Nhưng
làm thế nào để có một môi trường thích hợp cho giới trẻ đến chùa học
tập, sinh hoạt phụng sự Phật Pháp? Thực tế đang đòi hỏi Phật giáo phải
có những bước tiến đột phá đi sâu vào giới trẻ, giới trí thức.
Bài
viết này đề cập 2 vấn đề: Thực tế sinh hoạt của Phật tử hiện nay và làm
sao phát triển sinh hoạt cho Thanh niên Phật tử (TNPT)
Thực tế sinh hoạt của Phật tử hiện nay
Ở
nước ta, nhiều người theo Phật, đi chùa; giáo pháp được tuyên giảng
nhiều nơi, song giới trẻ vẫn chưa mặn mà với môi trường sinh hoạt và
học tập Phật Pháp.
Các đạo tràng toàn là người lớn tuổi, với
nghịch lý, tuy thường xuyên đi chùa, đóng góp tài vật, tụng kinh, tụng
chú… nhưng không biết mấy về Tam bảo, Ngũ giới, lịch sử Đức Phật…
Trong
khi đó, giới trẻ (các bạn học sinh, sinh viên còn trên ghế nhà trường,
giới trí thức, những bạn trẻ đang làm việc từ 25 – 40 tuổi) tuy có khả
năng, nhiệt huyết hoằng dương, hộ trì Phật Pháp, nhưng lại đang là lớp
người ít đến với Đạo Phật vì mô hình sinh hoạt học tập tại các chùa
chưa thu hút được giới trẻ về hình thức lẫn nội dung; do công việc cũng
như hoàn cảnh cá nhân, cộng với các mối quan hệ xã hội, giới trẻ không
có quỹ thời gian để đến chùa thường xuyên; chư Tôn đức Tăng Ni vẫn chưa
quan tâm đúng mức và tạo cơ hội cho lớp người trẻ cống hiến và phục vụ.
Làm sao phát triển sinh hoạt TNPT
Để
phát huy tinh thần truyền thừa trong sự nghiệp Hoằng hóa chúng sinh,
đặc biệt là giới trẻ hiện nay hiểu vể đạo Phật, chúng tôi có một số ý
kiến:
- Trước tiên là nơi quý Thầy, cần tích cực khẳng định lý
tưởng giải thoát, làm sáng ngời lý tưởng độ sinh bằng hành động cụ thể
đưa đạo Phật đi và cuộc đời. Quý Thầy cần phải bắt đầu từ nơi chính bản
thân, việc tu dưỡng đạo đức đến đức hạnh để cảm hoá mọi người, nhất là
lớp trẻ chúng con.
Quý Thầy có đủ đạo hạnh sẽ thức tỉnh nhiều người, giúp người ta tu học và đến với đạo tu tập một cách chân chính.
Đôi
khi chưa cần hiểu hay biết tới Đạo Phật song chỉ cần oai nghi và tâm từ
của những người đệ tử Phật chân chính cũng có thể cảm hoá những người
trẻ chưa biết đạo, khiến họ không chỉ ngồi cảm nhận mà phải bước vào
đời bằng những việc làm thiết thực.
- Giới Phật tử lớn tuổi, đây
là hàng Phật tử chiếm số đông trong xã hội, thường xuyên đi chùa, đóng
góp tài vật, tụng kinh, tụng chú, nhưng lại rất ít hướng dẫn, lôi cuốn
con cháu mình đi theo đạo Phật mà chủ yếu tu cho mình, tu theo kiểu
“trẻ vui nhà, già vui chùa”.
Vì vậy, các Phật tử lớn tuổi cần có
sự thay đổi, hướng dẫn con cháu mình theo đạo, tạo thuận duyên để con
cháu mình đến với chùa, gần quý Thầy để nghe pháp, học đạo.
-
TNPT cần có bổn phận và trách nhiệm học tập, thực hành, hoằng dương và
trên hết là hộ trì chánh pháp của Đức Như Lai. Vì lý tưởng cao đẹp đó,
trên hết mỗi TNPT cần phải có những đóng góp thiết thực, mang ánh sáng
và sự ấm áp an lành của Như Lai tới ngay những người thân yêu và những
người quanh ta.
Việc tác động vào giới này để họ trở thành những
người nhiệt thành hộ đạo là điều vô cùng cần thiết. Cái quan trọng của
TNPT chúng ta phải dám khẳng định mình là PHẬT TỬ.
- Nội dung và
hình thức sinh hoạt cho giới trẻ, trong môi trường sinh hoạt và học tập
cần phải phổ cập, Nên dùng tiếng Việt, làm sao cho nhẹ nhàng và chuyển
tải được tinh thần Phật dạy đến với người trẻ.
Giới thiệu, phát
tặng kinh sách, báo chí, băng đĩa thuyết pháp của quý thầy tới giới
trẻ, trí thức, nhất là những ấn phẩm phù hợp với căn cơ của mọi người
và dễ đọc dễ hiểu.
Nên tổ chức một hệ thống có quy củ các nhà
sách Phật học tại mỗi tỉnh thành, và xa hơn là tại mỗi huyện, thị, thôn
xóm,… Đó sẽ là nơi tìm hiểu và trao đổi giáo lý bổ ích của tất cả mọi
người.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào môi trường nhà chùa, vì
giới trẻ có thể cập nhật thông tin Phật Giáo mọi lúc mọi nơi trên hệ
thống xa lộ thông tin – đó cũng là một phương pháp giới thiệu Phật giáo
với giới trẻ.
Tạo môi trường sinh hoạt bằng chính người trẻ, và
người hướng đạo là người năng nổ trong các công tác hoạt động bằng
những hình thức: Tổ chức các chương trình thiện nguyện, đố vui Phật
Pháp, giáo dục quan niệm tình yêu hôn nhân gia đình thao quan điểm Phật
giáo v.v.
Nội dung học tập Phật Pháp phù hợp với tâm thế của
giới trẻ, vừa giáo dục đạo đức nhưng cũng phải vừa làm sao cho các bạn
thanh niên yêu cuộc đời và phụng sự xã hôi một cách tốt hơn. Đồng thời,
nội dung học tập Phật pháp cũng phải giúp giới trẻ đối trị với những
vấn đề thiết thực trong đời sống hàng ngày.
Trong 4 năm qua có 1
hình thức sinh hoạt mới dành cho thanh niên là Câu Lạc Bộ Thanh Niên
Phật Tử. Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn gặp nhiều hạn chế mà chưa thể
khắc phục được, dẫn tới hiệu quả sinh hoạt chưa cao, chúng con mong mỏi
sự quan tâm hơn nữa ở Giáo hội, xin thỉnh nguyện lên Giáo hội mà trực
tiếp là Ban hướng dẫn Phật tử TW một số kiến nghị sau:
1. Sớm
nghiên cứu và thống nhất chương trình giảng dạy giáo lý dành cho TNPT,
đưa vào hệ thống hóa các chương trình tu học dành cho TNPT.
2. Mở trại huấn luyện và đào tạo ban chủ nhiệm cho các CLB TNPT.
3. Khuyến khích các tỉnh hội cho thành lập các CLB TNPT và cho phép các CLB của các tỉnh có sự giao lưu trao đổi với nhau.
4.
Sớm có văn bản hành chính công nhân Câu Lạc Bộ TNPT Việt Nam cũng như
các CLB TNPT đã được thành lập và sinh hoạt là thành viên của Giáo hội.
Dần dà tiến tới thống nhất các tổ chức CLB TNPT thành một tổ chức Hội
TNPT Việt Nam trong toàn quốc như tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam
hiện nay.
5. Định kỳ tổ chức “ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ PHẬT GIÁO TOÀN
QUỐC” cho TNPT có cơ hội họp bạn giao lưu chia sẻ kinh nghiệm như trại
họp bàn toàn quốc của GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM.
6. Tiểu ban
Thanh thiếu niên Phât tử cần sớm có hoạt động cụ thể và trở thành đại
diện cho Giáo hội lãnh đạo Thanh thiếu niên một cách hiệu quả hơn.
Tham luận của Cư sĩ Trí Minh Trần Sơn Trà - “Chủ nhiệm CLB TNPTVN” tại Hội thảo HDPT, Hải Phòng, 10/ 12/ 2010
Theo phattuvietnam.net