dịch:
Vạn Hạnh thông ba cõi
Thật hợp lới Sấm xưa
Quê nhà tên Cổ Pháp
Gậy chống giữ nghiệp vua.
Đấy là những lời truy tán của
vua Lý Nhân Tông dành cho vị Thiền Sư dòng thứ 12 của Thiền phái Tì Ni Đa Lưu
Chi ở Việt Nam. Lý Nhân Tông là vị vua Việt Nam đầu tiên đã tung ngót 100 ngàn
quân vượt biên giới tấn công thẳng vào nội điạ Thiên triều Trung Hoa và đã
thành công. Chiến dịch naỳ có giá trị như một ấn tín đóng vào bản tuyên ngôn tự
chủ của người Việt hướng về Trung Hoa để nói cho người láng giềng khổng lồ này
phải công khai thừa nhận rằng, kể từ đây nước Nam là của người Việt Nam. Vị vua
đã thực hiện chiến công hiển hách là có công dùng thiền trượng để chống vững
triều đại nhà Lý thì lời tán tụng ấy quả thật chẳng phải là một sáo ngữ ngoại
giao lấy lệ vậy. Nhưng kẻ đã giữ vai trò cột trụ của một triều đại huy hoàng
kéo dài 216 năm này lại cũng chính là kẻ trước khi lìa đời đã nắn nhủ hậu thế,
kể cả những vị vua sống chết với thành bại vinh nhục, rằng “thịnh suy chỉ là
hạt sương đầu ngọn cỏ.” Và suốt đời ông, ông đã không lấy nơi dừng để dừng,
cũng không hướng về nơi không dừng để dừng.
Con người đã gần bùn mà chẳng
lấm bùn, đạ dấn thân vào cõi trần mà vẫn giữ được vẻ trong sáng của kim cương
ấy là ai? Đã làm gì? Đã suy nghĩ và sống như thế nào? Sách Đại Nam Thiền Uyển
Truyền Đăng Tập Lục đã tóm lược tiểu dử của Thiền Sư Vạn Hạnh như sau:
“Phủ Thiên Đức, làng Dịch Bảng,
chùa Phật Tổ. Vạn Hạnh THiền Sư. Người Cổ Pháp. Sư họ Nguyễn. Gia đình thờ
Phật. Thời thơ ấu đã tỏ ra khác thường, làu thông Tam Học, nghiên cứu Bách
Luận, coi nhẹ công danh, xuất gia lúc 21 tuổi ở chùa Lục Tổ, cùng với Định Tuệ
thờ Thiền Ông làm thầy... Sau khi thầy mất, Sư chuyên tu Tổng Trì Tam Ma Đị,
nói ra lời nào là như phù sấm tiên tri đối với thiên hạ vậy. Vua Lê Đại Hành
hết sức tôn kính Sư. Năm đầu niên hiệu Thiên Phúc, tướng Tống là Hầu Nhâm Bảo
đem quân đóng ở núi Cương Giáp Lãng định xâm lăng nước ta. Vua mời sư đến hỏi
mình đánh lại thì giặc phải rút lui. Sự thật diễn tiến đúng như vậy. Khi Việt Nam
định đánh Chiêm thành nhưng triều đình lại không thể dứt khoát quyết định thì
Sư bảo phải xúc tiến gấp bằng không sẽ bỏ mất thời cơ. Hậu quả Việt Nam
chiến thắng Vua Nọa Triều bạo tàn, oán thán khắp trời đất, Lý Thái Tổ còn làm
Thân Vệ chưa chịu đảo chánh. Khắp nơi xảy ra những điều kỳ lạ được xem như là
báo hiệu nhà Lê suy sụp nhà Lý hưng vượng... Ngày rằm tháng năm niên hiệu Thuận
Thiên thứ 16, Sư vẫn an lành nhưng lại gọi học trò lại thuyết kệ:
“Thân
như điện ảnh hưũ hoàn vô
Vạn mộc
xuân vinh thu hựu khô
Nhậm
vận thịnh suy vô bố úy
Thịnh
suy như lộ thảo phô,”
(Thân như chớp lóe có rồi không
Cây cối tươi tốt mùa xuân, khô héo mùa thu
Thấy được việc đời thì không còn lo ngại
nữa
Thịnh suy chỉ là hạt sương đầu ngọn cỏ)
Thân như bóng chớp chiều tà
Cỏ xuân tươi tốt, thu qua rụng rời
Sá chi suy thịnh cuộc đời
Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành.
(Thích
Mật Thể dịch)
Thuyết kệ xong, Sư còn tâm sự
với đệ tư: “Các ngươi muốn về đâu? Phần ta, ta chẳng lấy nơi dừng để dừng, cũng
không hướng về nơi không dừng để để dừng” (Nhữ đẳng yên vãng hà xứ? Ngã bất dĩ
sở trụ nhi trụ, bất ỷ vô trụ nhi trụ). Nói xong thì Sư tịch. Triều đình Lý Thái
Tổ và các đệ tử đã tổ chức quốc táng, và sau lễ hỏa táng, nhặt xá lợi xây tháp
thờ cúng. Lý Nhân Tông đời kế đã làm kệ truy tặng Thiền Sư.”
Qua phần giáo sử chính thức của Phật Giáo Việt Nam thời trưóc vứa lược dẫn, chúng
ta thấy gì? Vạn hạnh ngưới Cổ Pháp. Cổ Pháp nguyên không phải là một địa danh
có từ xưa, mà là một tên mới có khoảng cuối thể kỷ thứ 9, tức khoảng 200 năm
trước khi Vạn Hạnh thành đạt, và người bày ra địa danh đó tức là Sư Định Không
(730-988), thuộc dòng thứ ba của cùng Thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi.
Thời gia từ đầu thế kỷ thứ 7 đến
giữa thế kỷ thứ 10 là thời gian Việt Nam bị đô hộ lần thứ tư khi Lý Phật Tử của
nhà Tiền Lý bị nhà Tùy khuất phục năm 602. Mười sáu năm sau, quyền thống trị đó
lại được chuyển qua tay nhà Đường mở đầu hơn ba thế kỷ đô hộ khắc nghiệt chặt
chẽ có hệ thống nhằm đàn áp hữu hiệu tất cả âm mưu hành động đối kháng ly khai
hay đấu tranh tự chủ của người Việt như Trưong Vương, Triệu Ẩn, Lý Bôn, Triệu
Quang Phục đã từng làm trong thế hệ trước.
Chính sách đô hộ sắt máu của nhà
Đường không phải là không có hiệu quả. Bằng chứng là trong 336 năm đô hộ, Trung
Hoa đã chỉ phải đối phó với hai cuộc khởi nghĩa của ngưới Việt, thứ nhứt Hắc Đế
Mai Thúc Loan năm 722 và thứ hai là Bố Cái Đại Vương Phùng hưng năm 791 lãnh
đạo. Thời Phùng Hưng nổi lên đấu tranh tự chủ cũng là thơì Sư Định Không đang
hành đạo vậy.
Cuộc khơỉ nghĩa thất bại của
Phùng Hưng và các biện pháp đàn áp kềm kẹp tiếp đó đã làm cho ngươì Việt Nam
yêu nước phải suy nghĩ. Thực lực cách mạng là quần chúng, nhưng lãnh đạo cách
mạng là trách nhi65m của những người có học. Thời bấy giờ, hai nơi đào tạo và
cung cấp những người có học yêu nước này là quan trường nghịa là những người
tạm thời cộng tác với chính quyền đô hộ Trung Hoa và nời thứ hai là nhà chùa
vậy, bởi khi đến thiết lập nền thống trị ở Việt Nam, người Trung Hoa chỉ xây
đồn luỹ, nhà tù và các cơ quan thu thuế chứ không nghĩ đến việc mở mang trường
học. Và căn cứ vào kinh nghiệm của những cộng tác viên đã phản lại họ từ Trưng
Vương đến Phùng Hưng, qủa thực họ cũng không còn tin dùng những người Việt Nam
muốn hợp tác với họ nữa.
Sự suy nghĩ lại của người Việt Nam có
học và có tiềm năng lạnh đão chính trị là phải ẩn nhẫn đào tạo nhân tài để chờ
thời cơ thuận tiện. Nhà chùa trong thời Bắc thuộc lần thứ tu này quả đã tích
cực theo chính sách đó. Cụ thể là Sư Định Không và những đồng môn kế tục. Sử
sách kể rằng năm 785 trong lúc đào móng xây chùa Quỳnh Lâm ở nguyên quán là
Diêu Uẩn, Sư đã tìm thấy một chiếc lư hương và 11 chiếc khánh. Sư cho đem đi
rửa thì một chiếc khánh chìm tận đáy ao. Sư suy nghĩ về điềm triệu này và tự
giải thích: một chiếc khánh chìm mất tức cón 10 chiếc. “Mười chiếc” viết theo
Hán tự là “thập Khẩu, ghép hai chữ thập khẩu lại thì thành chữ Cổ, một chiếc
chìm đi, “chìm đi” viết theo Hán tự là “thủy khứ”, ghép hai chữ thủy khứ thí
thành chữ Pháp và từ đó Sư quyết định đặt tên phần đất đã tìm thấy những pháp
khí với điềm triệu dị thường này là Cổ Pháp. Song song với quyết định đó, Sư
còn làm bài thơ gói ghém niềm tin rằng Cổ Pháp sẽ là địa linh nhân kiệt như
sau:
Địa
trình pháp khí
Phẩm
chất tinh đồng
Trị
Phật Pháp chi hưng long
Lập
hương danh chi Cổ Pháp
Pháp
khi xuất hiện thập khẩu đồng chung
Lý hưng
vương tam phẩm thành công
dịch:
Đất bày dâng pháp khí
Phẩm chất thuần túy đồng
Chuẩn bị cho Phật Pháp hưng long
Đặt tên làn Cổ Pháp
Pháp khí xuất hiện mười chiếc chuông đồng
Họ Lý hưng vương tam phẩm thành công.
Trước khi chết, Sư còn dặn đệ tử
truyền thừa là Thông Thiện rằng Cổ Pháp là địa linh sau này có thể có kẻ biết
đưọc và tìm cách tàn phá, sau khi Thiền Sư qua đời, Thông Thiện hãy cố giữ gìn
sở nguyện của Sư và khi nào tìm được người họ Đinh thì mới truyền sở nguyện đó.
Với hành động khám phá-rồi giải thích, hiện tượng Cổ Pháp là địa linhnhân kiệt
này, Sư Định Không quả đã công khai gieo vào lòng các đồng môn, đệ tử, học trò
của mìnhvà dân chúng nói chung, một lòng tin rằng trước sau gì cũng sẽ xuất
hiện một nhân vật kỳ tài xuất chúng cứu vớt dân tộc khỏi cảnh khổ nhục và với
hành đông đò sẽ làm cho Phật Giáo hưng thịnh khởi sắc theo.
Sau khi Định Không tịch, Thông
Thiện đã xây tháp thờ thầy ở bên cạnh chùa Lỵc Tổ và cho ghi kắc lại lừi trăn
trối của thầy. Rồi Thông Thiện qua đời, chuyển lại lời trăn trối của thầy cho
đệ tử kế truyền là La Quý An (822-936). La Quý An kể rằng khi cho lệnh lập trấn
thành ở Sông Tô Lịc, Cao Biền nhận biết phong thổ Cổ Phap1 có vượng khí quân
vương nên đã cho đào 19 địa điểm để trù ếm và chính La Qúy An đã cho lấp đầy
lại tất cả địa điểm trù ếm đó. La Quý An tin rằng vùng Cổ Pháp thế nào cũng
xuất hiện bậ cái thế giúp nước giúp Đạo nên đã chẩn bị mở đường và tạo phương
tiện cho người đó hành động. Sư cho lạc quyên vàng đúc thành pho tượng Lục Tổ
và ngầm chôn ở gần cổng chùa và dặn đệ tử lúc nào người anh hùng đó xuất hiện
thì lấy vàng đó mà ủng hộ. Ngoài ra, để ngăn chận việc trù ếm của đối phương,
Sư cũng đã cho trồng một cây gạo ở chùa Minh Châu và dặn đệ tử sau khi mình qua
đời thì hãy xây tháp thờ trên chỗ chôn dấu pho tượng này để giữ cho kỹ. Sư cũng
để lại bài kệ xác nhận là vị cái thế anh hùng sẽ xuất hiện đó họ Lý. Sư La Quý
An họ Đinh, đệ tử của Thông Biện, kế thừa dòng thứ 10 Thiền phái Tì Ni Đa Lưu
Chi. Sư đ4 xuất hiện và đã làm đúng nhu điều trăn trối của Sư Định Không với đệ
tử kế thừa là Thông Thiện vậy
Đệ tử đời thứ1 của Thiền phái Tì
Ni Đa Lưu Chi là Thiền Ông, cũng người Cổ Pháp, và là Thầy của Vạn Hạnh.
Trong lúc ngưới anh hùng họ Lý
chưa xuất hiện thì một sồ anh hùng dân tộc khác đã đứng lên như Ngô Quyền, Đinh
Bộ Lịnh, Lê Đại Hành, nhưng cả ba đều không xuất phát từ Cổ Pháp, hay it1 ra là
từ Bắc Ninh nhu lời Sấm đoán của Định Không và lòng tin tưởng của các đồng môn
hay đệ tử, mặc dù Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh và Lê Đại Hành đều phải dưa vào thế
lực nhà chùa về các mặt nội trị, ngoại giao. Ngoài ra, một nhà Sư thuộc dòng
thứ 10 của Thiền phài Tì Ni Đa Lưu Chi là Pháp Thuận cũng đã từng giữ vai trò
quan trọng trong việc tranh thủ, củng cố và phát triển chính quyền cho Lê Đại
Hành. Vạn Hạnh cũng đã tiếp tay cho Pháp Thuận trong công việc này.
Đó là cái tâm cảnh hay cộng
nghiệp trong đó Vạn Hạnh đã lớn lên. Tâm cảnh của một đất nước sơi đông vì
ngoại nhân đô hộ áp bức vì những biến tướng quá độ của một dân tộc đang chuyển
mình thống nhứt và tự chủ, vì những quyết tâm đóng góp công sức cho Đạo Pháp và
thế nhân theo truyền thống tu tập của dòng Thiền Tì Ni Đa Lưu Chi.
Cho đến 21 tuổi Vạn Hạnh mới
xuất gia, như vậy quyết định chọn cửa Thiền của ông là một quyết định có ý
hướng chứ không phải chỉ vì “con vua thì lại làm vua...” Ông đã biết trước tại
sao phải xuất gia và xuất gia để làm gì và Phật Giáo có thể giúp gì cho ông
trong việc thành đạt mục đích ấy. Truyền. Truyền thống Thiền Tì Ni Đa Lưu Chi
có giúp ông đạt mục đích ấy không, và như thế nào?
Dòng Thiền Tì Ni Đa Lưu Chi do
Thiền Sư Ấn Độ cùng tên sáng lập. Tì Ni Đa Lưu Chi trước theo Ấn giáo. Sư đến
Tràng An Trung Hoa năm 562 và hành đạo ở đó. Từ năm 574, Phật Giáo bị Chu Võ
Đến đàn áp nặng nề (Pháp nạn 3 năm 574-577), Sư phải lánh về Hồ Nam và gặp Tam
Tổ Tăng Xắn cũng đang lánh nạn nơi đây. Sư muốn ở lại để thọ giáo nhưng Tam Tổ
đã giục Sư phải đi về Nam
để hành đạo. Sư xuống Quảng Châu ở lại chùa Chế Chỉ dịch kinh một thời gian đến
năm 580 thì đến Việt Nam, ngụ tại đến năm 580 thì đến Việt Nam, ngụ tại chùa
Pháp Vân. Hồi ở Trung Hoa, Sư đã dịch kinh Tổng Trì.
Tượng Đầu Tinh Xá là kinh bàn về
cách thành đạt bồ đề hay giác ngộ. Muốn chứng quả Bồ đề thì phải vượt tam giới,
vượt ngôn ngữ,ở văn tư và không chấp trụ vào bất cứ một điểm nào cả và muốn phá
giải các chấp trụ đó thì phải nhớ đến quán niệm. Tượng Đầu Tinh Xá có thể xem
như là thủ bản Thiền của dòng Tì Ni Đa Lưu Chi. Tượng đầu Tinh Xá chủ trương tu
hành muốn giác ngộ thì phải vượt ngôn ngữ văn tự nghĩa là không chấp trước kinh
điển. Chủ trương này quả thực không phải đã được các Tổ sư Phật Giáo Việt Nam
triệt để chấp nhận hay thi hành, bởi truyền thống Phật Giáo này không phải là
một truyền thống duy lý cực đoan xa rời lề lối tín ngưỡng nặng sùng kính của
người bình dân. Thứ nữa, sòng Tì Ni Đa Lưu Chi tuy là một dòng Thiền nhưng cũng
không hề có môn quy riêng biệt cho việc Thiền hành và sinh hoạt của các Thiền
sinh vẫn bị chi phối song song bởi những quy định về Thiền cĩng như Luật. Do
đó, người tu đã không ngạc nhiên khi thấy một người được xem như Tổ của Thiền
phái đầ tiên ở Việt Na lại bỏ công dịch một quyển kinh mật Tông đó là kinh Tổng
Trì hay Đại Thừa Phương Quảng phát khởi từ thế kỷ thứ tư, phát triển mạnh vào
thế kỷ thứ tám và được hệ thống hoá thành một Tông riêng biệt đó là Mật Tông
hay Kim Cang Thừa mà kinh căn bản là Kinh Đại Nhật.
Sự phân biệt Thiền Mật, Thiền
Tịnh, Bắc Nam có lẽ đã chỉ được cụ thể sau này mà thôi, chứ trong buổi đầu cũng
như mãi sau này - ít ra là trong cái nhìn đại chúng, Thiền và Mật vẫn tỏ ra nếu
không có những điểm tương đồng thì ít ra cũng không có nhiều điểm dị biệt. Mối
liên hệ giữa Tì Ni Đa Lưu Chi và Tam Tổ Thiền Trung Hoa Tăng Xám là một ví dụ.
Tì Ni Đa Lưu Chi kể rằng hồi ở với Tam Tổ, Sư đã được Tam Tổ truyền tâm ấn cho
và bảo về phương Nam mà hoằng hóa. Chính Tam Tổ cũng đã dùng hai chữ tâm ấn
trong lời di chúc cho đệ tử Pháp Hiền trước khi qua đời. Mà tâm ấn lại là tinh
hoa của Đạo, là bí kiếp giác ngộ được truyền thưa không phải qua những thế thức
nghi lễ thông thường mà là bằng phương thức giáo ngoại biệt truyền bất lập văn
tự. Chính Bồ Đề Đạt Ma cũng quả quyết đó là con đường chứng ngộ của Sư. Như
vậy, ít nữa là ở kết điê63m tu chứng và đồng thời cũng là khởi điểm hoằng hoá,
Thiền và Mật đều có một quan niệm như nhau.
Trong Việt Nam Phật Giáo Sử
Luận, Nguyễn Lang đã nhận định: “Mật giáo bắt nguồn từ tư tưởng thâm sâu của
Bát nhã đồng thời cũng bắt nguồn từ những tín ngưỡng nhân gia Ấn Độ. Về phương
diện sau này, Mật giáo chấp nhận sự có mặt của những thần linh được thờ phụng
trong dân gian, và như thế khiến cho đạo Phật phát triển rất rộng trong sinh
hoạt quần chúng. Ở Giao Châu, khuynh hướng và phong tục người Việt, vì vậy cho
nên Mật giáo đã trở nên một yếu tố khá qua trọng trong sinh hoạt Thiền môn.
Đứng về phương diện tư tưởng,
Mật giáo là một phản ứng đối với khuynh hướng quá thiên trọng trí thức và
nghiên cứ1u của các hệ thống Bát Nhã và Duy Thức. Theo Mật giáo, trong vũ trụ
có ẩn tàng những thế lực siêu nhiên kia thì ta có thể đi rất mau trên con đường
giác ngộ thành đạo, khỏi phải đi tuần tự từng bước. Sự giác ngộ có thể thực
hiện trong giây phút hiện tại. Sự xử dụng thế lực của thần linh, sự sử dụng
thần chú, ấn quyết và các hình ảnh mạn đà la có thể hỗ trợ đắc lực cho sự Thiền
Quán hành đạo. Chính vì khuynh hướng này của Mật giáo mà Phật giáo đã bao trùm
tín ngưỡng bình dân trong lòng nó, ở Ấn Độ cũng như Việt Nam” (sđd. trang 129). Trong tâm
cảnh đóm trong vòng tay của y báo đó và dưới sức nặng của công nghiệ đó, Vạn
Hạnh đã trưởng thành, quyết định chọn con đường Phật Giáo của thờiđại để tu tập
và dấn thân.
Con đường Vạn Hạnh đi không phải
là con đường lên núi làm một nhà tu cô đơn khổ hạnh, cũng không phải là con
đường đưa Sư đến chỗ ngồi nhìn vách quay lưng lại cuộc đời mà tu. Con đường Sư
đi là con đường hành động với con tim vô tư, vô cầu, với quyết ý dốc cả tâm can
phò trợ những ngườikhoan dung, được lòng dân, có hoài bão làm cho dân cho nước
thịnh trị như lời Sư dùng để khuyến khích người đệ tử tại gia của mình là Lý
Công Uẩn hãy biết dùng cái trí cái dũng của thánh nhân nắm lấy thời cơ tiếp tục
những công việc mà Lê Đại Hành muốn làm và chính Sư cũng đã muốn giúp Lê Đại
Hành làm, nhung đã không làm được.
Cho đến năm 21 tuổi mới quyết
định xuất gia, như vậy thì trước đó hẳn Vạn Hạnh đã có mộ thời gian khá đủ để
tìm hiểu những dòng tư tưởng thời thượng mà người Trung Hoa đã quyết cấy vào
đầu óc người dân Việt bị trị bao nhiêu trăm năm qua. Những dòng tư tưởng thời
thượng đó là Nho, là Lão vậy. Nếu muốn dùng nhựng kinh nghiệm trí thức để tiến
thân thì chắc cũng không khó. Nhưng Vạn Hạnh đã không chọn con đường thành công
xây dựng trên chiến tích thắng vạn hùng binh đó, trái lại Sư đã chọn con đường
thành công xây dựng trên chiến tích tự thắng chính mình. Sử sách kể rằng Sư
thuộc một gia đình có truyền thống phụng thờ Phật. Nhưng đó cũng chưa hẳn là
nguyên nhân khiến Sư quyết định xuất gia. Bởi vì nếu xuất gia chỉ vì ảnh hưởng
của truyền thống gia đình thì hẳn Sư đã xuất gia từ thời thơ ấu. Cho nên việc
xuất gia của Vạn Hạnh khi đã trưởng thành cũng là một điều đáng suy nghĩ, một
kỳ sự khiến cho người ta có thể hỏi bậc kỳ nhân mà Sư Định Không hai thế kỷ
trước đó đã tiên đoán sẽ xuất hiện ở miền Cổ Pháp, có thể là Lý Công Uẩn kẻ
sáng lập ra triều đại thịnh trị huy hoàng đầu tiên của Việt Nam, mà cũng có thể
là Vạn Hạnh, kẻ đã xây dựng và hun đúc nên tài trí của Lý Công Uẩn. Không có Lý
Công Uẩn thì cũng không có nhà Lý, nhưng không có Vạn Hạnh thì cũng khó mà có
Lý Công Uẩn.
Sử kể rằng Lý Công Uẩn người Cổ
Pháp, Bắc Ninh. Không biết cha là ai. Theo truyền thuyết thì mẹ ông một hôm
vãng cảnh chùa Tiên Sơn mộng gặp thần nhân rồi thụ thai ra ông. Năm ông lên ba,
mẹ ông đem ông cho vi sư trụ trì chùa Lục Tổ làm con nuôi. Từ thuở còn bé, Lý
Công Uẩn đã thông minh độ lượng rộng rãi. Vạn Hạnh quan sát ông và tự nhủ đây
là một người phi thường, sau này lớn lên chắ có thể cứu đời, yên dân, làm chúa
thiên hạ. Lý Công Uẩn trưởng thành trong khung cảnh đó và xuất chính phục vụ Le
Đại Hành. Vì có tài đức nên ông được nhiều người mến trọng. Lê Đại Hành chết,
Lê Long Đĩnh cướp ngôi, trị dân một cách tàn độc. Đó chính lá hoàn cảnh thuận
lợi để Vạn Hạnh đạo. Biến một đứa con rơi sống nhờ cơm chùa thành một kẻ văn võ
song tòan tài và từ một kẻ văn võ toàn tài thành vị vua sáng lập triều Lý thịnh
trị dài lâu hơn hai trăm năm. Đó chính là thành tích trụ tích
trấn vương kỳ của Vạn
Hạnh vậy. Phải chăng Vạn Hạnh đã nhờ Lý Công Uẩn thực hiện thay mình cái mộng
xây đời thịnh trị bằng con đường công hầu khanh tướng mà trước khi xuất gia hẳn
phải có lúc Sư đã ao ước dấn thân?
Có thể nói, Vạn Hạnh đã khởi đi
vào đời bằng Nho, ở lại cới đời bằng Lão, và đã vươn lên tất cả bằng Phật giáo
vậy. Nho giáo đã giúp Sư xây mộng kinh luân xây đời thịnh trị, nhưng Nho giáo
cũng có thể là cái bẫy cùm quáng cực đoan hay trong thế lưỡng đầu bế tắc nhậo
thế xuất thế, mẫn thế yếm thế. Lão guáo đã giúp Sư nhìn đời bằng đôi mắt khóng
dật, xem công danh như một nguyên ủy có thê là cái bẫy cùm thân Sư lại trong
luỡng đầu bế tắc vô vi hữu vi, thương đời ghét đời, gần người xa người. Phật
giáo đã giúp Sư tránh được tinh hoa của cả Nho, Lão, Phật thành nhiên liệu giúp
Sư hoà hợp được tu và hành trên căn bản yêu mình là yêu người, tự giác là giác
tha.
Theo truyện sử, Vạn Hạnh đã khởi
đến với Phật giáo qua ngọ Tam Học, tức lối ngõ Nguyên Thủy mà yếu chỉ tu tập là
giới, Định, Huệ. Lối ngõ Tam Học này có thể dẫn người học lạc vào nẻo giáo điều
tiêu cực nhắm mắt với thế sự đễ ẩn nhẫn đợi chờ giác ngộ qua trường kỳ khổ
luyện. Hoàn cảnh đất nước thời bấy giờ thật khó mà để cho Vạn Hạnh khi nào tâm
trí Sư vẫn vương vấn cái hạnh nguyện Bồ Tát, xây “đời thịnh trị” thì cũng khó
mà quay mặt vào vách ngồi yên. Do đó mà Vạn Hạnh đã từ Tam Học để tiến thêm một
bước nữa trên đường tu chứng. Bước mới đó là Tam Luận, là Thập Nhị Môn, Trung
Quán và Bách Luận, những con đường phá chấp toàn triệt, giải phóng toàn diện kẻ
tu hành khỏi những vướng mắc chấp trước về tri cũng như hành. Những chấp trước
lưỡng đầu như thường cô thường, ngã vô ngã, hữu thơì vĩnh cửu, hữu tướng vô
tướng, nhập thế xuất thế, hữu vi vô vi, khổ hạnh buông thả, vị tha vị kỷ, khả
thuyết bất khả thuyết. Tất cả có thể làm kẻ tu hành lạc bước vào những rừng lý
thuyết, ngôn từ. Có thể nói Tam Luận đã giúp cho Vạn Hạnh vượt được cả Nho, Lão
lẫn nhựng khuynh hướng nhập thế tu chứng của dòng Tì Ni Đa Lưu Chi.
Cuốn kinh Thủ Bổn của dòng Tì Ni Đa Lưu Chi là kinh Tượng Đầu Tinh Xá. Nội dung
của kinh này là chủ trương dùng Thiền Quán để phá chấp vì có phá chấp thì mới
thành đạt bổ đề hay giác ngộ. Lời di chúc của Vạn Hạnh cùng đệ tử trước khi giã
từ cõi đời: “Các ngươi muốn về đâu ? Phần ta, ta chẳng lấy nơi dừng để dừng”
đúng là một âm vang thân thiết chân thật những lời Phật thuyết trong Tượng Đầu
Tinh Xá: “An trú vào nơi không chấp trước tức là an trú ở Bồ đề, an trú ở nơi
chơn lý tất cả các pháp không có thể tướng tức là an trú Bồ đề, an trú nơi
không tăng không giảm là an trú nơi Bồ đề...” (Nguyễn Lang, sđđ trang 117)
Sử sách cũng kể là sau khi Thầy
chết, Vạn Hạnh còn chuyên hành một pháp môn khác nữa đó là Tổng Trì Tam Ma Địa.
Đây là pháp môn nhằm bảo tồn năng lự tâm linh khỏi hao hụt suy chuyển vì vọng
ngoại. Pháp môn này được thể nghiệm theo một tiến trình như sau:
1. Tập trung tinh thần cho khỏi
vọng động hay Chính Định.
2. Điều động cảm thức hoà hơp5
với đối tượng hay Chính Tâm Hành Xứ.
3. Hòn toàn điều động được tâm
thức không còn mảy may giao đện hay Lự Ngưng Tâm.
4. Thực hiện đựơc thế quân bình tuyệ đối của tâm thức hay Đổng Trì.
5. Điều khiển được hơi thở đến
mức hoàn toàn ngưng đọng hay Chỉ Tức
Thực hiện được Chỉ Tức đạt đền mức có thể gọi là siêu thần nhập hoá hay Tổng
Trì Tam Ma Địa vậy (Nguyễn Đăng Thục, Thiền Vạn Hạnh, tr. 167). Pháp môn Tổng
Trì
Tam Ma Địa này xét cho cùng cũng
không sai khác mấy với pháp Thiền Quán được trình bày trong kinh Tượng Đầu Tinh
Cá. Theo thiền quán này gồm:
1. Quán nội giới cuả thân là
không.
2. Quán ngoại giới của thân là
không
3. Quán các pháp trong và ngoài
đều không.
4. Không bị chấp trước vào nhứt
thế trí
5. Không bị chấp trước vào những
phương tiện tu hành.
6. Không bị chấp trước vào các
điạ vị tu chứng của các bậc hiền thánh
7. Không chấp trước vào sự thanh
tịnh đạt được do sự hành đạo lâu ngày
8. An trú ở Bát Nhã Ba La Mật.
9. Không bị chấp trước vào công
việc giảng luận giáo hoá.
10. Quán các chúng sanh phát
khởi từ bi và lòng lân mẫn.
Thấy được sự tương đồng này tức
là hiểu được tại sao Tì Ni Đa Lưu Chi lại vừa dịch Tượng Đầu Tinh Xá của Thiền
vứa dịch Đại Thừa Phương Quảng Tổng Trì của Mật. Và đồng thời cũng hiểu được
tại sao Vạn Hạnh lại dùng thần thông sấm ký để hành đạo cứu đời, xây dựng nên
vương nghiệp nhà Lý.
Phật giáo với Vạn Hạnh đã có tác
dụng vừa như một lực động cho Sư tiến tới trên con đường hoằng hoá, vứa như một
vật xúc tác làm cho Sư hoà đồng với đời, với đạo, với chính bản thân Sư.
Kinh nghiệm đó của Vạn Hạnh đã
được đúc kết trong bài kệ truyền lại cho đời trước lúc thoát tục. Bài kệ đó
cũng chính là những dòng chữ đã gói ghém cái bí quyết liễu ngộ, thành đạt Bồ đề,
cái bí quyết nhậm vận của Vạn Hạnh.
Thành qủa hành Thiền đã được
trình bày bóng bẩy qua 10 giai đoạn tranh chăn trâu (Mục Ngưu Đồ) hay 10 cấp
hành Thiền:
Cấp 1: Vị mục, tâm với ý còn
chạy tìm nhau, như mục đồng tìm trâu.
Cấp 2: Sơ điều, trâu đã bị xỏ
mũi nhưng vẫn còn hung hăng.
Cấp 3: Thục chế, trâu chịu theo
nhưng mục đồng thì vẫn còn cảnh giác.
Cấp 4: Hồi thủ, không cần xỏ mũi
để chăn trâu nữa nhưng mục đồng vẫn còn để mắt trong coi.
Cấp 5: Tuần phục. Ta đâu trâu đó
Cấp 6: Vô ngại, mục đồng thả cho
trâu tự do nhưng trâu vẫn không xa rời mục đồng.
Cấp 7: Nhậm vân. Trâu với mục
đồng hoà hợp như bóng với hình, nhưng cả hai vẫn còn đó.
Cấp 8: Tương vong. Trâu với mục
đồng chỉ còn là một.
Cấp 9: Độc chiếu. Trâu với mục
đồng đều tan biến, chỉ còn chân như.
Vạn Hạnh chỉ tự nhận mình mới
thành đạt được Thiền cấp 7 . Đời còn đó, quốc gia dân tộc còn đó, mục tiêu
chính trị xã hội phải thành đạt để “đời thịnh trị” có thể tựu thành vẫn còn
đó... nhưng tấ cả đều không còn phải là tương phản, tương xung, ngăn trở quấy
rầy bước chân của ke hành Thiền nữa. Bởi Vạn Hạnh đã thấy được có cũng là
không, không cũng là có, không có là có, không có cũng là không. Như màu xanh
của cây lá mùa xuân đã tiềm ẩn màu vàng úa của mùa thu, như thành công là mặt
trái của thất bại, như tiền tài là sự ẩn mặt tạm thời của trắng tay nghèo khó,
như vinh quang là cái bọt nổi của khổ nhục, như Chết là một nhịp chuyển của
Sống...
Tấ cả chỉ là những sát na biến hiện, tất cả đều là chân lý, đều là sự thật, đều
là thực tại trong sát na, trong sát na của một sát na, trong sát na của sát na
của một sát na... nghĩa là cái khoảnh khắc sẽ làm cho thời gia mà một hạt sương
mai chênh vênh tồn tại trên đầu ngọn cỏ trở thành ngàn năm, vạn năm.
Vạn Hạnh chưa đạt đến ba cấp
cuối cùng của Thiền là Tương Vong, Độc Chiếu và Chân Như, hay Sư chỉ muốn dừng
lại ở cấp 7 của Thiền đề còn được cảm nhận đất nước đó, đồng bào đồng đạo đó,
ta đây, để còn cảm nhận được cái khổ, cái vui, cái mơ ước của một tập thể lịch
sử mà Sư có thể tiếp tay cứu độ, vun vén, thực hiện. Và nếu Niết Bàn là nẻo tận
của kẻ đạt đạo, thì Vạn Hạnh quả là người đã xông thẳng vào rừng chông gai của
lịch sử Việt Nam trong giai đoạn chuyển mình tự chủ để vào nẻo ấy vậy.