Khổng. Tuy nhiên, bổn
phận của người vợ đối với chồng đặt ra bởi tiêu chuẩn kỷ luật của
Ðức Khổng Tử lại không nhấn mạnh đến bổn phận và nghĩa vụ của
chồng đối với vợ.
Lời dạy của Ðức Phật không thiên vị về phía
người chồng. Trong Kinh Sigalovada, Ðức Phật nói rõ ràng cả bổn
phận người chồng đối với vợ và ngược lại. Về phần người chồng,
người chồng phải trung thành, lịch sự và không khinh miệt. Bổn
phận người chồng là trao quyền cho người vợ; và thỉnh thoảng cung
cấp đồ trang sức cho vợ cho nên chúng ta chứng kiến thái độ vô
tư biểu lộ bởi Ðức Phật đối với cả nam lẫn nữ giới.
Ðức Phật cũng chỉ rõ những điều cản trở và bất lợi mà người
đàn bà phải chịu chẳng hạn như gian nan và khổ cực lúc phải xa
nhà vào ngày cưới để về nhà chồng và nỗi thương đau phải tự mình
gánh chịu để thích nghi với môi trường mới đầy khó khăn và trở
ngại. Thêm vào đó là cái đau đớn và đau tâm sinh lý mà người đàn
bà phải chịu đựng trong lúc kinh kỳ, mang thai và sanh nợ. Tất cả
những điều này tuy là những hiện tượng tự nhiên chỉ miêu tả những dị
biệt bất lợi và hoàn cảnh xẩy ra giữa người đàn ông và người đàn
bà.
Lời dạy của Ðức Phật về bản chất thực sự của cuộc sống và cái
chết - về nghiệp và về những nẻo luân hồi - đã thay đổi thái độ
đối với sự quan trọng lớn lao gắn với việc sanh con trai. Phật
Giáo không bao giờ đồng quan điểm với quan điểm Bà La Môn là con
trai cần thiết cho người cha để lên thiên đường. Ðức Phật dạy
theo Nghiệp Luật, ta phải chịu trách nhiệm về hành động và hậu quả của
chính ta hạnh phúc của cha hay ông không tùy thuộc vào hành động
của người con hay người cháu. Mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm
về hành động của chính cá nhân ấy. Cho nên không có nguyên nhân
nào cho người đàn bà lập gia đình phải lo âu chỉ vì không sinh
được con trai để thi hành những nghi lễ cho tổ tiên. Ðiều này
cũng có nghĩa con gái cũng tốt như con trai.
Có thể rằng trong thời kỳ đầu Phật Giáo, con gái không lấy
chồng, không bị ngược đãi. Người con gái đó có thể ở nhà săn sóc
đầy đủ cha mẹ, các anh em chị em còn nhỏ hơn mình. Người con gái
đó có quyền sở hữu tài sản to lớn.
Ðức Phật không gán sự quan trọng vào việc sinh con trai. Trong
một dịp Hoàng Ðế Kosola đang cùng với Ðức Phật, thì được tin báo
một đứa con gái của Hoàng Ðế được sinh ra mong mỏi một con trai,
Hoàng Ðế không vui. Nhận biết như vậy, Ðức Phật đã ca ngợi phụ
nữ, nêu cao những đức hạnh của người phụ nữ như sau:
" Một số phụ nữ
thực ra còn tốt hơn nam nhân. Hãy nuôi dưỡng bé gái, hỡi vị chúa
công. Có những phụ nữ ngoan, đức hạnh, đầy sức kính nể là bà mẹ
vợ, là những người trong trắng. Từ những người cao thượng như thế sanh
đứa con trai dũng cảm, một chúa tể cả vương quốc, sẽ cai trị cả
nước của vua".
Ðức Phật mở cửa cho phụ nữ tham gia vào lãnh vực tôn giáo cho
họ được nhập vào Ðoàn thể Tỳ Kheo Ni, Ðoàn Thể Ni Giới. Việc này
mở rộng những con đường thênh thang của văn hóa, xã hội và những
cơ hội về đời sống công cộng cho phụ nữ. Nó cũng dẫn đến công
nhận hoàn toàn tầm quan trọng của phụ nữ trong xã hội, và làm như
vậy nâng cao địa vị của người phụ nữ.
Mặc dù có một vài bình luận châm biếm có đề cập trong Tam Tạng
Kinh Ðiển về những mưu chước và các đối xử của phụ nữ, nhưng Ðức
Phật cũng có ghi trong Kinh Samyutta Nikaya nhiều nét đặc biệt
chuộc lỗi của họ. Ðược biết rằng trong một số hoàn cảnh, phụ nữ
được coi như là khôn ngoan và sáng suốt hơn nam giới, và phụ nữ
cũng được coi như có khả năng chứng đắc hay đạt thành quả sau khi
tiến bước vào Bát Chánh Ðao cao quý. Mặc dù một số không vừa ý, qua sự
quan sát kỹ lưỡng, chúng ta thấy những gì Ðức Phật nói về phụ nữ
vẫn có giá trị ngày nay. Vậy nên, trong việc bộc lộ bản chất của
phụ nữ - như khi Ðức Phật nói đến trường hợp Hoàng Ðế Kosala sinh
con gái thay vì con trai - Ðức Phật không chỉ nhằm vào nhược
điểm mà còn vào tiềm lực của phụ nữ.
Ðức Phật cho thấy rõ ràng phụ nữ có khả năng hiểu biết giáo lý
của Ngài và có thể tu tập giáo lý này để đạt tinh thần ở mức độ
nào đó. Ðiều này cho thấy rõ ràng do lời khuyên của Ðức Phật cho
nhiều phụ nữ vào nhiều dịp và hoàn cảnh khác nhau Ðức Phật dạy
bài học vô thường cho Khema, người đẹp kiêu kỳ tự đắc. Khema là
vợ của Vua Bình Sa Vương. Lúc đầu bà này không chịu đến gặp Ðức
Phật vì bà này nghe thấy Ðức Phật thường nhắc đến sắc đẹp bên ngoài bằng
lời lẽ coi thường. Một hôm, bà ta ghé thăm tu viện chỉ để vãng
cảnh. Dần đà, Bà bị lôi cuốn tới giảng đường nơi Ðức Phật đang
thuyết pháp. Ðức Phật dùng thần thông biết được tư tưởng của Bà
và tạo ảo ảnh một người mệnh phụ ngồi trước bà Khema đang ngắm
nghía sắc đẹp của mệnh phụ này thì Ðức Phật biến người đàn bà này
đang đẹp đẽ thành người trung niên rồi thành người già, và cuối
cùng té xuống đất răng gãy, tóc bạc, và da nhăn. Sự thay đổi này
khiến Hoàng Hậu Khema nhận thức được cái phù du của cuộc đời Bà suy
nghĩ: "Một thân hình như vậy mà trở thành tàn tạ như vậy thì thân
hình của ta cũng sẽ như vậy ử" Nhận thức được hậu quả như vậy,
Hoàng Hậu Khema đắc thánh quả A La Hán, và với sự đồng ý của Bình
Sa Vương, Bà đã gia nhập Ni Ðoàn Tỳ Kheo Ni.
Với các phụ nữ quá xúc động và đau buồn về sự mất người thân
yêu, Ðức Phật nói về sự không tránh khỏi cái chết như diễn tả
trong Tứ Diệu Ðế Cao Quỵ Ngài cũng trích dẫn nhiều ngụ ngôn nhấn
mạnh về điểm này. Cho nên, với Visakha, một mệnh phụ đa sầu đa
cảm có một đứa cháu chết, Ðức Phật đã nói như sau:
"Từ thương yêu sinh sầu khổ,
Từ thương yêu sinh sợ hãi,
Với người không còn luyến ái,
Thì không còn sầu khổ, ít sợ hãi"
Sự thiết lập Ðoàn Tỳ Kheo Ni - Ni Ðoàn - vào năm hoằng pháp
thứ năm của Ðức Phật, dọn đường hoàn toàn tự do tôn giáo cho phụ
nữ. Sự thành công với nhiều chư ni xuất sắc rất lẫy lừng trong
việc nghiên cứu và tu tập Giáo Pháp. Ðứng về mặt thế giới, Phật
Giáo vươn ca. Bài thánh ca về Chị Em (Therigatha) gồm có 77 bài
thơ tác giả là các Ni là niềm tự hào của nền văn hóa Phật Giáo.
Các Ni không bị giới hạn bởi Ðức Phật trong việc dạy và thuyết
giảng Giáo Pháp. Tỳ Kheo Ni Ðoàn sản sinh một số các nhà dẫn
giải Giáo Pháp và thuyết pháp lẫy lừng như Sukha, Patacara,
Khema, Dhammadinna, và Maha Pajapti (người mẹ nuôi dưỡng Thái Tử
Tất Ðạt Ma). Theo Phật Giáo, con trai không phải là cần thiết để
người cha để được lên thiên đường, con gái cũng tốt như con trai,
nếu được tự do sống một cuộc đời độc lập. Cho phụ nữ được tích cực chia
sẻ hoạt động vào đời sống tôn giáo, Ðức Phật đã giúp đỡ nâng cao
địa vị phụ nữ trong đời sống thế tục.
Tuy nhiên cho phép phụ nữ vào đời sống tôn giáo quả là quá
tiến bộ trong thời ấy vì lẽ bản chất của sự cải tiến quá tiến bộ
đối với sự suy nghĩ của thời đại ấy, người dân đã không thể tự
thích nghi nên gây ra thoái trào. Cho nên Tỳ Kheo Ni Ðoàn chỉ duy
trì được một thời gian ngắn vì họ không làm chủ được tình hình.
Những người Bà La Môn với ưu tiên của họ trong hệ thống đẳng cấp
xã hội bị đe dọa cũng là một yếu tố khác làm suy yếu Ni Ðoàn. Những
người Bà La Môn này tuyên truyền chống đối "thái độ mới" cho phụ nữ
tự do tôn giáo. Tại Sri Lanka, Ni Ðoàn phát triển cho đến năm
1017 Tây Lịch đời Hoàng Ðế Mahinda IV. Sau đó Ni Ðoàn tan rã và
không còn tái lập được. Nhưng Ni Ðoàn được giới thiệu vào Trung
Hoa bởi những Ni Sinhalese, và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay
cũng giống như Nhật Bản. Tuy nhiên theo truyền thống Ðại Thừa, ni
giới chỉ đóng một vị trí phụ thuộc không thể bằng các tăng được.
Trích Những Hạt Ngọc Trí Tuệ
Phật Giáo (Gems of Budhist Wisdom Budhist Missionary Society,
Malaysia, 1983, 1996 do Thích Tâm Quang, dịch, Chùa Tam Bảo,
California, Hoa Kỳ, 2000