Trong đạo Phật, hôn nhân được xem như vấn đề cá nhân riêng tư chứ không phải là một trách nhiệm tôn giáo.
Hôn nhân là một sự quy ước của xã hội, một thể chế do con người tạo
ra nhằm vì mục đích an lạc, hạnh phúc của con người, để phân biệt xã hội
loài người với đời sống thú vật và duy trì tật trự và sự hoà hợp trong
quá trình sinh sản.
Dù là những kinh điển Phật giáo không đề cập đến vấn đề chế độ một
vợ một chồng hoặc là chế độ đa phu đa thê, song người Phật tử tại gia
được khuyên hạn chế ở chế độ một vợ một chồng. Ðức Phật không đặt ra
những luật lệ cho đời sống hôn nhân nhưng đưa ra những lời khuyên cần
thiết dạy chư Phật tử tại gia làm thế nào để sống một đời sống hôn nhân
hạnh phúc. Có những sự liên hệ phong phú trong những bài pháp của Ngài
rằng người ta nên khôn ngoan và khéo léo trung thành với chế độ một vợ
một chồng và không tham đắm vào sắc dục và bỏ vợ mình đi theo những
người phụ nữ khác. Ðức Phật nhận ra rằng một trong những nguyên nhân
chính của sự suy vi của người đàn ông là sự dính líu của anh ta đối với
những người phụ nữ khác. (Kinh Parabhava)
Người đàn ông phải nhận ra những khó khăn, những thử thách và nỗi
phiền phức mà anh ta phải chịu đựng chỉ vì để duy trì người vợ và gia
đình. Những khó khăn này sẽ được thổi phồng lên nhiều lần khi đối diện
với những tai ương. Biết được những yếu điểm của bản chất con người, Ðức
Phật chế giới luật khuyên chư đệ tử Ngài tránh vi phạm giới dâm.
Quan điểm của Phật giáo về vấn đề hôn nhân rất là khai phóng. Trong
Phật giáo, hôn nhân được xem như một vấn đề mang tính cá nhân và riêng
tư chứ không phải là một trách nhiệm đối với tôn giáo. Không có quy luật
nào trong Phật giáo buộc con người phải kết hôn, hoặc là ở độc thân
hoặc là sống một đời sống hoàn toàn trinh bạch. Giới luật cũng không đặt
ra cho người Phật tử buộc họ phải sinh con cái hoặc là điều chỉnh số
lượng con cái mà họ phải sinh. Ðạo Phật cho phép mỗi cá nhân hoàn toàn
có quyền tự do quyết định cho chính bản thân mình về tất cả những vấn đề
liên quan đến đời sống hôn nhân gia đình. Người ta có thể hỏi rằng tại
sao Tăng sĩ Phật giáo không lập gia đình bởi vì không có luật nào đồng ý
hoặc chống lại việc lập gia đình của họ. Lý do hiển nhiên rằng để được
phục vụ cho nhân loại, người tu sĩ đã chọn một lối sống tôn thờ chủ
nghĩa độc thân. Những vị nào xuất gia tu tập và từ bỏ đời sống hôn nhân
gia đình một cách tình nguyện để tránh xa những lời cam kết thế gian
nhằm duy trì sự an lạc nội tâm và dành hết cuộc đời của mình phục vụ cho
nhu cầu phát triển tâm linh và giải thoát cứu cánh của tha nhân. Mặc dù
người xuất gia theo Phật giáo không cử hành một lễ cưới, song họ cũng
có thể thực hiện tinh thần phục vụ của tôn giáo để mà ban phước cho cặp
tình nhân mới cưới.
VẤN ÐỀ LY HÔN
Ly hôn hay ly dị không cấm theo quan điểm của Phật giáo mặc dù quy
luật tất yếu chắc chắn là không thể phát sinh nếu những mệnh lệnh (giới
luật) của Ðức Phật được tuân giữ một cách nghiêm khắc. Nam và nữ phải có
quyền tự do chia ta nhau nếu họ thực sự không thể hợp tình hợp ý nhau.
Chia tay là cách chọn lựa thích hợp nhất để tránh cảnh khổ đau của cuộc
sống gia đình phải diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Ðức Phật còn
đi xa hơn nữa là khuyên người đàn ông già không nên lấy vợ trẻ bởi vì
người già và người trẻ không thể tương hợp nhau, sẽ tạo ra những vấn đề
không đáng, sự bất hoà và sự suy vi (Kinh Parabhava).
Một xã hội phát triển thông qua một hệ thống những mối quan hệ xoắn
vào nhau và tương quan tương duyên nhau. Mỗi mối quan hệ là một sự cam
kết hết lòng hỗ trợ và bảo vệ nhau trong một nhóm hay cộng đồng người.
Hôn nhân đóng một vai trò rất quan trọng trong mạng lưới những quan hệ
của sự hỗ trợ và bảo vệ lẫn nhau này. Một cuộc hôn nhân tốt đẹp phải
phải triển và phát huy dần dựa trên cơ sở của sự hiểu biết chứ không dựa
trên sự ép buộc, gượng ép, xuất phát từ lòng chung thuỷ và thành thật
với nhau chứ không chỉ hoàn toàn dựa trên sự ham muốn. Thể chế của hôn
nhân cung cấp một nền tảng tốt đẹp cho sự phát triển của văn hoá, một sự
hội nhập vui vẻ của hai cá nhân để được nuôi dưỡng và thoát khỏi trạng
thái cô đơn buồn tẻ, sự nghèo khổ và sợ hãi. Trong hôn nhân, mỗi bên
phát huy một vai trò bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh và dũng khí đạo
lý, mỗi bên biểu lộ sự công nhận vai trò hỗ trợ và đánh giá cao những kỹ
năng của nhau. Không nên mang ý niệm trọng nam khinh nữ, hoặc trọng nữ
kinh nam. Mỗi bên hỗ tương cho nhau, làm một người bạn đời dựa trên sự
bình đẳng, biểu lộ sự nhã nhặn, hào phóng, yên tĩnh và nhiệt tâm với
nhau.
VẤN ÐỀ HẠN CHẾ SINH ÐẺ, PHÁ THAI & TỰ TỬ
Mặc dù người đàn ông có quyền tự do kế hoạch hoá gia đình anh ta
theo điều kiện sống của gia đình, song việc phá thai là không công bằng.
Người Phật tử không có lý do nào để chống lại việc hạn chế sinh đẻ.
Họ tự do trong việc sử dụng bất kỳ phương pháp tránh thai truyền thống
hay hiện đại. Những ai phản đối việc hạn chế sinh đẻ bằng cách nói rằng
việc làm đó chống lại quy luật của Thượng đế, nên nhận ra rằng quan niệm
của họ liên quan đến vấn đề này là không hợp lý. Trong vấn đề hạn chế
sinh đẻ, những việc cần nên thực hiện là để ngăn chặn sự xuất hiện của
một chúng sanh mới. Không liên quan đến việc sát sanh và không có tạo
nghiệp bất thiện. Nhưng nếu họ đưa ra bất kỳ hành động nào để thực hiện
việc nạo phá thai, thì hành động này là không đúng bởi vì nó liên quan
đến việc sát hại sanh mạng hoặc là huỷ diệt một sự sống hữu hình hay vô
hình. Do đó, việc phá thai là không công bằng.
Theo giáo lý Ðức Phật, năm điều kiện phải có mặt để đưa đến hành động sát sanh. Năm điều kiện đó là:
Một chúng sanh
Ý thức hay biết đó là một chúng sanh
Ý định giết hại
Tìm mọi cách để giết và
Kết quả là cái chết.
Khi một người nữ thụ thai, có một chúng sanh hiện hữu trong bào thai
của cô ta và yếu ttó này đáp ứng điều kiện thứ nhất. Sau một vài tháng,
cô ta biết rằng có một cuộc sống mới bên trong cô ta và yếu tố này thoả
mãn điều kiện thứ hai. Sau đó, vì lý do này hay lý do khác, cô ta muốn
muốn giết đi mạng sống này bên trong cô ta. Vì vậy, cô ta bắt đầu tìm
kiếm một bác sĩ chuyên về việc phá thai để làm công việc đó và như thế,
điều kiện thứ ba được đáp ứng. Khi bác sĩ phá thai thực hiện công việc,
điều kiện thứ tư được thoả mãn và cuối cùng sanh mạng bị giết bởi vì
hành động đó. Vì vậy, tất cả những điều kiện đều hiện hữu. Như thế, hành
động này của người mẹ phạm vào giới thứ nhất là không được giết hại và
việc làm này có giá trị như việc giết một mạng người. Theo Phật giáo,
không có một lý do nào để nói rằng chúng ta có quyền tước đi mạng sống
của những sinh vật khác. Trong một số tình huống đặc biệt, con người cảm
thấy bị bắt buộc phải làm điều đó vì sự thuận tiện cho chính bản thân.
Nhưng họ không nên biện minh hành động phá thai này bằng cách này hay
bằng cách khác mà họ sẽ phải chịu những nghiệp quả xấu. Ơû một số nước,
việc phá thai được xem là phi pháp, nhưng việc làm này là để vượt qua
một số vấn đề. Những nguyên lý tôn giáo không bao giờ dâng nộp những thú
vui của con người. Những nguyên lý ấy đại diện cho lợi ích của toàn thể
nhân loại.
TỰ TỬ
Tước đi mạng sống của chính mình cho dù trong bất cứ tình huống nào
cũng đều được xem là không đúng với tinh thần và luân lý đạo đức. Chấm
dứt sự sống của chính mình do vì sự bực mình hay thất vọng chỉ tạo nên
khổ đau ngày càng nhiều hơn. Tự tử là một cách hèn nhát để chấm dứt
những vấn đề trong cuộc sống con người. Người với tâm thanh tịnh và
khinh an không bao giờ tự tử. Nếu người từ bỏ thế giới này trong một
trạng thái tâm tán loạn và bực mình, thì anh ta sẽ không thể tái sinh
trong một điều kiện tốt hơn. Tự tử là một hành động bất thiện và không
lành mạnh bởi vì nó được khích lệ bởi một tâm hồn tràn đầy tâm tham lam,
sân hận và si mê. Những người tự tử không biết cách đối diện với những
vấn đề, làm thế nào để đối diện với sự thật của cuộc đời và làm thế nào
để sử dụng tâm mình theo phương pháp chính đáng. Những con người như thế
không thể hiểu được bản chất của cuộc đời và những điều kiện của thế
gian.
Có một số người hy sinh mạng sống của chính mình cho những gì họ
nghĩ rằng vì sự nghiệp cao cả và thánh thiện. Họ chấm dứt mạng sống của
họ bằng những biện pháp như thế như tự thiêu thân, tự hy sinh, hoặc là
chết đói. Những hành động như thế có thể được xếp vào những hành động
can đảm và dũng cảm. Tuy nhiên, theo quan điểm của Phật giáo, những hành
động như thế không được xem như có tội. Ðức Phật đã chỉ rõ ràng rằng
trạng thái tâm trong lúc tự tử sẽ dẫn đến khổ đau nhiều hơn.