĩa và hiệu quả.
Hội thảo hoằng pháp là
sự kiện hoằng pháp kết hợp nhuần nhuyễn giữa hoằng pháp trí tuệ và hoằng pháp
xúc cảm.
Lễ khai mạc tôn nghiêm,
trang trọng, sáng ngời tinh thần truyền bá chính pháp, làm xúc động hơn 20.000
tăng ni Phật tử có mặt tại sân vận động Kiên Giang và hàng chục triệu tăng ni
Phật tử theo dõi chương trình khai mạc phát trên sóng Đài Truyền hình Kiên
Giang qua hệ thống truyền hình vệ tinh truyền từ vệ tinh vinasat-1 làm xúc động tất cả những người
con Phật, là một bài pháp sống động tinh thần kính ngưỡng Đức Phật Như Lai, thừa
tiếp tinh thần hoằng pháp độ sinh từ Đức Phật, tinh thần hộ pháp an dân từ chư
liệt vị tổ sư Việt Nam.
Chương trình hội thảo
hoằng pháp kéo dài nhiều ngày, chương trình tập huấn hoằng pháp viên đã hoạt động
hoằng pháp bằng trí tuệ, góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức kỹ năng hoằng
pháp của tăng ni Phật tử.
Hội thảo hoằng pháp là
bệ phóng mới đối với Phật sự hoằng pháp, đưa hoạt động hoằng pháp lên một tầm
cao mới. Chắc chắn, Phật sự hoằng pháp sau một hội thảo hoằng pháp như vậy sẽ
có những chuyển biến mạnh mẽ, tích cực.
Dư âm thành công của Hội
thảo Hoằng pháp tại Kiên Giang năm 2010 chưa qua đi, thì hội thảo Hoằng pháp
năm 2011 đã được chuẩn bị tích cực.
Hoằng pháp liên tục hoằng
pháp: hình thức hội thảo hoằng pháp đã làm bừng sáng ngọn đuốc hoằng dương
chánh pháp tại Việt Nam, thể hiện tư duy sáng tạo, năng động, nhiệt huyết, tinh
thần phấn đấu không mệt mỏi của chư tôn đức lãnh đạo ban Hoằng pháp nói riêng
cũng như toàn thể Giáo hội, toàn thể tăng ni Phật tử Việt Nam.
So với Hội thảo Hoằng
pháp năm 2010 tại Kiên Giang, hội thảo hoằng pháp năm 2011 tại Bình Dương sẽ có
nhiều bước tiến quan trọng, thể hiện cố gắng lớn của Ban Hoằng pháp, sao cho Hội
thảo sau luôn luôn có bước phát triển so với Hội thảo trước.
Hội thảo Hoằng pháp
Bình Dương năm 2011 sẽ là sự nối tiếp thành công của Hội thảo Hoằng pháp Kiên
Giang năm 2010, một Phật sự toàn quốc, đồng thời có bước nâng cao mới, đưa hội
thảo tiến lên tầm vóc quốc tế, với việc mời đoàn ngoại giao tại TPHCM tham dự.
Diện mạo Hội thảo Hoằng
pháp Bình Dương năm 2011 sẽ là diện mạo Phật giáo Việt Nam đối với thế giới.
Thành công của Hội thảo không những có ý nghĩa đối với người dân trong nước, mà
sẽ thể hiện với bạn bè năm châu sự phát triển của Phật giáo Việt Nam hiện đại. Số
tăng ni Phật tử tham dự lễ khai mạc Hội thảo dự kiến lúc 19g tối ngày 10/3/2011
tại sân vận động tỉnh Bình Dương sẽ gấp đôi lễ khai mạc Hội thảo Hoằng pháp năm
vừa rồi tại Kiên Giang, và phấn đấu có thể đạt con số đến 50.000 người, là số
lượng tăng ni Phật tử tham dự một cuộc lễ Phật giáo tập trung vào tầm cỡ đông đảo
nhất.
Tổ chức tại tỉnh Bình
Dương, một tình lân cận TPHCM, nằm ở khu vực trung tâm miền Đông Nam Bộ đông
đúc dân cư, khi việc thực hiện trực tiếp truyền hình như đối với Hội thảo Hoằng
pháp năm 2011 tại Kiên Giang, thì số lượng người theo dõi chương trình lễ khai
mạc, được phát sóng trên mặt đất và qua vệ tinh cũng tăng lên nhiều lần.
Tỉnh Bình Dương có vị
trí thuận lợi, giao thông thuận tiện với các tỉnh miền Đông, miền Tây và TPHCM,
nên nếu thực hiện công tác thông tin cổ động, thì số người dự các hoạt động có
tính chất quần chúng rộng rãi của hội thảo cũng sẽ đông đảo hơn nhiều lần so với
Hội thảo tại Kiên Giang.
Hội thảo cũng gồm 2 hoạt
động chính, là hội thảo hoằng pháp và tập huấn Hoằng pháp, nhưng các sự kiện vệ
tinh được bổ sung thêm nhiều, làm phong phú hoạt động hội thảo. Chẳng hạn, triển
lãm nghệ thuật Phật giáo, hội trại gia đình Phật tử, văn nghệ gia đình Phật tử,
đi bộ diễu hành chủ đề Phật giáo với môi trường.
So với Hội thảo Hoằng
pháp năm 2010 ở Kiên Giang, tính đại chúng của Hội thảo Hoằng pháp năm 2011 tại
Bình Dương gia tăng hơn rất nhiều, nâng Hội thảo Hoằng pháp Bình Dương năm 2011
lên tầm một ngày hội Hoằng pháp từng bừng sống động.
Chúng ta tin tưởng vào
thành công của Hội thảo Hoằng pháp năm nay tại Bình Dương, tin tưởng vào khả
năng, nỗ lực trong công việc tổ chức của Ban Hoằng pháp Trung ương, Ban Trị sự
Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Bình Dương.
Để góp phần vào thành
công Hội thảo, chúng tôi xin có một số đề xuất như sau, kính đệ lên Ban tổ chức:
1)
Vì Bình Dương là một tỉnh lân cận với
TPHCM, có thể xem thị xã Thủ Dầu Một là một thị xã vệ tinh TPHCM, vì vậy, nên
hướng đối tượng tham dự hội thảo vào cả quần chúng Phật tử TPHCM. Đề xuất tổ chức
hoạt động truyền thông sự kiện và sự kiện tiền sự kiện ở TPHCM để cổ động, quảng
bá hội thảo, nâng cao số Phật tử trẻ tham gia, bằng các biện pháp: Xin phép
căng băng rôn quảng bá Hội thảo, đặc biệt nhấn mạnh đến lễ khai mạc với chương
trình văn nghệ Phật giáo. Căng được càng nhiều băng rôn, trước ngày khai mạc hội
thảo một tuần là hay nhất.
2)
Thông báo về Hội thảo, đặc biệt là lễ
khai mạc với chương trình văn nghệ quy mô trên trang quảng cáo các tờ báo lớn,
trên sóng phát thanh truyền hình 3 ngày trước lễ khai mạc.
3)
Tổ chức một ít xe hoa cổ động lễ khai mạc
Hội thảo chạy theo tuyến đường chính TPHCM - Bình Dương - Các tuyến đường chính
ở Bình Dương từ 3-5 đến trước đêm khai mạc.
4)
Các chùa ở các đường phố chính ở TPHCM dựng
bảng thông tin về chương trình Hội thảo Hoằng pháp, cổ động quần chúng Phật tử
đến dự lễ khai mạc.
MT