Chùa
Na Lan Đà là Thánh địa trung tâm Phật giáo thế giới, nhưng nhân dân
Trung Quốc lại hiểu một cách thông thường, bắt đầu từ bốn thầy trò Đường
Tăng trong tiểu thuyết "Tây Du Ký", gian nan khổ cực đi Tây Thiên Trúc
thỉnh kinh và lễ bái Phật Tổ "Chùa Đại Lôi Âm Tây Thiên" - một ngôi chùa
trang nghiêm hùng vĩ, không có gì sánh bằng. Thánh thần tiên Phật nơi
chùa Na Lan Đà, bắt nguồn từ bốn thầy trò Đường Tăng...
Toàn cảnh chùa Na Lan Đà ngày nay
Theo
sử liệu ghi lại, Chùa Na Lan Đà(Nālandā Vihāra )bắt đầu xây cất vào thế
kỷ thứ 5 CN, là trung tâm học thuật và học phủ cao nhất Trung Ấn Độ
thời cổ đại, gần thành Vương Xá, nước Ma Kiệt Đà cổ, khoảng 90 km phía
đông nam thành phố Patna, thủ phủ Bihar thuộc Ấn Độ ngày nay.
Theo
truyền thuyết, nơi đây nguyên là khu vườn Am Một La, về sau có 500
thương nhân quyên tiền mua cúng dường Phật, đức Phật đã từng thuyết pháp
3 tháng ở đây.
Chùa
Na Lan Đà qui mô hoành tráng, từng có tàng thư hơn 600 vạn quyển, trải
qua nhiều đời từng lớp từng lớp học giả xuất hiện. Thời thịnh nhất có
hơn một vạn học tăng lưu học nơi đây, ngài Huyền Trang đã từng học nhiều
năm với Pháp sư Giới Hiền, ngài Nghĩa Tịnh học với ngài Tùng Bảo Sư Tử
10 năm cũng tại đây. Ngoài ra, khi ngài Huyền Trang đến đây du học còn
có các pháp sư như: Tuệ Nghiệp, Linh Vận, Huyền Chiếu, Đạo Hi, Đạo Sanh,
Đại Thừa Đăng, Đạo Lâm, Trí Hoằng, Vô Hành...
Tượng ngài Huyền Trang trước "Kỷ Niệm Đường Huyền Trang" bên cạnh Na Lan Đà
Ngài
Huyền Trang - bậc cao tăng đệ nhất đời Đường TQ đã lưu học tại đây 5
năm. Trong "Đại Đường Tây Vức Ký" của ngài Huyền Trang, và "Đại Đường
Tây Vức Cầu Pháp Cao Tăng Truyện" của ngài Nghĩa Tịnh đều có nói rõ về
chùa Na Lan Đà, mà ngài Nghĩa Tịnh bố cục và kiến trúc kiểu dáng chùa Na
Lan Đà thời đó, tự thuật rất tỉ mĩ chuẩn xác.
Di chỉ chùa Na Lan Đà thời cổ đại hệt như một bức thành hình vuông, hành lang trải dài bao bọc bốn phía
Theo
sự ghi chép của ngài Nghĩa Tịnh vào cuối thế kỷ thứ 7, chùa Na Lan Đà
hệt như một bức thành hình vuông, hành lang trải dài bao bọc bốn phía.
Chùa cao 3 tầng, từ 3 đến 4 trượng, xây bằng gạch, mỗi tầng cao hơn một
trượng (trượng: Đơn vị chiều dài bằng 10 thước TQ), xà ngang bằng ván
gỗ, lợp mái bằng đá thường. Bốn phía, mỗi phía đều có 9 gian tăng phòng
cũng hình vuông, rộng hơn một trượng. Trước tăng phòng có cổng cao, có
cửa thông hơi nhưng không được treo màn, để tiện quan sát nhau, không dễ
gì che đậy việc riêng tư. Vách phía sau tăng phòng lại là bức tường bao
quanh chùa, nhưng có cửa thông ra ngoài. Tường vây cao khoảng 3, 4
trượng, phía trên có hàng loạt tượng đắp được sắp theo thứ tự, điêu khắc
tinh xảo, vô cùng xinh đẹp
Nóc
chùa, mái hiên chùa và sân chùa nền chùa, đều dùng nguyên liệu đặc chế
phủ lên. Loại vật liệu phủ lên này, được chế tạo từ nhiều mảnh vỏ hạnh
đào to nhỏ trộn cùng đất sét. Sau khi xay nghiền rồi, thì ngâm trong vôi
nhiều ngày, dùng chất nước này tưới lên, kế đó lấy cỏ xanh phủ năm ba
ngày, trước khi khô hoàn toàn thì dùng đá đánh bóng, sau đó đắp thêm một
lớp đất đỏ, cuối cùng dùng nước sơn, sơn lên, sẽ sáng như tấm gương.
Qua cách này, nền chùa kiên cố bền chắc, mọi người đi đứng dẫm đạp trên
đó trải qua hai ba mươi năm sau vẫn không hư hoại.
Chùa
Na Lan Đà mỗi ngày đều có hơn 100 buổi tọa đàm diễn giảng, khóa trình
học tập bao gồm Phật điển đại thừa, Thiên văn học, Số học, y dược v.v...
Năm
1193, Ba Khắc Hách Đề Á Nhĩ Ca Nhĩ Tích(Bakhtiyar Khalji)người Đột
Quyết, mang quân xâm chiếm chùa Na Lan Đà, chùa và thư viện đã bị hư
hoại nghiêm trọng, hàng loạt tăng sĩ phải qua Tây Tạng lánh nạn. Từ đó
chùa Na Lan Đà mất đi vẻ xán lạn của ngày xưa, và dần dần bị lãng quên,
biến thành hoang phế .
Các Tăng phòng trong chùa Na Lan Đà đã khai quật được
Bắt
đầu từ năm 1861, di tích chùa Na Lan Đà được tiếp tục khai thác, đã
khai quật được 8 ngôi đại tự với mô hình lớn, 4 ngôi chùa trung và một
ngôi chùa tiểu. 8 ngôi đại tự xếp theo thứ tự chữ nhất (一) hướng nam
bắc, cổng phía tây. 8 ngôi chùa đại mỗi bên có 9 tăng phòng, 4 ngôi chùa
trung mỗi bên có 7 tăng phòng, một ngôi chùa tiểu mỗi bên có 5 tăng
phòng. Những ngôi chùa này đều khớp theo sự ghi chép của ngài Nghĩa
Tịnh.
Cũng
vào năm 1861, ông Alexander Cunningham, nhà khảo cổ học Anh Quốc đã
phát hiện một di tích Phật giáo nơi đây. Qua thẩm tra đối chiếu sự ghi
chép trong "Đại Đường Tây Vức Ký", thì chứng minh xác thực đây chính là
chùa Na Lan Đà. Nơi đây, đã khai quật rất nhiều đá điêu khắc Phật giáo
thật tinh xảo, có một số đá chỉ bằng nắm tay, trên mặt đá có khắc câu
chuyện Phật giáo, chữ cực nhỏ vô cùng tinh xảo. Ngoài ra, còn khai quật
rất nhiều tượng đồng, mâm đồng và con dấu..., trong đó có một con dấu
khắc dòng chữ "Thất Lợi Na Lan Đà Ma ha Tỳ Ha La Tăng Già Chi Ấn". Những
văn vật đã khai quật được, đa số đều triển lãm trong viện bảo tàng đối
diện chùa Na Lan Đà.
Toàn cảnh chùa Na Lan Đà đã khai quật
Diện tích khai quật chùa Na Lan Đà hiện nay đã vượt qua 15 vạn m2. Chùa Na Lan Đà phân làm khu Tăng Viện và khu Giáo Học. Khu Tăng Viện
được tổ hợp từ các sân sướng tương tự nhau, tổng cộng có 12 tòa. Tăng
phòng rất chật hẹp được xếp theo thứ tự xung quanh mỗi sân, trong sân có
ghế đá, giếng nước và nhà trù. Mỗi sân đều có hành lang đi thông ra
ngoài. Khu Giáo Học có chùa miếu và tháp Phật. Phật tử chủ yếu
học kinh Phật trong chùa. Tháp Phật được xây rải rác chung quanh rất
nhiều. Trong đó, khí thế nhất là tháp xá lợi chân thân Phật, tháp này
phân làm 3 tầng, có đồ án tinh xảo được chạm khắc bên ngoài, trong khám
thờ của mỗi góc lầu, đều ghi lại câu chuyện hoằng pháp của đức Phật tại
Bồ Đề Già Da, thành Vương Xá và Lộc Dã Uyển
Chùa
miếu, tháp Phật và tăng xá là kiến trúc chủ yếu của Na Lan Đà. Chùa
miếu và tháp Phật họp thành khu giáo học, tăng xá thì cấu thành khu tăng
viện. Vật liệu kiến trúc chùa miếu là gạch đỏ và đá xanh, bờ tường được
xếp gạch đỏ rất dày, thích ứng đặc trưng với khí hậu Ấn Độ, có tác dụng
cách nhiệt. Những trụ cột đội trời đạp đất với khí thế hào hùng được
điêu khắc bằng đá xanh, lại dùng những đường nét hoa văn lượn quanh trên
đó, đậm chất phong cách Ấn Độ. Những tình tiết nhỏ của lịch sử khó mà
đoán định, chúng ta không cách nào đoán được hành tung chắc chắn của
Pháp sư Huyền Trang ở đây. Nhưng hơn 1300 năm trước, , trên lịch sử, vị
tăng này khi đến Na Lan Đà đã suýt bỏ mình nơi Trường Hà. Gần 1000 năm
sau, Na Lan Đà đã biến mất, nhà khảo cổ học dựa theo lời ghi chép trong
"Đại Đường Tây Vức Ký", khai quật nó, tái hiện cho người đời. Có học giả
nói: "Người Ấn Độ biết được lịch sử của nước mình trước thế kỷ thứ 7
CN, là nhờ sự ghi chép của ngài Huyền Trang". Lời nói này không một chút
khoa trương.
Giếng cổ ngoài tăng phòng Na Lan Đà, hàng nghìn hàng vạn chư tăng đã từng sử dụng qua
"Kỷ Niệm Đường Huyền Trang" bên cạnh chùa Na Lan Đà
Vào
năm 1957, Chính phủ TQ đã quyên góp được 30 vạn nhân dân tệ, xây một
"Kỷ Niệm Đường Huyền Trang" kiểu Trung Quốc bên cạnh chùa Na Lan Đà, để
kỷ niệm người tiên phong giao lưu nền văn hóa Trung, Ấn, Đây là bằng
chứng có sức thuyết phục nhất của tình hữu nghị truyền thống lịch sử đâu
đời giữa nhân dân hai nước Trung, Ấn. Đây cũng là hội trường chính của
hoạt động hữu hảo Trung, Ấn năm 2006.
Tháp
Tiểu Phật tọa lạc chùa Na Lan Đà, kết cấu kiểu hình thang nhiều tầng,
cao hơn 30m. Có một tháp Tiểu Phật kiến trúc tinh xảo kề sát vào tháp
Đại Phật, nằm tỉnh lặng dưới bóng râm. Theo truyền thuyết, tháp này xây
trên nền cũ tháp của ngài Xá Lợi Phất - một trong thập đại đệ tử của
Phật, được tôn xưng là "Trí tuệ đệ nhất", thời gian kiến tạo khoảng thế
kỷ 7 Tây lịch.
Có
lẽ kính sợ Thánh địa Phật giáo, trên lộ trình dài hun hút để đến với Na
Lan Đà, một vị tăng trẻ đã mặc tăng phục một cách trang trọng
Chư Tăng lưu học tại Chùa Na Lan Đà
Thanh Như dịch và sưu tập hình ảnh