Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Đức Phật và sự yên lặng trước những câu hỏi siêu hình
LỜI PHẬT TRONG ĐỜI SỐNG | HOANG PHONG
13/10/2017 17:48 (GMT+7)

Cạm bẫy ấy sẽ đưa đến tranh luận vô tận và thắc mắc tiếp nôi nhau, đánh lạc hướng sự tu tập. Nhiều vị thầy sống đồng thời với Đức Phật, tức là vào thế kỷ thứ VI trước Tây lịch, đã từng chũ xướng nhiều chủ thuyết trong lãnh vực triết học siêu hình. Nhưng Đức Phật đã che chở cho các đệ tử của Ngài tránh khỏi những cạm bẫy ấy, không phải bằng cách cấm đoán, bằng biện luận hay giải thích, mà bằng sự yên lặng. Có tất cả 14 câu hỏi đại loại như sau mà Phật không giải đáp:

  1. Vũ trụ có trường tồn bất diệt hay không?
  2. Vũ trụ không trường tồn bất diệt?
  3. Vũ trụ đồng thời vừa trường tồn bất diệt, vừa không trường tồn bất diệt?
  4. Vũ trụ đồng thờivừa không trường tồn bất diệt cũng không phải la không trường tồn bất diệt?
  5. Vũ trụ có biên giới hay không?
  6. Vũ trụ có vô biên hay không?
  7. Vũ trụ đồng thời vừa có giới hạn lại vừa vô biên?
  8. Vũ trụ đồng thời không phải là có giới hạn, nhưng cũng không phải là không có giới hạn?
  9. Sự sống và thân xác là một thứ như nhau?
  10. Sự sống và thân xác có phải là hai thứ khác nhau?
  11. Một sinh linh được giải thoát có hiện hữu sau khi chết hay không?
  12. Một sinh linh được giải thoat không còn hiện hữu sau khi chết?
  13. Một sinh linh đượcgiải thoát hiện hưu nhưng đồng thời cũng không hiện hữu sau khi chết?
  14. Một sinh linh đượcgiải thoát, đồng thời không hiện hữu cũng không phải là không hiện hữu sau khi chết?

Trên đây là những gì kinh Cula-Malunkya-sutta đã ghi chép lại, bộ kinh này trình bày “Những câu hỏi vô ích” do một đệ tử của Phật tên là Malunkyaputta nêu lên để hỏi Đức Phật. Ngài không trả lời trực tiếp những câu hỏi ấy, nhưng hướng những thắc mắc của Malunkyaputta vào những gì thiết thực hơn: những khổ đau đang diễn ra trước măt và những gì đang làm cho Malunkyaputta phải bấn loạn trong tâm thức:

“ Này Malunkyaputta, mặc dù có một quan điểm theo đó vũ trụ vô tận và có một quan điểm [khác] theo đó vũ trụ không vô tận, nhưng trước nhất phải hiểu rằng có sinh, có già, có chết, có khổ, có than khóc,có đớn đau, xót xa và tuyệt vọng. [Đối với] Ta, Ta [chỉ] giảng [cho con] về sự chấm dứt những thứ ấy trong thế giới này, trong chính sự sống này. Vì thế, này Malunkyaputta, hãy giữ lấy trong tâm những gì Ta giảng, đúng như Ta đã giảng, và những gì Ta không giảng, đúng như Ta không giảng…”

(Trích kinh Cula-Malunkya-sutta,   bản dịch tiếng Pháp của Mohan Wijayaratna)

Kinh sách có chép câu chuyện như sau: một người bị tên tẩm thuốc độc, nhưng không chịu nhổ mũi tên và băng bó, chỉ thắc mắc về người bắn mũi tên và dây cung làm bằng loại gì, việc bào chế thuốc độc ra sao…nếu tiếp tục thắc mắc như thế, người này sẽ chết trước khi tìm được giải đáp cho thắc mắc ấy. Đức Phật không phải là một giáo chủ áp đặt những giáo điều, cũng không phải là một triết gia hay khoa học gia để đưa ra những lời giải thích về vũ trụ hay những biện luận siêu hình, Đức Phật là một vị Thầy tâm linh chỉ dẫn cho ta nhìn thấy bản chât sự hiện hữu của chính ta, đồng thời Đức Phật cũng là một vị Lương y chữa chạy cho ta thoát khỏi khổ đau để tìm thấy sự an vui đích thực và lâu bền. Sau đây là một đoạn khác trong kinh Cula-Malunkya-sutta nhắc lại tính cách vô bổ của nhữngbiện luận siêu hình và thuận lý:

“ Sự hiểu biết những thứ ấy không giúp cho sự thăng tiến trên đường tu tập, vì nó chẳng lợi ích gì cho sự an bình và giác ngộ. Những gì lợi ích cho sự an bình và giác ngộ mà Đức Phật thuyết giảng cho các đệ tử của Ngài là những điều sau đây: sự thật về khổ đau, nguồn gốc của khổ đau, sự loạibỏ khổ đau, con đường đưa đến sự loại bỏ khổ đau”.

(Trích kinh Cula-Malunkya-sutta,    bản dịch của Etienne Lamotte)

Thay vì Đức Phật tham dự vào những biện luận vô tận của nhị nguyên và quy ước, Ngài đã lôi Malunkyaputta trở về thực tế để nhìn thẳng vào bản chất thực sự của thực tại. Phật đã trao cho người đồ đệ Malunkyaputta và cho cả chúng ta hôm nay một viên thuốc thật mầu nhiệm, nhưng Phật không hề đề cập gì đến kích thước của vũ trụ. Khi viên thuốc của đạo pháp đã ngấm vào tâm thức ta, làm tan biến những độc tố của vô minh, bản thể vũ trụ sẽ hiện ra với ta một cách minh bạch, không cần phải hỏi Phật cái vũ trụ đó có bất diệt hay không.

Yên lặng là một cánh cửa mở rộng, là không gian vô tận, thắc mắc thuần lý là một hành vi khép lại, một thể dạng của nhị nguyên và trói buộc. Nếu suy ngẫm kỹ lưỡng, ta sẽ nhận thấy đặc tính thật tinh tế trong cách trình bày cũng như các lời giảng của Phật trong kinh sách. Chẳng hạn như cách trình bày các câu hỏi trong kinh Cula-Malunkya-sutta trên đây, mỗi thắc mắc được nêulên tuần tự bằng bốn câu hỏi:

–          Vũ trụ bất diệt?

–          Vũ trụ không bất diệt?

–          Vũ trụ vừa bất diệt vửa không bất diệt?

–          Vũ trụ vừa không bất diệt cũng không phải là không bất diệt?

Nểu chỉ đặt một câu hỏi duy nhất: vũ trụ có bất diệt hay không? Câu hỏi sẽ “ thiếu sót”, tính cách phiến diện sẽ đưa đến sự tranh cãi triền miên. Phần thứ hai của câu hỏi; vũ trụ có phải là không bấtdiệt hay không? Haicách trình bày của câu hỏi nêu lên tính cách đối nghịch của nhị nguyên: có và không. Phần thứ ba và thứ tư của câu hỏi: vũ trụ vừa bất diệt lại vừa không bất diệt, vừa không bất diệt cũng không phải là không bất diệt, là cách hóa giải toàn bộ cho câu hỏi, sự thắc mắc trở nên vô nghĩa. Tóm lại, một câu hỏi nếu “đầy đủ” sẽ có sẳn câu trả lời là như vậy, sự yên lặng của Phật thật vô cùng sâu sắc.

Ta hãy nhìn vấn đề trên đây dưới một khía cạnh khác. Khi hỏi Phật về vũ trụ có bất diệt hay không, thì chính Malunkyaputta đã vô tình vướng mắc vào các lầm lỗi như sau:

–          Xem vũ trụ là một tổng thể rõ rệt, trong khi đó vũ trụ chỉ là một sự cấu hợp hỗn tạp.

–          Xem vũ trụ đang hiện hữu một cách vững chắc, nhưng vũ trụ chỉ là sản phẩm của vô thường.

–          Xem vũ trụ là một thực thể bên ngoài tâm thức, nhưng thật ra vũ trụ chỉ là một phóng ảnh của tâm thức.

Những lỗi lầm thô thiển như thế cho thấy câu hỏi của Malunkyaputta là một câu hỏi đặt sai. Tuy nhiên, như vừa trình bày trên đây, phần thứ ba và thứ tư của câu hỏi liên quan đến thắc mắc về vũ trụ có phải vừa là bất diệt lạ cũng vừa không bất diệt đã gián tiếp hóa giải có và không, hiện hữu và không hiện hữu, tức những lạm dụng của ngôn từ nhị nguyên.

Câu hỏi của Malunkyaputta có vẻ như hữu lý, nhưng thật ra vô nghĩa, vô nghĩa vì dựa vào cách diễn đạt quy ước, công thức và đối nghịch. Cũng xin minh chứng thêm với các nhà khoa học và các triết gia là những người Phật giáo đi tìm sự thật tuyệtđối, một sự thật đúng thật của thực tại, thoát khỏi bản chất ảo giác, vô thường và biến động, sự thực ấy người Phật giáo gọi là sự thực tuyệt đối của hiện thực. Họ không đi tìm sựthực mang tính cách tương đối, xác định bởi sự quan sát, mô tả, đo đạc, những lập luận dựa trên toán học hay các giả thuyết của người làm khoa học và đồng thời cũng không dựa vào những những biện luận duy lý của các triết gia.

Tóm lại, sự yên lặng của Phật là một phương pháp cắt đứt quá trình tư duy thuần lý, phá bỏ tính cách quy ước và công thức của ngôn từ, kể cả sự hiểu biết tương đối của khoa học và sự hiểu biết thuần lý của các triết gia. Sự hiểu biết trong Phật giáo là một sự hiểu biết trực nhận bằng kinh nghiệm, phát hiện bằng tu tập và bằng cách biến cải tâm linh, một sự hiểu biết siêu nhiên, trong sáng và tuyệt đối. Sự hiểu biết ấy gọi là Trí tuệ.

HOANG PHONG| Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 58

Các tin đã đăng:
Về đầu trang