Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Đức Dalai Lama: Cải đạo là đi ngược thông điệp của Chúa
Hoang Phong (dịch)
25/12/2010 04:05 (GMT+7)


Ngài phê phán rằng : Đó là một hình thức chiến tranh chống lại các dân tộc khác và các nền văn hóa khác không giống với văn hóa và dân tộc của các nước Thiên chúa giáo, và như thế là đi ngược lại với thông điệp của đức Chúa Trời.

Ngài cũng đã không đồng ý với đức Giáo hoàng (Vatican) về cách gọi : "Á châu là mảnh đất truyền bá Phúc âm trong thiên niên kỷ thứ III".

Ngài còn cho rằng: Sự kiện người Tây Phương hôm nay bỏ đạo, hoặc có thiên hướng giảm súc trong việc đi nhà thờ không phải là lý do để (Vatican) tìm cách cải đạo những người nghèo khổ ở Đông phương.

Ngài khuyên đức Giáo hoàng (Vatican) rằng: Tốt hơn hết là Giáo hoàng nên chăm lo sự an lạc tâm linh cho những người Thiên chúa giáo ngay trên quê hương của quý vị...

Dưới đây là trích đoạn liên quan đến vấn đề cải đạo trong bài báo của Tuần san Le Point do Hoang Phong chuyển ngữ:

Le Point : Ngài cũng chống cả việc cải đạo?

Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Nhất định là chống! Quý vị là những người Thiên chúa giáo, quý vị đang làm một việc hoàn toàn lỗi thời và quá xa xưa, đấy là việc nhiệt tình lôi kéo người khác theo tôn giáo của mình (prosélytisme - proseletysm).

Tại Mông cổ chẳng hạn, các nhà truyền giáo Thiên chúa giáo cải đạo cho hàng nghìn người trước kia theo Phật giáo Tây tạng. Đồng thời người Trung quốc tại Tây tạng khuyến khích các vị cố đạo của quý vị cải đạo những người đồng hương của chúng tôi.

Tại các vùng miền đông Ấn độ các nhà truyền giáo người Mỹ sử dụng các phương tiện tài chính để cải đạo các bộ tộc miền núi nghèo đói, cô lập họ với cội nguồn, văn hóa và lối sống lâu đời của tổ tiên họ để lại.

Như thế thật không hợp lý: thế giới phải ngày càng cởi mở hơn. Quý vị thi hành việc cải đạo, đấy là một hình thức chiến tranh chống lại các dân tộc khác và các nền văn hóa khác không giống với dân tộc và văn hóa của quý vị. Như thế không đúng với thông điệp của đức Chúa Trời (Christ) !

Le Point: Thưa Ngài, Ngài có biết là một triệu người Pháp đến gần với Phật giáo hay chăng?

Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Thế à ? Người ta bảo với tôi là con số này lên đến 5 triệu kia mà [Ngài cười] ! Tôi xin trả lời câu hỏi này bằng hai cách khác nhau : trên khía cạnh tích cực người Pháp rất thích tìm hiểu và học hỏi - thật vậy tôi còn nhớ lần đầu tiên đến Pháp vào khoảng năm 1973 thì phải, tôi vô cùng ngạc nhiên vì các ký giả đã đặt các câu hỏi rất cao siêu gần với lãnh vực triết học ; trái lại ngày nay tôi nhận thấy Phật giáo Tây tạng trên đất Pháp tương tự như là một phong trào và người Pháp có vẻ dễ thay đổi quan điểm - đấy là gì mà tôi không tán thành - điều đó chứng tỏ nền móng tín ngưỡng lâu đời không hề ăn sâu vào văn hóa của quý vị, sự bành trướng dễ dàng của Phật giáo đã chứng minh điều ấy.

Le Point: Vậy có thể xem đấy là một phong trào Phật giáo?

Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Có vẻ như thế! Và tôi không tán thành một "phong trào" Phật giáo. Hơn nữa tôi nghĩ rằng người Pháp theo Thiên chúa giáo đã lâu đời vì thế cứ giữ lấy tín ngưỡng của mình. Tốt nhất cứ bảo tồn giá trị truyền thống của mình.

Chỉ khi nào đã suy nghĩ thật cẩn thận và cân nhắc kỹ lưỡng và thấy Phật giáo có thể mang lại một cái gì đó nhiều hơn so với Thiên chúa giáo thì khi đó mới nên theo Phật giáo.

Le Point: Có đúng là Đức Giáo hoàng đang cố gắng tìm cách ngăn chận sự suy tàn của Thiên chúa giáo hay không?

Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Đúng, hành động như thế rất tốt ; hơn nữa tôi còn nhận thấy Giáo hoàng thật tuyệt vời, là một vị thầy tâm linh thành thực quan tâm đến các vấn đề đang chi phối thế giới ngày nay.

Ngược lại, hơn một lần, tôi không đồng ý với cách Ngài gọi "Á châu là mảnh đất truyền bá Phúc âm trong niên kỷ thứ III". Sự kiện ngày nay tại Tây phương không mấy khi có người đến nhà thờ và thiên hướng giảm sút không phải là một lý do để tìm cách cải đạo những người nghèo khổ ở Đông phương và để đào tạo các tu sĩ, các bà xơ (soeur) ở Ấn độ [rất nhiều nhà truyền giáo và các bà xơ Thiên chúa giáo hoạt động tại Phi châu chẳng hạn, là người Ấn gốc Kérala hay Tamil Nadu].

Tốt hơn hết là Giáo hoàng nên chăm lo sự an lạc tâm linh cho những người Thiên chúa giáo ngay trên quê hương của quý vị : hiện nay sự khủng hoảng tâm linh đang thật sự xảy ra tại Tây phương, sự khủng hoảng đó đòi hỏi những phương thuốc hữu hiệu.

Le Point: Thế nhưng Thiên chúa giáo và Phật giáo cùng chia sẻ một số giá trị nào đó, có đúng thế không?

Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Hoàn toàn đúng như thế: cùng nêu cao tình yêu thương đồng loại, chủ trương lòng từ bi, sự tha thứ và giúp con người vượt lên các thói hư tật xấu...

Tất cả các tôn giáo lớn đều mang mục đích giống nhau. Tuy nhiên phải nói Phật giáo có đôi chút khác biệt với Thiên chúa giáo: chúng tôi tin có vô lượng kiếp - và quý vị chỉ tin có một kiếp.

Quý vị tin có một Vị Sáng Tạo - và chúng tôi thì không. Quý vị tin có sự tự do ý chí (libre arbitre - free will) - và chúng tôi thì nhất quyết đấy là do nơi nghiệp...


Ý kiến của bạn đọc:

Tùng Bùi

Tôi xin tỏ lòng kính ngưỡng đến đức Đạt Lai Lạt Ma vì ngài đã trình bày thẳng thắng thực trạng truyền đạo quỷ quyệt của thiên chúa giáo và nêu rõ lập trường của ngài: "Nhất định là chống".
Tôi hy vọng chư tôn túc Việt Nam sẽ noi theo gương đức Đạt Lai Lạt Ma và có thái độ và hành động khéo léo nhưng dứt khoát trước thực trạng cải đạo tại Việt Nam, nhất là ở những miền quê nghèo khó.

Nguyễn Kha

Nhân phát biểu của bạn Tùng Bùi, xin có một lời than nhỏ: Đức Dalai Lama nhìn xa 1000 năm, chư Tôn túc Việt nam (tôi nhấn mạnh "Việt Nam") nhìn không qua khỏi cổng chùa, dù tình trạng VN còn bi đát và cấp thiết hơn Tây tạng.

Xin chứng minh về một ý đồ từ hơn 350 năm nay:

1- Cố đạo Alexandre de Rhodes: “Vậy thì ta làm cho Thích Ca, là thằng hay dối người ta, ngã xuống, thì mọi truyện dối trong đạo bụt bởi Thích Ca mà ra, có ngã với thì đã tỏ” (Sách “Phép giảng Tám ngày”, Ngày thứ Bốn: Những đạo Vạy – Roma, 1651)

2- Giáo hoàng John Paul II: “Phật giáo đại thể là một hệ thống vô thần” (Buddhism is in large measure an “atheistic” system).- Crossing the Threshold of Hope, Rome, 1994

3- Giáo hoàng Benedict XVI (khi còn là Hồng y Ratzinger): “Phật giáo là một loại tâm linh tự dâm” (Buddhism was an autoerotic spirituality), Feb. 1999 – “Phật giáo sẽ thay thế chủ nghĩa Mácxít như là kẻ thù lớn nhất của Giáo hội kể từ năm 2000” (Buddhism would replace Marxism as the church's biggest foe by 2000), March 1997.

4- Phúc trình của Đô đốc thực dân Pháp Page: “Không có giáo dân Việt Nam thì nước Pháp như con cua không có càng”, 1859 (Sau khi cha Sáu Trần Lục dẫn 5000 giáo dân Việt Nam giúp quân thực dân Pháp đánh chiến lũy Ba Đình của anh hùng Đinh Công Tráng), Đạo Thiên Chúa và Chủ nghĩa Thực dân tại Việt Nam, Cao Huy Thuần..

5- “Đức cha Nguyễn Bá Tòng đọc bài diễn văn tỏ lòng cám ơn chính phủ (Pháp), tỏ lòng trung thành con dân Việt-Nam đối với Mẫu Quốc” Trong Autour des Fêtes du 3 Décembre 1940 à Phát Diệm (trang 33 đến 41) - Trích lại từ “Hội hè Đình đám”, Toan Ánh, 1969, Sài Gòn

6- Đức cha Phêrô Máctino Ngô Đình Thục: “…một gia đình mà phụ thân đã phục vụ nước Pháp ngay từ khi Pháp mới đến An-nam, và đã nhiều lần đưa mạng sống cho nước Pháp trong các cuộc hành quân mà cha tôi cầm đầu, dưới quyền Nguyễn Thân, chống lại các kẻ nổi loạn do Phan Đình Phùng chỉ huy, tại Nghệ An, Hà Tịnh”, Thư gửi Toàn quyền Pháp Decoux, 21/8/1944 ---- “Chúng con hết lòng thành kính hiến dâng Giáo Hội và tổ quốc Việt Nam cho Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội” - Diễn văn đọc tại Tiểu Vương cung Thánh đường La Vang, Quảng Trị, 1960. Hơn 90% người Việt không theo đạo Chúa có cho phép ông Ngô Đình Thục, dâng Tổ quốc của mình cho Đức Mẹ Công giáo không ?

7- Linh mục Tổng Chỉ huy Tự vệ Giáo khu Phát Diệm Hoàng Quỳnh: “Thà mất Nước, không thà mất Chúa”, Nhật báo Hòa Bình, tường thuật lại lời tuyên bố trong cuộc biểu tình của giáo dân tại cổng Bộ Tổng Tham mưu, Sài Gòn 1964.

8- Trí thức Công giáo chủ trương “Liên tôn” để chống Cọng Chu Tất Tiến: “Phật giáo Việt Nam giết hại hơn 100 nghìn người cùng máu đỏ da vàng chỉ vì họ theo đạo Ca Tô”, “Đòn khiêu khích tôn giáo của bọn tay sai Cộng sản”, phổ biến trên các diễn đàn Internet, California, 12/2010.
Theo PTVN

Các tin đã đăng:
Về đầu trang