Từ dời đô vào Đồ Bàn, nhờ sông núi hiểm trở, thành trì vững chắc, người Chiêm thành đã ngăn được bước tiến của quân xâm lăng và giữ nước được gần 5 thế kỷ.
Năm Giáp Thân (1284), quân Chiêm thành đã đánh lui 10 vạn hùng binh của nhà Nguyên do Toa Đô thống lĩnh và kéo từ Trung quốc theo đường thủy vào cửa Thị nại.
Năm bính Thìn (1376), vua Trần Huệ Tông cử 12 vạn quân, vừa thủy vừa bộ, vào đánh Đồ Bàn. Chế Bồng Nga làm cừ sắt ngoài thành, bày kế dụ địch giết được vua nhà Trần và đánh tan rã cả quân thủy bộ.
Năm Quý Mùi (1403), Hồ Hán Thương sai tướng đem 20 vạn quân với chiến cụ đầy đủ, vào nỗ lực vây đánh thành Đồ Bàn ngót hai tháng trời, nhưng rốt cuộc bị người Chiêm phản công kịch liệt, phải rút quân về nước.
Đó là những thời oanh liệt của người Chiêm thành nói chung và của đất Đồ Bàn nói riêng.
Nhưng đến năm Canh Thìn (1470), vua Chiêm thành là Trà Toàn đem quân ra đánh phá Hóa châu, vua Lê Thánh Tông phải cầm quân đi đánh dẹp, Trà Toàn đại bại rút quân về giữ Đồ Bàn. Vua Lê Thánh Tông thừa thắng đuổi đánh, quân Chiêm chống không nổị Trà Toàn bị bắt và đất Đồ Bàn bị quân ta chiếm cứ. Vua Lê Thánh Tông cho sát nhập vào Đạo Quảng nam phần đất của Chiêm thành mới đánh lấy được, và đặt tên phần đất mới này là Phủ Hoài nhơn với ba huyện trực thuộc là Bồng sơn, Phù ly và Tuy viễn. Phủ lỵ đóng tại thành Đồ Bàn.
Đến thời Trịnh Nguyễn phân tranh, năm Ất Tỵ (1605), chúa Tiên Nguyễn Hoàng đổi tên Hoài nhơn ra Qui nhơn, đặt quan Tuần vũ cai trị ( vẫn thuộc Đạo Quảng nam như dưới thời nhà Lê).
Thời chúa Nguyễn Phúc Tần, năm Tân Mão (1651), Phủ Qui nhơn đổi ra Phủ Qui ninh. Sang đời chúa Nguyễn Phúc Khoát, năm Tân Dậu (1741) lấy lại tên Qui nhơn.
Năm Giáp Tý (1744), Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, hiệu Võ vương, sửa đổi việc nội trị. Các Đạo đổi ra Dinh, các Phủ vẫn giữ tình trạng cũ. Phủ Qui nhơn vẫn thuộc dinh Quảng nam, và phủ lỵ dời ra phía bắc thành Đồ Bàn, tại thôn Châu thành (nay là xã Nhơn thành, quận An nhơn).
Võ vương mất (1765), Nguyễn Phúc Thuần kế vị lấy hiệu Định vương. Định vương còn nhỏ, gian thần Trương Phúc Loan nắm quyền bính và lộng hành, nước sanh loạn lạc, nhân dân đồ thán.
Để dẹp loạn cứu dân, năm Tân Mão (1771), ba vị anh hùng đất Tây Sơn (huyện Tuy viễn) dấy nghĩa binh đánh nhà Nguyễn, nhân dân nức lòng hưởng ứng, khí thế rất mạnh. Tuần vũ Qui nhơn là Nguyễn Khắc Tuyên không chống nổi, bỏ thành chạy ra Phú xuân. Nghĩa binh lấy Qui nhơn làm căn cứ, rồi đánh vào Nam, đánh ra Bắc, dựng nên cơ nghiệp nhà Tây Sơn.
Năm Bính Thân (1776), Nguyễn Nhạc xưng vương, hiệu Thái Đức, lấy Qui nhơn làm kinh đô, sửa sang lại thành Đồ bàn làm Hoàng đế thành (tục gọi Đế Kinh). Thành Đồ Bàn dân gian gọi là Thành cũ, nằm trên dãy gò sỏi bao trùm hai thôn Nam Tân và Bắc Thuận, nay thuộc xã Nhơn hậu, quận An nhơn. Thành do vua Chiêm thành Ngô Nhật Hoán xây vào thế kỷ thứ X. Tường bằng gạch và đá ong, mặt hướng về Nam, có 4 cửa, chu vi hơn mười dặm, kiến trúc kiên cố. Bên trong có dựng tháp làm Bảo chướng, bên ngoài có dãy đồi Kim sơn làm cánh che cửa Tây, núi Long cốt làm tiền án và gò Thập Tháp yểm hậụ Khắp bốn mặt, ngoài xa xa, núi trùng điệp, sông quanh co, biển bát ngát. Vua Thái đức cho mở thêm thành Đồ Bàn về mặt Đông, chu vi mới là 15 dặm, mở thêm một cửa mới gọi là Tân môn, cửa phía Nam cũ gọi là Nam môn. Phía tây đắp Đàn Nam giao để tế trời đất. Phía trong thành còn xây thêm một lớp thành nữa gọi là Tử thành.
Trong Tử thành, chính giữa dựng Điện Bát giác là nơi vua ngự. Phía sau dựng Điện Chánh tẩm, phía trước dựng lầu Bát giác. Bên tả, bên hữu dựng hai Tự đường, một thờ cha mẹ ruột, một thờ cha mẹ vợ của nhà vuạ Trước lầu Bát giác có cung Quyển Bồng, hai bên chái làm nơi thị sự. Ngay trước mặt cung Quyển Bồng và liền với mặt Nam Tử thành, có cửa Tam quan gọi là Quyển Bồng môn, xây cổ lầu, nên cũng gọi là Nam Môn lầụ Trong thành và ngoài thành bày trí la liệt những tượng đá, nào voi, nào nghê, nào nhạc công, nào vũ nữ, là những di tích di vật của người Chiêm thành. Thành lúc bấy giờ thật là nguy nga tráng lệ! Đất Qui nhơn trở thành nơi phồn thịnh, nông nghiệp và thương nghiệp phát triển, nhân dân an cư lạc nghiệp.
Sau khi Nguyễn Phúc Ánh nhờ ngoại nhân giúp sức lấy lại được đất Gia định rồi thì Qui nhơn cũng như các nơi khác ở Bắc, Nam trở thành bãi chiến trường.
Năm Nhâm Tý (1792), Nguyễn Phúc Ánh sai Nguyễn văn Thành, Nguyễn văn Trương cùng hai tướng Pháp là Dayot và Vanier (tục gọi là Nguyễn văn Phấn, Nguyễn văn Chấn) đem chiến thuyền từ cửa Cần giờ ra đánh Qui nhơn. Thuỷ quân của Nguyễn Phúc Ánh đến Thị nại bị quân Tây sơn đánh luị Năm sau, Nguyễn Phúc Ánh thân chinh, điều động thủy binh, bộ binh tiến quân một lượt. Vua Thái Đức Nguyễn Nhạc chống không nổi, rút quân vào thành Qui nhơn (Đồ Bàn) cố thủ. Quân Nguyễn bao vây, công kích. Vua Thái Đức sai tướng mở đường máu chạy ra Phú xuân cầu cứụ Lúc bấy giờ vua Quang Trung đã mất, vua Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản sai Phạm Công Hưng, Nguyễn văn Huấn, Lê Trung và Ngô văn Sở điều 17000 quân binh cùng 80 chiến tượng đi đường bộ và 30 chiến thuyền đi đường biển vào cứu Qui nhơn. Nguyễn Phúc Ánh thấy khí thế viện binh hùng hậu, liệu không chống nổi bèn rút khỏi Qui nhơn.
Không đánh mà thắng, Phạm công Hưng cùng các tướng kéo quân vào thành Qui nhơn, chiếm giữ thành trì và tịch biên tất cả kho tàng. Vua Thái Đức thấy vậy, tức giận thổ huyết mà thác. Được tin, vua Cảnh Thịnh phong cho con vua Thái Đức là Nguyễn Bảo làm Hiến công, ăn lộc một huyện, gọi là Tiểu Triều, và để Lê Trung cùng Nguyễn văn Huấn ở lại giữ thành. Từ ấy, tức năm Đinh Sửu (1793), Qui nhơn không còn là kinh đô nữạ Và cũng từ ấy, khí thế nhà Tây Sơn mỗi ngày một suy yếu, nhân dân địa phương bị khốn khổ vì giặc giã và nạn tham quan ô lạị Nội bộ Tây Sơn lại lục đục, phân hóa, giết hại lẫn nhaụ..!
Dò biết được tình thế, năm Đinh Tỵ (1797), Nguyễn Phúc Ánh cùng Hoàng tử Cảnh kéo binh thuyền ra đánh Qui nhơn. Tướng Tây sơn biết tin, phòng bị trước, Nguyễn Phúc Ánh liệu đánh không lợi nên rút quân về Gia định đợi thời cơ.
Qua năm Kỷ Mùi (1799), khoảng cuối xuân đầu hạ, Nguyễn Phúc Ánh lại cử binh ra đánh Qui nhơn. Bị đánh cả hai mặt thủy, bộ, quân Tây Sơn bị thua phải rút quân vào thành cố thủ. Phú xuân hay tin cho binh vào cứu, song viện binh bị quân nhà Nguyễn chận đánh ở Quảng ngãi, không đến Qui nhơn đuợc. Tướng giữ thành Qui nhơn là Lê văn Thanh vì lương thảo cạn, liệu không chống giữ nổi, phải mở cửa thành đầu hàng.
Nguyễn Phúc Ánh đem quân vào thành, phủ dụ nhân dân rồi đổi tên Qui nhơn ra Bình định (tháng 5 năm Kỷ Mùi 1799), xong rút quân về Gia định để Võ Tánh và Ngô Tùng Châu ở lại giữ thành Bình định.
Qua năm sau (năm Canh Thân 1800), tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu và Võ văn Dũng cử bộ binh và thủy binh vào đánh Bình định. Khí thế rất mạnh, quân Võ Tánh rút vào thành cố thủ. Trần quang Diệu sai đắp lũy chung quanh thành và chia quân vây bốn mặt. Võ văn Dũng thì đôn đốc thủy quân phòng giữ cửa Thị nại.
Nghe tin thành Bình định bị khốn, Nguyễn Phúc Ánh thống suất đại binh ra cứu viện, nhưng thành bị bao vây cẩn mật không giải cứu nổị Võ Tánh và Ngô Tùng Châu sai người lén đem mật thư ra cho Nguyễn Phúc Ánh, đại ý: "Quân tinh nhuệ của Tây Sơn dồn cả vào Bình định. Xin đừng lo việc giải vây vội, hãy kéo ra đánh lấy Phú xuân". Nguyễn Phúc Ánh nghe theo, và tháng 5 năm Tân Dậu (1801) đánh lấy được Phú xuân.
Trần Quang Diệu và Võ văn Dũng nghe tin Phú xuân thất thủ, liền sai tướng đem quân ra cứụ Quân ra tới Quảng nam thì bị chận đường phải trở luị Trần Quang Diệu nổi giận đốc quân đánh thành luôn ngày luôn đêm.
Thành bị vây lâu ngày, lương thảo đều hết, liệu không còn có thể giữ được nữa, Võ Tánh bèn viết thư sai người đưa ra cho Trần Quang Diệu, yêu cầu đừng giết hại sĩ tốt khi vào thành. Đoạn sai chất củi khô, đổ thuốc súng vào, tự đốt mà chết. Ngô Tùng Châu uống thuốc độc chết theọ Trần Quang Diệu vào thành, tha cho toàn thể tướng sĩ nhà Nguyễn và sai liệm táng họ Võ, họ Ngô theo lễ.
Năm Tân Dậu (1801), đợi mùa gió Nam thổi, Nguyễn Phúc Ánh khiến chế tạo chiến cụ hỏa công rồi sai Lê văn Duyệt, Võ Di Nguy, Nguyễn văn Trương đem đại binh ra đánh Thị nạị Mặc dù gắng sức tả xung hữu đột, hải thuyền của nhà Nguyễn vẫn không thể vào nổị Tướng nhà Nguyễn là Nguyễn văn Trương cho gián điệp trà trộn vào quân Tây Sơn lấy được mật khẩu rồi đang đêm cỡi thuyền nhỏ xâm nhập đốt thủy trại của Tây Sơn. Võ văn Dũng đang chỉ huy ở trận tiền thấy lửa cháy ở hậu cứ, thất kinh chia binh trở vào cứụ Võ di Nguy thừa cơ dùng thuyền nhẹ lướt vào lòng địch. Súng của quân Tây Sơn trên đồi bắn xuống, Võ Di Nguy bị trúng đạn chết. Lê văn Duyệt liều chết thúc binh tiến lên. Thuyền hai bên giáp chiến ác liệt, súng nổ vang trờị Thừa ngọn gió nam thổi mạnh, Lê văn Duyệt nổi hỏa công. Lửa theo gió tạt vào đoàn thuyền Tây Sơn. Quân nhà Nguyễn bị chết rất nhiều, nhưng thuyền Tây sơn bị đốt gần hết, Vũ văn Dũng chống không nổi phải bỏ Thị nại kéo tàn quân lên bờ, hợp cùng Trần Quang Diệu giữ những nơi hiểm yếu khác.
Trận này là trận thủy chiến lớn nhất và là trận sau cùng giữa hai họ Nguyễn ở trên biển Thị nạị Từ đó quân của Nguyễn Phúc Ánh giữ vững cửa bể này.
Năm Nhâm Tuất (1802), nghe tin vợ là nữ tướng Bùi thị Xuân thất trận ở Trấn Ninh, Trần quang Diệu phải bỏ thành Bình định đem binh tướng theo đường núi ra Nghệ an để hiệp cùng vua Tây Sơn chống giữ mặt Bắc. Nhưng quân nhà Nguyễn thế lực hùng mạnh, quân Tây sơn liên tiếp bị thất trận. Trần Quang Diệu ra đến Nghệ an chưa được bao lâu thì bị bắt cùng Bùi thị Xuân.
Sau khi thống nhất lãnh thổ, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi cửu ngũ, lấy niên hiệu Gia Long (1802), chỉnh đốn mọi việc trong nước.
Để cai trị địa hạt Đồ Bàn cũ, nhà vua đặt Bình định Dinh, quan công đường là Lưu thủ, Cai bạ, Ký lục. Lỵ sở đóng tại thành đồ Bàn cũ. Năm Gia Long thứ 7 (1808), đổi dinh làm Trấn, và năm Gia Long thứ 9 (1810), đổi chức Lưu thủ làm Trấn thủ. Năm Minh Mạng thứ 8 (1827), đổi chức Cai bạ, Ký lục làm Hiệp trấn và Tham hiệp.
Năm 1832, vua Minh Mạng theo lối nhà Thanh bên Tàu, đổi Trấn làm Tỉnh. Bình định trấn đổi thành Bình định tỉnh từ đó.
Theo quan chế nhà Nguyễn, tỉnh lớn có quan Tổng đốc cầm đầu, phụ tá Tổng đốc có quan Bố chánh sứ coi việc hành chánh, quan Aùn sát sứ coi việc tư pháp, quan Lãnh binh coi việc an ninh, trật tự. Những tỉnh nhỏ chỉ có quan Tuần vũ vá Aùn sát.
Ơũ Bình định lúc bấy giờ, triều đình đặt quan Tổng đốc coi hai tỉnh Bình định và Phú yên, gọi là Bình Phú Tổng đốc. Năm Tự Đức thứ 17 (1863), tách riêng Đạo Phú yên ra khỏi tỉnh Bình định.
Về các Phủ, Huyện tại tỉnh Bình định qua các triều vua có nhiều sự thay đổị Cuối cùng, dưới thời phong kiến thực dân, tỉnh Bình định chia làm 3 phủ, 4 huyện (huyện cũng như phủ đều trực thuộc tỉnh).
Ba phủ là: Hoài nhơn (đất Bồng sơn cũ), An nhơn (đất Tuy viễn cũ) và Tuy phước. Bốn huyện là: Hoài ân, Phù mỹ (đổi ra phủ năm 1944), Phù cát và Bình Khệ Cầm đầu phủ, huyện có Tri phủ, Tri huyện.
Từ sau năm 1945, các huyện, xã của tỉnh Bình định có nhiều sự thay đổi, nhất là ở cấp làng, xã.
Như trên đã nói, từ đời nhà Lê đến đời nhà Tây Sơn, lỵ sở của cấp chỉ huy tối cao của địa phương đều đóng tại thành Đồ Bàn cũ. Thời nhà Nguyễn Gia Long cũng vậỵ Mãi đến năm Gia Long thứ 12 (1814), lỵ sở dời vào phía nam và thành Đồ Bàn cũ bị triệt hạ để lấy vật liệu xây thành mớị Trong thành Đồ Bàn cũ chỉ còn lầu Bát giác được sửa sang lại làm miếu Song Trung, nơi hương hỏa cho Võ Tánh và Ngô Tùng Châụ (Trước đó, từ sau năm 1802, vua Gia Long lập lăng cho Võ Tánh và Ngô Tùng Châu và dùng lầu Bát giác làm nơi thường bái). Các cung điện cũ đều bị triệt hạ, thành Đồ Bàn chỉ còn trơ lại một dãy gò sỏi mênh mông, với ngọn tháp Cánh Tiên và lầu Bát giác cùng di tích các bờ thành sụp lở...
Thành mới nằm trên hai thôn An ngãi và Liêm trực, thuộc xã Nhơn hưng, quận An nhơn ngày nay, cách thành cũ chưa đầy 10 km. Tuy thành mới nhưng vẫn giữ tên là thành Bình định. Địa cuộc của thành rất tốt. Vách thành xây toàn đá ong lấy ở thành cũ. Chu vi trên 3km, cao 3m50 và dày gần 1m (trên đầu thành). Còn dưới chân thành , phía trong đắp đất dày đến 10 thước, chạy lài lài lên đến đầu thành, trổ 4 cửa, xây cổ lầu, thật hoành tráng. Bốn mặt thành có hào sâu bao bọc. Để vô ra, trước cửa thành có xây cổng bằng đá, hình cầu vồng. Trong thành dựng Hành cung là nơi nhà vua nghỉ ngơi những khi hành du, và các quan cùng những người có phẩm hàm từ cửu phẩm trở lên đến bái mạng trong những ngày khánh tiết. Những dinh thự của các quan tỉnh thì tòa ngang, dãy dọc tráng lệ nguy ngạ Chung quanh các cung thự đều trồng xoài, bóng mát, trái ngọt. Quang cảnh thành có vẻ trầm u.
Khi phong trào Cần vương chấm dứt (khoảng 1888), Pháp đặt nền đô hộ trên đất nước Việt nam, lấy dải đất chạy dài ra cửa bể Thị nại làm nơi lỵ sở của Công sứ, gọi là Qui nhơn. Đây là nơi Pháp đã đổ bộ và đã dùng làm căn cứ quân sự trong thời gian chống cự với nghĩa binh do nhà anh hùng Mai Xuân Thưởng lãnh đạọ Từ đó Qui nhơn là thành phố biển được xây dựng và phát triển khả quan.
Khoảng năm 1934-1935, cơ quan Tỉnh của Nam triều từ thành Bình định dời đến thành phố Qui nhơn, giao thành Bình định cho phủ An nhơn đóng lỵ sở. Sự việc xảy ra thời ông Nguyễn Hy (con Nguyễn Thân) làm Tổng đốc Bình định. Nghĩ rằng, Toà Sứ và Tỉnh ở cạnh bên, thuận tiện cho công việc cai trị, nên Triều đình Huế chấp thuận việc di dời.
Năm 1947, thi hành chính sách tiêu thổ kháng chiến, Việt minh triệt hạ thành Bình định và dời cơ quan huyện đi nơi khác. Thành bị phá tận gốc, nhà cửa trong ngoài đều bị triệt hủy, san bằng, chỉ còn sót lại lầu cửa Đông.
Sau khi chính quyền Quốc gia tiếp thu tỉnh Bình định (1955), quận đường An nhơn đóng trên nền thành cũ, nhà cửa xây cất lạị Thành phố Qui nhơn cũng là lỵ sở hành chánh của tỉnh Bình định. Từ 1955 đến 1971, Qui nhơn là một xã trực thuộc toà Hành chánh tỉnh, và đến năm 1972 là Thị xã với địa bàn được mở rộng.
Tựu trung, kinh đô Đồ Bàn của Chiêm thành bị vua Lê Thánh tông đánh chiếm thì lãnh thổ này được cải danh là Phủ Hoài nhơn ( năm Canh Thìn 1470) thuộc đạo Quảng nam.
Đến năm Ất Tỵ (1605), chúa Tiên Nguyễn Hoàng đổi tên là phủ Qui nhơn. Năm Tân Mão (1651), chúa Nguyễn Phúc Tần đổi ra phủ Qui ninh. Đến năm Tân Dậu (1741), đời chúa Nguyễn Phúc Khoát, lấy lại tên Qui nhơn.
Từ năm Bính Thân (1776) đến năm Đinh Sửu (1793), vua Thái Đức Nguyễn Nhạc lấy thành Qui nhơn (Đồ Bàn cũ) làm Trung ương Hoàng đế thành.
Năm Kỷ Mùi (1799), Nguyễn Phúc Ánh chiếm thành Qui nhơn, đổi tên Qui nhơn ra Bình định. Sau khi lên ngôi vua, lấy hiệu Gia Long (1802), nhà vua đặt Bình định dinh, đến năm 1808 đổi dinh làm trấn. Năm 1832, vua Minh Mạng đổi Bình định trấn thành Bình định tỉnh.
Từ năm 1888, thành phố nằm trên cửa bể Thị nại được gọi là Qui nhơn. Năm Giáp Tuất (1934), hay Aát Hợi (1935), các quan đầu tỉnh của Nam triều dời lỵ sở về Qui nhơn, giao thành Bình định cho huyện An nhơn làm công đường. Từ đó, cũng như sau này, dù bị phá hoại san bằng, thành Bình định vẫn còn là một địa danh được nhắc nhở. Vùng huyện lỵ An nhơn được gọi là thị trấn Bình định. Người địa phương nói gọn làBình định giống như Đập Đá, Gò Găng, người nghe hiểu là nói đến thị trấn Bình định nằm trên quốc lộ 1, cách Qui nhơn chừng 20 km.
Thị trấn Bình định còn có tên gọi rất xưa là Gò Chàm. Chợ Bình định (thị trấn) ngày nay vẫn thường được gọi là chợ Gò Chàm.
Chợ Gò Chàm một tháng sáu phiên Ai thương ai thì hãy nhớ xuống lên cho đềụ..
Chữ Chàm đây có lẽ chỉ cho người Chàm, người Hời tức Chiêm thành (ngày xưa người Chàm cũng họp chợ ở đây), hay chàm là loại cây dùng trong công nghệ nhuộm (màu chàm, sắc chàm) như trong câu Kiều:
Trót vì tay đã nhúng chàm Dại rồi còn biết khôn làm sao đây!
Bình định có nhiều địa danh như: Gò Găng, Gò Gai, Gò Sặc, Gò Dưa v.v... là gò có một loại cây mọc, nhưng tôi vẫn muốn nghĩ Gò Chàm là Gò Hời, Gò Chiêm thành để đừng quên nơi đây có thành Bình định mà tiền thân là thành Đồ Bàn với một lịch sử hết sức bi hùng.!
Thị nại, Qui nhơn, Bồng sơn, Đồ Bàn, Gò Chàm, Bình định... đọc lên nghe như vang dậy trong lòng những nhớ nhung dằn vặt khôn nguôi!
California, ngày cuối năm Đinh Sửu
Bùi Phong Khê sưu khảo
Giai phẩm Xuân Tây Sơn Mậu Dần 1988