Khảo sát trên 1.400 trẻ, nhóm nghiên cứu từ Đại học Yale (Mỹ) tìm
thấy những bé sơ sinh bị uống một đợt kháng sinh sẽ tăng 40% nguy cơ mắc
bệnh khó chữa này.
Nguy cơ sẽ tăng lên thành 70% nếu các bé bị uống hai đợt thuốc để đối phó với nhiễm khuẩn.
Theo Telegraph và Mirror, đây là công trình mới nhất trong số hàng
loạt các nghiên cứu về mối liên hệ giữa loại thuốc được sử dụng phổ biến
này với hen trẻ em. Nhóm nghiên cứu đã tính đến cả yếu tố tiền sử gia
đình, và khoanh vùng vào nhóm trẻ dùng thuốc do nhiễm khuẩn, chứ không
phải do trục trặc ở phổi.
Nhóm tác giả cho rằng thuốc kháng sinh đã làm đảo lộn cân bằng của
hệ vi khuẩn có ích trong ruột - vốn có vai trò kháng lại bệnh tật ở giai
đoạn đầu đời của trẻ.
"Việc tiếp xúc với vi khuẩn ở giai đoạn rất sớm, đặc biệt là đường
ruột, dường như có ích cho sự trưởng thành và một hệ miễn dịch cân bằng ở
trẻ. Vì thế, khi cho trẻ sử dụng kháng sinh, đặc biệt là các kháng sinh
phổ rộng, có thể làm thay đổi quần thể vi khuẩn trong ruột, do đó làm
mất cân bằng hệ miễn dịch và khiến cơ thể đáp ứng yếu với tác nhân dị
ứng", các tác giả nhận định.
Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Kari Risnes cho rằng: "Phát hiện này
sẽ khuyến khích các bác sĩ tránh sử dụng kháng sinh nếu không cần
thiết, đặc biệt ở nhóm trẻ ít nguy cơ".
T. An
Nguon: VnExpress