Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Đạo Phật Trong Các Lĩnh Vực Sinh Hoạt
30/09/2010 09:35 (GMT+7)

  -- Ngôi chùa: Bởi vì sau những ngày lao động vất vả ,nhọc nhằn giữa đời thường.Người Phật tử nói riêng, người dân trên mọi miền đất nước nói chung.Tìm về ngôi đạo tràng lắng nghe tiếng chuông hiền hòa,cùng lời kinh tiếng kệ,quên đi bao điều phiền toái của cuộc đời.Nhất là giữa thời đại văn minh vật chất này.Mọi giá trị tinh thần bị đảo lộn,thêm vào đó hiểm họa xã hội đương rình rập tấn công thế hệ thanh hiếu niên,làm cho mọi người nơm nớp lo âu.Thì chính ngôi đạo tràng là ốc đảo an toàn cho mọi người về nương tựa.Lại nữa, ngôi chùa chính là quê hương của những người con xa xứ .Vì vậy hình ảnh ngôi chùa phải là hình bóng thân thương và dịu hiền nhất trong lòng mọi người.Việt Nam ta có thật nhiều ngôi  chùa đẹp,cổ kính thật trang nghiêm,mà khi nhắc đến ta thấy lòng rung động Nhưng những ngôi chùa ấy, giờ ít lắm.Thời gian gần đây những ngôi chùa mới được xây lên,những công trình mới đang được tôn tạo theo lối kiến trúc không mang được truyền thống dân tộc,không biểu lộ được tinh thần Đạo Phật.Không phải vì ta quá lưu luyến những gì cổ kính,nhưng ngôi chùa thật sự đẹp trong lòng mọi người là khi đến chùa ta cảm thấy thảnh thơi  êm ả, như bỏ lại sau lưng những bực dọc,những tầm thường trong cuộc sống hằng ngày để tìm về với chính mình,với thiên nhiên,với nếp sống tâm linh.

   -Người hướng dẫn:Phải là những vị Tu sĩ có trình độ văn hóa  để có thể thống nhiếp đại chúng.Đại chúng ở đây là những người Phật tử cùng tu cùng học,cùng có nhiệm vụ xây đắp và bảo vệ cho ngôi chùa dưới sự chỉ đạo của vị tu sĩ.Người tu sĩ cần phải có kiến thức giáo lý vững chãi,cần có hiểu biết nghi lễ chính thống,cần có kiến thức về tâm lý,giáo dục tôn giáo để có thể giúp đỡ cá nhân trong đại chung khi những người này cần sự tư vấn,giúp đỡ giải quyết những vấn đề thuộc về tâm lý,gia đình hay xã hội. Riêng về vấn đề sinh hoạt tôn giáo,cần có học giáo lý,học tham thiền,tụng kinh niệm Phật sám hối,tham gia công tác xã hội.Tất cả những việc ấy phải được thực hiện một cách nghiêm chỉnh đúng với tinh thần đạo Phật.Phải làm sao cho người Phật tử hiểu rõ tường tận cốt lõi đạo Phật là giác ngộ giải thoát,học Phật là hành theo Phật phải khiêm nhường ,cởi mở và nuôi dưỡng tâm từ bi vì đạo Phật luôn lấy từ bi –trí tuệ làm đầu.Phải thấu suốt giáo lý nhân quả công bằng để tránh mê tín dị đoan.Mỗi tuần ở chùa nên có lớp học giáo lý,và chia sẻ kiến thức tu tập cho nhau như câu kiến thức chung chỉ giải cho nhau.Đâu đợi phải là người xuất gia mới hành lục hòa,mà pháp lục hòa cùng xử dụng cho người Phật tử.Đầu tiên là( thân cùng nhau hòa hiệp ở chung).Ta cùng nhau về chùa tu tập,tham thiền,niệm Phật trong những ngày cúng hội,tu thọ bát quan trai là đã hòa hợp ở chung.Vậy thì dù là công nhân viên chức bạn cũng có thể hành nơi công sở hòa nhập với mọi người,với mọi tầng lớp.Thứ hai (Miệng không tranh đua cãi lẫy ) đại chúng cùng hành nói lời hòa nhã không nói lưỡi hai chiều,không gây chia rẽ thì đạo tràng yên ổn biết

bao,ngoài xã hội mọi người cùng nói lời hòa nhã thì làm sao có chiến tranh có ẩu đã.Thứ ba (ý ưa nhau không trái nghịch) trong đời sống thường có câu ( chín người mười ý ) đủ chứng tỏ ý kiến mỗi người thường trái nghich là người Phật tử học cách hòa thứ ba tùy thuận với mọi người,ý kiến cùng nhau cho hòa hợp thì việc dù lớn đến đâu cũng có thể giải quyết được,giống như câu (một cây làm chẳng nên non,ba cây chụm lại nên hòn núi cao) Thứ tư (giới luật đồng cùng nhau tu theo )người xuất gia có giới  của người xuất gia là cư sĩ có giới của người Phật tử,ai ai cũng giữ giới thì xã hội sẽ bớt đi tệ nạn,bớt đi nhà giam.Thứ năm ( kiến thức chung chỉ giải cho nhau )nói về kiến thức, người tu sĩ có kiến thức sẽ dễ giáo hóa Phật tử,người đạo hữu có hiểu biết sẽ giúp cho người ít được tiếp xúc giáo lý Phật Đà,mang sự hiểu biết của mình chia sẻ cho bạn đạo là mong cùng nhau tiến bước trên lộ trình tu học thuws sáu (Tứ sự chia đồng với nhau )

 Không nói đến sự bình đẳng ,mà ở đây là sự chia sẻ ,là người con Phật ta không thể làm ngơ khi gặp cảnh khổ đau,mà cần có tấm lòng chia sẻ từ vật chất,đến tinh thần như xử dụng tứ nhiếp Pháp, có thể chỉ là lời ái ngữ cũng giúp người đang đau khổ vơi bớt phần nào  khổ đau,bạn có thể đồng hành với bạn bè công sở làm giúp họ một việc nhỏ để cùng nhau tan sở.Trong xã hội ta chỉ xử dụng những gì thuộc về mình,hãy dành một phần cho người khác, như khi  bạn xử dụng quá nhiều điện là vô tình bạn đã giành đi quyền xử dụng của nhiều người khác v.v…

         Vậy thì lục hòa vẫn cần cho mọi người đâu phải đợi xuất gia .

   -Về Thanh thiếu niên:cần chia ra từng lứa tuổi cho các em sinh hoạt,học hỏi giáo lý Phật Đà.Vì các em là rường cột của đất nước,của Phật giáo sau này vi các em là cây non mỗi ngày mỗi lớn.Hiện tại chúng ta phải tạo cho các em có một nền tảng vững chắc.Trước tiên phải giúp các em học làm người tốt.Tức là các em phải học hỏi những người tốt,không nên học hỏi kể xấu.Thế nào là người tốt,tức là dạy các em ở nhà phải hiếu thảo với mẹ cha,đến chùa,đến trường kính trọng Sư trưởng,kính trọng thầy cô,ngoài xã hội phải cởi mở,khoan dung,hòa nhã.Phải biết chia sẻ,đồng cảm với tha nhân phải chịu trách nhiệm với mọi hành vi do mình gây ra.Tạo điều kiện cho các em gần gũi học hỏi giáo lý,tham gia sinh hoạt những chương trình văn hóa nghệ thuật do gia đình Phật tử tổ chức mang đậm bản sắc văn hóa Phật Giáo.   Gần đây tôi có nhân duyên gặp nhiều trẻ em khi sinh hoạt văn nghệ ở chùa thì lại thích nhảy Erobic,thích hát nhạc hiphop mà phục trang là những chiếc áo in tiếng Anh loạn xạ trong khi các em mù về ngôn ngữ khi dịch ra tiếng Việt thì than ôi!.Phải chăng đây là hiện tượng khởi đầu cho lối suy nghĩ và là hành động đáng báo động cho những người làm cha,làm mẹ,làm huynh trưởng chúng ta. Mới đây giới truyền thông xôn xao về bạo lực học đường,dù các em đều là con gái và xót xa hơn là nhiều phụ huynh lại làm ngơ trước sự việc này .

 Tóm lại: trong lĩnh vực sinh hoạt tôn giáo  có những vấn đề cần quan tâm nhằm giúp Đạo Phật ngày càng gần gũi với xã hội,tạo niềm tin cho Phật tử

 Cần có sự sáng tạo giúp Phật tử ý thức các vấn đề khổ đau của sự sống và bài trừ mê tín dị đoan.Các tổ chức Gia đình Phật tử một tổ chức gần gũi với lớp trẻ tạo điều kiện cho lớp thanh thiếu niên được học hỏi giáo lý nhiều hơn nhằm giúp các em có lý tưởng,có nhận thức tốt về Đạo Phật và sẵn sàng cống hiến cho Đạo,cho Đời.Tìm được sự thanh cao, an lạc khi nếm được Thiền vị để các em không cảm thấy bơ vơ,lạc lõng giữa cuộc sống quá nhiều cạm bẫy này ./.

Ngọc Chơn

http://www.daophatngaynay.com

Các tin đã đăng:
Về đầu trang