Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
XÁ LỢI, Chư Phật, Các Vị Bồ Tát và Thánh Tăng.
TT. Thích Như Điển
21/07/2012 21:01 (GMT+7)




    Xá lợi  là những Thánh thể linh hiển của các bậc đại sư đã đạt được những chứng đắc phi thường trong suốt quãng đời tu hành. Nền tảng của sự chứng đắc là sự huấn tu giới luật thanh tịnh và công hạnh xã ly , một tâm thái hoàn toàn đoạn diệt với mọi ái dục thế gian.
Do nhờ vào tâm tuyệt đối thanh tịnh của các bậc Thánh tăng mà từng hạt rất nhỏ , tựa như các viên ngọc trai đã kết tụ lại gọi là ringsel ( xá lợi ) ; và xá lợi đã được tìm thấy lẫn lộn trong nhục thân đã biến thành tro của các Ngài khi thiêu hỏa.
Thông thường xá lợi được cất giữ và canh chừng rất cẩn mật trong các bảo tháp và điện thờ. Chúng ta phải xin phép mới được chiêm bái vì không phải ai cũng đủ thuận duyên.
Kinh Phật dạy rằng chiêm bái và đảnh lễ những xá lợi như thế này sẽ tạo được vô lượng công đức. Do diệu lực mầu nhiệm của các pháp bảo , ví dụ như ngọc xá lợi chẳng hạn , nên mọi sự cầu nguyện hoặc mọi nghi thức kính tin cúng dường đối với pháp bảo đều tức khắc gây tạo được nhiều thiện duyên an lạc , đưa đến giác ngộ giải thoát. Pháp bảo thường dễ dàng tạo nên cơ duyên rất hữu ích cho đời sống tâm linh. Xá lợi quả thật đã mang đến vô số lợi lạc không thể nghĩ bàn đối với những ai mà có duyên được chiêm ngưỡng kính bái.

Theo truyền thuyết, sau khi hỏa táng thi hài của Đức Phật Thích Ca, trong tro tàn, người ta thấy có những hạt nhỏ sáng như ngọc, được gọi là Ngọc Xá lợi.

Xá lợi của Đức Phật Thích Ca được đựng trong 8 hộc 4 đấu. Giáo hội đem phân phát cho các vua lúc bấy giờ và các chùa trong toàn nước Ấn Độ để xây tháp thờ cúng.


Sau đây là bài của Thượng Tọa Thích Như Điển, Viện chủ chùa Viên Giác Đức quốc, nói về những đặc tính của Ngọc Xá lợi của Đức Phật Thích Ca.

"Hiện nay tại một cung điện cũ của Tích Lan ở Kandy có thờ một chiếc Răng Xá lợi của Phật. Cả một cung điện của vua Tích Lan được dành để thờ một chiếc Răng Phật. Sau nầy nhà vua tặng cung điện ấy cho Phật giáo Tích Lan, biến thành một ngôi chùa.

Cung điện có 10 từng, và chiếc Răng Xá lợi được thờ ở từng thứ 10. Tất cả du khách đều có thể viếng thăm các từng dưới, còn muốn vào từng thứ 10 thì phải đợi các dịp lễ đặc biệt, vì muốn vào từng thứ 10, phải có đủ 4 chiếc chìa khóa do: Thủ Tướng Tích Lan, Tăng Thống Tích Lan, Chủ Tịch Quốc Hội và vị Sư trụ trì, mỗi người giữ một chiếc, bên tăng có hai vị, bên tục có hai vị.

Tương truyền, Răng Xá lợi của Phật hiện còn ba chiếc: một chiếc ở Tích Lan, một chiếc đang ở Trung quốc, và chiếc thứ ba từ Thái Lan vừa đem qua Đài Loan.

Theo Thượng Tọa Như Điển, khi chiếc Răng Xá lợi được đưa đến Đài Loan, thì hằng triệu người đều quì xuống để đón tiếp. Cả Tổng Thống, Phó Tổng Thống và các Tổng Trưởng đều ra phi trường đón tiếp chiếc Răng nầy, chứng tỏ người Trung hoa tin tưởng Phật pháp rất nhiều.

Theo Thượng Tọa Như Điển, Xá lợi của Phật một phần lớn di chuyển về Thiên cung, một phần di chuyển về Long cung. Xá lợi Phật còn ba phần: - một loại lớn bằng mút đũa, - một loại bằng hạt gạo, - một loại bằng hạt mè. Xá lợi bằng mút đũa hiện không còn nữa, Xá lợi bằng hạt gạo cũng không còn, bây giờ còn Xá lợi bằng hạt mè.

Xá lợi Phật có ba đặc tính. Hiện chùa Viên Giác có 8 viên Xá lợi. Không phải ai cũng thấy được Xá lợi. Có người phải đảnh lễ đủ ba ngàn lạy, trừ người có phước duyên từ trước.

Muốn biết thế nào là một viên Xá lợi, phải làm bằng cách thế nầy:

1. Đem hai bát nước để hai bên. Một bên để gạo, một bên để mè. Đầu tiên để gạo vào nước thì gạo sẽ chìm, rồi lấy Xá lợi để vào nước, Xá lợi cũng chìm.

2. Lần thứ hai, lấy gạo ra và bỏ lại một nửa vào chén nước, gạo vẫn chìm, nhưng lần thứ hai lấy Xá lợi bỏ vào nước thì Xá lợi không chìm.

3. Bây giờ lấy mè bỏ vào nước, ta thấy mè nổi trên nước như Xá lợi, nhưng nếu để Xá lợi cách nhau khoảng 10 ly thì Xá lợi tự động di chuyển. Điều nầy chứng tỏ pháp thân thanh tịnh Tỳ- lô-giá-na Phật vẫn còn tồn tại trong cõi nầy.

Cho nên người nào có phước thờ Xá lợi thì Xá lợi sẽ lớn lên; còn người nào vô phước mà thờ Xá lợi thì Xá lợi bỗng bay bổng đi nơi khác, mặc dù đang được cất giữ trong một cái tháp. Đó là sự linh thiêng của Xá lợi và cũng là đặc tính thứ nhứt.

Còn đặc tính thứ hai là Xá lợi tự động di chuyển. Nội thấy đặc tính nầy thì quí vị cũng đủ đảnh lễ rồi. Không có một vật gì ở thế gian nầy khi đã chìm rồi mà lại nổi, không có một vật gì tự động di chuyển hết.

Đặc tính thứ ba là Xá lơi có năm màu. Đây là màu hào quang của Đức Phật. Đó cũng chính là màu lá cờ Phật giáo do một Đại Tá Mỹ tên là Henri S. Olcott đề nghị (ông là sáng lập viên của Hội Thông Thiên Học thế giới). Ông nầy khi qua Tích Lan thấy hào quang năm màu của Phật, mới đề nghị lấy năm màu đó làm màu cờ Phật giáo. Năm màu nầy là:

           - Màu xanh tượng trưng cho niềm tin là Tín.
   
           - Màu vàng tượng trưng cho Tinh tấn.
     
           -  Màu đỏ tượng trưng cho sự nhớ nghĩ, tức là Niệm.
       
           - Màu trắng tượng trưng cho Định.
         
          -  Màu cam tượng trưng cho Trí tuệ.

Tại rừng Câu Thi Na, nơi Đức Phật nhập Niết Bàn, có một ngôi chùa tên là Song Lâm, trước đây do một Ni sư người Trung hoa dựng lên, sau nầy Ni sư hiến lại cho Hội Phật giáo Linh sơn của Hòa Thượng Huyền Vi, do Sư cô Trí Thuận trụ trì chùa nầy. Chùa có được 3 viên Ngọc Xá lợi của Đức Phật. Sau đó, Sư cô qua Mỹ, đến Houston, Texas, có mang theo một viên Xá lợi cúng dường cho một chùa ở đây, cũng mang tên Linh sơn. Vị trụ trì vì bận việc nên đem viên Xá lợi bỏ vào tủ khóa lại, nhưng sau đó mở khóa ra xem thì viên Xá lợi biến mất, tìm mãi không ra. Ba tháng sau, Sư cô Trí Thuận từ nước ngoài trở về Ấn Độ thì thấy viên Xá lợi đã nằm sẵn trong tháp.

Tóm lại, Xá lợi rất quí, nhưng nếu không biết cách gìn giữ thì Xá lợi sẽ tự động giã từ mà trở về chốn cũ.


Các tin đã đăng:
Về đầu trang