Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Thử tìm một phương thức thu hút thanh niên đến với đạo Phật
Minh Thạnh
10/01/2011 06:18 (GMT+7)


Trong khi chiếm đa số trong các tín đồ tham dự các khóa lễ Phật giáo là nữ giới và phần lớn là người cao tuổi, thì người tham gia các đêm thánh nhạc phần lớn ở lứa tuổi thanh niên và trung niên, nam giới và nữ giới cân bằng.

Vậy, để ngăn chận làn sóng cải đạo tín đồ Phật giáo, cần tập trung nhắm vào đối tượng thanh niên, chỉ theo đạo Phật như là truyền thống, tập quán gia đình, hầu như không hiểu biết về giáo lý mỗi năm đến chùa lễ Phật một vài lần, mỗi lần khoảng mươi, mười lăm phút.

Giải pháp đưa âm nhạc vào chùa, âm nhạc hóa nghi lễ Phật giáo cũng là một ý kiến và cũng đã được một vài chùa thử nghiệm.

Tuy nhiên, phải thấy rằng âm nhạc kiểu phương Tây hiện đại không phải là sở trường của Phật giáo, chỉ có thể thực hiện ở phạm vi hẹp, cá biệt, không thể phổ biến trên diện rộng.

Không thể lấy cái sở đoản của mình để “cạnh tranh” với cái sở trường của người.

Trong khi đó, hình thức sinh hoạt kiểu hướng đạo theo khuôn khổ Gia đình Phật tử không còn sức thu hút như trước.

Phật giáo cũng không thể tổ chức những khóa lễ có tính chất cuồng nhiệt như một đêm nhạc hội, mà ở đó các tín đồ trẻ phấn khích, hưng cảm, như những fan bóng đá, trong sân vận động hay những thanh niên đê mê chất kích thích trong vũ trường.

Ở Phật giáo lại là sự đối lập, trái ngược với những hiện tượng đó.

Vậy, làm sao để thu hút thanh niên đến với đạo Phật, giữ chân thanh niên, tìm một hình thức sinh hoạt trong đạo Phật phù hợp với thanh niên.

Đây quả là một bài toán khó, mà người Phật tử cần phải nỗ lực đi tìm lời giải.

Dưới đây là một lời giải đề nghị.

Phật giáo chúng ta nên tìm một hướng giải quyết phù hợp với lợi thế của đạo Phật, dựa trên thế mạnh của Phật giáo, khai thác cái mà Phật giáo sở trường.

Sự tĩnh lặng của thiền định, sự trầm mặc của những buổi tụng kinh… không phù hợp với bản tính hiếu động của thanh thiếu niên, đặc biệt là thanh thiếu niên nam giới.

Cá biệt một số em trai, cháu trai có thể ngồi thiền, nhưng thiền không thể thu hút tuyệt đại đa số thanh niên nam giới như âm nhạc…

Nhưng vấn đề không bế tắc. Phật giáo vẫn có một số sinh hoạt phù hợp với bản chất động của thanh thiếu niên, đặc biệt là nam giới.

Đi lễ nhiều chùa trong Phật giáo là hình thức phù hợp với bản chất thích di chuyển của thanh thiếu niên.

Các tôn giáo xuất phát từ phương Tây không có phương thức đi lễ ở một chuỗi các cơ sở thờ tự như cách đi bảy chùa, chín chùa, mười chùa trong các ngày lễ tết, thậm chí trong ngày thường, như Phật giáo chúng ta.

Các tôn giáo khác không chỉ làm lễ trong một đơn vị thời gian khoảng 30 – 45 phút tại một địa điểm cố định đối với tín đồ. Có tôn giáo có khái niệm hành hương, nhưng chỉ là đi đến hành lễ tại một địa điểm khác với đơn vị tôn giáo cơ sở, mà họ coi là thiêng liêng hơn.

Phật giáo có từ “cảnh chùa” hay “kiểng chùa” để gọi cơ sở thờ tự của mình. Xin nhấn mạnh, đây là từ, là đơn vị cố định, không phải là cụm từ, theo cấu trúc tổ hợp lỏng lẻo.

Vì vậy, hành hương trong Phật giáo là đến thưởng thức những cảnh chùa đó, sau khi lễ Phật.

Thời gian hành lễ là ngắn (mười lăm phút – nửa giờ/chùa) và số lượng cơ sở thờ tự đến làm lễ là cao (5, 7, 10 hay thậm chí 12 chùa).

Như thế thì phải di chuyển, hưởng thụ sự di chuyển và cảnh trí thiên nhiên, cũng như kiến trúc cơ sở tôn giáo, điều mà các tôn giáo đến từ Âu Mỹ không hề có.

Đây chính là thế mạnh, là điểm hơn của Phật giáo so với các tôn giáo khác trong mục tiêu quy tụ và giữ chân thanh niên trong sinh hoạt của đạo Phật.

Phật giáo chúng ta không có những buổi lễ là những buổi ca nhạc phấn khích, kéo dài vài ba giờ, nhưng sẽ có những chuỗi các buổi lễ 10 – 15 phút, những thời pháp ngắn cũng 10 – 15 phút kéo dài trên một lộ trình qua 5, 7, 9, 10 hay 12 ngôi chùa/ngày.

Các em, các cháu trai chắc chắn sẽ vui thích với sinh hoạt Phật giáo này, mà chúng có thể đi trên xe bus, xe mini bus, xe gắn máy, hay cũng có thể là một đoàn ô tô con, tùy điều kiện tổ chức.

Chúng tôi đề xuất công thức tổ chức sinh hoạt Phật giáo dành cho giới trẻ này như sau:

- Đối tượng: tập trung vào đối tượng đồng trang lứa (chỉ thanh thiếu niên), không nên đi xen lẫn với người lớn tuổi.

- Thời gian: Có thể 1 hay nhiều ngày, tập trung vào hè, ngày nghỉ, ngày lễ.

- Có thiết kế chi tiết lộ trình, tiết mục, phân phối thời gian.

- Có phẩm vật cúng dường (hương đăng, hoa trái, tịnh tài), mang tính chất sinh hoạt tôn giáo và có phẩm vật làm từ thiện (nếu có khả năng).

- Trên xe bus có chiếu đĩa hình, phát dĩa âm thanh, ca nhạc Phật giáo (tạo không khí Phật giáo, xác định là một sinh hoạt Phật giáo, cho cả hành trình).

- Đến mỗi chùa thì ngoài việc vào chính điện lễ Phật tập thể, dạo chơi, thưởng thức phong cảnh, nghỉ ngơi trong vườn chùa, còn nếu được nhà sư trụ trì tiếp và có pháp thoại giới thiệu về lịch sử, đặc điểm ngôi chùa.

- Có thể nghỉ đêm tại chùa.

Gọi đây là du lịch chùa cũng không sai, vì không phải là đi chơi suông, mà lồng vào đó nội dung Phật giáo. Có thể tạm gọi là “Phật giáo hóa du lịch”.

Đây không phải là điều gì mới mẻ, mà đã là sinh hoạt phổ biến trong Phật giáo. Tuy nhiên, yếu tố khu biệt lứa tuổi, tập trung vào đối tượng thanh thiếu niên, nhằm vừa thỏa mãn tính chất tâm lý  hiếu động của lứa tuổi, vừa chuyển tải nội dung Đạo pháp, thì dường như, ít được chú ý.

Vì thế, nay, các bậc phụ huynh Phật tử, có thể thay vì ép các em các cháu trai lên chính điện tụng kinh, ngồi thiền hàng giờ, thì có thể khuyến khích chúng thực hiện một chuỗi lễ Phật qua nhiều chùa, nghe các pháp thoại ngắn (10 – 15 phút), kết hợp với dạo chơi, sinh hoạt tập thể trong vườn chùa.

Tuy là sinh hoạt tôn giáo động, di chuyển nhưng ở đây, trong “động” có “tĩnh” (thời gian lễ Phật, nghe pháp, vãn cảnh chùa) và không phải là cái động phấn khích, cuồng nhiệt, vọng tâm như ở các buổi thánh nhạc.

Chúng tôi nghĩ rằng, nên có những “menu” lễ chùa sắp sẵn, tổ chức thường xuyên, liên tục, thì dần dần đây sẽ là một trong những lời giải cho bài toán quy tụ thanh niên sinh hoạt trong đạo Phật.

Cái mạnh của một ngôi thánh đường là nội thất hoành tráng tiện nghi bên trong, còn cái mạnh của ngôi chùa là cảnh trí bên ngoài kết hợp với kiến trúc ngôi chùa.

Vì vậy, tổ chức sinh hoạt theo hướng đến với cảnh – chùa, tức chùa trong mối liên hệ với không gian bên ngoài là hướng vừa khai thác đúng thế mạnh Phật giáo, vừa đáp ứng nhu cầu thanh thiếu niên, vừa có thể chuyển tải nội dung giáo lý nhà Phật.

Đây cũng là tiến trình giảm yếu tố không gian điện thờ (làm lễ bên trong hàng giờ), tăng yếu tố không gian truyền tải giáo lý (tiếp xúc với nhiều vị tăng ni, trong nhiều không gian tôn giáo khác nhau) mà chúng tôi có dịp đề xuất.

MT

Ban biên tập: Chúng tôi thấy đề xuất của cư sĩ Minh Thạnh rất thiết thực, nhất là trong giai đoạn chuẩn bị bước vào mùa hành hương năm mới. Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh thành, đặc biệt là Phật giáo Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, TP. HCM, Đà Nẵng, Huế, Đắc Lắc, Cần Thơ - những địa bàn có nhiều trường Đại học, Cao đẳng có thể tổ chức các tour du lịch hành hương chùa miễn phí trong thời gian 1 ngày, tổ chức vào các ngày thứ bảy, chủ nhật. Số lượng cho mỗi chuyến (ngày) khoảng 100 - 200 là phù hợp.

Trong chuyến hành hương đó có giới thiệu về giá trị lịch sử, văn hóa các ngôi chùa, pháp thoại về cốt lõi của đạo Phật, ứng dụng của đạo Phật trong các vấn đề thiết thực với giới trẻ như học tập, lập thân, lập nghiệp, tình yêu..., kết hợp với hướng dẫn thiền ngắn, dùng cơm chay

Ban Trị sự có thể giao cho Ban Hướng dẫn Phật tử kết hợp với Ban Hoằng pháp và các Câu lạc bộ Thanh thiếu niên Phật tử đứng ra tổ chức các tour du lịch hành hương miễn phí này. Các thành viên các câu lạc bộ Thanh niên Phật tử sẽ quảng bá các chương trình này trên diễn đàn của trường đại học, giới thiệu tận các lớp học. Thậm chí có thể kết hợp với đoàn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức các chuyến hành hương này. Trong chuyến đi, kết hợp tổ chức giao lưu giữa các bạn trẻ, các trường. Tại Hà Nội, có thể giao cho Liên đoàn Thanh Thiếu niên Phật tử tổ chức. Ban Hoằng pháp chịu trách nhiệm xây dựng 01 đĩa Pháp thoại chọn lọc cho tuổi trẻ, 1 tài liệu dưới dạng bỏ túi về Phật pháp. Ban Hướng dẫn Phật tử chỉ đạo công tác tổ chức.

Chúng tôi xin đề xuất một số tuyến tại Hà Nội như sau:

- Tuyến 1: Cụm Đại học Bách Khoa - Xây dựng - Kinh tế Quốc dân >>> Chùa Keo (Bắc Ninh) >>> Chùa Dâu (Bắc Ninh) >>> Chùa Bút Tháp (Bắc Ninh)

- Tuyến 2: Cụm Đại học Bách Khoa - Xây dựng - Kinh tế Quốc dân >>> Thiền viện Sùng Phúc (Hà Nội) >>> Chùa Phật Tích (Bắc Ninh) >>> Chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh)

- Tuyến 3: Cụm Đại học Sư phạm - Giao thông - Luật  - Ngoại thương >>> Chùa Thầy >>> Chùa Tây Phương >>> Chùa Mía (đều tại Hà Nội)

- Tuyến 4: Cụm Đại học tại khu vực quận Thanh Xuân (Đại học KH tự nhiên, ĐH Xã hội và Nhân văn, ĐH Kiến Trúc, Đại học An Ninh...) >>> Chùa Văn Quán >>> Chùa Trăm Gian >>> Chùa Đậu (Đều tại Hà Nội). Trong mùa thấp điểm có thể tổ chức đi chùa Hương.

Như vậy, nếu 1 tuần cả 4 tuyến này đồng tổ chức, mỗi tuyến 200 người/ngày thì có tới 1.600 bạn trẻ được gieo duyên gần gũi hơn với Phật pháp và văn hóa dân tộc, về với nguồn cội.

Về mặt chi phí, Thành hội kết hợp với các chùa và kêu gọi Phật tử công đức. Nên coi đây là chi phí đầu tư cho tương lai. Nếu xây chùa lên mà chỉ có các cụ già đến tu tập, còn giới trẻ lũ lượt bị Tin lành lôi kéo thì xây chùa cũng không phát huy nhiều tác dụng. Vì vậy, cần kết hợp giữa việc xây chùa và thu hút thanh thiếu niên - thành phần tương lai của Phật giáo

 



Subscribe to comments feed Phản hồi (17 bài gửi):

Trí Minh vào lúc 07/01/2011 10:14
avatar
Nếu Giáo Hội có kế hoạch các CLB cúng con xin y giáo phụng hành, và đồng thời làm hướng dẫn viên kiêm hoàng pháp viên cho các bạn trẻ luôn. Một kế hoạch rất hay và hiệu quả, kính mong chư tôn đức lưu tâm.
Phản hồi hay Phản hồi dở
0
Hạnh Hoa vào lúc 07/01/2011 10:43
avatar
Tôi thấy đề xuất này phù hợp với việc thu hút học sinh, sinh viên ở thành thị tham gia. Rất mong các nhà hảo tâm, vì tương lai Phật giáo mà công đức cho chương trình.

Ở các vùng Nông thôn, vùng sâu vùng xa, các địa phương cần tổ chức dưới hình thức gần giống như các trại hè. Trong khi sinh hoạt, ngoài các giờ giảng thuyết pháp, ngồi thiền thì cần khoảng 2/3 thời gian là ca nhạc, vui chơi, giải trí( có cả các trò chơi hiện đại ...sinh hoạt công đồng ... xen kẽ mà lớp trẻ đang thích. Như vậy thì dù nhà giầu hay nghèo, có tiền hay không có tiến cũng vẫn tham gia được.

Quan trọng là khâu tổ chức phải thay đổi liên tục các trò chơi mang tính hấp dẫn,hiếu động.

Các bài giảng thuyết pháp phải phù hợp với lớp trẻ. Giảng theo kiểu vừa truyền đạt ,vừa kiểm tra, vừa phỏng vấn ... kích thích tính tò mò của lớp trẻ .Thời gian mỗi bài giảng chỉ khoảng như một tiết học là vừa ,sau đó là các sinh hoạt khác.. như vậy các em sẽ không mệt mỏi ,căng thẳng...

Bước đầu các em đến với Đạo Phật thì chỉ cần giảng những bài đơn giản sát với cuộc sống, tâm sinh lý của các em hàng ngày, không quá nghiêm trang ,căng cứng, quá gò bó thì các em ,nhất là các thanh thiếu niên Nam ,nữ sẽ đến với Đạo Phật thôi.

Trên đây là vài dòng xin mạn phép được tham gia.

Chào trân trọng

Hạnh Hoa
Phản hồi hay Phản hồi dở
0
T.Thắng vào lúc 07/01/2011 10:52
avatar
Mình đề nghị nghiên cứu xây dựng và thành lập phong trào Hướng Đạo Phật Giáo. Vì phong thtrào này rất được đánh giá cao, thu hút nhiều thanh niên tham gia . Mô hình này đạt hiệu quả cao trong giáo dục thanh niên về tính khí, và đức tin.
Phản hồi hay Phản hồi dở
0
chơn định hoà vào lúc 07/01/2011 10:53
avatar
Hoằng pháp bằng con đường du lịch là phương tiện đến với đạo Phật gần gũi và hiệu quả nhất đối với giới trẻ. Vì tính năng động thích di chuyển và khám phá của giới trẻ. Phật giáo không chỉ là đức tin , mà còn là sự hiểu biết , là văn hóa , là bản sắc của dân tộc Việt . Tết ta của VN sẽ và phải là lễ hội Phật giáo , tại sao không vì ngày Tết ta là thời gian đoàn tụ sum họp gia đình , tưởng nhớ tổ tiên , thăm viếng người thân , tham quan các cảnh chùa , đều có màu sắc và nội dung văn hóa Phật giáo . Xin các vị tôn túc và các Phật tử góp ý kiến và có cách làm cụ thể . Phật tử chúng con xin ủng hộ .
Phản hồi hay Phản hồi dở
0
Xã Tắc vào lúc 07/01/2011 11:15
avatar
Xin cảm ơn MT.Đúng là con người của Phật Pháp...Anh luôn trăn trở và suy tư để tìm ra biện pháp giúp Bạn trẻ hướng về TÍN NGƯỠNG CỖI NGUỒN,TRUYỀN THỐNG .Đúng rồi có xây chùa to cảnh lớn mà toàn các cụ già ,da đã nhăn nheo chống gậy đến chùa thì làm sao HOẰNG DƯƠNG PHẬT PHÁP ĐƯỢC!?
Ý tưởng và biện pháp đã rõ ràng,chỉ còn khâu thực hiện và khéo léo truyền tải GIÁO LÝ CỦA PHẬT đến với các Bạn trẻ.Đây là cả một nghệ thuật và phải có sự hòa nhập cởi mở,hoan hỉ.Mỗi xe cần có 1 hay 2 vị Phật tử thuần thành giúp thực hiện (Có thể các Thày hãy dành thời gian để đi),Ngồi trên xe ta cùng nhau học hát những bài hát về PG hay bài hát dân ca,ca ngợi Mẹ hiền,ca ngợi Tổ Quốc.....Cuối bài xin cảm ơn Anh Minh Thạnh nhiều.
Phản hồi hay Phản hồi dở
0
Từ Năng vào lúc 07/01/2011 11:41
avatar
Hiện nay mình ở Khu Vực Chùa Văn Quán, Chùa rất tĩnh lặng, ít người ra vào. Mình có đến Chùa mấy lần nhưng chẳng lần nào Gặp các Thầy cả. Mình cũng có ý tưởng Trước hết sẽ đến quen Chùa, sau đó sẽ rủ bạn bè cùng tham gia Những Khóa Tu Thiền Định, Tụng Kinh. Những Ngày An lạc. mình nghĩ ban đầu có thể ít nhưng có thể dần dần sẽ nhiều. Vì Chùa là nơi rất Thanh Tịnh, với nhiều bạn không biết đến Phật Giáo khi được mời tham gia 1 buổi cuối tuần để giải tỏa căng thẳng, mình nghĩ sẽ có nhiều bạn thích. Lần trước mình cũng đã rủ được gần 10 bạn sang bên Chùa Đình Quán Tu Tập 1 Ngày, các bạn đều rất thích. Nhưng bên đó Xa Quá! ^^
Mong Đạo Hữu Nào gần Chùa Văn Quán có thể Liên Lạc giúp mình nhé! Y!m: hoalinhthoai_hueminh
Đặc biệt hơn nữa, mình cũng là người trẻ nên khả năng hiểu biết tâm lý các bạn sẽ dễ dàng hơn, và có thể sẽ dễ giúp các bạn tiếp xúc với Phật Giáo. Hiện tại mình cũng đã lên được 1 Danh Sách những bạn bè khả năng sẽ đến Chùa Tu Tập Cùng mình cũng không ít! Vì qua lần sang Đình Quán vừa rồi, mình mới Thấy Tâm Lý rất nhiều bạn trẻ thích đến Chùa Thiền Định hay Tụng Kinh, có điều Chùa Chiền bây giờ không có không khí tu Học nhiều nên các bạn ấy đến chỉ có Thấy Thắp Hương lễ Phật là chính, và họ không biết được Đạo Phật đích thực!
Nếu làm cho các bạn hiểu được Đạo Phật thực sự chắc chắn sẽ nhiều bạn trẻ yêu mến. Vì bản thân mình xưa nay rất Đam mê Khoa Học! Và Chính nhờ cái đó mà khiến Mình có Duyên với Phật Giáo. Phật Giáo rất Khoa Học! Nhưng nhiều người đã biến Nó Thành Mê Tín và đa số người Dân bây giờ đều hiểu theo Chiều Hướng đó. ( Ngày cả Phật Tử cũng có nhiều người nghĩ thế, nên nhiều bạn trẻ chưa hiểu hết và chưa có Duyên với Phật Giáo, theo mình là lý do đó .. Vì tư Duy giới trẻ rất cao. Họ ko mê tín. Ngay cả Thiên Chúa Giáo. Tuy các bạn đi Noel thế thôi nhưng họ chỉ coi nó là thú vui của xã hội. Họ đều ko thích cái thần thánh hóa đó.
- Nhưng Đạo Phật hiểu thấu thì Vô Cùng sát với Khoa Học! Chắc chắn các bạn sẽ thích.

@ Qua mấy lần đến Đình Quán Tự mình mới Thấy được lý do vì sao các bạn trẻ Thích Đến Chùa Đình Quán! ^^
Phản hồi hay Phản hồi dở
0
Vủ MIKE vào lúc 07/01/2011 21:04
avatar
Phật giáo chung ta cần đổi mới để kịp trào lưu tiến hóa xả hội
Nhiều Phật tử có nhu cầu va đến chùa nhưng lại đóng cửa ,nhiều khi đi tu chỉ tu cho mình thành ra sự lạc lỏng của các Phật tử bơ vo về tâm linh không hướng dẫn và đi tìm trị liệu lại mất thời gian
Mong chấn hưng Phật giáo và rộng rải lối tu như giừ giới trong suốt bầu lên cao tăng , tu có gia đình là Mục sư Phật giáo , tu tại gia là cư sỉ v.v. va đuơc hoành pháp như nhau
Phản hồi hay Phản hồi dở
0
hùng vào lúc 07/01/2011 21:10
avatar
Đối với thanh thiếu niên, không có gì dễ lôi cuốn cho bằng âm nhạc, một lời ca du dương. Tôi thiết nghĩ chúng ta nên khuyếch trương âm nhạc đã có sẵn với lời của cư sĩ Phạm Thiên Thư, nhạc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Mỗi lần lên chùa, tỏa trong mùi sen mùi trầm được nghe bài ' đóa hoa vô thường" thì thật là ngây ngất. Cũng có thể thêm những bài hát khác về Mẹ. Nếu có sân khấu ngoài trời thì có thể ngâm thơ hoặc diễn kịch về Phật pháp. Nói chung phải có một sân chơi để dẫn người trẻ đến với Phật pháp.
Phản hồi hay Phản hồi dở
0
VU MIKE vào lúc 07/01/2011 21:20
avatar
Chúng ta cần đổi mới cách tu và hoằng pháp
Phản hồi hay Phản hồi dở
0
thi ngoc vào lúc 07/01/2011 22:49
avatar
Sau khi đọc nhiều bài viết trên phật tử việt nam đặc biệt,nhiều bài viết của Minh Thạnh đóng góp rất nhiều cho đạo pháp.Tôi có một số đóng góp như sau:
Tôi thấy khi hành hương nhiều chùa,đa số là các sư cô và quý thầy đi tham quang nhiều hơn là các thanh niên phật tử.Vậy nên nếu tổ chức thì đến các trường đại học cao đẳng,trung cấp mà tổ chức,ngoài những hình thức trên,tôi đề nghị tổ chức câu lạc bộ "bạn giúp bạn" bằng cách:
Nhiều người hùn nhau mua 1 máy in đĩa có 5.7.10 ổ để in đĩa,đặc biệt là đĩa có hình của các thầy:"Thanh Từ,Chân Quang,Phước Tiến,Nhật Từ,Trí Huệ,Chân Tính,Trí Chơn...Sau đó phát đỉa này cho những người quen của mình,những người chưa quen mà mình có dịp tiếp xúc,làm cho họ trở thành người phật tử thuần thành.Xin họ lại những địa chỉ,tên họ,sồ điện thoại để tiện liên lạc.Điều tôi tâm đắc nhất hiện nay là cộng tác viên dân số và phụ nữ ,đa số những người này ,họ đi đến từng nhà,họ biềt những người nào theo đạo,người nào không thec đạo.Nếu ta chọn lọc và đem băng đĩa cho họ,khuyên nhủ họ nhiệt tình đem băng đĩa đến từng nhà.Nên nhớ hiện nay việc cải đạo từ hôn nhân cũng cần chú ý.Các bạn hãy in thật nhiều đĩa:"HÔN NHÂN KHÁC TÔN GIÁO"tung ra khắp nơi và nhiều chùa trên cả nước để làm giảm thiểu việc cải đạo từ hôn nhân đây là những kinh nghiệm nho nhỏ rút ra từ những việc đã làm,mong các bạn tham khảo ý kiến này. CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
THAM KHẢO THÊM:
1.PHÚC TỘI TIỀM ẨN (CHÂN QUANG)
2.NHƯ THẾ VẪN CHƯA ĐỦ(CHÂN QUANG)
3.TÀI SẢN CỦA 5 NHÀ(PHƯỚC TIẾN)
4.TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHƯỚC ĐỨC(PHƯỚC TIẾN)
5.KIỆM PHƯỚC, TU PHƯỚC, HƯỞNG PHƯỚC (NHẬT TỪ)
Phản hồi hay Phản hồi dở
0
khanh vào lúc 08/01/2011 01:27
avatar
các thầy trụ trì lên quang tâm khi làm lễ tụng kinh .khi cầm micro cần những thầy tụng kinh giọng đọc hay .để cho người phật tử tụng kinh thấy thích thú và thường xuyên đi chùa hơn.không lên để thầy nào cầm micro mà tụng kinh giọng đọc khó nghe vậy phật tử chán nản lắm không muốn đi chùa lễ phật .chẵng hạn như thuyết pháp củng vậy.tôi thích nhất là khóa tu chùa hoằng pháp và bài giảng của thượng tọa thích chân quan trang web www.vidaothien.com.
Phản hồi hay Phản hồi dở
0
góp ý vào lúc 08/01/2011 02:16
avatar
giáo hội cần quang tâm các chùa lớn ở các tỉnh toàn nước .quang trọng nhất là bổ nhịêm thầy trụ trì phải đúng vị thầy tu hành chân chính.biết lo truyền bá phật pháp .và biết điều hành về các tăng .ni trong chùa phải dử giới luật của nhà phật.muốn phát triển gia đình phật tử mạnh cần phải những huynh trưởng giởi và biết tổ chức sinh họat và những trò chơi cho các em.
Phản hồi hay Phản hồi dở
0
minh ngọc vào lúc 08/01/2011 13:10
avatar
Quận Thủ Đức là quận tập trung nhiều chùa bậc nhất Sài Gòn. Từ làng đại học (Linh Trung Thủ Đức), các khu chế xuất Linh Trung, Linh Xuân, kcn Sóng Thần đến chùa Nam Thiên Nhất Trụ, chùa Huê Nghiêm, chùa Vạn Đức... (nơi trú xứ của đại lão hòa thượng Thích Trí Tịnh) đâu có bao xa, có xe buýt rất tiện lợi. Vậy mà từ trước đến giờ, các chùa ở khu vực này có mở lớp giáo lý, đạo tràng tu học, sân chơi cho sinh viên hay không??? Có chùa nào quan tâm đến vấn đề Hoằng Pháp cho tầng lớp công nhân xa nhà trong khu vực hay không? Trường ĐH Khoa Học Xã Hội Nhân Văn có khá đông Tăng Ni theo học, vậy có được mấy vị dẫn bạn bè cùng lớp đi đến các chùa nổi tiếng gần trường? THÔI THÌ MONG NHỮNG TĂNG NI, THANH NIÊN PHẬT TỬ ĐANG SỐNG VÀ HỌC Ở NƠI ĐÂY CHÚ Ý ĐẾN VẤN ĐỀ NÀY, RẤT THUẬN TIỆN, DỄ DÀNG MÀ CHÚNG TA BỎ SÓT BAO NHIÊU NĂM NAY.
Phản hồi hay Phản hồi dở
0
Chánh Khai vào lúc 08/01/2011 16:13
avatar
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Tôi rất tán đồng ý kiến của tác giả Minh Thạnh ,Một hình thức sinh hoạt DU LỊCH THAM QUAN HỌC PHẬT rất thích hợp với các bạn trẻ.Đồng thời cũng tán thành ý kiến của Minh Ngọc là hình như các Chùa ở khu vực quận Thủ Đức chưa có khóa tu học hay sinh hoạt Phật pháp cho các bạn trẻ và công nhân ở các khu công nghiệp gần đó.
Điều tôi thấy không đồng ý là tác giả cho là <Sự tĩnh lặng của thiền định sự trầm mặc của những buổi tụng kinh không phù hợp bản tính hiếu động của các em thiếu nhi..một số em trai có thể ngồi thiền nhưng không thu hút tuyệt đại đa số thanh niên nam như âm nhạc..các tôn giáo xuất phát từ phương Tây không có phương thức đi lễ ở một chuỗi cơ sở thờ tự..>
Thật tình tôi có dành thời gian ra chơi và ngồi thiền thì một số em cũng rất thích và cùng ngồi với tôi và hiện nay có em vẫn còn ngồi Thiền ở nhà dù không còn học tôi nữa.Cạnh đó TÔI CŨNG CÓ NGƯỜI BẠN THEO đạo Thanh Hải cũng lấy thế mạnh là HÀNH THIỀN và KHUYÊN MỌI NGƯỜI ĂN CHAY để truyền đạo,nhưng tôi dứt khoát không theo dù anh này sống rất có đạo đức và có tài Diễn thuyết rất hay về các câu chuyện về Phật ,Bồ tát ,các Tổ Huệ Năng ,Bồ Đề Đạt Ma..và Chúa...
Theo tôi đọc các BÀI KINH NHẠC đâu có gì khó vì đã có dĩa nhạc không lời (ta có thể liên hệ với Chùa Kim Cương Q3,hay Quan Âm Tu Viện_Q Phú Nhuận).Đặc biệt tôi thấy chùa Kim Cương có thầy còn biết đàn tranh khá hay.
Vấn đề TCG họ đã học tập chúng ta và cũng có hình thức ĐI 10 NHÀ THỜ từ chục năn nay rồi.
Nhìn chung các Thầy cô trụ trì cần tìm nhiều hình thức phù hợp với cơ sở mà có phương thức hoàng pháp cho giới trẻ tốt nhất
Kính chào.
Phản hồi hay Phản hồi dở
0
jen vào lúc 08/01/2011 19:36
avatar
CẦN LẮM 1 QUYỂN KINH CHUNG TÓM Ý GIÁO LÝ NHÀ PHẬT,DÙNG VỚI MỤC ĐÍCH HOẰNG PHÁP
Phản hồi hay Phản hồi dở
0
thi ngoc vào lúc 08/01/2011 20:15
avatar
Hiện nay,việc đóng góp trong việc hoằng pháp là của phật tử số lượng tăng ni thì ít,số lượng phật tử thì đông quý thầy,quý cô không thể len lỏi ngõ ngách được.Vậy phật tử là người tiếp xúc ở ngoài xã hội nhiều nên có nhiều cơ hội hơn!Nếu đạo phật suy yếu thì lỗi 1 phần là của phật tử.Tôi thấy các đạo khác:con chiên của họ như sinh viên,thầy giáo,học sinh.người buôn bán.Khi tiếp xúc với từng người này,họ rất thấu hiểu giáo lí của họ,họ tìm mọi cách rủ ta đi nhà thờ và đưa tài liệu như:"ăn dầu mè,cách trị bệnh bằng dầu dừa.Tôi nhớ có lần,1 người dân tộc đưa tôi tài liệu:"cách trị bệnh"và cuốn"cuộc đời chúa giê-su"nếu tôi không hiểu giáo lí của phật thì tôi đã lạc lối
Tôi rất cảm ơn băng đĩa của các thầy đã dạy cho tôi chân lí của Đức Phật.Với bản thân đi làm,không có thời gian để tham gia khóa tu nên tôi rất tâm đắc với đĩa VCD.Sau đó,tôi đã phát tâm mua máy in đĩa loại 7 Ổ,hàng tháng tiết kiệm tiền lương,mua đĩa trắng và đĩa gốc để tự in và đem nhưng đĩa này đến phát cho các chùa và nhưng người mà tôi có dịp tiếp xúc.'Một điều kì lậ đã đến với tôi:"tuy gia đình không giàu nhưng sau khi phát tâm in đĩa bố thí cúng dường,gia đình không bị thiếu hụt mà ngược lại làm ăn thấy dễ dàng hơn."Bản thân thấy chứng nghiệm rất rỏ.Mong các bạn hãy mạnh dạn phát tâm đi đừng lo sợ,mình làm điều tốt,quả tốt sẽ đến với mình.Khi sang đĩa,các bạn hãy hết sức cẩn thận vì đĩa bị xước sẽ xem không được!Trước khi sang,bạn hãy thử chất lượng đĩa rồi hãy sang."Máy in đĩa có bán ở cổng trường đại học Bách khoa TP.HCM.
CHÚC CÁC BẠN LÀM ĐƯỢC NHIỀU CÔNG ĐỨC LÀNH!!!
Phản hồi hay Phản hồi dở
0
nghe nhạc vào lúc 08/01/2011 22:18
avatar
nếu tôi là doanh nhân .tôi sẽ mời trung tâm ca nhạc kịch của >VÂN SƠN Ở MỸ< vào vệt nam trình diễn và đưa vào các chương trình ca nhạc phật giáo VÀO TRUNG TÂM VĂN SƠN để truyền bá đạo phật.nếu anh vân sơn mà lo truyền bá phật giáo tôi nghĩ rất hay.

Nguon: http://www.phattuvietnam.net/7/12842.html

Các tin đã đăng:
Về đầu trang