niên hiệu Bảo Quy thứ 9 Nhật Bản. Tại núi Âm Vũ Kinh Đô Nhật Bản. Năm
805 được triều đình phong cho đất ở Bản Điền Thượng thôn Ma Lữ để làm
đất chùa. Năm 810 được Tha Nga Thiên Hoàng sắc tứ thành Quốc Tự và bắt
đầu xây dựng quy mô, sau nhiều lần bị hoả hoạn, kiến trúc của chùa hiện
nay là do Tướng Quân Đức Xuyên Gia Quang cúng dường xây dựng năm 1633.
Chùa Thanh
Thuỷ nguyên thuộc Nam Đô lục tông. Pháp Tướng Tông nhưng nay lập thành
một tông độc lập không trực thuộc Nam Tông Pháp Tướng xưng là Đại Bổn
Sơn Bắc Pháp Tướng.
Thanh Thuỷ Tự ngôi chùa cổ xưa và là đạo
tràng phụng thờ Bồ Tát Quán Thế Âm, theo sách Kim Tích Vật Ngữ Tập và
sách Phù Tang Lược Ký đều có ghi chép về khởi nguyên nguồn gốc của chùa
chuyện kể rằng: “Ngài Hoà Thượng Diên Chấn trụ trì Chùa Đại Hoà Quốc Tử
Đảo Tự (chùa này nay vẫn còn tại Làng Cao Thu Quận Cao Thị Huyện Nại
Lương) một đêm nằm mộng thấy Bồ Tát dạy Ngài nên đi tìm dòng suối linh
thiên để xây chùa, khi tỉnh mộng Ngài bắt đầu đi tìm dòng suối linh
thiên mà Bồ tát đã chỉ dạy.
Một hôm đến núi Âm Vũ trên núi có dòng
suối nhỏ nước chảy trong suốt Ngài đến bên suối thấy có một Thảo Am,
trong thảo am có vị lão cư sĩ tên là Hành Duệ, khi thấy Diên Chấn Thượng
Nhân liền nói: “Ta tại đây tu hành chờ ngươi đã mấy trăm năn, nay ta
giao chổ này lại cho ngươi, ta phải đi về Đông Quốc” nói xong lão cư sĩ
biến mất. Ngài Diên Chấn thượng nhân chợt nhận ra lão cư sĩ này giống vị
Bồ Tát trong mộng, cho đây là sự khải thị của Đức Quan Âm, nên lấy khúc
gỗ thiêng mà vị lão cư sĩ để lại chạm thành pho tượng Quán Thế Âm Bồ
Tát phụng thờ trong Thảo Am, và đây chính là nguồn gốc khai sơn hình
thành chùa Thanh Thuỷ sau này.
Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát được phụng thờ
tại chùa Thanh Thuỷ là tượng Thiên Thủ Quán Âm xưng là Thanh Thuỷ Hình
Thập Nhất Diện Tứ Thập Nhị Tý Quán Âm, tương truyền là do Ngài Diên Chấn
thượng nhân tạo bằng khúc gỗ thiêng do Bồ Tát để lại và được tôn thờ từ
hồi khai sơn chùa Thanh Thuỷ đến ngày nay nên rất linh thiêng, tượng
được đặt trong khám thờ mỗi năm chỉ mở cửa khám một lần để hành lễ ngoài
ra chỉ chiêm ngưỡng Ngài bằng hình vẽ để phía bên ngoài.
Tên chùa là Thanh Thuỷ có nguồn gốc từ
dòng suối thiêng do Bồ Tát Quán Âm khải thị. Suối thiêng chùa Thanh
Thuỷ chảy ngang qua trước chánh điện chùa tạo thành một thác nước nhỏ
gọi là thác Âm Vũ, hơn 1000 năm qua nước từ đỉnh núi Âm Vũ đổ về quanh
năm không lúc nào khô cạn, dòng nước trong xanh tinh khiết, nước đổ
xuống thác hoà cùng ánh nắng tạo ra sắc vàng nên còn được gọi Kim Sắc
Thuỷ ứng với Kim Sắc Thế Giới của đức Quán Âm. Nước suối ngọt ngào như
Cam Lộ của Bồ Tát Quán Âm uống vào có thể trị bịnh nên còn được gọi là
Diêm Mạng Thuỷ. Nước suối chùa Thanh Thuỷ được liệt đứng đầu trong mười
dòng suối nổi tiếng của Nhật Bản, vì thế tên chùa được đặt là Thanh
Thuỷ.
Dòng thác Âm Vũ của chùa Thanh Thuỷ khi
chảy xuống được chia thành ba nhánh và người Nhật tin rằng theo ý nghĩa
của từng giòng thác khi uống và cầu nguyện thì sẽ được như ý nguyện.
Dòng nước thứ nhất gọi là Học Nghiệp Thành Tựu dành cho người cầu nguyện
học tập thi cử. Dòng nước thư hai gọi là Luyến Ái Thành Tựu đây là nước
linh thiêng có sức mạnh vô cùng, có công năng đạt thành nguyện ước
trong tình yêu cũng như hạnh phúc trong hôn nhân. Dòng nước thứ ba có ý
nghĩa là Trường Thọ Kỳ Nguyện khi uống nước này cầu nguyện thì sẽ được
sức khoẻ và trường thọ.
Phong cảnh chùa Thanh Thuỷ đẹp đến nổi đủ điều kiện để đại diện cho cảnh đẹp của kinh đô Nhật Bản, trong sách Uyển Như Cổ Đô Phong Vật
chép: “cảnh sắc của chùa Thanh Thuỷ hoàn toàn có thể đem phong thái và
diện mạo của cảnh vật kinh đô hiện ra trước mặt mọi người. Chẳng những
xuân đến hoa anh đào nở, trời mùa hạ nước đổ thác reo, mùa thu lá phong
nhuộm đỏ cuối trời, mùa đông đến tuyết rơi nhẹ nhàng trắng xoá.” Tất cả
và hầu như những gì đẹp và tinh hoa của sắc diện phong tình kinh đô Nhật
Bản đều có ở đây, vì vậy không hổ danh là di sản văn hoá thế giới.
Phong cảnh chùa đã đẹp, Kiến Trúc chùa
cũng không kém phần đặc biệt. Chánh Điện chùa Thanh Thuỷ được dựng trên
vách núi, mặt tiền của chánh điện được dựng trên một đài cao làm 139 cây
cột gỗ cao 12m, dùng kết cấu rường cột giao nhau tạo thành mặt tiền như
một khán đài thành thế tựa sơn diện thuỷ khí thế rất là hùng vĩ, tất cả
quần thể kiến trúc kết lại với nhau được dùng mộng cá không đóng một
cây đinh.
Hình thể kiến trúc độc đáo nầy rất là
hiếm thấy ở Nhật Bản cũng như trên thế giới cho nên đài gỗ chùa Thanh
Thuỷ rất nổi tiếng trong nền kiến trúc truyền thống Nhật Bản, thường
được gọi là Thanh Thuỷ Vũ Đài. Trong ngạn ngữ dân gian Nhật Bản có câu
“Từ Vũ Đài Thanh Thuỷ mà đi lên vậy” và từ vũ đài này có thể ngắm nhìn
được góc độ phong cảnh đẹp nhất của Kinh Đô Nhật Bản.
Chùa Thanh Thuỷ là ngôi chùa nổi tiếng
nhất ở Cố Đô Nhật Bản, vì ngôi chùa này là một trong những số ít ngôi
chùa còn lại của Kinh Đô Bình An trước khi dời về đây. Chùa Thanh Thuỷ
với bốn mùa hoa tuyết, chánh điện vũ đài hùng vĩ trang nghiêm, khí thế
phi phàm của cổng Nhơn Vương môn mà chu hồng tử sắc với nước suối ngọt
ngào uống vào có công năng trị liệu, thác Âm Vũ ngày đêm tuôn chảy như
đem vận may đến tất cả mọi người, Chùa Thanh Thuỷ xứng danh là danh lam
phạm vũ, đồng thời là trung tâm tín ngưỡng của người dân Nhật đất Cố Đô.