Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Đề xuất một giải pháp hạn chế phá thai và giết bé sơ sinh
Minh Thạnh
22/01/2011 20:20 (GMT+7)

 mà tác giả dùng từ “thảm sát”, với những dẫn chứng số liệu cụ thể.

Xin cảm ơn tác giả đã dày công sưu tầm thông tin, để cho chúng ta biết khá chi tiết về sự thật kinh khiếp trên.

Đọc bài báo xong, mỗi khi ngắm nhìn những em bé bụ bẫm dễ thương, được bế bồng trong vòng tay cha mẹ, ông bà, tôi lại chạnh lòng nghĩ đến những em bé, chắc chắn là cũng hết sức dễ thương, không được thấy ánh sáng mặt trời hoặc bị bỏ cho chết một cách tàn nhẫn.

Ngày xuân, nói những chuyện như thế là điều không hay, và nhắc lại cũng bằng thừa, nên bài viết này nhằm vào mục tiêu tìm sinh lộ cho những cháu bé bất hạnh kia, dù là đã ra đời hay còn nằm trong bụng mẹ. Đó là hướng tới sinh khí, một đặc tính của mùa xuân.

Thực ra, chắc chắn có nhiều bà mẹ, khi mang thai ngoài ý muốn, đều không muốn giết con mình, bằng một hình thức tàn nhẫn nào đó, như phá thai, bỏ đói cho chết, vứt đi ở một nơi nào đó…

Nếu không muốn nhận con thì cũng không ai muốn giết con mình, là máu mủ ruột thịt.

Nhưng tại sao vấn đề giết bé sơ sinh và còn trong bụng mẹ cứ tiếp tục diễn ra. Đó là do những yếu tố xã hội: Sự bối rối trước việc không có chồng mà lại có con, gia đình phản đối, một thân một mình không biết đâu để nương tựa sinh nở khi tác giả đứa bé phủi tay, hoặc hối thúc việc phá thai…

Vậy, phải làm cách nào đó cho bà mẹ có chỗ nương tựa ẩn lánh để sinh nở, khi đứa bé trong bụng đã lớn.

Phật giáo có thể làm công việc: “Dù xây chính bậc phù đồ/Không bằng làm phúc cứu cho một người” đó.

Bằng cách, những ngôi chùa ni ở vùng xa xôi hẻo lánh có thể đón những bà mẹ có thai ngoài ý muốn, ẩn lánh về chùa để tránh dư luận xã hội bất lợi, được sự chăm sóc của quý ni, chờ ngày khai hoa nở nhụy, và được đưa đi sinh nở mẹ tròn con vuông.

Đây chính là chìa khóa của vấn đề. Sẽ có nhiều bà mẹ sẽ không phá thai, không giết hại bé sơ sinh, nếu họ có chỗ nương tựa để không đối diện với búa rìu xã hội và sự khắc nghiệt của gia đình.

Tìm được một chỗ ẩn lánh đã khó, dù có tiền. Nhưng còn vấn đề người chăm sóc, giúp đỡ? Trong khi đó, tiền bạc chỉ có ở một thiểu số. Còn nếu không có, thì đành chịu, đành phải phá thai, giết bé.

Sau khi đứa bé ra đời, được nuôi dưỡng một thời gian, cũng trong vòng tay bà mẹ và chư ni, nếu gì một lý do nào đó, mà người mẹ không muốn nuôi con, thì có thể nhờ nhà chùa chuyển cho các cô nhi viện. Tuy nhiên, hồ sơ về đứa bé trong quan hệ với người mẹ phải được lập và lưu giữ kỹ lưỡng, để sau này khi khôn lớn, đứa bé có thể tìm lại cha mẹ đẻ, hoặc ngược lại.

Nuôi dưỡng trường hợp những bà mẹ đang có thai và cần hỗ trợ trong việc sinh nở như thế thật không phải là điều dễ dàng. Nhưng một chùa ni cưu mang một vài trường hợp cũng không phải là gánh nặng nan giải.

Công việc nên được báo cáo rõ ràng với chính quyền địa phương để công khai hóa và tìm sự giúp đỡ của các cơ quan từ thiện nhân đạo liên hệ như Hội Phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ…

Việc cưu mang những bà mẹ bất hạnh cũng nên được thông báo để người cần giúp đỡ biết để tìm đến, nhằm tìm cách cứu những cháu bé bất hạnh với khả năng cao nhất, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của các mạnh thường quân, hằng tâm, hằng sản.

Việc mỗi chùa ni cưu mang một vài trường hợp bất hạnh để cứu cháu bé không bị giết chết là điều không khó khăn. Phật giáo Việt Nam chúng ta có thể bắt đầu hạnh nguyện cứu các cháu sơ sinh ngay từ bây giờ.

MT

Các tin đã đăng:
Về đầu trang