Câu
chuyện về cuộc hành hương của một Phật tử người Việt đầu tiên đến quê
hương Phật tổ hồi đầu thế kỷ 20 đến nay, (khi mà thế giới vẫn gọi Việt
Nam là An Nan – một xứ thuộc địa của Pháp) vẫn làm người dân xúc động.
Cũng chính người này được Quốc Vương xứ Tây Tạng cảm phục, phong cho
pháp danh cao quý: Lạt ma Thubten Osall (bậc chân tu).
Ông
đến Sài Gòn vào ngày 22/5/1937 (Âm lịch) sau 2 năm 4 tháng hành hương.
Hơn nửa thế kỷ sau, lật lại những trang nhật ký, lần lại từng bước chân
trên con đường đi tìm chân lý đạo Phật hơn 2 năm khổ ải, người ta vẫn
không khỏi xúc động về lòng mộ đạo và ngỡ ngàng khâm phục trước khả năng
phi thường. Ông đã vượt qua gian nan bằng cái tâm nhà Phật.
Con
người hiếm hoi đó chính là thiền sư Minh Tịnh, hay còn gọi là Lạt ma
Thubten Osoll (để tiện xưng, chúng tôi gọi là Thiền Sư Minh Tịnh - PV).
Ông là vị hòa thượng khai sơn ngôi chùa Tây Tạng (ở TX. Thủ Dầu Một,
tỉnh Bình Dương ) ngày nay.
Thiền sư Minh Tịnh đứng trước tháp Bodhgaya (còn gọi lag Phật đà gia, xưa kia có cây bồ đề nơi đức Phật thành đạo).
Một mình vượt biển tìm xá lợi
Thiền
sư Minh Tịnh, tên thật là Nguyễn Tấn Tạo, sinh năm 1888, trong một gia
đình công chức bậc trung ở thôn An Thạnh (Lái Thiêu, tỉnh Thủ Dầu Một
cũ, nay là tỉnh Bình Dương). Thuở thiếu thời, cậu bé Tấn Tạo rất thông
minh, lớn lên nhanh chóng am hiểu Đông và Tây học.
Năm
16 tuổi, Tấn Tạo bắt đầu tìm hiểu sang lĩnh vực Phật giáo. Những chân
lý trong triết lý đạo Phật khiến cậu bé ngộ ra nhiều điều. Năm 1904, Tấn
Tạo quyết định xuống tóc, quy y Phật pháp tại ngôi chùa Thiên Tôn nổi
tiếng trong vùng lấy pháp danh là Minh Tịnh.
Cuộc
đời của một Phật tử là mong muốn một lần đặt chân lên mảnh đất đã khai
sinh ra tôn giáo của mình. Chiều ngày 17/4/1935, Thiền sư Minh Tịnh đã
quyết định một mình xuống tàu, bắt đầu hành hương tìm tới đất Phật.
Ngày
ra đi, hành trang của ông là một túi dạ đựng đầy kinh Phật, mấy đồng
Rupee (tiền Ấn Độ) và vốn Anh ngữ bập bẹ. Trước đó, như nhân duyên phù
trợ, Minh Tịnh gặp một người gốc Ấn Độ đại diện cho hội Phó hội trưởng
Hội xã tri Madras - Ấn Độ ở Sài Gòn ở đường Catinat (đường Đồng Khởi,
Q.1 TP.HCM ngày nay). Nghe Minh Tịnh trình bày lý do đến mảnh đất Ấn Độ,
người này đã cảm kích và viết hai lá thư tay gởi gắm, giúp đỡ ông khi
đặt chân lên quê hương Phật tổ.
Ngay
từ những ngày đầu tiên, Minh Tịnh đã chọn cách đi đơn giản, tiết kiệm
nhất với tâm lý sẵn sàng đón nhận những gian nan thử thách. Trên con tàu
viễn dương hướng Tây Thiên (Ấn Độ), ông chọn mua tấm vé hạng chót và
lặng lẽ ngồi trên chiếc giường nhỏ trong khoang bếp ẩm thấp dành cho
khách bình dân. Hướng mắt nhìn cảnh phố thị Sài Gòn lần cuối trước khi
chính thức rời Việt Nam mà lòng ông nặng trĩu.
Ngay
lần đầu lên con tàu ngoại, Minh Tịnh tập ăn món ăn Ấn Độ và tranh thủ
học tiếng Tamil để sau này có thể giao tiếp tốt nơi xứ người. Tàu đi 8
ngày, ghé Singapore, sau đó cập hải cảng Madras. Cảnh sinh hoạt của
người dân nơi đây khiến ông cảm thấy ngạc nhiên. Bước chân lên đất liền,
lần đầu tiên ông thấy cảnh tượng một người kỳ dị, không mảnh vải che
thân nằm lăn lóc như người bị bỏ đói. Ông hỏi bạn hữu thì mới ngỡ ra đó
là một dạng tu của đạo Fakir- một dạng đạo có thể nói là kỳ dị trong hệ
thống đa đạo của Ấn Độ.
Ở đạo này, người ta có thể cởi mình trần, nằm cả ngày ngoài mưa nắng,
trên chông, gai mà không hề hấn. Nhưng điều Minh Tịnh băn khoăn nhất vẫ
là rào cản ngôn ngữ. Ở Ấn Độ có nhiều tôn giáo, mỗi giáo có một thứ ngôn
ngữ khác nhau, muốn giao thiệp được, chỉ còn một cách là học tiếng để
nhập gia tùy tục.
Chùa Tây Tạng do chính thiền sư Minh Tịnh thiết kế
Hồng phúc hiếm có
Từ
ngày đặt chân lên đất Ấn Độ, ông như người lạc vào thế giới lạ. Từ cảnh
vật đến lối sống và tập tục con người nơi đây luôn đem lại cho Minh
Tịnh sự tò mò, lôi cuốn đặc biệt. Cầm bức thư của Phó hội trưởng Hội xã
tri Madras – Ấn Độ ấp ủ trong túi dạ, ông tìm đến một ngôi chùa ngoại
đạo (đạo Hin Đu) và nương lại ở đây.
Dù
là một người theo đạo Phật, ông không khỏi ngạc nhiên trước văn hóa
sùng đạo của người dân bản xứ. Từ già đến trẻ, từ nam đến nữ…đều theo
một đạo nhất định và tin gần như tuyệt đối. Tạm trú ở chùa ngoại đạo,
rồi một ngày ông lặng lẽ từ giã bạn hữu, tìm đến Vườn Lộc Uyển (còn gọi
là Samath - Lộc giả viên). Đây được xem là nơi lần đầu tiên đức Phật
giảng pháp sau ngày giác ngộ. Chẳng mấy chốc, ông làm quen và được chấp
nhận vào hội ở khu Vườn này. Những ngày sau đó ông tiếp tục đi thăm các
Phật tích như: Bồ Đề Đạo Tràng (nơi đức Phật giác ngộ), thăm Phật đà
gia (Bodhi Gaya) nơi Phật thành đạo.
Ngày
12/1/1936 (AL), Minh Tịnh sắm lễ vật dâng vị Thượng tọa, người quản
tháp Bodhi Gaya (nơi được xem là đức Phật thành đạo). Tại đây trong
những chiếc bình đựng xá lợi Phật (tức tro cốt của đức Phật hóa thành)
chứa xá lợi Phật. Từ đó, trở về nhà trọ, ông thổn thức ngày quên ăn, đêm
quên ngủ.
Vượt
ngàn dặm, băng trùng khơi từ quê nhà tới đây, ngoài việc học đạo, Minh
Tịnh còn ý nguyện một lần được tận mắt thấy xá lợi của đức Phật. Nhưng
viếng rồi muốn thấy, thấy rồi lại muốn thỉnh về. Nhưng đây là một điều
chưa có tiền lệ. Bởi từ trước đến nay người đến viếng tháp nhiều nhưng
rất ít người được chiếu cố cái phước nhìn thấy, huống chi là thỏa ý
nguyện được thỉnh một phần xá lợi của đức Phật về. Điều này chính vị
quản tháp cũng thừa nhận rằng: “Sáu đời hằng giữ chỗ này, chưa có ai có
được hồng phúc ấy”.
Không
nhụt chí, những ngày sau, ông tiếp tục sắm lễ vật đến viếng tháp và thể
hiện tâm nguyện với vị quản tháp. Cuối cùng, Minh Tịnh cũng đã thuyết
phục được vị quản tháp và chiếu cố cho ông một đặc ân thỉnh xá lợi về
quê hương.
Buổi
trao xá lợi được Minh Tịnh trịnh trọng ghi lại như sau: “Nói rồi vị
quản tháp bưng bửu bình xuống, bảo bần tăng lấy một cái khăn vải vàng
của Bổn đạo để trên đầu trải ra. Ngài trút cả bình trên khăn rồi bần
tăng bèn túm khăn lễ bái đi ra. Bần đạo kiếu luôn về chỗ ngụ được dùng
bữa ngọ, lòng mừng khấp khởi. Nếu như từ trước tới nay ngàn vạn người
thập phương tới viếng tháp mà không được ý nguyện thì riêng một người An
Nam đã làm được”. Đây cũng được xem là một kỷ niệm để đời trong chuyến
Tây du đất Phật của thiền sư Minh Tịnh.
Kỳ Anh