Một đặc điểm chung là các mái chùa có vóc dáng của nhà rông cao nguyên, những họa tiết như đầu hồi, mái dơi cong vút và vươn dài tạo nên sự phóng khoáng in đậm trên nền trời bình yên như những con người phố núi này. Gam màu thường thấy là màu xanh lục và màu nâu đỏ. Nâu đen. Các tòa bảo tháp thường giống nhau. Đặc biệt tại chùa Minh Thành, với không gian rộng, nàm trên triền đồi, cho nên các cụm kiến trúc thể hiện rất rõ nét phong cách riêng của mình. Một chút gì đó giống Đài Loan, một chút gì đó giống Thái lan. Thỉnh thoảng ta còn bắt gặp một vài nét kiến trúc Phật giáo của các nước trong vùng . Chùa Minh Thành do Đại Đức Thích Tâm Mãn làm trụ trì. Đai Đức xuất gia và tu học từ 6 tuổi và ở TP Pleiku, tỉnh Gia Lai, năm 1987 Thầy vào chùa Niết Bàn núi Thị Vải, năm 1989 Thầy lên Sài Gòn và ở chùa Long Bửu, Khánh Hội quận 04 trong khoảng thời gian thầy ở chùa Long Bửu 11 năm và du học Đài Loan được 7 năm, Đại Đức Thích Tâm Mãn đã tốt nghiệp thủ khoa cao học mỹ thuật học Phật giáo, kiến trúc chùa tháp Phật giáo, nghệ thuật Phật giáo, là người tu sĩ đầu tiên ở Việt nam tốt nghiệp khoa này. Đại Đức đang là giảng viện của Phật học viện Phật giáo.Chùa Bửu Thắng là ngôi chùa đặt trụ sở của THPG Gia Lai. Chánh điện sau lưng tượng Bổn Sư bằng đồng được khắc chạm nguyên bộ Kinh Bát Nhã. Một số công trình xây dựng Trường Trung Cấp Phật học cũng đang được Thượng tọa trú trì (Thầy Tâm Tường) khởi công xây dựng.
Đi về hướng Kon tum khoảng 15km là Chùa Bửu Minh thuộc Huyện Chư Păh. Chung quanh là những đồi chè xanh ngát. Ấn tượng nhất là câu nói của TT Trú trì khi dẫn chúng tôi đi tham quan bằng câu nói “Chùa không giống ai và cũng không ai giống mình”. Quả thật như vậy, với một tâm hồn nghệ thuật, Thầy trụ trì tại đây ( Thầy Giác Tâm) đã có những nét kiến trúc riêng cho mình. Vẫn là mái Chùa, cảnh Bụt nhưng sự khắc họa bằng tâm hồn làm đẹp cho đời đã để lại trong lòng chúng tôi một chút gì để nhớ và sẽ không bao giờ để quên bởi sự chân tình của Thầy Tâm Tường, Thầy Tâm Mãn, Thầy Giác Tâm.Như một người mẹ đón những đứa con từ xa trở về, lo lắng đến từng miếng ăn, giấc ngủ, phải chăng nhân duyên này do tiền kiếp đã thắng duyên.
Rời xa phố núi, lòng rất vui những vẫn còn nặng trĩu bởi tâm nguyện có chỗ còn chưa thực hiện được, nhất là sự lỗi hẹn với Thầy Quảng Xả ở KonTum.
Xin cảm ơn Quý Thầy, cảm ơn những con người ở Phố núi đầy sương. Cảm ơn đời mỗi sáng mai thức dạy, nghĩ đến người lại nặng nỗi yêu thương
Quang Ninh
CHÙA MINH THÀNH:
Tháp chuông nhìn từ dưới lên
Phía bên phải Tòa Chánh điện
Mặt trước Chùa
Cổng vào khu biệt thất Chư Tăng
Tháp Chuông
Mặt sau Chùa Minh Thành
———————————————————–
CHÙA MINH THÀNH SƯU TẦM (ảnh Nguyễn Lương)
————————————————————–
CHÙA BỬU THẮNG ( Chùa Tỉnh Hội Phật Giáo Gia Lai)
Chính điện Chùa Bửu Thắng
Bên Tả Chính điện
Bên hữu Chánh điện
Bản Kinh Bát nhã sau lưng tượng Bổn Sư
Tả điện
Hữu điện
Tượng Thiên Thủ tại nhà Hậu tổ
Bảo tháp Cố HT Giác Ngộ
Tượng Di đà trước Chánh điện
TT Tâm Tường và HT Giác Ngộ
Bên trong Bảo tháp nơi an trí nhục thân HT Giác Ngộ
Họa tiết Văn bia trước tòa bảo tháp
Nơi tôn thờ HT Giác Ngộ tại hậu tổ
Văn bia trước tòa Bảo tháp
————————————————————
CHÙA BỬU MINH ( Huyện Chư Păh – Gia Lai)
Cảnh chùa Bửu Minh nhìn từ ngoài cổng vào
Cổng Chùa nhì từ bên trong ra
Bảo đài Quán Thế Âm
Một góc nhìn từ bên phải chùa