Trong
cái “Biển khổ” của thế gian pháp. Người tu có (giới định huệ) sẽ thấy
được, quán sát được âm thanh và hình ảnh của đại chúng, của đời sống
phật pháp trong cuộc sống xã hội đời thường. Cái tâm thấy được các vật
hữu hình và vô hình đang “lặn ngụp” chìm nổi với những cụm từ đang “níu
kéo vào nhau” thành một mảng lớn đang trôi ! Nhưng tất cả mọi người lại
đang cố gắng bám vào ! Đó là sự đố kỵ, ghen ghét, hơn thua, thành bại,
trắng đen, sự khen chê, được mất, tốt xấu, lành dữ, trì trệ, kéo dài,
nhanh chóng ... cái sự khổ đó đều như giọt sương sớm mai trên ngọn cỏ
cành cây, như cái chớp mắt, như hơi thở, như bóng chim bay, như sấm
chớp, như điện, như cục nước đá, như bọt biển ... Tất cả đều tan biến
mất khi tượng đài Bồ Tát Thích Quảng Đức được khánh thành tại ngã tư
CMT8-Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, TP.HCM.
Ngọn
lửa và trái tim bất tử Bồ Tát Thích Quảng Đức (1897-1963) tự thiêu cách
đây 47 năm. Ngọn lửa đã khẳng định sự từ bi không thể phá hoại Phật
giáo Việt Nam dưới bất cứ thế lực nào.
Nói
đến Phật giáo Ninh Hòa thì không thể không nói đến Tam Tổ Núi Đất. Vì
Núi Chùa Hòn Đất là nơi Tam Tổ ẩn tu, đây chính là 3 vị thiền tổ nổi
tiếng của dòng Lâm Tế Chúc Thánh. Hai vị đầu tiên là đệ nhất tổ Thiệt
Thể – Triêm Ân và đệ nhị tổ Pháp Thân – Đạo Minh, là những vị Thiền sư
đã đến Ninh Hòa trong những ngày đầu tiên khi đất nước ta tiếp thu vùng
đất từ Chiêm Thành vào thế kỷ 16-17.
Gần
đây nhất là đệ tam tổ Quảng Đức cũng ẩn tu và hoằng hóa tại đây như hai
vị Tổ đi trước, nên cuộc đời Ngài đã gắn liền với tên làng, tên xã, với
nếp sống sinh hoạt của cư dân ở địa phương.
Ngôi
cổ tự sắc tứ Thiên Tứ là một ngôi chùa cổ được tọa lạc tại núi chùa Hòn
Đất, thuộc làng văn hóa Mỹ Trạch, xã Ninh Hà, huyện Ninh Hòa, tỉnh
Khánh Hòa. Chùa đã có trên 300 năm dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 –
1725), đã gắn liền với 3 bậc Thiền Tổ và các vị sư Trú trì mà chúng tôi
kể lần lượt như sau :
1- Đệ nhất tổ Thiệt Thể – Triêm Ân
Đệ
nhất tổ Thiệt Thể - Triêm Ân đến xã An Thạnh Đông (Mỹ Trạch) và khai
sơn ngôi cổ tự Thiên Tứ niên hiệu Vĩnh Thịnh triều Lê, NamHà đương đời
chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) Đệ nhất Tổ chấn tích trượng trụ xứ nơi
đây. Tổ khai sơn được hai ngôi chùa : Chùa Thiên Tứ tọa lạc tại Gò Chùa
xã An Thạnh Đông dưới thời chúa Nguyễn Phúc chu (1691-1725) chùa được
nằm ở hướng Nam giáp làng Mỹ Thuận. Chúa Bàu Lá thì tọa lạc ở hướng Bắc
núi Đất Cụm Nhỏ giáp ruộng nước, khu vực này giống phía đuôi con ốc
thường được bà con trong vùng gọi là Ốc Thần vì Núi Đất giống tựa con ốc
hút. Đệ nhất Tổ khai sơn chùa Bàu Lá trong những năm đương triều Lê Dụ
Tông (1706-1729). Đệ nhất Tổ cư trú ở nơi đây ẩn tu trong những ngày
cuối đời. Ngài đắc đạo và tịch tại ngôi chùa này
2- Đệ nhị tổ Pháp Thân – Đạo Minh(1684 – 1803)
Đệ
nhị tổ Pháp Thân – Đạo Minh, ngài sinh năm Giáp Tý (1684) cuối đời chúa
Nguyễn Phúc Tần (chúa Hiền) (1648 – 1687) Đệ nhị tổ đến đây tiếp nối
bước chân Bổn sư Thiệt Thể sư phụ mình tu hành và hoằng hóa tại Gò Chùa,
Đệ nhị tổ có sửa chữa ngôi cổ tự này cũng trong những năm đương triều
Lê Dụ Tông (1706 – 1729).
3- Đệ tam tổ Quảng Đức Nhơn Tri(1897 – 1963)
Đệ
tam tổ Quảng Đức, ngài có thế danh là Lâm Văn Tuất, sanh năm Đinh Dậu
(1897), tại làng Hội Khánh, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh
Hòa. Thân phụ là cụ ông Lâm Hữu Ứng và cụ bà Nguyễn Thị Nương. Trong gia
đình có 8 anh chị em. Lên 7 tuổi ngài được cha mẹ cho xuất gia với tổ
Như Đạt – Giải Nghĩa – Hoằng Thâm, cũng chính là ông cậu ruột, thương
ngài như con và cải tên họ thành Nguyễn Văn Khiết, pháp danh là Thị
Thủy. Năm 15 tuổi, ngài thọ giới Sa di. Năm 20 tuổi thọ giới Tỳ kheo nơi
bổn sư, được ban pháp danh Thị Thủy, tự Hạnh Pháp, hiệu Quảng Đức –
Nhơn Tri.
Đệ
tam tổ đến núi chùa Hòn Đất lần đầu tiên vào năm triều Khải Định thứ 5
Canh Thân (1920), ẩn cư tu thiền, nối tiếp công hạnh của 2 vị tổ đi
trước. Ở đây ngài tu pháp Mật giáo như Trì kinh Kim Cang, chú Chuẩn Đề
để trị bệnh cho người dân. Đến năm sau, năm Tân Dậu (1921), đệ tam tổ về
chùa Long Sơn Phú Cang I, Vạn Phú I để lo cư tang cho bổn sư mình là tổ
Hoằng Thâm (23-11) và trả hiếu cho thầy.
Đến
năm Bảo Đại thứ nhất, Ất Sửu (1925), đệ tam tổ quay lại Núi Chùa Hòn
Đất lập am tranh bên tháp của đệ nhị tổ để lo hương khói và nhập thất ẩn
cư trong ba năm liền (1927 – 1930). Sau 3 năm mãn nguyện, đệ tam tổ
xuống núi đi hóa độ trong 2 năm (1931 – 1932) rồi đi chu du từ Trung vào
Nam với hành trang áo tràng bình bát cũng ròng rả 2 năm. Và một điều
tiếp theo nữa là đệ tam tổ Quảng Đức có ra an cư kiết hạ và giảng pháp
tại triều đình Huế trong những năm 1933 – 1934.
Trong
tư thế ngồi kiết già Bồ Tát Thích Quảng Đức với trái tim bất diệt. Tự
lấy thân mình làm đuốc, tự thiêu, đốt cháy chính quyền tay sai Ngô Đình
Diệm. Ngài là người dẫn đầu cho phong trào đấu tranh chống đàn áp Phật
giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm, ngài để lại cho đời trái tim bất
diệt. Ngọn lửa của sự chân tu và thiền định. Ngọn lửa của trí tuệ văn
hóa Phật giáo Việt Nam.
Box
: Bồ Tát Thích Quảng Đức là danh hiệu của nhân dân toàn thế giới thừa
nhận và công nhận phong tặng danh hiệu Bồ Tát cho ngài. Chứng kiến giây
phút bất tử của Ngài, ngày 11/06/1963 có mặt phóng viên các hãng thông
tấn nước ngoài như Macolm Browne của AP, Simon Michaud của AFP, Neil
Shehan của UPI (và cả tướng Mỹ Harkins nữa). Họ kinh ngạc và xúc động
đưa tin để khắp thế giới biết ngay hôm ấy. Tượng đài Bồ Tát Thích Quảng
Đức là một công viên văn hóa Phật giáo. Một ngôi chùa mở cho những ai
thức tỉnh quay về.
Thấy được kinh Phật là khó ...
Sanh nhằm đời có Phật là khó ...
Hoàng Dũng Huệ