Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Vì sao con người bị nghiện, làm sao để không bị nghiện
Nguyễn Hữu Đức
02/12/2011 08:28 (GMT+7)


Khi nói đến nghiện, ai cũng nghĩ nghiện một cái gì đó thật cụ thể. Như nghiện ma túy có nghĩa là do sử dụng một chất gọi là ma túy lâu ngày và bị nô lệ chất đó đến độ phải tiếp tục dùng nó. Nhưng hiện nay, người ta còn nói đến nghiện một thứ mà có người cho là quá lạ đời. Hãy xem một thông tin mà báo chí đã đề cập: “ Nhiều bậc cha mẹ hiện nay chỉ lo làm ăn, kiếm tiền, thiếu qua tâm đến con cái, chĩ đến khi nhà trường, công an đến thông báo là các em đã phạm tội, bấy giờ mới tá hỏa về đứa con ‘cưng ’của mình lâu nay đã bỏ học, đã trở thành ‘con nghiện’ game online  ”( tức trò chơi trực tuyến trên internet ). Hoặc có tin: “ Tiger Wood, tay đánh golf người Mỹ trong thời gian vừa qua đã khốn đốn, không còn giữ nguyên thành tích thắng trận liên tục và hạnh phúc gia đình có nguy cơ đổ vỡ vì nghiện ‘ sex’ ( tức nghiện hoạt động tình dục ) đưa đến lang chạ với nhiều cô gái  ”. Rõ ràng chơi game online và hoạt động tình dục đâu có sử dụng chất gì, chỉ là “ cảm giác, cảm xúc đưa đến hình dung, tưởng tượng, suy tưởng ”. Thế nào lại nghiện ? Tệ nạn nghiện ngập đang gây khủng hoảng toàn thế giới. Vấn đề cốt lõi là làm sao mỗi chúng ta, đặc biệt giới trẻ, không sa vào con đường nghiện ngập.

Vì nói chung, nghiện là hệ quả của việc sử dụng một chất gì đó gọi là chất gây nghiện, điển hình là ma túy, cho nên trước hết có đôi điều nói  gây nghiện.

CHẤT GÂY NGHIỆN LÀ GÌ ?

Ma túy là chất điển hình gây ra sự nghiện, có những đặc tính sau mà một chất gây nghiện nhẹ hay mạnh hàm chứa ít hay nhiều các đặc tính này:

- Gây cho người sử dụng nó có sự ham muốn không kiềm chế được là phải sử dụng bằng bất cứ giá nào.

- Gây cho người sử dụng có khuynh hướng phải tăng liều dùng, tức càng ngày liều dùng phải cao hơn mới có tác dụng ( thường được gọi là “ lờn thuốc” )

- Gây cho người sử dụng nó có sự lệ thuộc, hay cũng có thể nói là sự nô lệ, về mặt tâm thần và thể chất.Nếu đã nghiện chất gây nghiện mạnh là ma túy mà ngưng sử dụng sẽ bị “ hội chứng cai thuốc ” ( withdrawal syndrome ) làm cho vật vã đau đớn khiến cho người nghiện khó lòng bỏ ma túy được.

Đúng ra từ ma túy chỉ dùng chỉ một số chất: thuốc phiện, morphin, heroin,cocain và những thuốc tổng hợp tương tự morphin được ghi tên chung là opiat hay opioid. Nhưng hiện nay dân nghiện sử dụng khá nhiều thuốc ngoài các chất là ma túy thật sự nên có thể chia các chất gây nghiện thành 4 nhóm sau:

1 – Những chất ma túy thật sự, gồm có: Thuốc phiện ( Opium, còn gọi là nha phiện, á phiện, được trích ra từ quả cây thuốc  phiện ) ; Morphin ( hoạt chất chính được trích ra từ thuốc phiện ) ; Heroin ( diacetyl morphin, còn gọi là bạch phiến ), các chất tổng hợp tương tự morphin ( pethidin, Oxycodon, methadon…); cocain ( hợp chất trích từ lá cây coca )

2 -  Những chất gây ảo giác ( hallucinogens ) gồm có: Cần sa ( marijuana, Hashish, Ganjah, tiếng lóng hiện nay là bồ đà ; LSD ( viết tắt của Lyserg Sauer Diethylamide tức Lysergic acid diethylamide ) ; Messcaline ( hợp chất trích từ xương rồng Nam mỹ có tên là Peyote), Psilocybin ( trích từ một loại nấm ở Mexico ).

3 -  Những chất kích thích hệ thần kinh trung ương, gồm có: Amphetamin, methyphenidat, và các dẫn chất của amphetamin như: methylen dyoxy-methamphetamin  ( MDMA, ecstasy, ở ta gọi là “ thuốc lắc ” )

4 -  Những chất ức chế hệ thần kinh trung ương, gồm có: Thuốc ngủ loại barbiturat ( Se1conal, tiếng lóng trước đây gọi là “ sì cọt ”, Immenoctal, Binoctal …) Thuốc an thần gây ngủ loại benzodiaepin ( diazepam: Saduxen Valium, rohypnol Tiếng lóng hiện nay gọi là “ rô cam ”, hay “ rô hồng ” )

Như vậy, ta thấy đa sồ ma túy và các chất gây nghiện đều là thuốc. Có thể nói, ma túy và chất gây nghiện đóng vai trò tất đáng kể trong dược học. Điều đáng chú ý là ma túy hay chất gây nghiện đều được sử dụng đúng mục đích chữa bệnh là những thuốc rất quý, chẳng hạn làm giảm đau của morphin, pethidin …trong nhiều trường hợp không có dược phẩm nào khác sánh bằng để điều trị đau ung thư. Và các thuố này nên lưu ý phải có chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc. Mọi trường hợp như:tự ý sử dụng không phải cho mục đích điều trị, tự ý kéo dài thời gian sử dụng, tự ý tăng liều, đều được gọi là lạm dụng thuốc hay lạm dụng ma túy mà hậu quả rất tai hại.

CƠ CHẾ GÂY NGHIỆN – HAY BẰNG CÁCH NẢO BỊ NGHIỆN ?

Các chất gọi là ma túy như thuốc phiện, morphin, pethidin …có tác dụng giảm đau rất tốt nhưng lại gây nghiện, hai tính chất này gần như đi đôi với nhau. Từ lâu, người ta cố gắng tìm hiểu vì sao các thuốc này có tính chất như vậy, và cho tới nay các cuộc nghiên cứu vẫn đang tiếp tục. Nhờ những tiến bộ đạt được trong lĩnh vực sinh học và nhất là từ khi phát hiện ra các thụ thể ( receptor ) của thuốc, tức là nơi trong cơ thể được thuốc gắn vào mới phát huy tác dụng cho hiệu quả điều trị, người ta đưa ra giả thuyết về cơ chế tác động và gây nghiện của ma túy như sau

Cơ chế gây nghiện giải thích theo lý thuyết “ thụ thể

Khi đưa vào cơ thể một thuốc gây nghiện, điển hình là morphin, sẽ làm giảm triệu chứng đau, đồng thời gây nên các hiệu ứng khác: ức chề hô hấp, kích thích tim, chống sự co thắt của nhu động ruột ( người nghiện thường bị táo bón ) và đặc biệt gây cảm giác khoái lạc mà người nghiên mô tả là không có cảm giác khoái lạc nào bằng, sau đó là gây nghiện tức là không bỏ thuốc được, bằng bất cứ giá nào cũng phải tiếp tục sử dụng nó. Có được những hiệu ứng như thế do morphin đã gắn vào các receptor của nó trong cơ thể ( nhiều nhất ở não, tủy sống ) được gọi là opioid receptor ( opioid bắt nguồn từ opium là thuốc phiện ), Có thể hình dung các receptor này như ổ khóa, ma túy như chìa khóa, tra chìa  vào ổ sẽ làm khóa mở, tức là gây nên tác dụng.

Vào đầu những năm 1970, người ta mới phát hiện ra các opiod receptor và hiện nay đã phân thành 4 loại:

-  Receptor “ muy ”: là receptor khi morphin gắn vào sẽ gây tác dụng giảm đau, gây khoái cảm, ức chế hô hấp và gây lệ thuộc thể chất  ( tức gây nghiện )

-  Receptor “ kappa: gây an thần, thu hẹp đồng tử ( tức con ngươi ở mắt )

-  Receptor “ delta ”: gây ảo giác kích thích tim

-  Receptor “ nociceptin ”: mới phát hiện, gây lo lắng, tràm cảm, thèm ăn

Khi phát hiện ra các opoid receptor, người ta hết sức phân vân tự hỏi không lẽ receptor này hiện diện trong cơ thể là thừa, chỉ sử dụng thuốc giảm đau là thuốc gây nghiện bên ngoài gắn vào mới phát huy tác dụng ? Thiên nhiên ít khi đắt để một cái gì là thừa cả. Vậy phải có chất gì có chính trong cơ thể đẻ gắn vào các receptor này. Các nhà khoa học cố tìm ra cho chất ấy. Thật không uổng công. Vào năm 1975, người ta phát hiện và trích ly từ não heo hai hợp chất được đặt tên chung là ankephalin có tác dụng giống như morphin gắn vào các opiod receptor. Hai hợp chấy chỉ có 5 acid amin, cả hai đều giống cả 4 acid amin chỉ khác ở một acid amin còn lại ; một có chứa methionin nên được gọi là Met-enkephalin, một chứa leucin được gọi là Leu-enkephalin. Chính hai hợp chất này đã mở đầu cho việc tìm kiếm các chất có trong cơ thể có tác dụng như morphin gọi là endophin ( morphon nội sinh ). Như vậy, ta thấy trong cơ thể ta cũng có ma túy nhưng loại ma túy này hoàn toàn vô hại do chính cơ thể sản xuất ra, không quá thừa, và chính nhờ chúng mà cuộc sống ta mới thoải mái. Nếu không có các endorphin, ngưỡng đau của ta sẽ rất thấp, đáng lý đau chút ít sẽ thành đau rất nhiều. Khi bị chấn thương, ta bị đau và có thể “ cắn răng chịu đựng ” ấy là nhờ cơ thể đã sản xuất ra endorphin hỗ trợ cho ta. Sự phát hiện ra endorphin phần nào giải thích cơ thể của một số phương thức trị liệu không dùng thuốc giảm đau, chẳng hạn như châm cứu gây tê. Châm cứu làm giảm đau được một số nhà y học giải thích là do kích thích cơ thể tiết ra endorphin nhiều hơn.

Sự phát hiện ra chất opiod receptor và các endorphin giúp giải thích tính chất gây nghiện của ma túy và hiểu biết vì sao người ta bị nghiện. Khi sử dụng chất gây nghiện nhiếu lần, chất gây nghiện gắn vào các receptor và làm thay đổi một số chất sinh học đóng vai trò điều hòa hoạt động sinh lý của cơ thể. Cơ thể phải tự điều chỉnh để quen dần sự thay đổi do sự hiện diện của chất gây nghiện. Mặt khác, chính các endorphin, do cơ thể đã có chất gây nghiện, sẽ tự ức chế tiết ra ít dần đi và sau cùng là hoàn toàn không tiết ra nữa. Đây là cơ chế gọi là sự phản hồi ( feedback ), giống như một nước quen nhận viện trợ, không thèm sản xuất, đến lúc nào đó hoàn toàn chỉ sống nhờ vào viện trợ. Có thể nói, người nghiện không còn khả năng sản xuất endorphin, do không có endorphin phải sống lệ thuộc vào chất gây nghiện. Nế ngưng sử dụng chất gây nghiện do hoàn toàn không có endorphin, sự điều chỉnh hoạt động của các chất sinh học bị hụt hẩng, sẽ bị cơn vật vã dữ dội mà người nghiện khó lòng chịu đựng được.

Trên đây nói về cơ chế gây nghiện của một chất gây nghiện cụ thể. Thế còn trường hợp nghiện game online hay nghiện sex thì như thế nào ? Tại sao không sử dụng bất cứ chất gì, mà chỉ là “ từ cảm giác, cảm xúc đưa đến hình dung, suy tưởng, tưởng tượng ”thế sao lại nghiện ? Lý thuyết “ thưỏng phạt ” đã được các nhà khoa học đưa ra để giải thích trường hợp sau “

Cơ chế gây nghiện giải thích theo lý thuyết “ thưởng phạt

Phải tiếp tục thực hiện hành vi đã có trước đây để hưởng ứng hiệu ứng thưởng ( rewarding effect ) đưa đến, như “ dùng ma túy ”để được hưởng hiệu ứng “ gây sảng khoái ”, “ dùng rượu, thuốc lá ” để “ gây thư giản ”. Hoặc phải tiếp tục “chơi game online ” để “ hưởng khoái cảm được thắng trong trò chơi ”, hoặc phải tiếp tục có hành động sex để “ đạt cực khoái ” v.v.

Hiệu ứng “ thưởng ” xảy ra trong giai đoạn đầu của nghiện và gây lệ thuộc tâm lý. Còn hiệu ứng “ phạt ”thường xảy ra đối với việc sử dụng chất gây nghiện điển hình là ma túy. Phải tiếp tục dùng thuốc để tránh hiệu ứng phạt ( punishing effects ) chính là  “ hội chứng cai thuốc ” xảy ra do ngưng dùng thuốc. Hiệu ứng phạt xảy ra do ngưng dùng thuốc một thời gian và gây lệ thuộc thể chất.

Người nghiện chất gây nghiện ở gai đoạn đầu phải dùng thuốc do hiệu ứng thưởng, nhưng càng vể sau không thể bỏ thuốc, phải tiếp tục dùng thuốc chính vì hiệu ứng phạt. Sự thưởng phạt còn được giải thích thông qua hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh. Chất gây nghiện gây ra hiệu ứng thưởng bằng cách tăng cường sụ dẫn truyền của hệ dopamin, tức làm cho chất dẫn truyền thần kinh là dopamin hoạt động mạnh lên. Chất gây nghiện như opioid mặc dù tác động chủ yếu trên cụ thể opioid nhưng cũng gián tiếp tăng cường hệ dopamin. Còn sự khoái cảm do chới game online hoặc do hoạt động sex hiện nay đã được biết có liên quan đến các chất dẫn truyền thần kinh như dopamin, srotonin …Hiệu ứng thưởng làm thay đổi hoạt động của hệ dopamin và đưa đến cơ thể tự điều chỉnh để đáp ứng sự thay đổi này. Sự tự điều chỉnh chủ yếu xảy ra ở hệ thần kinh còn gọi là sự thích ứng thần kinh ( neuroadaptation ) thể hiện bằng sự giảm bớt các thụ thể của chất gây nghiện do sự thích ứng giải thích cho hiện tượng “ lờn thuốc ”( thuốc dùng liều trước đây sử dụng, nhưng do thụ thể gắn với nó ít đi đến giảm tác dụng gây tình trạng phải tăng liều chất gây nghiện ). Trường hợp nghiện game online, hay nghiện sex cũng có gặp hiện tượng “ lờn ”, tức người nghiện cứ muốn ngày càng chơi nhiều hơn để có khoái cảm. Nên lưu ý, sự thích ứng thần kinh tạo sự cân bằng hay xảy ra với sự hiện diện của chất gây nghiện hoặc hình ảnh, cảm giác mà trí não đã được kinh ghiệm. Nếu đột ngột nhưng chất gây nghiện, sẽ có sự hụt hẩng, sự thích ứng thần kinh ban đầu không còn thích hợp, cơ thể tự điều chỉnh để có sự cân bằng mới. Lần này sự tự điuề chỉnh chính là “ hội chứng cai thuốc ”trừng phạt người nghện một cách nghiệt ngã.Còn đối với nghiện game online, hoặc nghiện sex, sự tự điều chỉnh khi không tiếp tục hành vi bị nghiện ở mức độ nhẹ hơn là cảm thấy rất khó chịu, luôn bị ám ảnh phải tiếp tục thực hiện hành vi bị nghiện đó bất chấp sự tự chủ của bản thân.

LÀM SAO ĐỂ KHÔNG BỊ NGHIỆN ?

Hiện nay người ta đã phát hiện sự nghiện có liên quan đến gien, tức cấu trúc di truyền. Bởi vì có người khi tiếp xúc chất gây nghiện rất dễ dàng bị nghiện trong khi ở người khác thì sự nghiện đến chậm và gây sự lệ thuộc khó khăn hơn. Thêm nữa, yếu tố môi trường tức hoàn cảnh bên ngoài sẽ tác động rất mạnh mẽ làm cho con người ta bị nghiện. Tuy nhiên, chỉ có một phương cách rốt ráo giúp người ta không bị nghiện là KHÔNG TIẾP XÚC VỚI CHẤT NGHIỆN, đặc biệt sự tiếp xúc kéo dài cứ lặp đi lặp lại. Tức không tạo điều kiện cho chất gây nghiện đưa vào trong cơ thể đã được gắn vào thụ thể của nó nằm ở hệ thần kinh trung ương và sự gắn này cứ tiếp diễn nhiều lần, hoặc không đưa những hình ảnh bạo lực, khiêu dâm của các game online và nuôi dưỡng chúng dài ngày trong tâm thức, hoặc không lặp đi lặp lại các hành vi tà dâm, không đánh động mãi dục vọng không chính đáng để sa vào cái gọi là nghiện sex.

Từ hơn hai ngàn mấy trăm năm trước, Đức Phật Thích Ca đã cung cấp cho nhân loại phương pháp thực tập tuyệt vời  gọi là thực hành Năm giới để đạt được hạnh phúc chân thật. Chính từ Năm giới, chỉ cần sống đàng hoàng trọn vẹn với giới thứ ba và giới thứ năm thì con người đủ sức tránh được nghiện và các thứ kể trên. Để thoát ra khỏi đau khổ, Năm giới là con đường thoát mà Đức Phật chỉ ra gồm có: giới thứ nhất là bảo vệ sự sống, tức không sát sanh, giới thứ hai là bảo vệ sự liêm khiết của bản thân, tức không trộm cắp, giới thứ ba là bảo vệ hạnh phúc cá nhân và gia đình, tức khong tà dâm, giới thứ tư là nói nghe trong chánh niệm, tức không nói dối, giới thứ năm là tiêu thụ trong chánh niệm, tức là không uống rượu và dùng chất gây nghiện. Rõ ràng, khi hiểu thấu, sống trọn vẹn với giới thứ ba, giới thứ năm, tức ngay từ đầu con người, đặc biệt là giới trẻ, sống vững chãi, không đưa vào cơ thể các “ độc chất ” là các chất gây nghiên như: ma túy hoặc các cảm giác, hình ảnh mà thực chất đó là chất liệu của bạo lực, tà dâm,thì con người làm sao bị nghiện cho được. Khẩu hiệu thường dùng để phòng chống tệ nạn nghiện ma túy là: “ Không bao giờ dùng thử ma túy, dù chỉ một lần ”. Rất cần thiết cho giới trẻ biết được khẩu hiệu đó và quan trọng hơn là tự sâu thẳm trong lòng họ, họ hiểu ra mọi sự và họ nhất quyết không dùng bất cứ “ độc chất ”nào để đầu độc chính họ.

Nguồn: Văn Hóa Phật Giáo số 127

Các tin đã đăng:
Về đầu trang