Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Chia sẻ cuối năm về cải đạo: Hãy đọc một quyển sách
Minh Thạnh
06/12/2011 18:53 (GMT+7)


Tôi chia sẻ với bạn đọc. Tôi hiểu cuối năm là thời gian trọng tâm cải đạo, cải đạo cao trào, cải đạo đỉnh điểm.
 
Nhưng những vấn đề quan trọng, cần lưu ý, chúng tôi đã đề cập trong những bài viết trước đây đã được đăng tải. Nếu chỉ nhắc lại thì không phải là viết.
 
Vì vậy, tôi tìm cách đề cập đến đề tài cải đạo với một hình thức khác, thích hợp hơn.
 
Trong bài viết về cải đạo này, tôi chỉ có lời khuyên bạn đọc tìm đọc quyển “Mùa thu Đức 1989”, hồi ký của Egon Krenz, Nhà Xuất bản Công an Nhân dân xuất bản năm 2010.
 
Tác giả quyển hồi ký, ông Egon Krenz, nguyên là Tổng Bí thư của Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Đức (SED), nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Quyển hồi ký kể về những sự kiện liên hệ đến ông ở vị trí lãnh đạo tối cao trong những ngày tháng cuối cùng của nước Cộng hòa Dân chủ Đức.
 
Cuốn sách nhiều lần đề cập đến các khái niệm có liên hệ đến tôn giáo như “nhà thờ”, “linh mục”, “giám mục”, “mục sư” trong bối cảnh dầu sôi lửa bỏng của nước Cộng hòa Dân chủ Đức lúc bấy giờ (1) nhưng không đề cập đến cải đạo.
 
Ban đầu tôi nghĩ là quyển sách không liên hệ gì đến vấn đề mà chúng ta đang quan tâm, cho đến khi gần hết quyển sách, Egon Krenz kể về việc ông bị nhà cầm quyền Cộng hòa Liên bang Đức truy tố và đưa vào tù. Trong những điều Egon Krenz nói đến, không phải với sự không thiện cảm, có việc “sự chăm sóc của mục sư trong trại giam”.
 
Từ đó, tôi đọc lại một số trang trước của quyển hồi ký, trong bối cảnh khi câu chuyện đã đi vào mùa Đông năm 1989, để thấy một số vấn đề liên hệ.
 
Câu chuyện không liên hệ đến Phật giáo chúng ta, nên chúng tôi chỉ xin chia sẻ với bạn đọc như một bài điểm sách nhỏ, cho thấy là những tôn giáo khác tích cực trong việc cải đạo hơn chúng ta nghĩ nhiều.
 
Trang 525 có dẫn một câu từ một vị giám mục, tên Kratschell (2) nói với ông Egon Krenz “Tôi biết là không thể thuyết phục ông về với chúa lòng lành…”
 
Trước đó, trang 522, có sự kiện rất “bất ngờ”: “… đêm Giáng sinh năm 1989. Có tiếng chuông ở cửa khi đã khuya. Tôi mở cửa. Giám mục quận Pankow, cha Werner Kratschell, đứng trước cửa. Một tay ông cầm cây nến đỏ…”.
 
Quyển sách hé mở cho chúng ta thấy, cho tới ông Egon Krenz, một người vô thần tuyệt đối, ở cương vị đặc biệt, và rất trung kiến với những lý tưởng của mình, người ta còn bám theo như thế, kể cả khi ông đã bị giam giữ trong nhà tù của Cộng hòa Liên bang Đức trong một bản án bất công, có tính chất trả thù. Thế thì, nữa gì là đối với những người khác bình thường như tôi, như những người chung quanh tôi như các bạn…, mà có người dễ tác động hơn nhiều.
 
Các bạn hãy đọc quyển sách và chú ý nhiều ở phần cuối. Có nhiều điều để chúng ta suy nghĩ giữa những dòng chữ, ở những khoảng trắng, xâu chuỗi những sự kiện trong bối cảnh cuối năm.
 
Dù Egon Krenz không nói ra, nhưng từ điểm nhìn độc giả, tôi thấy việc tác động làm cho suy sụp nước nước Cộng hòa Dân chủ Đức, trong đó, rõ ràng gồm cả việc tác động của các lực lượng tôn giáo tới cá nhân ông Egon Krenz, cũng như đối với cả một bộ phận không nhỏ công dân Cộng hòa Dân chủ Đức những người không theo bất kỳ tôn giáo nào.
MT
(1) Có vẻ vì chưa hiểu biết nhiều về Ky tô giáo, người dịch đã dịch lẫn lộn các từ “giám mục”, “linh mục”, “mục sư”…
(2) Bài viết này không thể trích lại chính xác tên vị tu sĩ này, vì không thể đánh máy được chính xác danh từ riêng theo tiếng Đức trong quyển sách.

 

Các tin đã đăng:
Về đầu trang