Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Kỹ viện biến thành chốn Lan nhã Thiền môn
Thích Vân Phong
17/06/2011 09:20 (GMT+7)


Nghĩa là :

Biển trang nghiêm Liên Hoa Tạng của Phật Tỳ Lô, cùng khắp tất cả nơi. Kinh Hoa Nghiêm Đại Phương Quảng Phật bao gồm tất cả pháp.

Đã nói cùng khắp tất cả nơi vậy xin hỏi : chuồng trâu, chuồng ngựa, quán rượu, nhà mãi dâm, kiếm thụ đao sơn, chảo dầu sôi, lò lửa than v.v... những cảnh giới ô uế ác trược này đặt ở chỗ nào ? Nếu không có chỗ để đặt, bèn cho lò lửa than, chảo dầu sôi, đao sơn kiếm thụ, gọi là Hoa Tạng Hải được chăng? Nếu không được gọi là Hoa Tạng Hải thì chẳng thể nói là cùng khắp tất cả nơi vậy.

Nói Kinh Hoa Nghiêm bao gồm tất cả pháp, thì xin hỏi những tiếng thần kêu quỉ khóc, tiếng nước chảy, gió thổi, gà gáy, chó sủa v.v...những âm thanh ô uế ác trược ấy hướng vào đâu mà phân biệt? Nếu không có chỗ phân biệt, bèn cho tiếng chó sủa, gà gáy, tiếng gió thổi, nước chảy, gọi là Kinh Hoa Nghiêm có được chăng? Nếu không được gọi là kinh Hoa Nghiêm, thì chẳng thể nói bao gồm tất cả pháp vậy. Các ngươi ngay chỗ này mà chỉ không ra, Sơn Tăng hôm nay vì các ngươi chỉ ra cho.

Vô lượng số thế giới núi thiết vi, vô lượng số giải thoát bồ đề tràng, vô lượng số ma ni bảo quang tụ, vô lượng số cung điện lâu các vân, vô lượng số liên hoa sư tử tòa, vô lượng số biến hóa trang nghiêm thân, vô lượng số quốc thành thiện tri thức, hôm nay ở trên cây phất trần này đồng thời hiển lộ ra rồi!

Giáo chủ Tỳ Lô Giá Na Phật sở thuyết, Phổ Hiền Bồ Tát sở thuyết, Văn Thù Bồ Tát sở thuyết, thất xứ cửu hội chư Bồ Tát sở thuyết, bốn mươi mốt vị pháp thân đại sĩ, tất cả phát đại tâm chúng sanh, Thiên Long Bát Bộ chúng hội sở thuyết, địa thần thuyết, thủy thần thuyết, hỏa thần thuyết, phong thần thuyết, sơn lâm thần, đạo tràng thần sở thuyết, cho đến vân đài thuyết, bảo võng thuyết, trần thuyết, sát thuyết, đủ thứ thuyết, hôm nay đều nhờ cây gậy này xiển dương rồi.

Vậy, cây gậy và cây phất trần tại sao quái lạ như thế? Nếu biết được chỗ quái lạ thì biết được chỗ dung thông biến hiện; nếu biết được chỗ dung thông biến hiện, thì biết được cùng khắp nhất thiết xứ, bao gồm tất cả pháp vậy. Đã biết được như thế này, mới rõ tiếng thần kêu quỉ khóc, tiếng nước chảy, gió thổi, chó sủa, gà gáy v.v...không có pháp nào chẳng phải Kinh Hoa Nghiêm; chuồng trâu, chuồng ngựa, quán rượu, nhà mãi dâm, đao sơn kiếm thụ... Không nơi nào chẳng phải Hoa Tạng Hải vậy. (Trích Yếu chỉ Hoa Nghiêm kinh – Thiền sư Thích Duy Lực)

Đâu ngờ Kiết Tường Tự (Kil Sang-sa) Tp. Seoul, Hàn Quốc trước đây là Dae Weon Gak (Đại Viện Các), được xây dựng giống như cung điện, nơi dành cho các giới thượng lưu, quan chức đến đây trà tửu, yến ẩm linh đình, đêm ngày tấp nập, phút chốc bổng biến thành chốn Lan Nhã thiền môn, cho bá tánh lui tới tìm những phút giây thanh thản tâm hồn, để mong rửa sạch lòng trần, thoát cảnh tục lụy :

Biển sâu nước khỏa cũng bằng,

Mây tan gió tịnh bóng trăng sáng lòa,

Cõi Ta Bà có tòa Cực Lạc,

Dòng sông mê biển giác chẳng xa,

Y theo giáo pháp Thích Ca,

Tự nhiên bản tánh Di Đà phóng quang. . . (sám Thảo Lư)

Thật là diệu dụng của Phật pháp bởi “Thế gian pháp tức Phật pháp”.

Năm Đinh Mão (1987) đại thí chủ Phật tử Kim Yeong Han, pháp danh Kil Sang Wha(Kiết Tường Hoa) khi sang Mỹ, Bà cúng dường cơ sở mang tên là Dae Weon Gak (Đại Viện Các) cho Beop Jeong Sunim (Sư Pháp Đảnh).

Năm Đinh Sửu Vào ngày Rằm tháng 11 (14.12.1997) nơi đây chính thức là một trong những trụ cột của tông phái Tào Khê, Đại Hàn Phật giáo và từ đó trở thành Kiết Tường Tự (Kil Sang-sa) cho đến nay; mà cũng là chi nhánh thứ 21 của Tổ đình Tòng Quảng Tự (Song Wang-sa).

Chùa Kiết Tường, ngụ tại số 323 Seong Buk 2-Dong, Seong Buk-Gu, Seoul, Hàn Quốc.

Chùa tựa lưng núi Tam Giác (Sam Gak-san) ngay trung tâm thành phố Seoul, lại gần cung Vua và Dinh Tổng Thống, nhưng lúc nào cũng giữ trạng thái yên tỉnh, khiến du khách đến đây cũng phải thanh tịnh tâm, và khi dùng chung trà thiền thật thú vị.

Chùa thường mời Pháp sư các nơi về, để luân phiên giảng dạy Phật pháp trong những ngày cuối tuần chủ nhật, và tiếp đãi khách quốc tế Tăng lẫn tục, lui tới tu tập thiền định.

Sau đây là một số hình ảnh Kiết Tường Tự, trân trọng giới thiệu đến quý đọc giả có thể đến với chùa Phật giáo Hàn quốc :























































































 

Thích Vân Phong


    

Các tin đã đăng:
Về đầu trang