che, đó là bí
quyết thành công của Người trong nghệ thuật hoạt động cách mạng bí mật.
Điều này các thế hệ người Việt ở Thái Lan vẫn luôn ghi nhớ bằng những
kỷ vật thiêng liêng, những câu chuyện cảm động, đủ sức vượt không gian
và thời gian.
Cũng đi chân đất, cũng áo nâu sồng…
Thời điểm năm 1927, phong trào chống cộng
ở Thái Lan diễn ra khốc liệt. Cảnh sát Thái bắt tất cả những người
hoạt động cộng sản của Đông Dương trao lại cho Pháp. Trong bối cảnh đó,
tất cả các tổ chức cộng sản đều phải hoạt động bí mật. Tháng 7.1928,
trên chiếc tàu thủy Nhật Bản, Bác Hồ đặt chân tới Băng-cốc, trong vai
người buôn Hoa kiều với giấy nhập cảnh mang tên Nguyễn Lai. Theo ông
Ngô Vĩnh Bao, kiều bào Thái Lan, người đã có hơn 30 năm nghiên cứu về
giai đoạn Bác Hồ ở Thái Lan, “thời gian đó, Việt kiều bị cảnh sát Thái
khủng bố rất mạnh, còn Hoa kiều ít bị để ý hơn, nên Bác mới đóng vai nhà
buôn Hoa kiều”.
Ông Ngô Vĩnh Bao bên chiếc phản gỗ và cái ghế Bác Hồ sử dụng lúc ở hiệu thuốc của ông Đặng Văn Cáp.
Tới Băng-cốc, Bác đã mua vé tàu hỏa đi
thẳng tới thị xã Phi-chịt. Bác vào ở một khách sạn, sau đó Bác tìm đến
địa điểm liên lạc với Việt kiều ở Thái Lan là hiệu buôn của một Hoa
kiều. Tại đây, khi gặp mọi người, Bác giới thiệu tên mình là Thọ, biệt
hiệu là Nam Sơn, nhưng bà con kiều bào gọi Bác là Thầu Chín (ông Hoa
kiều) vì gọi như vậy sẽ đánh lạc hướng, ít bị cảnh sát Thái và mật thám
Pháp chú ý.
Sau cuộc họp ra mắt, Thầu Chín nhanh chóng hòa mình với kiều bào,
cũng đi chân đất, cũng quần áo nâu sồng. Người làm đủ các thứ việc như
mọi người, từ làm vườn, trồng cây, đào giếng, gánh gạch, lấy củi, đi
cày. Nhận thấy có khả nghi, Bác chỉ ở lại Phi-chịt 10 ngày, rồi đi bộ
15 ngày vượt đường rừng tới U-đon. Đây là địa bàn có nhiều Việt kiều
sinh sống, lại tiện đường liên lạc với các tỉnh giáp sông Mê-công. Tại
đây, có lúc Bác đóng vai người thợ xây, có khi là người gánh gạch, thợ
mộc.
Cũng đi chân đất, cũng áo nâu sồng…
Thời điểm năm 1927, phong trào chống cộng
ở Thái Lan diễn ra khốc liệt. Cảnh sát Thái bắt tất cả những người
hoạt động cộng sản của Đông Dương trao lại cho Pháp. Trong bối cảnh đó,
tất cả các tổ chức cộng sản đều phải hoạt động bí mật. Tháng 7.1928,
trên chiếc tàu thủy Nhật Bản, Bác Hồ đặt chân tới Băng-cốc, trong vai
người buôn Hoa kiều với giấy nhập cảnh mang tên Nguyễn Lai. Theo ông
Ngô Vĩnh Bao, kiều bào Thái Lan, người đã có hơn 30 năm nghiên cứu về
giai đoạn Bác Hồ ở Thái Lan, “thời gian đó, Việt kiều bị cảnh sát Thái
khủng bố rất mạnh, còn Hoa kiều ít bị để ý hơn, nên Bác mới đóng vai nhà
buôn Hoa kiều”.
Tới Băng-cốc, Bác đã mua vé tàu hỏa đi
thẳng tới thị xã Phi-chịt. Bác vào ở một khách sạn, sau đó Bác tìm đến
địa điểm liên lạc với Việt kiều ở Thái Lan là hiệu buôn của một Hoa
kiều. Tại đây, khi gặp mọi người, Bác giới thiệu tên mình là Thọ, biệt
hiệu là Nam Sơn, nhưng bà con kiều bào gọi Bác là Thầu Chín (ông Hoa
kiều) vì gọi như vậy sẽ đánh lạc hướng, ít bị cảnh sát Thái và mật thám
Pháp chú ý.
Sau cuộc họp ra mắt, Thầu Chín nhanh
chóng hòa mình với kiều bào, cũng đi chân đất, cũng quần áo nâu sồng.
Người làm đủ các thứ việc như mọi người, từ làm vườn, trồng cây, đào
giếng, gánh gạch, lấy củi, đi cày. Nhận thấy có khả nghi, Bác chỉ ở lại
Phi-chịt 10 ngày, rồi đi bộ 15 ngày vượt đường rừng tới U-đon. Đây là
địa bàn có nhiều Việt kiều sinh sống, lại tiện đường liên lạc với các
tỉnh giáp sông Mê-công. Tại đây, có lúc Bác đóng vai người thợ xây, có
khi là người gánh gạch, thợ mộc.
Những nơi Bác Hồ từng đặt chân đến trên đất Thái Lan. (chụp lại từ kho tư liệu của ông Ngô Vĩnh Bao)
“Một lần, khi Bác trong vai người gách
gạch để xây chùa Vắt-phô-thi-xổm-phon, bọn mật thám đánh hơi thấy và
cho quân đến bao vây ngôi chùa này. Nhưng vị sư cả của chùa không cho
vào, vì ông cho rằng ở đây không có người xấu, chỉ có người theo Đức
Phật. Không ai có quyền vào đây khám xét. Nên bọn chúng không vào được
chùa và không bắt được Bác”, ông Bao kể.
“Hầu như gia đình nào trong cộng đồng người Việt tại
Thái Lan cũng thờ ảnh Bác ở nơi trang trọng nhất. Hình ảnh Bác luôn
sống mãi trong lòng các thế hệ bà con kiều bào Thái Lan”, ông Ngô
Vĩnh Bao khẳng định.
|
Cuốn “Cuộc hành trình của Bác Hồ trên đất
Thái Lan” của tác giả Trần Đương còn kể, trong chuyến công tác của Bác
Hồ và ông Thuyến tới Bản Mẹt. Chưa đến nơi thì trời tối, đường vắng
vẻ, vùng này lại nổi tiếng là lắm cướp; nên khi một người to lớn, trông
dữ tợn xuất hiện, hỏi lơ lớ giọng Hoa kiều, Bác đã nhanh trí trả lời
bằng tiếng Hoa: “Chúng tôi đi kiếm việc làm ăn”. Người đàn ông Hoa kiều
không nghi ngờ gì, bèn mời Bác và ông Thuyến vào nhà.
Và 4 tháng khoác áo cà sa
Ở U-đon một thời gian, cuối năm 1928,
Người đi Sa-con Na-khon. Tại đây, Bác ở nhà ông Đặng Văn Cáp, đó là một
hiệu thuốc bắc. Chính thời kỳ này, Bác được học một số bài thuốc chữa
bệnh. Nên ngoài việc tuyên truyền hoạt động cách mạng, xây dựng tổ chức
Việt kiều lớn mạnh, để che mắt mật thám, Người đóng vai thầy lang,
cũng khám bệnh và bốc thuốc. Thời gian ở Sa-con, Bác làm mọi việc; từ
gánh nước, gặt hái, xẻ gỗ làm nhà, huấn luyện giảng dạy, đến khăn gói
tay nải đi buôn, tập đi xe đạp, tập cưỡi ngựa, Bác hòa nhập vào cuộc
sống như một người dân bản địa.
Ông Ngô Vĩnh Bao và tấm ảnh Bác Hồ trong vai nhà sư
Trước việc các tổ chức Việt kiều lớn mạnh
rõ rệt, bọn mật thám bắt đầu nghi ngờ Nguyễn Ái Quốc có mặt trên đất
Xiêm. Chúng cho bọn tay sai bám riết Người, song Bác vẫn an toàn vì nhờ
có quần chúng bảo vệ, làm tai mắt, khi có động là báo cho Bác kịp thời
lẩn tránh. Hơn nữa, Người luôn đề cao cảnh giác, giữ bí mật nghiêm
ngặt, hóa trang mau lẹ.
Suốt thời gian hoạt động cách mạng trên
đất Thái Lan, Na-chok (Bản Mạy) là nơi Bác ở lâu hơn cả. Khi mới về Bản
Mạy, Bác ở nhà cụ Nguyên Bằng Cát (tức Hoe Lợi), một người hoạt động
tích của Hội thanh niên cách mạng ở tỉnh Na-khon Pha-nôm. Lúc đó, gia
đình cụ Hoe lợi cũng không biết Bác là ai, chỉ biết đó là người hoạt
động cách mạng. Để hợp pháp hóa, Bác được bố trí làm phụ việc trong cửa
hàng thuốc bắc của gia đình cụ Hoe Lợi với tên “Chú lang Tín”.
Khoảng tháng 7.1929, Bác quay lại
Băng-cốc. Người ẩn danh đi tu tại một ngôi chùa Việt có tên Thái là
Lô-ca-nu-khó. 4 tháng xuống tóc, khoác áo cà sa, ăn chay niệm Phật. Cứ
mỗi sớm Bác Hồ cùng các vị sư chính trong vùng đi khất thực. Chuyện kể
rằng có lần dọc đường từ Na-khon Pha-nôm xuống Mục-đa-hán, một tốp cảnh
sát Anh và cảnh sát Thái đang truy bắt Nguyễn Ái Quốc theo đề nghị của
cảnh sát Pháp. Khi gặp các sư đi khất thực, tốp cảnh sát ấy không hề
biết Nguyễn Ái Quốc cũng là một nhà sư, nên chắp tay cúi chào “sư phụ”
theo luật tục người Thái. Bác đã thoát hiểm trong gang tấc. Hôm sau,
Người cùng một số đồng chí băng núi vượt rừng trở lại Quảng Châu (Trung
Quốc). Mặc dù thời gian hoạt động của Bác ở Thái không dài, nhưng Bác
rất quan tâm đến đời sống không chỉ của bà con kiều bào mà cả người
Thái, giúp đỡ họ chữa bệnh, phòng bệnh sốt rét... nên đi đâu Bác cũng
được mọi người yêu mến, kính trọng.
Theo Kim Thoa - Đất Việt