|
Trúc Lâm Yên Tử Đệ Nhật Tổ - Phật hoàng Trần Nhân Tông |
Đức
Vua Phật hoàng Trần Nhân Tông là một vị vua không chỉ để lại những tấm
gương chiến công lừng lẫy trong lịch sử dựng nước và giữ nước mà còn là
sơ Tổ dòng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, đặc trưng của Việt Nam đã làm
rạng danh Phật giáo đời Trần, như một trong những đỉnh cao hưng thịnh
của Phật giáo dân tộc.
“Cư
Trần Lạc Đạo” của Đức Vua Phật hoàng Trần Nhân Tông là một triết lý
sống kết hợp đạo với đời, thổi thêm sức sống cho Phật giáo đương thời
tăng trưởng như tôn giáo nhập thế, luôn đồng hành cùng dân tộc Đại
Việt.
“Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch
Ðối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền.”
居 塵 樂 道
( 竹 林 安 子 第 一 祖 陳 仁 宗 )
居 塵 樂 道 且 隨 緣
饑 則 飧 兮 困則 眠
家 中 有 宝 休寻 覓
对 鏡 無 心 莫問 禪
Tạm dịch:
Sống ở trên đời tuỳ theo hoàn cảnh mà vui với đạo
Ðói thì ăn, mệt thì ngủ
Của báu sẵn trong nhà khỏi tìm kiếm
Ðứng trước cảnh vật mà vô tâm thì không phải hỏi Thiền là gì
Dịch thơ:
Ở đời vui đạo, hãy tuỳ duyên,
Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền.
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
Đối cảnh vô tâm chớ hỏi Thiền.
“Cư trần lạc đạo thả tùy duyên”(居 塵 樂 道 且 隨 緣 )
“Cư
trần” Sống trong cõi đời, Đức Vua – Phật hoàng đã thừa nhận sự tồn tại
của huyển thân. Cõi trần là một giả cảnh, chỉ lafg một chặng đường trong
luân hồi, nhưng lại là một giai đoạn không thể bỏ qua, chính là giai
đoạn để giác ngộ chân lý.
“Lạc đạo” vui với đạo là một tâm thế hành đạo, thuận theo lẽ đạo, tùy duyên mà hành đạo, tùy duyên nhưng bất biến.
“Cơ tắc xan hề khốn tắc miên” (饑 則 飧 兮 困則 眠)
– Hễ đói thì ăn mệt ngủ liền. Chấp nhận những quy luật của cuộc sống, không chấp ngã, chấp không.
“Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch (家 中 有 宝 休寻 覓
Đối cảnh vô tâm chớ hỏi Thiền.” 对 鏡 無 心 莫問 禪)
Mỗi
người đều có Phật tính, như trong nhà ai cũng có của báu. Giáo pháp
của đạo Phật có tám vạn bốn ngàn pháp môn tu, giống như nhiều
dòng sông về chung một bến bờ giác ngộ và
giải thoát. Các giáo phái khác dựa vào kinh điển, giáo lý Phật dạy để
tu trì, Giáo phái Thiền chủ trương dùng tâm mà truyền tâm. Phật tại
tâm. Tâm tức Phật. Phật tức Tâm. Nếu ai thấy được tâm tịnh thì lập tức
thành Phật. Thiền phái cho rằng tất cả kinh điển chẳng qua như ngón tay
chỉ mặt trăng. Đến như mặt trăng chân lý thì chúng ta không thể dùng văn
tự ngôn ngữ mà diễn tả hay hiểu rõ được. Vì thế, người tu hành theo
pháp môn thiền định đứng ngoài kinh luận.
Chỉ
dùng phép tâm ấn của Phật tổ để làm phương pháp truyền tâm cho thế hệ
sau. Chỉ khi nào đôi bên hiểu nhau, thông cảm đạo lý, truyền thụ được
chân lý thì mới thực hiện được phép tâm truyền.
Người
tu thiền đạt đạo có được những quyền năng siêu việt mà người thường
không dễ gì có được. Truyền thuyết Phật giáo truyền rằng: Nhờ phép tu
Thiền Định, Tôn Giả Mục Kiền Liên có khả năng xuất thần du hành các cõi
Phật.
Xuống
cả địa ngục để quan sát chúng sinh, bay qua mười ức cõi Phật đến quốc
độ của đức Phật Thích Ca có tầm âm vang xa. Nhờ phép tu Thiền Định, Tôn
Giả Phú Lâu Na cùng Mục Kiều Liên đã từng vâng mệnh của đức Phật Thích
Ca xuât thân từ hư không bay vào trong ngục, giảng thuyết pháp yếu và
truyền trao tâm pháp yếu cho Vua Tần-Đà-Ta La là vua nước Ma-Kiệt-Đà
đang bị giam cầm.
Tôn
Giả A Na Luật tuy bị mù lòa có khả năng thiên nhãn thông (nhìn xa ngàn
dặm). Tôn giả Xá Lợi phất mắt có thể nhìn thấy 60 tiểu kiếp người về
trước, Tôn giả A Nan Đà nhìn thấy cõi Tây Phương cực lạc mà ở đó Đức
Phật A Di Đà đã phóng ra muôn vàn ánh hào quang rực rỡ. Đức Thích Ca Mâu
Ni có phép tha tâm thông nên từ xa đã đọc được tư tưởng của đại đệ tử
Tu-Bồ-Đề.
Các nhà sư tu thiền khẳng định rằng: tuy ngồi thiền trong am cỏ Ngọa Vân trên
đỉnh núi Yên Tử. Đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông đã dùng hào
quang định lực của mình mà quán chiếu trong, ngoài, trên dưới, mọi sự
với Ngài đều thông tỏ.
Trên
đỉnh núi Yên Sơn, cách biệt với kinh kỳ. Vua Phật Nhân Tông vẫn rõ được
triều chính, nhiều lần về triều khuyên bảo vua Anh Tông tu dưỡng tâm
tính, kìm bớt lòng dục, xa rời tửu sắc, gìn giữ chân tâm… xứng đáng trở
thành bậc quân vương tôn kính.
Ngài
còn biết rõ được biên cương phương bắc, phương tây và phương nam, có
được những quyết sách lớn lao và đúng đắn nhằm gìn giữ tình bang giao
giữa các nước láng giềng và Đại Việt, giữ vững, nền an ninh chính trị
nước nhà.
Ở Yên Tử, Ngài hoàn thiện hệ thống giáo lý của Pháp phái Trúc Lâm Giáo
lý, Trúc Lâm đã trở thành nền tảng tư tưởng và đạo đức của thời đại
hoàng kim triều Trần, giai đoạn phật giáo là Quốc giáo. Cho nên, việc
từ bỏ ngôi vua vào núi để tu hành của Vua Trần Nhân Tông tưởng chừng
xuất thế, nhưng đích thực lại nhập thế tích cực.
Từ
chức vụ cao sang của Nhà Vua, Vua Trần Nhân Tông trở về ngôi tôn quý
của nhà Phật. Vua từ cái nhất thời, hữu hạn mà trở về cái vô hạn, vĩnh
hằng. Không phải lúc băng hà, Vua Trần Nhân Tông mới hóa Phật. Danh
hiệu Vua Phật Hoàng đã được tôn vinh cho Vua Trần khi Ngài còn tại
thế.
Trẫm
thầm nhủ: “Phật không chia Nam Bắc, đều có thể tu mà tìm; tính người có
trí ngu, cũng nhờ giác ngộ mà thành đạt. Vì vậy, phương tiện dẫn dụ đám
người mê muội, con đường tắt sáng tỏ lẽ tử sinh, ấy là đại giáo của đức
Phật. Đặt mực thước cho hậu thế; làm khuôn mẫu cho tương lai, ấy là
trách nhiệm của tiên thánh.”
"Trong
núi vốn không có Phật, Phật ở trong tâm ta. Tâm lặng mà biết
đó chính là tâm Phật. Nếu bệ hạ giác ngộ được tâm ấy thì
tức khắc thành Phật ngay tại chỗ, không cần đi tìm cực khổ ở
bên ngoài”.(Thiền Tông Chỉ Nam)
“Cư trần lạc đạo” nghĩa là ở đời mà vui đạo, là giác ngộ ngay giữa cuộc đời, giác ngộ không phải xa lánh cuộc đời hay quên đời. “Cư trần lạc đạo” của đức Vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông đã, đang và sẽ sống mãi cùng dân tộc, trong lòng dân tộc.
Tưởng niệm 705 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn
Trí Bửu