làm cho phát khởi và thực hành hạnh từ bi.
Con về nương tựa Phật, con về nương tựa Pháp, con về nương tựa Tăng,
con về nương tựa bồ tát Quán Thế Âm,
cầu nguyện cho Má con bịnh chướng tiêu trừ, ta bà ha.
LỜI PHI LỘ
Kinh Ngũ
Bách Danh Quán Thế Âm không tìm thấy trong Đại tạng kinh. Kinh này chắc là do một vị cao tăng Phật giáo
Việt Nam biên soạn, nhưng biên soạn vào lúc nào thì chưa ai biết được. Trong Kiến Đàn Giải Uế Nghi của Thủy Lục Chư
Khoa có lời tán thán bồ tát Quán Thế Âm rằng: “Nhân tu sáu độ, quả chứng một thừa,
thệ nguyện rộng sâu như biển lớn mênh mông không thể đo lường, từ bi cao lớn tợ
trời xanh che trùm chẳng thấy ngằn mé, cúng thân bất hoại, rộng phát mười hai
nguyện đẹp, trải vô lượng kiếp, linh ứng năm trăm tên lành.” (Nhân tu lục độ,
quả chứng nhất thừa, thệ nguyện hoằng thâm, như đại hải chi uông dương bất trắc,
từ bi quảng đại, nhược trường thiên chi phú đảo vô ngân, hiến bất hoại thân, quảng
phát thập nhị nguyện, lịch vô lượng kiếp, linh cảm ngũ bách danh.) Theo Việt Nam Phật Giáo Sử Luận của G.S Nguyễn
Lang, Thủy Lục Chư Khoa, “một nghi thức cúng cô hồn dưới nước và trên cạn”, được
thiền sư Chuyết Chuyết (1590 – 1644) đem theo lần đầu khi vào Việt Nam hoằng
hóa. Xem toàn văn Thủy Lục Chư Khoa thì
thấy đó là khoa nghi của truyền thống Phật giáo Việt Nam khởi đi từ thời Trần rồi
tiếp tục được trùng san bởi thiền sư Chân Nguyên (1646 – 1726), cụ thể là
Nghênh Sư Duyệt Định Khoa của ngài được thêm vào phần mở đầu của Thủy Lục Chư
Khoa. Như vậy, kinh Ngũ Bách Danh Quán
Thế Âm hẳn phải xuất hiện trước thời của thiền sư Chuyết Chuyết, tức trước thế
kỷ thứ 16, lùi xa hơn nữa tới thế kỷ thứ 12 của Phật giáo đời Trần, đặc biệt có
thể xuất hiện vào thế kỷ thứ 13, khi mà tín ngưỡng bồ tát Quán Thế Âm ngàn tay
ngàn mắt được truyền tụng rộng rãi.
Người dịch có bản phóng ảnh kinh Ngũ
Bách Danh Quán Thế Âm của Viện Thông Tin Khoa Học Xã Hội. Đó là bản
kinh xưa mà các chùa cổ ở miền Bắc
thường tàng bản, bìa khổ 16.5 x 29 cm màu nâu, dày 100 trang giấy dó,
rìa kinh bôi mực đỏ. Trang đầu tiên là tựa kinh cùng hai hàng chữ
ghi: “Hà Nội tỉnh An Trạch thôn Xiển Pháp tự tàng bản” và “Thành Thái
Mậu Tuất
trọng hạ cát nhật trùng tuyên” (“Chùa Xiển Pháp, thôn An Trạch, tỉnh Hà
Nội
tàng bản” và “Thành Thái Mậu Tuất (1898), mùa Hạ, ngày lành trùng
khắc”). Trang 3 là hình tượng đức bổn sư Thích Ca Mâu
Ni và trang 4 là hình tượng bồ tát Quán Thế Âm hai mươi bốn tay. Nghề
in của nước ta có ra là từ việc in ấn
kinh sách nhà Phật, và chùa Xiển Pháp (nằm bên phải Văn Miếu) là một
trong những
cơ sở in khắc nổi tiếng ở tỉnh Hà Nội, với 17 bản kinh như: An tượng tam
muội kinh, Lục Tổ đàn kinh, Kim Cương Bát Nhã Kinh, Kim Cương
Kinh luận, Dược Sư, Mục Lục kinh, Hộ Đồng Tử kinh, Đại Bi xuất tướng,
Ngũ bách
danh kinh, Tam quy Ngũ giới kinh, Phổ Môn phẩm kinh, Nhân quả hồi dương,
Di Đà
nhân quả kinh diễn âm, Mục Liên kinh diễn âm, Ngũ Vương xuất gia kinh
diễn âm,
Bố thí công đức kinh diễn âm, Thập lục quán kinh diễn âm.
Chùa Quán Sứ có ấn bản Ngũ Bách
Danh Kinh Đối Chiếu, có lẽ in sau năm 1934, năm mà Tổng Hội Phật Giáo
Bắc Kỳ
thành lập. Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm hiện nay
lưu hành là trích trong Chư Kinh Nhựt Tụng, Thích Chân Lý, chùa Đức Hòa
xuất bản, Sài Gòn 1967. Đó là bản dịch âm có biên soạn của Hòa thượng
Thích Tâm Châu. Nay người dịch chỉ dịch âm toàn bộ bản gốc
cùng dịch nghĩa, với tâm niệm mong sao, qua phần chuyển ngữ có thêm thắt
cho rõ
nghĩa nhưng có căn cứ vào các kinh điển liên quan đến bồ tát Quán Thế
Âm, những
người con Phật lễ lạy 500 danh hiệu của đại sĩ sẽ được “cảm ứng”. Sau
khi đối chiếu với các kinh như: kinh Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm
bồ tát Quảng đại viên mãn đại bi tâm đà la ni, kinh
Quán Thế Âm Bồ Tát Bí Mật Tạng Như Ý Luân Đà La Ni Thần Chú, kinh Bất
Không Quyến
Sách Chú, phẩm Phổ Môn của kinh Diệu Pháp Liên Hoa, thì thấy rằng kinh
Ngũ Bách
Danh Quán Thế Âm không chỉ ca ngợi danh hiệu, bản nguyện, công đức của
đại sĩ
Quán Âm, mà còn đề cao tha lực của ngài và của các thần chú như: chú Đại
bi, chú
Như ý ma ni luân, chú Thiên chuyển. Phần
cuối của lễ sám là tụng kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Cứu Khổ. Kinh này là
một trong những kinh quan trọng của
đạo Cao Đài, nhưng xét trong tạng chữ Vạn thì đây là kinh số 34, một
trong những
kinh Ấn Độ soạn thuật, thuộc Phương đẳng bộ.
Điều đặc biệt là, thay vì tụng Tâm kinh để kết lại việc lễ sám, người
xưa đã sử dụng kinh Cứu Khổ. Thâm ý có lẽ
bản thân kinh này cũng là một thần chú với lời nguyện cầu thiết tha, và
trên hết,
tụng niệm kinh này thì có cảm ứng. Phật
giáo hiện tại có rất nhiều kinh điển để tụng niệm của hai truyền thống
Nam truyền
và Bắc truyền, vì vậy kinh Cứu Khổ bị đưa vào quên lãng, chỉ còn lưu
truyền
trong đạo Cao Đài và đăng trên các trang báo với lời ghi “đọc những lời
nguyện
này 9 ngày (9 lần) thì cầu gì được nấy – được việc nhờ in những lời
nguyện này”
hay trên vài trang nhà Phật giáo. Kinh
này đi cùng với kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm, được san bổ lại phần chú
ngữ, vốn
được lưu truyền rộng rãi trong nhân gian, hẳn là đề tài thú vị để nghiên
cứu.
Trong khi chuyển dịch
chắc không sao tránh những lỗi lầm, người dịch ngưỡng mong chư vị thiện tri thức
từ bi chỉ giáo.
Vía Quán Thế Âm bồ tát
19.09. Kỷ Sửu (05.11.2009 Quảng Minh
Cẩn chí
Xem tiếp: KINH NGŨ BÁCH DANH QUÁN THẾ ÂM (PDF)