Thân
phụ Ngài là Cụ ông Phạm Lộ, Pháp danh Quảng Lộ, thân mẫu là Cụ bà Phạm
Thị Phi, Pháp danh Quảng Thí. Sinh ngày rằm tháng 10 năm Mậu Ngọ ((1918)
tại thôn Đức Phổ, xã Cát Minh, huyện Phù Cát tỉnh Bình Định. Gia đình
gồm có chín người con, bốn trai năm gái, Ngài thứ bảy nên bà con Phật tử
trong vùng quen gọi Ngài là “Thầy Bảy” hay “ Ngài Bảy”. Em út Ngài là
Phạm Thiện Huệ, Pháp danh Quảng Chư, cố Hòa thượng Trú trì chùa Ngưỡng
Quan, Bá Canh, Đập Đá, An Nhơn, Bình Định.
Gia
đình Ngài có truyền thống đạo đức, hiếu học. Song thân là Phật tử thuần
thành. Ngài bẩm tính hiền lương, chất trực, siêng năng, kham nhẫn.Từ
nhỏ được chú ruột tận tình dạy dỗ. Ngài được học chữ Hán và chữ Quốc
ngữ. Đến năm 12 tuổi, Ngài thông thạo chữ Hán, Tứ thư, Ngũ kinh và nhiều
kinh sách Nho giáo khác.
2. Xuất gia học đạo:
Thuở
nhỏ sớm có nhân duyên thâm sâu với Phật pháp, được thân cận với nhiều
bậc Cao đức, năm 12 tuổi (1930), Ngài xuất gia tại chùa Phước Hải cùng
thôn xã do thiền sư Nguyên Quì, hiệu Trí Minh làm lễ qui y và thế độ.
Từ
đó theo Bổn sư tu học, nhờ căn trí mẫn tiệp nên chóng thông hiểu kinh
luật để rồi bảy năm sau (1937) được truyền Tam đàn thọ cụ tại Đại giới
đàn chùa Tịnh Lâm, xã Cát Chánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định do Hòa
thượng Huyền Giác, trú trì chùa Tịnh Lâm, tổ chức và làm Đường Đầu Hòa
thượng. Hòa thượng Giác Nhiên làm Yết Ma A Xà Lê, Hòa thượng Hoằng Thông
làm Giáo thọ A Xà Lê. (Căn cứ tờ Hộ giới điệp cấp ngày 13 tháng 6 năm
Đinh Sửu tức 20/07/1937). Lúc ấy, Ngài 19 tuổi.
Ngài
siêng năng học tập, tụng kinh, lễ sám, trao dồi công đức, đặc biệt là
học chữ quốc ngữ vì thời bấy giờ chữ Quốc ngữ rất cần thiết cho Ngài
trong quan hệ nghiên cứu, học tập, thọ trì kinh luật luận. Ngài đi bộ
hàng chục cây số, theo học chữ quốc ngữ với thầy Thanh Bình ở thôn An
Lương, xã Mỹ Chánh, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
Năm
22 tuổi (Canh Thìn- 1940), Ngài cùng Bổn sư đến đảm nhiệm Phật sự chùa
Thiên Phước (tiền thân là Phước An Thiền Tự) do Hương Chức cùng đồng bào
Phật tử trong vùng yêu thỉnh, vì nhiều năm trước đây chùa không có trụ
trì trở nên hoang vắng. Ngài giúp Bổn sư tu bổ rồi ở lại trông coi chùa
này để Bổn sư trở về Phước Hải tự.Từ giai đoạn này trở đi, Ngài liên tục
nỗ lực trông nom và tu bổ chùa Thiên Phước do Bổn sư giao phó. Nhiệm vụ
nặng nề, Ngài không có điều kiện tham học tại các trường xa. Nhưng sự
hiếu học, khiêm tốn đã làm động lực giúp Ngài luôn luôn học hỏi, nghiên
tầm kinh luật, tự trao dồi giới đức ngày càng trang nghiêm, thanh tịnh.
Năm Ngài 50 tuổi, Ngài có duyên được Hòa Thượng Thọ Sơn (Phước Sơn) truyền dạy pháp Du già, Chẩn thí khoa nghi.
3. Thời hóa đạo (Hành đạo):
Đến năm Nhâm Thìn (1952), Bổn sư qui tịch thì Ngài chính thức làm trú trì Thiên Phước tự khi Ngài tròn 34 tuổi.
a. Về công tác Giáo Hội: Từ ấy đến nay, Ngài từng đảm nhiệm các chức vụ như sau:
- Từ năm 1947- 1948, Ngài đã tham gia Hội Phật giáo Cứu quốc quận Phù Mỹ với cương vị Chủ tịch.
-
Từ năm 1956- 1963, Ngài làm tuần chúng (lãnh tuần chúng) Giáo hội Tăng
già tỉnh Bình Định. (Căn cứ Chứng minh thư do Ngài Đệ Nhất Tăng thống
Thích Tịnh Khiết ký cấp).
- Năm Quí Mão (1963), chưa biết Ngài có tham gia Ủy ban Bảo vệ Phật giáo tỉnh, huyện gì hay ko?
- Từ năm 1957- 1963: Ngài cùng với Hòa Thượng Thích Đổng Quang đảm nhiệm chức vụ Chi hội trưởng Phật giáo quận Phù Mỹ.
- Từ năm 1963- 1981: Ngài nhiều lần làm Chánh đại diện Giáo hội Phật giáo huyện Phù Mỹ.
- Từ năm 1991- 1995, Ngài làm Phó trưởng ban Trị sự đặc trách Tăng sự Giáo Hội Phật Giáo tỉnh Bình Định.
- Năm Nhâm Thân (1992), Ngài được cung thỉnh làm Cố vấn Giáo thọ trường Cơ Bản Phật học Nguyên Thiều, Bình Định.
-
Năm Bính Tý (1996), sau khi Hòa Thượng Thích Kế Châu, Trưởng ban Trị sự
Giáo Hội Phật Giáo tỉnh Bình Định viên tịch, chư Tăng suy cử Ngài tiếp
nối lãnh đạo Phật giáo tỉnh.
-
Năm Đinh Sửu (1997), Ngài được Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tấn phong
Hòa thượng và suy tôn vào Hội đồng Chứng minh Trung Ương Giáo Hội Phật
Giáo Việt Nam.
- Từ năm 1997- 2002, Ngài làm Trưởng Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Giáo Hội Phật Giáo tỉnh Bình Định nhiệm kỳ II.
- Từ năm Nhâm Ngọ (2002) đến nay, Ngài được cung thỉnh làm chứng minh Ban Trị Sự GHPG tỉnh Bình Định.
Ngoài ra, Ngài còn được cung thỉnh vào các Đại giới đàn trong và ngoài tỉnh, ngoài nước:
- Năm Nhâm Thìn (1952), Tôn chứng Giới đàn chùa Thiên Bình, xã Nhơn Phong, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.
- Năm Mậu Thân (1968), Đệ nhất Tôn chứng Đại giới đàn Long Khánh, Tp. Qui Nhơn.
- Năm Kỷ Tỵ (1989), Chánh chủ đàn Đại giới đàn Nguyên Thiều, Tổ đình Long Khánh, Tp. Qui Nhơn.
- Năm Giáp Tuất (1994), Yết Ma A Xà Lê Đại giới đàn Phước Huệ, Tổ đình Long Khánh, Tp. Qui Nhơn.
- Năm Canh Thìn (2000), Đường đầu Hòa thượng Đại giới đàn Chánh Nhơn, Tổ đình Long Khánh, Tp. Qui Nhơn.
- Năm Quí Mùi (2003), Đường đầu Hòa thượng Đại giới Đàn A Nan Đà Giác Tánh, tại Tu viện Vạn Hạnh, thủ đô Canbera, Úc Châu.
- Năm Giáp Thân (2004), Đường đầu Hòa thượng Đại giới đàn Huệ Chiếu, Tổ đình Long Khánh, Tp. Qui Nhơn.
- Năm Mậu Tý (2008), Đường đầu Hòa thượng Đại giới đàn Giác Tánh, Tổ đình Long Khánh, Tp. Qui Nhơn.
- Năm Canh Dần (2010), Chứng minh Đại giới đàn Cam Lộ, chùa Minh Thành, Tp. Pleyku, tỉnh Gia Lai.
-
Năm Quí Tỵ (2013), Chứng minh Đại giới đàn Kế Châu, Tổ đình Long Khánh,
Tp. Qui Nhơn, Bình Định và Đại giới đàn Bồ Tát Quảng Đức, chùa Long
Sơn, Tp. Nha Trang, Khánh Hòa.
b. Về công tác xã hội:
Trong
những năm 1965- 1977, Ngài mở trường Tiểu học Tư thục Bồ Đề Pháp Vân
trong khuôn viên chùa, hơn mười năm tổ chức dạy miễn phí, vừa để giúp
con em học sinh trong vùng không có điều kiện đi học xa, góp phần xóa
nạn mù chữ, vừa để có phương tiện tiếp Tăng độ chúng.
Suốt
cuộc đời hành đạo, Ngài tích cực tham gia, tổ chức nhiều hoạt động với
mục đích an sinh xã hội nên vào năm 2006, Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam quyết
định trao tặng Ngài Kỷ Niệm Chương vì đã có thành tích xuất sắc trong
phong trào nhân đạo xã hội nhiều năm liền.
Nhiều năm liền, Ngài là thành viên UBMTTQVN các cấp.
Huân Chương vì sự ngiệp đại đoàn kết dân tộc.
c. Về công đức trùng tu xây dựng:
-
Năm Đinh Dậu (1957), Ngài trùng tu Đại Hùng Bảo Điện chùa Thiên Phước,
xoay hướng về Nam phương (trước kia chùa xoay về hướng Đông), đồng thời
tu bổ các bảo tích phù đồ. Cuối năm Ngài tổ chức Đại lễ Khánh thành.
-
Năm Mậu Tuất (1958), Ngài đúc Đại hồng chung, Báo chúng chung, Gia trì
chung và các pháp khí khác. Trong năm này, Ngài còn tạc tượng, sơn son
thiếp vàng kim thân Phật Tổ, chạm khắc long vị, liễn đối.
-
Năm Kỷ Hợi (1959), Ngài khai sơn chùa Phổ Đà Quan Âm, thôn Vạn Ninh, xã
Mỹ Tài, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Cùng năm này, Ngày trùng kiến
chùa Tịnh Quang, thôn Thái An, xã Mỹ Tài, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
và đổi tên thành chùa Giác Viên như hiện nay.
- Năm Nhâm Dần (1962), Ngài xây cất nhà Hậu Tổ, nhà Đông, nhà Tây, nhà chúng và nhà trù.
- Năm Quí Dậu (1993), Ngài tái lập chùa Phổ Đà Quan Âm và đổi tên thành chùaVạn Đức.
- Năm Mậu Dần (1998), Ngài xây dựng tường thành xung quanh chùa và tôn dựng Quan Âm Các.
-
Từ năm 2000 đến nay, mọi công việc tu bổ, xây dựng ngôi phạm vũ Thiên
Phước đều do Hòa thượng đương kim trú trì Thích Quảng Xả đảm nhiệm.
Đệ tử xuất gia từ năm 1975 về trước có hơn 40 vị, sau năm 1975 tất cả đã hoàn tục. Hiện còn 2 vị nhập môn từ 1980 về sau này.
Phật
sự nào cần, Ngài đều có mặt, không ngại gian nan, không từ khó nhọc.
Đức độ của Ngài vang xa, ai nghe đến cũng đều kính ngưỡng.
Thật đúng là:
Hương các loài hoa thơm
Không thể bay ngược gió
Hương của người đức hạnh
Ngược gió bay muôn phương.
Những tháng ngày cuối cùng.
Phật
sự Tổ đình Thiên Phước xây cất còn đang dang dở, Hoà thượng đã thuận
thế vô thường, xả báo an tường, tịnh nhiên thị tịch trong sự hộ niệm của
tứ chúng đệ tử và Tăng Ni vào lúc 05 giờ ngày 18 tháng 01 năm 2014
(nhằm ngày 18 tháng chạp năm Quý Tỵ) tại Tổ đình Thiên Phước, xã Mỹ
Hiệp, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Trụ thế 101 năm, 72 năm Hạ lạp.
( Môn đồ Pháp quyến & BBT )