Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Áp dụng tâm linh vào học tập thi cử như thế nào để có kết quả tốt?
30/06/2013 14:30 (GMT+7)


Hỏi: Mỗi lần đến mùa thi, một số HSSV kể cả phụ huynh thường đến chùa khấn nguyện để con cái họ gặp may mắn hoặc "trúng tủ" khi đi thi. Về mặt tâm linh giải thích như thế nào? Áp dụng tâm linh vào học tập như thế nào để có kết quả tốt?

Đáp: Học tập đến ngày thi cử là một quá trình đòi hỏi nỗ lực nhiều tháng nhiều năm, kết quả tốt xấu cao thấp là do sự kiên trì siêng năng hoặc ham chơi lười biếng. Nhưng cá biệt do nghiệp quả nhiều kiếp trước vẫn có trường hợp siêng năng, cần cù vẫn thi rớt, học yếu kém vẫn thi đậu.

Các yếu tố để trở thành một người học giỏi nơi trường học người ta thường nhắc đến động cơ học tập từ thấp như báo ân báo hiếu cha mẹ, ông bà cho đến cao hơn như để giúp dân giúp nước, xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Đây cũng là một yếu tố cơ bản của đạo làm người.

Trong thời gian trải nghiệm về tâm linh, tôi được nhân duyên tiếp cận tìm hiểu và thực hành Phật Pháp thông qua một số khoá tu ngắn ngày như Niệm Phật, tụng kinh, trì chú, thiền định.

Khi liên hệ hồi tưởng lại những tháng năm đi học từ tiểu học, trung học, lên đến đại học tôi đều thấy các nhà giáo dục có vận dụng ít nhiều  những yếu tố tâm linh vào chương trình, phương pháp giáo dục đào tạo.

Ở bậc tiểu học và những năm đầu bậc trung học, một số môn học áp dụng phương pháp HỌC THUỘC LÒNG như đạo đức, lịch sử, địa lý…. Phương pháp này có giá trị to lớn là đi sâu vào tiềm thức từ thời niên thiếu để hình thành nhân cách đạo đức sau này.

Đến nay tôi được biết Hoà thượng Thích Trí Tịnh dù đã gần 100 tuổi Ngài nói vẫn đang nỗ lực đọc thuộc thêm một chương trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Ngài nói: Tụng trì thuộc lòng giáo lý mới trở thành vốn liếng tâm linh thực sự của bản thân, con đường dẫn đến giải thoát sanh tử luân hồi, hơn nữa khi tập trung thuộc lòng cũng là cách thiền định làm cho tâm trí sáng suốt.

Khi học càng lên cao tuỳ vào chuyên sâu của ngành KH tự nhiên hoặc KH xã hội, phương pháp học tập phải Tập trung nghiên cứu nhiều hơn. Sự tập trung này cũng là một đặc điểm của phương pháp THIỀN ĐỊNH, con đường tất yếu để dẫn đến khám phá và sáng tạo của sinh viên.

Vì vậy HSSV nếu biết áp dụng thực hành tâm linh (thiền định) đều đặn mỗi ngảy khoảng 30, 60 phút cũng là cách bồi dưỡng trí não tốt, kết quả học tập chắc chắn sẽ tốt đẹp (ban đầu nếu chưa có thầy hướng dẫn chỉ nên thực hành đơn giản nhất, thí dụ tập trung đọc hồng danh của bậc vĩ nhân mà mình tôn kính và ngưỡng mộ hay niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT v.v. cũng đạt được hiệu quả bất ngờ).

Ngoài ra trong quá trình học tập nghiên cứu, SV thường tập trung áp dụng những công thức, những thành quả trí tuệ của các nhà bác học, triết gia, nhà văn học rất đức độ và yêu thương nhân loại, thậm chí thời tôi học có một số HSSV xuất sắc còn thuộc lòng cả tiểu sử các nhà KH, các nhà văn hoá nghệ thuật nữa; đây cũng là sự kết nối tâm linh vô tình và từ cõi tối cao sự trợ lực vô hình của các Ngài là đương nhiên.

Việc chia sẻ này không thể đầy đủ, chúc bạn sức khoẻ,vận dụng thành công trong học tập.

Theo Xã hội

Các tin đã đăng:
Về đầu trang