|
|
|
|
|
| Một xã hội đã đạt đến
đỉnh cao của trí tuệ và nhân cách. Xã hội đó, những con người đó, tôi
tin chắc họ sẽ vượt qua được thời khắc khó khăn lịch sử này và vươn lên
mạnh mẽ hơn như đã từng làm cách đây 66 năm.
Tôi là phụ huynh có
con đi du học Nhật Bản vào tháng 04/2011. Lịch trình của cháu sẽ khởi
hành từ TP. HCM đi Osaka vào ngày 11/04/2011. Nhưng trước những diễn
biến về trận Động đất kinh hoàng 9.0 độ Richter ngày 11/03/2011 và Sóng
thần đã tàn phá vùng Đông bắc của Nhật Bản. Không khỏi khiến gia đình
tôi băn khoăn và lo lắng khi quyết định có nên cho cháu sang Nhật học
tập vào tháng 04/2011 này hay không? Mặc dù trung tâm của thảm họa Động
đất, Sóng thần thuộc tỉnh Myagi cách Osaka 850 km và sự cố tại nhà máy
điện hạt nhân Fukushima 1 thuộc thành phố Fukushima cách Osaka 750 km. Chắc
hẳn quý vị phụ huynh có con đang học tập tại Nhật Bản cũng như có con
đang chuẩn bị theo học tại đây cũng có những băn khoăn và lo lắng giống
như tôi. Ngay từ khi tiếp nhận những thông tin về thảm họa tại Nhật Bản.
Gia đình chúng tôi đã liên tục theo dõi những diễn biến mới nhất về
thảm họa này và luôn đưa ra lời khuyên cho con nên dời kỳ nhập học sang
tháng 07/2011 hoặc tháng 10/2011. Nhưng quý vị biết sao không? Con tôi
đã trả lời: “Con sẽ sang Nhật Bản nhập học vào tháng 04/2011. Nếu có
chết, con xin được chết trên đất Nhật Bản!”. Đứa con trai đầu lòng mình
nuôi nấng và ấp ủ trong vòng tay bố mẹ bao nhiêu năm, lại có những suy
nghĩ như vậy? Quý vị phụ huynh có thấy buồn không…? Tôi có hỏi lại cháu:
Tại sao con lại co suy nghĩ như vậy? Thì được cháu trả lời: “Mẹ
à! Tất cả những ai đã và đang học tiếng Nhật tại Việt Nam đều mơ ước có
một ngày được đặt chân đến Nhật Bản để học tập những thành tựu vĩ đại
của khoa học kỹ thuật. Và trong số những người đó có cả những người yêu
mến Văn hóa Nhật Bản qua từng trang sách, những cuốn truyện tranh. Nhưng
rất ít người Việt Nam hiểu được sức ảnh hưởng của Văn hóa Nhật Bản lên
nhân cách của mỗi người dân nơi đây. Qua thảm họa Động đất, Sóng thần
ngày 11/03/2011 con nhìn thấy tình đoàn kết yêu thương của người Nhật.
Họ, những người Nhật với tinh thần đoàn kết cùng nhau vượt qua khó khăn
đã tạo nên một dân tộc thực sự vĩ đại. Ngay đến đứa bé 9 tuổi, mất cả
gia đình trong trận sóng thần, đứng co ro xếp hàng xin khẩu phần ăn
trong cái lạnh 0°C cũng nhường lại phần ăn của mình cho những người xung
quanh. Hay cảnh xếp hàng dài cả nghìn mét chờ xin nước uống của người
dân tại TP. Sendai mà không hề có bất cứ phàn nàn nào, đã thôi thúc con
phải lên đường nhập học vào tháng 04/2011. Con muốn học tập nhân cách
của người Nhật và con tin khi trở về con sẽ là người con ngoan của Mẹ.
Giáo dục Nhật Bản đã tạo ra những con người văn minh, biết yêu thương
nhau, sống có trách nhiệm với cộng đồng như những đứa bé 9 tuổi kia. Thì
chẳng có lý do gì khiến con từ bỏ giấc mơ du học Nhật Bản cả!” Cảnh xếp hàng xin nước uống của người dân tại TP. Sendai Quý
vị phụ huynh thân mến. Sau khi nghe những gì con tôi nói. Vợ chồng tôi
đã khóc. Chúng tôi khóc vì con tôi đã trưởng thành về suy nghĩ. Cái suy
nghĩ này cũng khiến cho tất cả những bậc sinh thành như chúng ta đôi khi
giật mình nhìn lại. Mình đã làm được gì cho cộng đồng và xã hội Việt
Nam? Hay khi có chuyện xảy ra lại quay vào cắn xé đồng loại? Tất cả
chúng ta đều mong muốn con cái chúng ta khi lớn lên sẽ có một nhân cách
tốt, là người có ích cho xã hội. Cái mà giáo dục của chúng ta thiếu đó
chính là chưa tạo ra được một tinh thần yêu thương dân tộc như nước Nhật
đã làm được. Qua câu chuyện nhỏ này, tôi muốn gửi gắm tình cảm yêu mến
và đồng cảm những mất mát khó khăn mà người dân Nhật Bản đang phải gánh
chịu những ngày qua. Và tôi càng thêm tin tưởng khi quyết định cho con
tôi theo học tại Nhật Bản. Rồi đây khi học xong trở về quê hương Việt
Nam, tôi tin chắc cháu sẽ trở thành người có ích cho xã hội. Tây Ninh: Ngày 19/03/2011 Lý Thị Hiền (Mẹ của học sinh Trần Hồng Thắng) |
|
Nguon: http://www.nhatban.net/forum/index.php?topic_id=4256