Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Bài Học Quý Giá Từ Cuộc Sống Thật Của Vua Phật Việt Nam Trần Nhân Tông
24/11/2011 19:47 (GMT+7)



                  Đối với hành trạng của một bậc giác ngộ thì mọi kiến thức dù uyên thâm đến mấy cũng đều vô dụng. Chỉ có thể từ thực tế từng ứng xử, hành động trong cuộc sống của Ngài, đặc biệt là kể từ khi Ngài thầm nhận ra yếu chỉ của chư Phật để rút ra những bài học bổ ích, giá trị về đạo đức, nhân phẩm mà thôi.

                 Nhờ Tuệ Trung Thượng Sỹ khai thị, Ngài đã tỏ tường và nắm bắt được mấu chốt Phật tâm nên Ngài tôn Tuệ Trung Thượng Sỹ là thầy. Từ đó, Ngài bắt đầu huân tập và sống cuộc đời như một vị Phật thị hiện trên quê hương Đại Việt.

                 Cứu xét xuyên suốt lịch sử Phật giáo thì Ngài là người thấu triệt trí tuệ vô ngã và diệu hạnh bi, trí, dũng của đức Thích Ca hơn cả. Dĩ nhiên, Ngài và đức phật Thích Ca hoàn toàn khác.
 
 


                 Đức hạnh sáng ngời và công lao to lớn của Ngài đối với dân Việt thì ai cũng rõ. Cuộc đời Ngài chính là một pho kinh đồ sộ nhưng là kinh không chữ. Kinh bằng hành vi cuộc sống thật, gần gũi, bình dị, bình đẳng, không tăng không tục, không vua không tôi, không mê tín tà kiến, không dù lọng, không xa rời cuộc sống thế gian. Và tất cả những sự ứng xử của Ngài đều xuất phát từ trực giác, từ cái nhìn bí mật bên trong thấu triệt mọi sự. Bởi thế, việc Ngài từ bỏ ngai vàng không phải là Ngài coi thường ngai vàng hay nói rộng hơn là coi thường vị trí “chăn dân” của mình. Thực chất, đó là phương cách tuyệt hảo nhất để triều chính ổn định, trăm họ đoàn kết, thái bình.
 


                Và càng không phải do Ngài ham muốn đi tu để chứng đạo hay thành Phật hay làm tổ, hoặc để sáng lập ra một trường phái mới của phật giáo. Cũng không thể căn cứ vào hình tướng của Ngài để kết luận rằng Ngài là một người đi tu hay xuất gia. Nói Ngài hiện tướng xuất gia thì đúng hơn. Người đi tu tức vẫn đang còn đi học, mới chỉ hiểu biết ở mức kiến thức để có thể tiếp cận Đạo và cũng không mấy ai làm được điều này. Còn hiện tướng xuất gia là người đã chứng ngộ chân tâm rồi tùy duyên hiện tướng, hành xử. Bài học chứng ngộ chân tâm mà Ngài để lại cho loài người là, hãy quay vào trong quan sát tỉ mỉ, kĩ lưỡng chính mình, tức quan sát từng chi tiết suy nghĩ và cảm xúc của bản thân ở mỗi thời khắc để hiểu rõ về mình và người. Từ đó sẽ làm chủ và phát huy nội lực hóa giải mọi sự bất an cho mình, và tăng trưởng trí tuệ, tình thương yêu, lòng dũng cảm, tinh thần bình đẳng, nhân phẩm, đạo đức và hạnh phúc. Nhờ vậy mà Ngài dũng cảm đoàn kết, chỉ huy nhân dân Đại Việt 2 lần đập tan quân Nguyên Mông, giúp thế giới thoát nạn tàn sát dưới vó ngựa hung ác.
 



              Nhiều người nghĩ rằng, vua Phật Trần Nhân Tông tổ chức hội nghị hỏi ý kiến các bô lão khi chống giặc Nguyên là đã áp dụng tinh hoa của phật pháp để tránh ghánh nghiệp, và Ngài nhường ngai vàng sớm, rốt ráo tu hành để mong giải nghiệp. Nhận định này hoàn toàn sai lầm! Bởi lẽ, đối với bậc đã tỏ tường chân tâm thì nhân quả, nghiệp báo tự động bị vô hiệu, không còn lí do gì để sợ nghiệp nữa. Mặt khác, một người tìm cách đổ nghiệp cho người khác tức đồng nghĩa nghiệp sễ nặng hơn. Nhưng điều tối quan trọng là, tình thương yêu chân thật của người hiện tướng xuất gia không cho phép họ hành xử như vậy. Nếu nhận được nghiệp cho người khác thì tình thương yêu ấy luôn sẵn sàng và mong mỏi đón nhận thay. Thấy rõ ràng, chỉ cần người bình thường với tâm hướng thiện cũng không lỡ lòng suy nghĩ và ứng xử bằng cách “đổ nghiệp” như thế huống hồ một bậc đại giác.

               Ngài chủ trương sống cư trần lạc đạo, chia sẻ hạnh phúc chứng ngộ vĩnh hằng, truyền ngọn lửa thương yêu vô điều kiện, giáo dục đạo đức, nhân phẩm, nghề nghiệp phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn cho nhân dân. Đó là toàn bộ những gì có thể học tập, ứng dụng từ đời sống thật mà Ngài hiện tướng, chứ không thể phân tích, bình luận, đánh giá đúng sai, nên hay không nên bằng vào kiến thức của đầu óc. Thông điệp Ngài gửi lại nhận loại là; lấy cuộc sống thực tiễn của chính mình để tạo dựng một cuộc sống thực sự hạnh phúc chứ không đâu xa; sống tỉnh thức với suy nghĩ, cảm xúc, kiến thức của chính bản thân mỗi người; sống bình dị, gần gũi những người khổ đau về tinh thần để thắp sáng ngọn lửa hi vọng, thương yêu vô điều kiện, hạnh phúc chân thật cho họ.

               Tất cả đều được thể hiện rất rõ trong bài Phú Cư Trần Lạc Đạo của Ngài , đặc biệt là ở bốn câu cuối:
“Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên
Đói cứ ăn đi, mệt ngủ liền
Báu sẵn trong nhà, thôi khỏi kiếm
Đối cảnh vô tâm, hỏi chi thiền.”

(Trích Phú Cư Trần Lạc Đạo – Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông).

 


    Tiếp Nối Hành Trạng
 

              
                690 năm sau, thừa hưởng ân huệ đại giác của Điều Ngự Giác Hoàng và linh hồn Đất Việt, Trung tâm Unesco Nghiên cứu & Ứng dụng Phật học Việt Nam (thuộc Liên hiệp các Hội Unesco Việt Nam) ra đời như một cơ duyên huyền diệu và để kế thế truyền thừa ánh sáng giác ngộ ấy.

                Kể từ khi ra đời vào năm 1999, Trung tâm đã triển khai giáo dục, phổ biến tư tưởng của ngài Trần Nhân Tông đến các tầng lớp quần chúng, nhằm giúp ổn định đầu óc để an tâm, mở rộng tầm nhìn, tăng trưởng tình thương yêu, khai phóng trí tuệ siêu việt, phát huy sức sáng tạo và sức mạnh nội lực huyền nhiệm, bài trừ mê tín dị đoạn, tránh căng thẳng và giảm stress, đẩy suy nghĩ tiêu cực ra khỏi đầu óc, trả lại cho đầu óc sự trong suốt, tập trung và tư duy cao độ vào những việc đang diễn ra…
 


               Trung tâm lấy tư tưởng, trí tuệ giác ngộ của Đức Vua Phật Trần Nhân Tông làm kim chỉ nam, lấy hành trạng giác ngộ của Ngài làm phương châm hoạt động thông qua sự khai thị trực tiếp của Đạo sư Duy Tuệ, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Trung tâm. Với phương pháp Thiền Minh Triết mà Đạo sư bằng vào sự trải nghiệm chân lí của mình đã tận tình truyền trao, tất cả những cá nhân áp dụng thực hành đều vượt qua sự khổ đau, bế tắc của bản thân, sốn tự tại và an vui, bao gồm cả những người mắc bệnh hiểm nghèo như HIV, thận nhân tạo, ung thư hay nghiện hút. Đồng thời, hầu hết các gia đình đều giải quyết được những mâu thuẫn, sống đầm ấm, êm vui. Và nhiều doanh nhân đã áp dụng Thiền Minh Triết để vượt thoát tình trạng nền kinh tế khủng hoảng, bí lối mà vẫn thảnh thơi, an nhàn…!

             Ông Ngô Văn Quán, Uỷ viên thường vụ BCH Liên hiệp các Hội Unesco Việt Nam, Giám đốc Trung tâm, Phó tổng biên tập Tạp chí Ngày Nay cho biết: Suốt hơn 10 năm, quản bao khó khăn nhưng nhờ vào ánh sáng và tinh thần Minh Triết, Trung tâm đã phổ biến sâu rộng chân lí giác ngộ của Đức Trần Nhân Tông đến khắp mọi miền Tổ quốc thông qua hình thức các CLB như CLB Trần Nhân Tông Linh Xuân - Thủ Đức, CLB Trần Nhân Tông Hoằng Ngọc – Thanh Hoá, CLB Trần Nhân Tông Tuổi trẻ Thăng Long – Hà Nội, CLB Trần Nhân Tông Minh Triết phía Nam – TP.HCM, CLB Trần Nhân Tông An Hảo - An Giang, CLB Trần Nhân Tông Việt Trì – Phú Thọ… Trung tâm đã 6 lần tổ chức đại Lễ giỗ Đức Điều Ngự Giác Hoàng. Tạc, khắc và phổ biến một số mẫu tượng Ngài để thông qua đó mà mọi người dễ dàng thực hành, ứng dụng chân lí giác ngộ của Ngài vào cuộc sống cho lợi lạc hơn.

             Đặc biệt hơn cả là việc thành lập các Trung tâm Trần Nhân Tông ở một số nước như Hà Lan, Nauy, Đan Mạch, Hoa Kì… và hàng năm đều tổ chức Lễ giỗ Đức Phật Hoàng. Ông Ngô Văn Quán cho biết thêm: Các Trung tâm ở hải ngoại đều thỉnh tượng Phật Hoàng thông qua Trung tâm trong nước để thờ phượng và hướng về quê hương, đất mẹ với tình thương yêu sâu đậm! Nhờ thấm nhuần trí huệ Đức Phật Hoàng và ổn định, làm chủ được đầu óc, tâm can bằng phương pháp Thiền Minh Triết nên nhiều kiều bào đã tích cực góp công sức, trí tuệ xây dựng Tổ quốc một cách thiết thực!

              Sự phát triển ngày càng vững chắc và ích lợi của Trung tâm cho thấy, ánh sáng chân lí mà tiền nhân đã trải nghiệm, ứng dụng một lần nữa lại bừng sáng tại quê hương Đại Việt!

                                                                                                                 Ngày 23/11/2009
                                                                                                                           Phú Tuệ

 

 

 

 

Các tin đã đăng:
Về đầu trang