Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
CHÙA THIẾU LÂM Ở BÌNH ĐỊNH
HUỲNH VĂN MỸ
24/06/2011 07:18 (GMT+7)

- thượng tọa Thích Viên Kiên - một trong những thiền sư trụ trì chùa Thập Tháp - giải thích. Sau đó, thiền sư Nguyên Thiều cũng như các vị thiền sư kế nghiệp đã đến khai lập thêm nhiều ngôi chùa khác trong vùng, trong đó có chùa Long Phước.




Những ngôi chùa “Thiếu Lâm tự”
Thiền sư Nguyên Thiều

(1648 - 1728)

(Đời pháp thứ 33, tông Lâm Tế)

Sư họ Tạ, pháp danh Nguyên Thiều, hiệu Hoán Bích, quê ở Trình Hương Triều Châu, Quảng Đông, xuất gia năm mười chín tuổi, tu ở chùa Báo Tư, thọ giáo với Hòa thượng Bổn Khao Khoáng Viên.

Niên hiệu Cảnh Trị thứ ba đời Lê Huyền Tông (năm Ất Tỵ, đời chúa Nguyễn Phúc Tần thứ mười bảy - 1665)(1), Sư đi theo tàu buôn sang An Nam, trú ở Qui Ninh (Bình Định), lập chùa Thập Tháp Di-đà mở trường truyền dạy. Sau, Sư ra Thuận Hóa lập chùa Hà Trung (thuộc huyện Phú Lộc, nay hãy còn), rồi lên Xuân Kinh (Huế) lập chùa Quốc Ân và lập tháp Phổ Đồng.

Sau, Sư lại phụng mệnh chúa Anh Tông (Nguyễn Phúc Trăn 1687-1691) trở về Trung Quốc tìm mời các danh tăng và cung thỉnh pháp tượng pháp khí.

Sư về Quảng Đông mời được Hòa thượng Thạch Liêm và các danh tăng khác, cùng thỉnh được nhiều kinh điển tượng khí đem về. Chúa Nguyễn liền sắc mở đàn truyền giới rất long trọng tại chùa Thiên Mụ. Sau đó, chúa Nguyễn sắc ban Sư chức Trụ trì chùa Hà Trung.

Một hôm, Sư lâm bệnh, họp môn đồ lại dặn dò mọi việc và truyền bài kệ rằng:

Lặng lẽ gương không bóng
Rỡ rỡ châu chẳng hình
Rõ ràng vật phi vật
Vắng vẻ không chẳng không.

(Tịch tịch kính vô ảnh
Minh minh châu bất dung
Đường đường vật phi vật
Liêu liêu không vật không.

Ngài viết kệ xong ngồi yên lặng thị tịch. Hôm ấy là ngày 19 tháng 10(2) niên hiệu Bảo Thái thứ mười nhà Lê (1729), thọ tám mươi mốt tuổi. Đệ tử và Tể quan thọ giới đồng xây tháp ở bên đồi nhỏ xóm Thuận Hóa làng Dương Xuân Thượng, làm lễ nhập tháp để hương hỏa tôn thờ.

Hoàng đế Hiển Tông(3) ban thụy hiệu là Hạnh Đoan thiền sư và làm bài minh khắc vào bia tán thán đạo đức của Sư:

Bát-nhã ưu ưu
Phạm thất rỡ rỡ
Trăng nước ngao du
Giới luật nghiêm mật.
Lặng lẽ riêng vững
Đứng thẳng đã xong
Quán thân vốn không
Hoằng pháp lợi vật.
Mây từ che khắp
Tuệ nhật chiếu soi
Nhìn Ngài xét Ngài
Thái Sơn cao ngất.

(Ưu ưu bát-nhã
Đường đường phạm thất
Thủy nguyệt ưu du
Giới trì chiến lật.
Trạm tịch cô kiên
Trác lập khả tất
Quán thân bổn không
Hoằng pháp lợi vật.
Biến phú từ vân
Phổ chiếu tuệ nhật
Chiêm chi nghiêm chi
Thái Sơn ngật ngật.)

Sư là vị Tổ truyền phái Lâm Tế vào Trung Việt đầu tiên. Những vị đồng tông Lâm Tế ở Trung Hoa sang Việt Nam dưới Sư một đời, như Minh Hoằng Tử Dung, Minh Hải Pháp Bảo, Minh Vật Nhất Tri và các đệ tử của Sư đồng truyền bá tông Lâm Tế ở đây.
______________________________________________________________
(1) Tài liệu khác: năm Đinh Tỵ 1677.
(2) Tài liệu khác: ngày 19 tháng 10 năm Mậu Thân (1728).
(3) Tài liệu khác: Chúa Nguyễn Phước Trú ban hiệu... vào ngày mùng 8 tháng 4 năm Bảo Thái thứ mười nhà Lê (1729).




Câu lạc bộ võ thuật chùa Long Phước(xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định), nơi đã đào tạo hàng ngàn võ sinh cho Bình Định - Ảnh: H.V.Mỹ
Sân võ chùa Long Phước là vuông đất rộng rợp mát trước khu tăng phòng của chùa. Chiều xuống, vài học sinh đạp xe ghé sân võ rồi quay về. “Năm nay khai trường sớm nên thầy phải cho võ sinh ở đây nghỉ sớm sau khi đã học võ trong hè. Đợi khi nào các em ổn định việc học trong năm học mới tính đến chuyện học võ” - thượng tọa Thích Hạnh Hòa - vị sư trụ trì chùa Long Phước, cho biết.

Tọa lạc trên khu đất rộng liền kề làng mạc, qua nhiều lần trùng tu, Long Phước nay là một trong những ngôi chùa lớn trong vùng. Nhưng để chùa có một võ đường với tên gọi Câu lạc bộ võ thuật chùa Long Phước (thuộc Trung tâm Võ cổ truyền Bình Định huyện Tuy Phước), theo thầy Hạnh Hòa, là “bởi cái duyên của chùa với võ thuật, với đời”. Và phần chính của chữ duyên ấy là nhờ thầy Hạnh Hòa cùng sư tăng đệ tử trong chùa đều là võ sư. “Thời trước phần nhiều sư tăng các chùa ở Bình Định đều giỏi võ thuật, thường truyền dạy cho các tăng sinh, đệ tử của mình là chính. Có vị sau đó ra đời, đem võ thuật chỉ bày cho người khác, dần dà võ nhà chùa được lan ra ngoài cũng nhiều” - thầy Hạnh Hòa giải thích.

Với sân võ được mở tại chùa từ năm 1982, cùng sự cộng lực của người sư tăng đệ tử của mình, thầy Hạnh Hòa cho biết sân võ chùa Long Phước đến nay đã dạy cho hàng ngàn võ sinh, đào tạo được một số võ sư, huấn luyện viên trụ cột về võ cổ truyền Bình Định cho địa phương.

Chùa Long Phước đã hơn 150 năm tuổi, việc nhà chùa truyền dạy võ thuật cho bên ngoài thời trước tuy không được kể lại chi tiết, nhưng chắc một điều là các vị tăng sư tiền bối của chùa đều góp phần trong việc phát triển nền võ thuật địa phương. Từ thành quả nổi bật trong truyền dạy võ cổ truyền Bình Định của sân võ chùa Long Phước, một số đông võ sư, võ đoàn, các nhà nghiên cứu võ thuật trong và ngoài nước nhiều lần đến đây tham quan, giao lưu cũng như nghiên cứu, học tập.

Ngôi “Thiếu Lâm tự” hơn 300 tuổi


Tổ đình Thập Tháp ở An Nhơn - Bình Định - Ảnh: H.V.Mỹ

Theo một số võ sư, “võ nhà chùa” trong một thời gian dài đã được truyền rộng ra ngoài, có khi được giữ nguyên, có khi được biến cách. “Võ nhà chùa” ở Bình Định là một võ phái lớn, có nhiều nét riêng và cũng có những nét chung của vùng võ Bình Định. Do đó cùng với các phái võ khác, “võ nhà chùa” đã tạo thêm sự phong phú, đặc sắc cho vùng võ Bình Định.

Rêu phong, cổ kính, ẩn mình dưới um tùm bóng cây và dựa vào lưng đồi cũng rậm chồi cây, chùa Thập Tháp ở làng Vạn Thuận (xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn) được nhiều người biết là một ngôi chùa cổ lớn. Xưa nay đây là nơi truyền dạy võ thuật cho các tăng sinh và có khi cho cả người ngoài, và đây cũng là ngôi tổ đình đầu tiên của phái thiền Lâm Tế - một nhánh của Thiếu Lâm tự, bởi vậy nhiều người xem đây như là “Thiếu Lâm tự” đầu tiên ở nước ta.

“Thiếu Lâm tự là thiền tông có võ thuật do đức Bồ-Đề Đạt-Ma khai sáng. Đến đời tổ thứ 6 - đức Lục tổ Huệ Năng chia làm năm phái, trong đó có phái thiền Lâm Tế. Trên đường hành đạo từ Trung Quốc sang nước ta, thiền sư Nguyên Thiều của phái Lâm Tế đã dừng lại ở Bình Định, khai lập nên chùa Thập Tháp vào năm 1677” - thượng tọa Thích Viên Kiên - một trong những thiền sư trụ trì chùa Thập Tháp - giải thích. Sau đó, thiền sư Nguyên Thiều cũng như các vị thiền sư kế nghiệp đã đến khai lập thêm nhiều ngôi chùa khác trong vùng, trong đó có chùa Long Phước.



“Các vị thiền sư ở các chùa trong vùng thời trước đều giỏi võ thuật, đến đời thầy tôi mới đây là hòa thượng Thích Kế Châu cũng thông giỏi võ thuật. Nặng lòng với việc hóa đạo, các vị thiền sư luôn lo khai mở thêm chùa chiền, đào luyện tăng sư. Coi võ thuật như là trợ duyên trên đường tu tập, các vị thiền sư cũng đã truyền dạy võ thuật cho hàng đệ tử của mình” - vẫn lời của thượng tọa Viên Kiên.

Thượng tọa Viên Kiên kể thời tổ sư Nguyên Thiều đến khai nghiệp, đây vẫn còn là vùng đất sơ khai, hoang dã, tổ sư cùng những vị sư tăng kế tiếp đã giúp các chúa Nguyễn không ít trong việc khai hóa. Để chống chọi với các loài mãnh thú cũng như kẻ bất lương, võ thuật là một trong những phương tiện thích dụng. Bởi vậy võ thuật được các vị tăng sư truyền dạy trong chùa đã lan ra ngoài bằng nhiều cách để giúp đời. Chuyện kể của thượng tọa Viên Kiên: “Thời trước thú dữ ở vùng này rất nhiều.

Đến đời tổ Liễu Triệt - vị tổ thứ ba của chùa Thập Tháp, cách nay khoảng 300 năm - ngay ở vùng đồi bên chùa Thập Tháp vẫn còn nhiều thú dữ, hùm cọp, trong đó có con cọp trắng thường luẩn quẩn quanh chùa. Nghe tiếng kinh kệ, tiếng chuông mõ mãi con cọp trắng đó cũng đổi tính, hết hung dữ, trở nên hiền lành, cứ lảng vảng gần chùa hơn mỗi lần nghe kinh cầu. Sau nó chết bên chùa, được thiền sư Liễu Triệt cho chôn và xây mộ kề sau chùa. Mộ nó vẫn còn, mới đây chúng tôi mới cho trùng tu”.

Khởi từ ngôi tổ đình Thập Tháp trên 300 tuổi, những ngôi chùa “Thiếu Lâm tự” của dòng thiền Lâm Tế đã góp vào đáng kể cho sự phát triển và tồn tại của nền võ thuật Bình Định. Những thành quả đã thấy được nhưng điều sâu xa là sự lan tỏa chiều sâu.

“Võ nhà chùa đã góp phần làm sâu thêm tinh thần đạo đức của võ Bình Định” - lão võ sư Trương Văn Vịnh, người từng tham gia truyền dạy võ thuật ở sân võ chùa Long Phước - nhận xét. Tinh thần thượng võ trong nền võ thuật Bình Định có phần góp vào qua thẩm thấu lâu bền từ căn cốt võ thuật của những ngôi chùa “Thiếu Lâm tự” nơi vùng đất này.

HUỲNH VĂN MỸ
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/278812/Vo-Binh-Dinh---gin-giu-cua-bau-Ky-2-Nhung-ngoi-chua-%e2%80%9cThieu-Lam-tu%e2%80%9d.html

Các tin đã đăng:
Về đầu trang