Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Kinh nghiệm Niết Bàn của thiếu niên: Quan điểm của đạo Phật về giáo dục tuổi trẻ
Tác giả: Soon & Chong Wai Leng - Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
18/10/2010 17:24 (GMT+7)


Trẻ con thật đáng yêu.  Những ai có con trẻ sẽ biết niềm vui thế nào để có chúng!  Tuy thế, khi chúng lớn dần lên, những người trưởng thành như chúng ta có khuynh hướng nhìn chúng một cách khác biệt.  Thí dụ, trong trường học hầu hết mọi cha mẹ áp lực với con cái của họ hành động và thành công.  Trong khi điều này có thể không đúng với mọi đứa trẻ, nhiều thiếu niên đánh mất nét sắc sảo mà đã có lần nó biểu hiện trên đôi mắt của chúng.  Sự vắng bóng nét tinh xảo hồn nhiên bị chôn vùi dưới hàng tấn bài làm ở nhà và những hoạt động liên hệ đến giáo dục.  Tuổi thơ dường như đã bị đánh mất đối với đứa bé.  Nếu điều này không đủ, những sự mở màn trước khi trưởng thành trong những cuộc thi đua cuồng nhiệt liên tục chắc chắn sẽ giết nó hoàn toàn!

Trong giáo huấn nhà Phật, tính “trong sáng” hồn nhiên này tiêu biểu cho tính chân thật tự nhiên của chúng ta– một số trường phái Đạo Phật có thể gọi là Phật Tính hay Tâm Nguyên Sơ.  Làm thế nào để duy trì tính trong sáng hồn nhiên này không bị chết đi?  Làm thế nào chúng ta giữ tâm hồn nhiên ngây thơ , tươi sáng, và luôn luôn tò mò ấy về những thứ chúng ta trãi nghiệm?  Những bậc thầy Thiền Tông đã từng đánh giá khía cạnh quan trọng này trong nghiên cứu Phật Pháp, tuyên bố rằng tâm nguyên sơ của một đứa trẻ là quan yếu cho việc trãi nghiệm Phật Pháp.

Tuy thế, “tâm hồn nhiên ngây thơ” này ở trong một hiểm họa bị quét sạch bởi những người vô ý hay cố tình  trong những trung tâm Phật Giáo hay chùa viện.  Mới gần đấy, một số người lưu ý rằng trẻ con đến những trung tâm Phật Giáo chỉ muốn nô đùa.

“Những đứa con nít đến đây chỉ để nô đùa và chẳng học hỏi được gì!”

Với một giọng nói phiền hà, người kia thật sự đang liên hệ đến những đứa trẻ của mình, những thiếu nhi đang chạy giởn chung quanh Phật Điện, và vì không thể đưa chúng “vào khuôn phép” và ngồi xuống một cách yên lặng.  Chúng tôi phỏng đoán rằng vị cha mẹ này muốn nói rằng những đứa trẻ phải chơi đùa ít hơn và học hỏi Phật Pháp nhiều hơn.

Chúng ta nên “kỷ luật” những đứa trẻ này?  Để chúng như vậy?  Hay thử một số “đường lối trung đạo” nào đấy để tiếp cận (bất cứ chúng có thể là gì)?

Chủ đề này muốn mang đến một tiến trình tư duy sâu sắc hơn trong việc giảng dạy ở những trường lớp thiếu niên Chú Nhật và thấu hiểu trẻ con trong quan điềm của Phật Pháp.  Chúng ta thường nghe rằng trẻ con phải tôn kính cha mẹ và giáo viên, nhưng ngược lại người lớn cũng phải tôn trọng trẻ con!  Trẻ con là tương lai, và trẻ con, trong ý nghĩa của Phật Pháp, là những vị “Phật nhỏ”.  Đây là lúc chúng ta thật sự phải ôm ấp trẻ con với yêu thương và tôn trọng là những điều chúng thật sự đáng được dành cho như vậy và vì thế Phật Tính mới có thể thức tỉnh và hiển lộ với một chút chướng ngại.  Điều này có nghĩa là chúng ta cần phải suy nghĩ vượt khỏi những “trường học”, “lớp học”, “chương trình” thế tục, v.v… và hướng trực tiếp đến con tim.

Hầu hết những trường lớp Phật Pháp cuối tuần trong những ở thành phố rất tốt và học sinh ghidanh thường vượt quá sự cung ứng giáo viên đề giảng dạy chúng.  Với hằng trăm thiếu niên đông đảo trong một tòa nhà, dĩ nhiên nó tràn ngập với âm thanh ồn áo.  Nhưng một vị giáo viên nghiêm khắc, trang bị với một chiếc còi, thổi vang như trọng tài trong những buổi đá bóng và hét vang với những đứa trẻ để bắt chúng im lặng, không là một sự phản chiếu tốt đối với sự giảng dạy từ bi!  Thực tế nó thật căng thẳng để thấy những việc như thế này xãy ra trong những trung tâm Phật Giáo!

Trong khi mỗi trung tâm thể hiện những sự tiếp cận khác nhau để học hỏi và giảng dạy Phật Pháp – một số tích cực trong khi một số khác có thể có vấn đề - luôn luôn là một thử thách trong việc quản lý thiếu niên – hãy hỏi bất cứ một vị phụ huynh nào hay một vị giáo viên nào ở những trường lớp cuối tuần!  Hơn nữa những chùa viện và trung tâm Phật Giáo là những nơi giáo viên hầu hết không được huấn luyện và là những người tự nguyện với những mục tiêu cao quý.  Với những thử thách ấy, những chùa viện và trung tâm Phật Pháp này thường tụt hậu với một cấu trúc nơi mà hầu hết mọi người quen thuộc với sự tổ chức của một trường học.  Đây là một vấn đề!

TRIẾT LÝ GIÁO DỤC CỦA ĐẠO PHẬT

Chúng ta nên trở lại với gốc rể của chúng ta và cảm kích sự kiện rằng học hỏi Giáo lý Phật Pháp là một tiến trình của giáo dục và tái giáo dục.  Rồi thì chúng ta cần phải thấu hiểu những sự giới hạn của trường học ngày nay và những gì chùa viện và những trung tâm có thể làm để cống hiến những phương hướng tâm linh cho thiếu niên.  Quan trọng hơn nữa, như những người cha mẹ hay giáo viên chúng ta phải nhận thấy sự kiện rằng chính chúng ta đang trải qua một sự thay đổi tâm linh trong khi chia sẻ Phật Pháp với con trẻ.

HIỆN THÂN CỦA PHẬT PHÁP – TINH THẦN CỦA SỰ THAY ĐỔI

Chúng ta bắt đầu với việc nhìn lại cuộc đời của Đức Phật từ giáng sinh đến thành đạo.  Đối với chúng ta, khía cạnh quan trọng nhất của Giáo Lý được phản chiếu trên chính đời sống của Ngài – đấy là ý chí và khả năng để thay đổi.  Khi chúng ta thấy rằng đời sống cung điện là ngột ngạt, Sĩ Đạt Ta đã quyết định để ra đi đến một môi trường khác để khám phá và tìm ra sự thật về ý nghĩa của cuộc đời – Ngài đã thay đổi từ một đời sống vương giả của một hoàng tử, đến đời sống giản dị của một tu sĩ du phương.

Trong sự truy tìm của Ngài cho Sự Thật, Ngài tự vấn và học hỏi với nhiều vị thầy.  Ngài được biết là đã học hỏi với những vị đạo sư nổi tiếng nhất vào lúc ấy.  Tuy thế, Ngài không thể thỏa mãn khao khát của mình đối với Chân Lý tối hậu .  Ngài đã quyết định rời những vị thầy ấy trong một cố gắng để vượt thoát những kiến thức ấy.  Ngài đã thay đổi.

Sĩ Đạt Ta đã cố gắng mọi loại thực hành, kể cả hành xác.  Khi Ngài thấy rằng chúng không có kết quả gì, Ngài lại tiếp tục thay đổi sự thực hành.  Sự thay đổi này đã đưa Ngài đến việc thông hiểu Con Đường Trung Đạo.  Qua những sự thay đổi này, cuối cùng đã đưa Sĩ Đạt Ta đạt đến Giác Ngộ.  Nếu chúng ta muốn liên hệ đến một điều đã đưa Ngài đạt đến Giác Ngộ Tối Thượng – thì đấy là lòng can đảm để thay đổi!

Do thế nguyên tắc trước nhất của Phật Pháp giáo dục là thay đổi. Tinh thần của sự thay đổi để đạt đến một thể trạng tâm linh cao hơn như nó đã là sự phát triển của loài người.

Trong sự liên hệ này, Đức Phật đã cho những sự hướng dẫn và thực hành đặc biệt.  Những hướng dẫn sự hướng dẫn này được chúng ta biết như tiến trình của sự thay đổi: Sikkha  (Pali) or siksha (Sanskrit). Sikska: học, bao hàm một tiến trình giáo dục hay những hướng dẫn học hỏi, rèn luyện – sự đạt được , phát triển, và giác ngộ (2).  Sikkha hay rèn luyện bao gồm sự rèn luyện trong giới, định và tuệ (3) và luôn luôn được phối hợp với chữ - pada trong sikkhapada (những bước rèn luyện) được biết thông thường là như sekhapatipada (học viên khóa học(4).  Mục tiêu của tiến trình là để hướng dẫn hành giả đến thấu hiểu, thể chứng và vượt thắng khổ đau mà đã được hiện thân trong tinh thần của Bốn Chân Lý Cao Quý.  Con đường vượt thắng khổ đau được Đức Phật trình bày chi tiết trong Tám Con Đường Chính.   Đây là một tiến trình dần dần cho chúng ta một nhận thức đúng đắn và cao thượng về cuộc sống và một tuệ giác nội quán vào trong những mối liên hệ, dạy chúng ta hành động một cách đúng đắn thế nào và làm thế nào để sống một cách thành công và hạnh phúc, và đưa  chúng ta đến toàn bộ một tiến trình trọn vẹn, lành mạnh, và lợi ích (5), đến sự phát triển cá tính thánh thiện với kiến thức và thái độtoàn hảo (6), và cuối cùng là sự chấm dứt của khổ đau (7).

Trong sự tìm kiếm thay đổi, chúng ta cần phải có sự can đảm với sự nghi ngờ.  Đặt câu hỏi là để có thể suy nghĩ một cách sâu sắc, hỏi những câu hỏi đúng đắn và đẻ cung ứng những quan điềm và ý tưởng đúng đắn cho chính chúng ta.  Thực tế, hầu hết chúng ta quá quen thuộc đến những sự việc hằng ngày và nhiều người khao khát một sự bảo đảm và chắc chắn cung cấp cho chúng ta với ý nghĩa của cát tường.  Thay đổi thông thường là điều khó khăn nhất để làm, nhưng thay đổi là điều tất cả chúng ta phải làm!  Làm thế nào chúng ta khai triển tinh thần chuyển hóa này trong những trung tâm Phật Pháp mà chúng ta phụng sự?

GIÁO PHÁP & GIỚI LUẬT – TINH THẦN TRIẾT LÝ GIÁO DỤC CỦA ĐẠO PHẬT

Nếu chúng ta thật sự cố gắng đề thấu hiểu những giáo huấn của Đức Phật, thật sự đấy là về giáo dục.  Nguyên ngữ cùa “giáo dục” xuất phát từ tiếng La Tinh “educatus” quá khứ phân từ của “educare” (săn sóc).  Chữ “educare” xuất phát từ tiếp đầu ngữ “e” (trong ý nghĩa của “bày ra”) và “ducare” (chỉ đạo).  Điều này song song với giáo huấn của Đức Phật – thường liên hệ như “Giáo Pháp Giới Luật” bởi chính Đức Phật.  Nguyên ngữ của “Vinaya” từ “vi” (bày ra) + nayati (chỉ đạo) có nghĩa là bày ra.  Thực hành Phật Pháp là để làm hiển lộ Phật Tính trong chúng ta.

Có lẻ đây là khía cạnh quan trọng nhất của nền giáo dục của Đạo Phật  được thiết lập riêng biệt với trường học quy ước thế tục.  Giáo dục của Đạo Phật hướng vào bên trong đến những gì chúng ta có và để làm hiển bày nó trong khi trường học thế gian hướng đến việc cung cấp cho chúng ta và con cái chúng ta những sự kiện và kiến thức, và đè nén những khả năng thật sự của chúng ta.  Mỗi trường Phật Pháp nên đặt điều này như động cơ quan trọng nhất cho sự hiện hữu của nó.  Vì thế, những trường Phật Pháp phải là nơi để những điều kiện đúng đắn có thể được tạo nên để đưa Phật Tính từ tất cả chúng ta hiển bày.  Nói cách khác, đấy là một nơi mà chúng ta có thể nổ lực để làm hiển lộ những khả năng tốt  nhất từ con em chúng ta.  Đấy không phải là một nơi mà dữ kiện và kiến thức được “cung cấp” cho trẻ con.  Đây là sự khác biệt nền tảng mà chúng ta phải nghiên cứu và tùy hỉ thể nhận.

ĐÁNH GIÁ ĐÚNG SỰ ĐA DẠNG CỦA TÂM THỨC

Một trong những giáo huấn nổi bật nhất của Đức Phật là tất cả mọi chúng sinh bình đẳng, và tất cả đều tiềm tàng khả năng để đạt đến giác ngộ.  Vì thế, Ngài giáo hóa mọi chúng sinh bình đẳng.  Ngài không bao giờ thể hiện sự giáo hóa của Ngài với việc phân biệt quá khứ giai cấp hay gia đình.  Thí dụ như Upali là một người thợ cắt tóc, Sunita là một người thu nhặt đồ vụn, Shati là con một người đánh cá, Apapati là một người làm nghề kỷ nữ và Puma là con gái một người nô lệ.  Những trường hợp như thế là vô số trong kinh điển.  Ngài dạy những đệ tử của Ngài một cách bình đẳng tuy thế tùy căn cơ để giáo hóa đến từng người.  Ngài không trình bày việc giáo hóa theo mô thức “một kiểu mẫu cho tất cả” đối với Giáo Pháp.  Sự phát triển của tâm thức là chủ đề trung tâm của Phật Pháp nhận thức rõ ràng rằng con người có những trình độ và sự phát triển khác nhau và một lần nữa chúng ta đã từng đọc thấy trong kinh điển những sự tiếp cận giáo hóa khác nhau.  Ngài đã tùy cơ nhằm để mang đến sự thân chứng Chân Lý trong hàng môn đệ của Ngài.  Sự tiếp cận này phù hợp với nhiều nhà nghiên cứu ngày nay, sự kiện rõ ràng rằng mọi người suy nghĩ và học hỏi trong những phương cách khác nhau.  Lý thuyết của Tiến sĩ Howard Gardner về Những Sự Thông Minh Đa Dạng được biết đến một cách rộng rãi hiện nay và được áp dụng vào sự thực hành trong nhiều trường học và cơ quan trong những quốc gia phát triển.  Một cống hiến khác trong lãnh vực học vấn là Tiến sĩ Mel Levine, người đã viết về Tâm Thức Tại Một Thời Điểm và Huyền Bí của Sự Lười Biếng cùng với nhiều tiêu đề khác!  Thông điệp của ông lập đi lập lại rằng tất cả mọi người, đặc biệt là thiếu niên thông minh trong những phương cách riêng của chúng, và cha mẹ cùng giáo viên nên vui mừng với những mặt mạnh của chúng thay vì nhai đi nhai lại về những điểm yếu kém của chúng.  Nhiều đứa trẻ vật vả và thất bại không cần thiết một cách đơn giản bởi vì phương thức mà chúng học hỏi không phù hợp với cung cách mà chúng đang được dạy dổ.  Trường học đầy dẫy những đứa trẻ đã tự bỏ dở, được đoan chắc rằng chúng là những “kẻ thất bại”, và kết luận rằng chúng là ngu dốt.  Điều này thật đau lòng – cho học sinh, giáo viên, và cha mẹ, những người có thể không tỉnh ngộ rằng “hệ thống dây thần kinh” trong bộ não của đứa trẻ đơn giản không khớp với đòi hỏi và tiên liệu của những hoàn cảnh xãy ra đương thời.  Nói một học sinh “trò có thể làm tốt hơn” không giúp đở được gì, đặc biệt khi học sinh ấy đang hành động tối đa hay đã từng thể hiện hết sức mình mà không có kết quả gì.  Trừng phạt một sự bất lực để hoàn thành một nhiệm vụ nào đó trong một cách nào đó, tương tự, là không có hiệu quả.  Tuy thế, những loại đáp ứng này đến những đứa trẻ khốn khổ hơn là thường xãy ra.

Giáo huấn và sự tiếp cận của Đức Phật để học hỏi nhắm tới những vấn đề này.  Điều rất quan trọng là những trường Phật Pháp (cuối tuần hay khác hơn), tiến vào một quan điểm khác biệt và nhìn vào chính chúng như “nơi nương tựa” cho thiếu nhi.  Một trường Phật Pháp phải là một nơi học sinh tim thấy một hình thức nào đó của an bình hay tối thiểu một loại hạnh phúc nào đấy, một nơi nương náo khỏi sự điên đảo của thế giới bên ngoài.  Do vậy, những trường Phật Pháp có một cơ hội lớn để tự cống hiến như một diễn đàn cho nền giáo dục cải tiến.

TRƯỜNG HỌC PHẬT PHÁP NHƯ MỘT NƠI NƯƠNG TỰA

Trong một bài nói chuyện gần đây, chúng tôi tuyên bố hy vọng rằng trường học Phật Pháp là một nơi nương tựa hay một diễn đàn thay thế để cho thiếu niên để khám phá và làm lớn mạnh những khả năng của chúng trong chiểu hướng của những nguyên tắc và tinh thần của Giới Luật Phật Pháp.  Nó cũng là một nơi mà trẻ con tìm thấy sự thoãi mái trong một môi trường khác biệt để khám phá Phật Pháp và những kiến thức mới khác.

Môi trường này bắt đầu với những quan điểm và chỉ đạo tích cực.  Trong kinh Hemavata (thuộc Tạp Bộ Kinh) thuật ngữ  “Vijjacarana sampanno” có nghĩa rằng giáo dục là để ban cho người ta kiến thức và sự hướng dẫn đúng đắn.  Trong khi thuật ngữ này thường được liên hệ đến một phẩm chất của Đức Phật, nó cũng trình bày những phẩm chất của một môi trường học tập nơi mà sự thấu hiểu có thể phát sinh.  Do thế, tập trung trên việc tạo nên một môi trường thật sự thích hợp ở đây.  Một số đề nghị sẽ là:

1-    Những hoạt động của thiếu niên và biểu lộ của học sinh. Mỗi nổ lực và cơ hội để hoan nghênh việc làm của chúng phải được hoàn tất – không chỉ cho “những cá thể xuất sắc” mà cho tất cả.   Hãy hoan nghênh những đứa trẻ!

2-    Hãy để sách vở và những tài liệu để đọc khắp nơi.  Không nhất thiết phải là những tài liệu Phật Pháp, bất cứ thứ gì kể cả băng dĩa để nghe và xem.  Hãy có một tài khoản thư viện thích ứng để làm cho sách vở và tài liệu thường xuyên được mới mẻ.  Hãy giữ cho trẻ con thích thú và tham gia.

3-    Một nơi cho mọi thứ.  Hãy có những không gian cho phép trẻ con hoạt động với nhau và để chúng tự biểu lộ - bất cứ thứ gì từ nghệ thuật đến âm nhạc, xem và nghe băng dĩa.  Cùng lúc ấy, hãy có những không gian cho sự bình lặng, yên tĩnh và quán chiếu.  Khi xây dựng những trung tâm, không nên chỉ nghĩ đến những lớp học và bao nhiêu học sinh có thể hiện diện.  Đấy là về phẩm chất, không chỉ về số lượng!  Có lẻ không gian quan trọng nhất thường không được quan tâm là không gian của thiên nhiên – một khu vườn nhỏ nơi những hoạt động đơn giản có thể tiến hành – có thể là một sự bắt đầu phi thường!

4-    Sử dụng nhiều thứ hình nghệ thuật.  Khuyến khích âm nhạc, nghệ thuật và những thứ hoạt động khác không chỉ thuần một cách lý thuyết.  Chúng ta cần tiếp cận đến trái t………………………………………………………

Thiết lập một môi trường thích đáng phản chiếu ý tưởng về môi trường học tập.  Chúng tôi suy nghĩ một cách cá nhân rằng đã có một sự nhấn mạnh quá nhiều về “những tòa nhà” nhưng quá ít cho một “cái nhìn” thánh thiện.  Trong nhiều trường hợp dự án xây dựng xuất hiện đầu tiên và sau đó sự thích ứng mới đến.  Chúng ta cảm thấy rằng “xây dựng tinh thần” phải thay đổi nếu chúng ta sắp có một quan điểm giáo dục thích đáng và một chính sách cho nền giáo dục của Đạo Phật.  Để làm cho nó giản dị, không phải quá nhiều về những công trình xây dựng như về căn bản và tinh thần của nền giáo dục là điều đưa đến sự chuyển hóa!

Trong khi “Vijja ”được chuyển dịch như sự thấu hiểu trong sáng; tỉnh thức chân thành; khoa học (đặc biệt, những năng lực nhận thức phát triển qua sự thực tập thiền định và quán chiếu), nó cũng trình bày một môi trường chủ đạo nơi cần thiết có cả sự trong sáng và khoa học giáo dục thích ứng con người phù hợp với nguyên tắc của Giới Luật Phật Pháp (Dharma-vinaya).

“Carana” có nghĩa là hạnh kiểm hay thái độ.  Loại kiến thức nào mà chúng ta nên có và học sinh, giáo viên, và cha mẹ được mong chờ để hướng đạo chính mình trong một môi trường giáo dục của Đạo Phật?  Đây là một số ý tưởng của chúng tôi.

Thể hiện điều này trong việc thực hành ở trường học Phật Pháp là để có một sự tôn trọng trọn vẹn và hoàn toàn đối với mỗi đứa trẻ đã ghi tên trong trường học Phật Pháp.  Chúng  phải được tôn trọng giống như chúng là những vị Phật!  Chúng có khả năng hay hạt giống Phật.  Điều này có nghĩa rằng:

1-    Giáo viên và các bậc Trưởng Thượng nên tôn trọng trẻ con trong thân thể, lời nói và tâm ý.

2-    Giáo viên và các bậc Trưởng Thượng nên hướng dẫn bằng gương mẫu của sự thực hành Phật Giáo.

3-    Trẻ con KHÔNG nên bị quở mắng hay trừng phạt trong bất cứ hình thức nào.  Cha mẹ phải đặc biệt quán chiếu quy tắc này.

4-    Nhận thức rằng mỗi đứa trẻ là ĐẶC BIỆT.

5-    Mỗi đứa trẻ là một thiên tư, được ban cho những điều kiện đúng đắn.

Khi chúng ta đối xử với trẻ con hoàn hảo với yêu thương và tôn trọng, chúng sẽ đền đáp lại với thái độ tuyệt vời và ý thức quan tâm.  Những thiếu niên với những vấn đề của thái độ thường thiếu tình thương và tôn trọng mà chúng mong ước từ người lớn.

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CỦA NỀN GIÁO DỤC PHẬT GIÁO

 Trong sự giáo hóa hay lựa chọn những bài học, Đức Phật thường dùng những phương pháp khác nhau.  Tiếp theo là một số phương pháp thường được Đức Phật sử dụng:

1-    Giáo hóa phù hợp với khả năng của môn đệ

2-    Giáo hóa phù hơp với chuyên môn của môn đệ.

3-    Giáo hóa phù hợp với sự mong mỏi hay cần thiết của môn đệ.

4-    Giáo hóa phù hợp với nhu cầu hay mong muốn của chính Ngài.

5-    Giáo hóa căn cứ trên phương tiện thiện xảo.

  • * Sử dụng ẩn dụ hay so sánh: ẩn dụ con rắn, ẩn dụ chiếc bè, ẩn dụ mũi tên, ẩn dụ cây đàn.
  • * Sử dụng những câu chuyện:  Chuyện Tiền Thân (Jataka).
  • * Bằng tấm gương của chính Ngài: lấy nước, thăm người bệnh.
  • * Truyền cảm hứng và tư duy:

(Nguồn:  Triết Lý Giáo Dục của Đức Phật, Pháp sư Shi Zhi Yi, tháng Tám 2007)

Những thí dụ trên rõ ràng rằng Đức Phật đã sử dụng nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau để hướng dẫn con người trong Phật Pháp nhằm đề họ nhìn vào bên trong tìm sự giải thoát.  Giữ gìn tinh thần sự tiếp cận của Ngài, rõ ràng rằng vượt khỏi môi trường cấu trúc phòng lớp cao cấp tương tự của những trường học ngày nay có thể là một sự tiếp cận thích đáng cần thiết để tạo nên  một kinh nghiệm tích cực về Phật Pháp cho thế hệ trẻ.  Chúng ta cần bắt đầu từ nơi mà chúng thật sự hiện diện và thiện nghệ để tiến tới từ đấy.

Một khi chúng ta đạt được căn bản sự thấu hiểu căn bản của chúng ta về sự đúng đắn của nền giáo dục Phật Giáo, hệ thống bài vở, chương trình, v.v… phải là thứ yếu và không là một vấn đề lớn lao.  Điều này được hoàn tất bằng việc cung ứng một ý tưởng đạo đức và những điều kiện tinh thần đúng đắn.  Trong Kinh Tamo Parayana, của Kinh Tập, Tiểu Bộ Kinh, Đức Phật đã nói:  “Tamo joti parayano” có nghĩa giáo dục là để hướng dẫn tâm thức từ bóng tối đến ánh sáng hay để đưa người ta từ màn vô minh đến ánh sáng của tuệ trí.

NHỚ LẠI NHỮNG TRƯỜNG PHẬT PHÁP

Chúng ta phải làm mọi nổ lực để nhìn lại vấn đề này một cách nghiêm chỉnh và làm mọi nổ lực để trẻ con có một trãi nghiệm tích cực về Phật Pháp qua sự hưỡng dẫn kiên nhẫn và từ bi của chúng ta.  Điều quan trọng rằng chùa viện và trung tâm Phật Pháp là một nơi nương tựa (sarana) cho thiếu niên nơi mà chúng tìm thấy một không gian để khám phá và để dấn thân trong những hành động cho phép biểu lộ cá nhân và sáng tạo của chúng.  Chúng ta cần phải hổ trợ sự kiện rằng mỗi đứa trẻ là đặc biệt, thông minh và phi thường và vai trò của chúng ta là giúp chúng nhận ra Tâm Bồ Đề  của chúng. (tâm bồ đề tức là tâm đại bi hay tâm hướng đến giác ngộ)

Trong khi ở trường học ông Soon, đã dành nhiểu thời gian ở tại một ngôi chùa gần đấy trước khi quyết định trở thành một vị Sa di (samanera).  Cho đến ngày hôm nay, ông Soon vẫn có một mối quan hệ rất gần gũi với truyền thống Phật Giáo bởi vì ông lớn lên trong một môi trường nơi có một không khí thuận tiện  cho những thiếu niên để biểu hiện “đúng như chúng là”.  Nhìn lại, ngôi chùa là một cõi “niết bàn” – không gian và thời gian thoát ly khỏi khổ đau của thế giới bên ngoài, trường học và những thứ khác quá phức tạp cho trẻ con.  Một trung tâm Phật Giáo nên là một kinh nghiệm “niết bàn” cho trẻ con, người trẻ và người già!

Đừng bao giờ ngại rằng trẻ con dường như không có “học hỏi” gì mà chỉ muốn nô đùa.  Hãy để chúng như thế!  Đức Phật không hối thúc đệ tử của Ngài, đặc biệt là những cư sĩ, trong việc học hỏi.  Có  những câu chuyện như sự gặp gở Đức Phật với Chatta người mà Đức Phật biết là sẽ chết ngày hôm ấy.  Đức Phật không bắt cậu ta lắng nghe hay học hỏi Phật Pháp.  Ngài dạy cậu bé giản dị tụng một lời kinh để tư duy về những thứ hòa bình và hạnh phúc.  Khi chết đi, cậu bé được tái sinh lên một cảnh giới cao hơn bởi vì cậu ta an lạc trong tư tưởng trong giây phút sau cùng.  Khi thời gian chín muồi cho học hỏi, người ta sẽ học.

Chúng ta cần vượt qua những quy ước để làm nên một sự khác biệt đến niềm hạnh phúc chân thật của con cái chúng ta vì thế chúng có thể học hỏi và kinh nghiệm Phật Pháp một cách tích cực. Điều này chắc chắn sẽ giữ những sự lợi ích tốt đẹp sau này và trong đời sống về sau khi chúng nghĩ lại và cảm kích những thời gian hạnh phúc mà chúng đã từng có trong những trường lớp Phật Pháp cuối tuần!

Hãy làm điều này cho những con cái của chúng ta!

Nguyện cho mọi người luôn luôn hạnh phúc và khỏe mạnh!

SUKHI HOTU!

--

 1 Buddha’s Philosophy of Education By Ven. Shi Zhi Yi, August 2007

2 Cp PTSD., sv sikkha. See also Vin III, p23

3 AN I, p231ff. Cp Chp III, notes 7,8

4 MN I, p354f

5 KP p134f

6 for instance, see DN I p124

7 Iti, p 40, 53, 104, AN I, p123

Quoted references:

1. Gardner, Howard. (1993) "Multiple Intelligences: The Theory Into Practice." New York: Basic Books.

2. Levin, Melvin D, "A Mind at A  Time", New York, 2003 Simon & Schuster

3. Levin, Melvin D, "The Myth of Laziness: America's Top Learning Expert, Shows How Kids and PArent can Become More Productive", New York, 2003, Simon & Schuster

Both Wai Leng and K. V. Soon are Ex-Co of the Buddhist Missionary Society (BMSM) Shah Alam Branch and run its Sunday school there. They were founders of Malaysia first parenting, education and family portal, "FamilyPlace" in 1998 which received funding from the National IT Council. FamilyPlace is now it's 10th year of existence.  Wai Leng also recently launched her second book "Learning

Beyond Schooling: Helping Children Realize Their True Potential" published by Pelanduk.

at Monday, January 11, 2010  

Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to FacebookShare to Google Buzz

Labels: alternative educationBuddhism and Childreneducation

Tuệ Uyển chuyển ngữ - 6/10/2010

http://beyond-buddhism.blogspot.com/2008/10/buddhist-perspective-of-educating-young.html

http://www.daophatngaynay.com/vn/phat-phap/giao-phap/niet-ban/5328-Kinh-nghiem-Niet-Ban-cua-thieu-nien-Quan-diem-cua-dao-Phat-ve-giao-duc-tuoi-tre.html?VivvoSessionId=7ec31e85c1aed8e8e3df65edb95599e6

Các tin đã đăng:
Về đầu trang