Một
hôm, có thông báo hòn đảo sắp chìm, mọi người hay tin chuẩn bị thuyền bè để rời
khỏi đảo. Ai cũng xôn xao mong sớm đi khỏi đặng được bề an ổn. Mỗi chị Tình Yêu cứ nấn ná lại vì tiếc nuối sự
nghiệp bấy lâu. Mãi đến phút cuối, cô ngậm ngùi ra đi, và hòn đảo bắt đầu chìm
thật. Lúc này, chị Tình Yêu mong muốn được mọi người giúp đỡ. Thấy anh Giàu
Sang ung dung trên chiếc tàu lớn đang chạy ngang qua, chị liền hô lớn, “anh
Giàu Sang ơi, anh giúp em cùng về đất liền nhé!”. Nghe vậy, anh Giàu Sang liền
lên tiếng “không được đâu, tàu của anh chứa nhiều châu báu, vàng bạc và các thứ
đồ quý giá nên hết chỗ rồi, em thông cảm đi nhờ tàu khác”. Rồi chiếc tàu anh
Danh Vọng cũng đến, chị Tình Yêu liền kêu lớn, “anh Danh Vọng ơi! Cho em quá
giang với!”. Anh Danh Vọng đáp, “tôi cao quý sang trọng thế này, sao có thể đi
cùng cô được, cảm phiền cô đi nhờ tàu khác”. Rồi đúng lúc đó, chị Nỗi Buồn chạy
qua, Tình Yêu liền lên tiếng, “xin giúp đỡ em, chị Nỗi Buồn ơi! Chị cho em đi
theo với nhé!” – “Ồ, không thể được! Tôi đang ôm trong lòng nỗi khổ niềm đau,
chỉ muốn yên thân một mình, xin em thông cảm tìm tàu khác nha”. Rồi tàu của chị
Niềm Vui chạy tới, cô Tình Yêu gắng la thật lớn, nhưng vì vui quá nên chị Niềm
Vui cũng không nghe cô gọi.
Quá
thất vọng ê chề, chị Tình Yêu ngồi rầu rĩ, nửa tỉnh nửa mê, thì bỗng nghe một
giọng oang, oang, “này cô Tình Yêu! Hãy đến đây, tôi sẽ đưa cô rời khỏi chỗ
này”. Cô Tình Yêu chợt tỉnh giấc mộng và lờ mờ thấy một ông già đầu tóc bạc trắng.
Cô nhanh chân lên tàu mà quên thưa hỏi, cùng kính chào ông. Sau khi về đến đất
liền, ông già chợt nhiên biến mất. Cô rất đỗi ngạc nhiên và vô cùng biết ơn ông
lão, bèn tìm đến ngài Kiến Thức để hỏi cho ra ông lão giúp mình là ai. Lão Kiến
Thức nhỏ nhẹ, từ tốn trả lời, “đó chính là ông Thời Gian”. Cô tình yêu hỏi tiếp,
“tại sao những người kia không giúp tôi mà chỉ có ông thời gian làm việc ấy?”
Ông lão Kiến Thức mĩm cười, “chỉ có thời gian mới hiểu hết tất cả sự mầu nhiệm
trong cuộc sống!” – “À, thì ra là thế, chỉ có thời gian mới là quan trọng và
thiết thực nhất trong đời”.
Thời
gian đối với người trí vô cùng quan trọng, họ không bao giờ để lãng phí dù chỉ
là một chút, với những kẻ ngu si thì hoàn toàn ngược lại. Họ si mê mãi dính mắc
trong ngũ dục trần gian, như con thiêu thân lao vào lửa, giống hệt bùn đất chẳng
có giá trị gì. Anh Giàu Sang vì có nhiều châu báu, vàng bạc là những vật quý hiếm,
nên những nhu cầu thiết yếu hằng ngày anh hầu như được vừa lòng, thỏa mãn.
Chính vì thế mà anh cứ mãi bám vào đó, chỉ lo thụ hưởng, vui chơi với các lạc
thú trần gian, để thời gian trôi qua vô ích. Anh không biết rằng, đời nay giàu
có là nhờ nhiều đời biết gieo trồng phước đức, hiện đời không biết tích lũy
thêm, mãi vui chơi hoang phí, thì đến khi phước hết thì họa đến, sau khi chết
chỉ mang theo nghiệp xấu mà chịu vô vàn đau khổ. Người trí sáng suốt biết tranh
thủ thời gian để đóng góp, sẻ chia, giúp đỡ nhiều người, nhờ vậy giảm bớt tính
tham lam, sân giận, si mê, mà thoải mái nhắm mắt xui tay khi duyên trần đã hết,
và đời sau chắc chắn được ấm no, hạnh phúc.
Thời
gian thoi đưa cứ mỗi ngày trôi qua lặng lẽ, không thể nào quay ngược trở lại. Nếu
ta không biết tu tâm, dưỡng tánh thì uổng phí cả kiếp người. Sự giàu có thực chất
chỉ như bóng mây mờ, hư ảo, là cái phước của đời trước và là cái họa của đời
này khi ta không biết chi tiêu ăn xài hợp lý. Nếu ta dùng tiền chỉ để thỏa mãn
dục trần, mãi chìm đắm trong thú vui tạm bợ, thì tiền mất tật mang, ta còn tự
mình rước họa vào thân. Vàng bạc tuy quý hiếm khiến ta phải đào đãi khó khăn,
dùng làm đồ trang sức hoặc làm của hồi môn thủ hậu về sau, nhưng thời giờ còn
quý hơn tất cả, cứ mãi trôi nhanh, không bao giờ quay trở lại. Nếu chúng ta
không biết tranh thủ, tận dụng từng thời khắc quý báu để làm tròn bổn phận,
trách nhiệm đối với gia đình, xã hội, thì ta sẽ gây tổn thất, thiệt hại nặng nề
cho toàn nhân loại và cho cả chính mình về sau.
Một
ngày mới bắt đầu là một cơ hội giúp ta rèn luyện nhân cách sống, mình hãy cố gắng
làm điều gì đó đóng góp cho đời. Sự đóng góp, dấn thân phục vụ nhân loại, sẽ
giúp ta kết nối yêu thương và duy trì mạng sống lâu dài. Chính vì vậy, ta phải
tiếc từng chút thời gian để suy xét, quán chiếu cuộc đời mà dấn thân phục vụ, nỗ
lực làm thiện không biết mệt mỏi, không biết nhàm chán, vì thế gian này cần có
đôi bàn tay rộng mở. Mạng sống con người chỉ dựa vào hơi thở, chỉ một tích tắc
thở ra không thở vào là cuộc sống coi như chấm dứt. Mạng sống này là vô thường
biến đổi, ngắn ngủi, mong manh, nên ta phải biết trân quý từng giây phút mà gắng
công tu tập, chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an vui, hạnh phúc. Nếu ta chết
đi mà một đời không biết gieo trồng phước đức, cơ hội kiếp sau mang thân người
quả thực rất khó. Do đó, Phật vì lòng từ bi thương xót tất cả chúng sinh nên chỉ
dạy “ thân người khó được ” giống như con rùa mù một trăm năm mới trồi lên mặt
biển, gặp bọng cây trôi giạt mà bám vào được, còn dễ hơn được sinh lại làm người.
Cho
nên, chúng ta phải biết con người mới thật sự là quý nhất. Có con người là có tất
cả, vì con người có trí tuệ, biết siêng năng, chăm chỉ, cần cù lao động, sẽ làm
ra nhiều lúa gạo, sẽ khai thác đào mỏ, luyện vàng. Nếu không có những con người
siêng năng chịu khó, biết tranh thủ tận dụng thời gian làm những việc có ích,
phục vụ nhân loại đầy đủ các nhu cầu cần thiết, thì cuộc sống này sẽ trở nên vô
ích.
Thời
gian dù có lâu hơn, có dài hơn, nhưng nếu ta không biết tích lũy phước báu, thì
kết cuộc dù sống 100 năm cũng vô tích sự mà thôi. Vì thế, ngay từ thuở nhỏ, các
em phải cố gắng ra sức học hành để nâng cao trình độ hiểu biết. Sau này lớn
lên, có tri thức vững vàng để góp phần làm lợi ích cho đời. Tùy theo khả năng cá
nhân mà mỗi người chọn lựa cho mình một công việc phù hợp để nuôi sống bản
thân, làm tròn bổn phận trách nhiệm đối gia đình và phục vụ tốt cho xã hội.
Này
các em, này các bạn trẻ, ta có đôi bàn tay khéo léo để làm tất cả mọi việc. Khi
còn nhỏ, đôi bàn tay này giúp cho chúng ta học viết chữ, qua đó nâng cao trình
độ hiểu biết, có kiến thức phổ thông, sau này lớn lên dùng đôi tay, với trái
tim hiểu biết mà dấn thân đóng góp, phục vụ cho gia đình và xã hội. Chúng ta có
đôi chân mạnh mẽ để gánh chịu toàn thân, giúp thân này làm lợi ích vì nhân loại.
Đôi chân này luôn giúp chúng ta đi xa ngàn dặm, trèo non lội suối. Dù đường đời
có chông gai hiểm trở, đôi chân này vẫn luôn tiến bước không ngừng cho đến khi
sức cùng, lực kiệt mới thôi. Tất cả chúng ta với tình yêu thương nhân loại,
công ơn sâu dày của cha mẹ sinh dưỡng, mang nặng đẻ đau, hy sinh chịu đựng, vất
vả nhọc nhằn để nuôi mình khôn lớn, trưởng thành, mình phải dùng thân này để phục
vụ mọi người, gắn kết yêu thương, sẻ chia cuộc sống.
Nếu
chúng ta không biết vun trồng tri thức thì loài người không thể nào phát triển.
Để chinh phục đỉnh cao hiểu biết, đạt được danh vọng, giàu sang, là cả chuỗi
ngày dài ta phải trải qua một thời gian nhọc nhằn, lao khổ. Cuộc sống vốn dĩ
công bình được cái này thì phải mất cái kia. Thế nhưng, khi mọi thứ gần như toại
nguyện thì ta vui vẻ hạnh phúc, bằng ngược lại thì ta thất vọng, buồn rầu, lo lắng,
sợ hãi. Nếu được thì hân hoan phấn khởi vui sống qua ngày, nếu mất thì kéo theo
nỗi khổ niềm đau cùng vạn khối sầu. Cuối
cùng, lúc chết đi cũng chỉ mang theo hai bàn tay trắng, cùng sự nghiệp thiện,
ác của mình.
Sự
sống mong manh, cuộc đời vô thường giả tạm, vậy mà ta cứ mãi nhọc nhằn vất vả,
bon chen cả đời cũng chỉ để có chút tình yêu thương bé bỏng. Trong khi đó, ta
không biết nhìn lại chính mình, không biết mình là ai, và từ đâu đến? Tuy có
lúa gạo, có vàng bạc, có danh vọng, có vợ đẹp con ngoan, có tình yêu, có thời
gian, nhưng ta lại thờ ơ với chính mình, và ta chẳng biết mình là gì cả. Thật
là tội nghiệp cho ta quá chừng!
Ta
có tính biết sáng suốt ngay nơi thân vật chất này, nương nơi mắt thì thấy rõ
ràng các hình sắc mà không lầm lẫn, tai có tiếng thì nghe có tiếng, không tiếng
nghe không tiếng, tính nghe vẫn thường hằng như thế có khi nào vắng thiếu bao
giờ đâu? Mũi lưỡi thân ý cũng lại như vậy. Trong bầu vũ tru bao la này trên là
trời, dưới là đất, song hành với chúng ta có năm loài cùng chung ở, chúng ta thấy
rõ nhất là con người và các loài súc sinh. Đất giúp cho con người có sự sống nhờ
đôi bàn tay và khối óc. Trời cao bao gồm mây mưa, mặt trăng, mặt trời, các sóng
điện giúp con người đủ điều kiện tồn tại trên đời. Trời và đất không có cái hiểu
biết, ngược lại con người có tri giác, có hiểu biết, chính vì vậy con người là
trọng tâm của trời đất, là vật tối linh của muôn loài.
Lâu
nay, chúng ta hầu như ai cũng coi trọng trời đất mà lại coi thường và lãng quên
chính mình. Làm việc gì cũng cầu trời, khẩn đất phù hộ, đó chính là sai lầm lớn
nhất của con người. Sợ trời phạt, mong trời thương, rồi cầu thần đất, thần tài ủng
hộ cho có nhiều đất đai, của cải, tài sản, mà không biết gieo nhân nào để gặt
được quả lành. Cho nên có câu: có trời, có đất, có ta, nhưng không có con người,
thì trời đất bao la này cũng trở thành vô nghĩa. Không có con người thì tất cả
mọi thứ thiên hình, vạn trạng trên thế gian này đều trở thành vô nghĩa và không
có gì giá trị. Trong chúng ta, ai cũng có trái tim yêu thương và hiểu biết,
trái tim này luôn bao dung, độ lượng và dung nhiếp hết tất cả mà tạo nên sự hòa
hợp trong cuộc sống. Nếu ta có nhiều lúa gạo, vàng bạc, của cải, mà không biết
đem ra sẻ chia để làm vơi bớt nỗi đau khổ, bất hạnh bằng tình người thì tất cả
những thứ ta đang có còn giá trị gì nữa. Tình thương nhân loại ở chỗ nào? Lúa gạo
là nhu cầu cần thiết trong đời sống hằng ngày, nó luôn làm cho con người no đủ
mà không sợ chết đói, chết khát. Vàng bạc nếu so với lúa gạo thì giá trị thực tế
không bằng, không có vàng ta vẫn sống bình thường, không có lúa gạo ta không thể
tồn tài. Cụ thể như năm 1945, hơn 2 triệu người Việt Nam bị chết vì nạn đói. Vậy
mà, nhân loại cứ cho cái gì quý hiếm là có giá trị. Từ nhận định chủ quan đó,
ta cứ mãi chạy theo các nhu cầu vô vị, không cần thiết.
Bây
giờ, ta hãy thử làm một bài toán so sánh các giá trị vật chất ở thế gian. Vàng
có thể nuôi sống con người hằng ngày hay không? Người ta vẫn nói có vàng mới
mua được lúa gạo, nhưng người trong sa mạc hoang vắng mang theo đầy vàng có thể
giúp ích qua cơn đói khát hay không? Trong khi đó, ta chỉ cần ăn và uống để sống.
Về giá trị giao dịch sản phẩm nuôi sống nhân loại, người ta sắp đặt theo giá trị
quý hiếm, thường có, nhưng trên thực tế vật quý hiếm lại không có nhu cầu chính
đáng. Những gì cần thiết cho sự sống con người đáng lẽ phải có giá trị hơn, vì
nó tác dụng trực tiếp nuôi sống chúng ta thường ngày, nhưng lại bị liệt vào diện
bình thường thấp kém, để rồi con người phải lệ thuộc vào các thứ phù phiếm, xa
hoa mà suốt đời phải nhọc nhằn, lao khổ.
Như
nước là nhu cầu cần thiết cho con người trong sinh hoạt hằng ngày, tắm rửa, giặt
giũ, nấu nướng, tiêu dùng... có nước đầy đủ thì cây xanh tươi tốt, tạo ra hoa
màu, thực phẩm, hấp thu khí dưỡng, làm bóng mát cho đời. Thiếu nước vài ngày
thì cây cỏ sẽ chết. Vậy mà có mấy ai quan tâm? Các nhà doanh nghiệp vì lợi ích
riêng mà cam tâm, đành lòng xả thải các chất độc hại làm ô nhiễm môi trường nước,gây
thiệt nghiêm trọng cho con người và tất cả muôn loài. Vì chút lợi ích cá nhân
nhỏ nhoi đối với một số người mà cả triệu, triệu con người cùng muôn loài chịu
khổ. Không khí là nhu cầu cần thiết để bảo đảm sự sống cho cả hành tinh, thiếu
nó vài phút thì mọi loài sẽ chết, vì nó bao trùm khắp cả hư không. Vậy mà con
người chỉ biết lợi trước mắt, làm tổn hại sự sống hôm nay và cho cả về sau. Lúa
gạo, nước, không khí, so với vàng cái nào quý hơn? Chắc chắn ai cũng nói vàng
quý hơn. Đó là cái thấy sai lầm nghiêm trọng từ ngàn xưa cho đến ngày nay mà ít
ai quan tâm, nhận biết. Con người đã tạo ra sự mâu thuẫn quá lớn. Những cái cần
thiết giúp ích cho nhân loại mỗi ngày thì ta lại lơ là, lãng quên, mà chấp nhận
gánh lấy hậu quả đau thương từ chủ nghĩa tiêu thụ vật chất quá đáng.
Bây
giờ, chúng ta thử so sánh giữa vàng và sắt xem thứ nào có giá trị hơn? Ai cũng
nói vàng giá trị hơn, vì vàng tính thành tiền thì đương nhiên mắc hơn sắt,
nhưng lợi ích thiết thực cho con người lại chính là sắt chứ không phải là vàng.
Trong cơ thể con người rất cần chất sắt, vì nó là yếu tố quan trọng để tạo
thành máu đỏ. Con người nếu thiếu máu thì sẽ chết, nhưng nếu thiếu chất vàng
thì cũng không hề gì. Đó là giá trị chất sắt trong con người, ngoài ra sắt còn
đáp ứng những nhu cầu cần thiết phục vụ sự sống tiện lợi về nhiều mặt như xây dựng
nhà cửa, cầu cống, xe cộ giúp con người có chỗ ăn, ở, nghỉ ngơi, đi lại dễ dàng
mà tiết kiệm được thời gian. Những gì cần thiết cho con người thì chúng ta lại
lãng quên và ít quan tâm tới. Cho nên, chúng ta đành chịu chấp nhận sống chung
với ô nhiễm, sống chung với bệnh hoạn, sống chung với tệ nạn xã hội, sống chung
với những cái đang dần hủy diệt thiên nhiên và sự sống con người.
Người
nông dân phải cực khổ, vất vả nhọc nhằn, một nắng hai mưa, chân lấm tay bùn, đầu
đội trời, chân đạp đất, mới tạo ra những hạt gạo thần tiên giúp nhân loại được
no đủ mỗi ngày. Vậy mà chính con người lại đánh giá gạo là vật chất thấp nhất
trong các nhu cầu cần thiết để phục vụ cho sự sống thường ngày. Chúng ta cần có
một cuộc hội thảo về vấn đề này, phải tìm ra giải pháp chính đáng để giúp con
người cân bằng lại giá trị cuộc sống. Ta cứ nghĩ rằng những gì quý hiếm là đắt
tiền mà bỏ quên giá trị thiết thực của sự sống. Lúa gạo tuy cần thiết, vàng bạc
tuy quý hiếm, ai biết làm phước thiện nhiều đời thì mới giàu sang, nhiều tài sản,
nhưng nếu ta không biết trân quý thời gian mà sử dụng vào các việc vui chơi
trác táng thì uổng phí cả một kiếp người. Mọi thứ ta làm được để trở nên giàu
sang, có cuộc sống đầy đủ, tiện nghi vật chất, nhà cao cửa rộng, tiền bạc của cải,
nhưng chỉ một chớp nhoáng thoáng qua như trận động đất tại Nhật Bản vừa rồi,
tài sản, của cải đều sẽ bị cuốn trôi đi hết. Cuối cùng, ta chỉ còn lại hai bàn
tay trắng cùng nỗi tiếc nuối, khổ đau.
Do
đó, tiền bạc của cải, vật chất ta biết xử dụng đúng nhu cầu mục đích sẽ đem lại
lợi ích cho mọi người, bằng ngược lại ta chỉ tiêu xài hưởng thụ cho cá nhân quá
đáng thì trở thành vô nghĩa. Tất cả mọi thứ chỉ có giá trị khi ta biết đem lại
lợi ích thiết thực, phục vụ cho đời sống con người. Nếu con người không có
lương tâm, không có đạo đức, không có trái tim hiểu biết, luôn sống si mê, vô độ
thì những thứ đó có cũng như không, chẳng mang đến lợi ích gì cho ai cả, mà con
gieo thêm tai họa cho nhiều người.
Thực
tế cuộc sống, vì cái thấy biết sai lầm từ ngàn xưa đến nay mà ai cũng nghĩ cái
gì quý hiếm là có giá trị cao, nên lãng quên những giá trị thiết thực trong cuộc
sống. Không có châu báu, vàng bạc, đá quý, ta vẫn sống, vì nó chỉ là món đồ trang
sức tô điểm và phụ thuộc con người sử dụng. Không có lúa gạo, không có nước để
tiêu dùng, không có không khí để thở, không có con người tâm linh thì thử hỏi
ta có thể sống còn được hay không? Rốt cuộc, con người vì si mê chấp ngã, mong
muốn chiếm hữu, nên ai cũng thích được tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, để rồi cuối
cùng tạo ra không biết bao nỗi khổ, niềm đau mà làm tổn hại cho nhau.
Thực
tế, cuộc sống này khổ nhiều hơn vui, vì ta cứ mãi đua tranh, giành giựt nên bức
hại nhau không một lòng thương tiếc. Mỗi ngày, thế giới này có vô số con người
bất hạnh, thiếu thốn khó khăn, chết đói, chết khát. Họ đang đói tình thương,
đang cần những bàn tay rộng mở, đang cần sự nâng đỡ sẻ chia để làm vơi bớt nỗi
đau bất hạnh, với tinh thần bao dung, độ lượng. Trong khi đó, số người lãng
phí, xa hoa, ăn trên, ngồi trước thì lại chiếm quá nhiều.
Vậy
cái gì thực sự quý giá nhất trên đời này? Nói chung tất cả mọi thứ cái gì cũng
quý cả nếu ta biết xử dụng đúng nhu cầu. Nếu ta biết sống bớt tham lam ích kỷ,
thụ hưởng cá nhân để san sẻ, giúp đỡ những con người khốn khó, bất hạnh vượt
qua nỗi khổ, niềm đau thì những gì ta có đều là rất quý. Hiện nay, cả thế giới
mỗi ngày có hơn 40 ngàn người phải chết vì đói, khát. Lương thực tiêu dùng khan
hiếm, thiếu thốn mọi bề, trong khi một số người lại xa hoa, phung phí. Con người
cần vật chất, con người cần tình cảm, con người cần tinh thần, con người cần sự
sẻ chia và con người cần có sự yêu thương bằng trái tim hiểu biết. Có lương thực,
thực phẩm đầy đủ mới bảo đảm nuôi sống con người. Có tình cảm để con người nối
kết yêu thương mà đóng góp sẻ chia cho gia đình, xã hội. Có tinh thần lành mạnh,
sáng suốt, minh mẫn để luôn sống lạc quan, yêu đời. Có con người tâm linh để sống
với trái tim hiểu biết, sẻ chia, giúp đỡ mọi người trên tinh thần tương thân,
tương trợ, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau.
Vì
vậy, ta phải biết tin sâu nhân quả, tránh ác làm lành để chuyển hóa tâm si mê,
chấp ngã, trở về sống với tính biết thanh tịnh sáng suốt của mình. Khi sống được
với tính biết sáng suốt, ta sẽ không bị dòng đời cuốn trôi dù phải sống trong
môi trường si mê, loạn động, để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh. Thế mới biết,
con người là quý nhất, các vật chất khác chỉ phụ thuộc nơi con người mà thôi.
Không có châu báu, vàng bạc, ngọc quý, kim cương, ta vẫn sống, nhưng thiếu lúa
gạo, nước uống, không khí cùng tình thương chân thật thì ta khó lòng sống bình
yên và hạnh phúc. Vậy mà thế gian cứ mãi chạy theo những điều phù phiếm, xa hoa
tạm bợ mà quên đi những điều cần thiết và quý giá nhất. Có con người là có tất
cả khi ta sống với trái tim hiểu biết và yêu thương, biết chia sẻ nâng đỡ những
nỗi khổ, niềm đau.
Sư
phụ chúng tôi đã dạy rằng: “Học tập, làm việc, uống ăn làm nên sự sống; tu là
hơi thở quyết định sự sống; thân thể này thiếu tu cũng như thiếu hơi thở trong
chừng phút giây là chết ngay.”
Do
đó, Sư ông chúng tôi chủ trương tu, học và lao động như cái đỉnh ba chân không
thể thiếu. Lao động như ăn cơm, học hỏi như uống nước, tu như hơi thở và có con
người tâm linh thì cuộc sống này sẽ là thiên đường hạnh phúc. Chúng ta muốn vượt
qua những phù phiếm, hư danh, ảo vọng trong đời, để làm tròn trách nhiệm, bổn
phận gia đình, có cơ hội dấn thân phục vụ xã hội thì hãy nên áp dụng ba điều
trên cho hài hòa, hợp lý. Lao động giúp chúng ta tạo ra của cải vật chất để
nuôi sống bản thân, nhưng không vì thế mà ta tham đắm vơ vét cho riêng mình,
làm tổn hại chung đến nhân loại. Đối với người đời thì sự học hỏi giúp mở mang
trình độ tri thức, áp dụng vào công việc hằng ngày để đem lại lợi ích cho đời.
Đối với người xuất gia thì việc học nhằm biết được phương pháp để tu hành, mà
chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an vui, hạnh phúc, dấn thân đi vào đời, vì lợi
ích chúng sinh với tinh thần vô ngã, vị tha.
Tóm
lại, ta có quyền làm giàu để nâng cao đời sống do sự siêng năng, tinh cần bằng
chính đôi tay và khối óc của mình. Nhờ vật chất sung mãn, đời sống được ổn định,
ta không phải lo toan, bận bịu về kế sinh nhai, ta có điều kiện bố thí sẻ chia
và thời gian để nâng đỡ cưu mang người khác. Ta phải nhớ rằng, tài sản, địa vị
tuy rất cần thiết trong cuộc sống nhưng chưa chắc sẽ mang lại hạnh phúc, an vui
thật sự, nếu ta không biết tận dụng thời gian để làm mới lại chính mình và sống
với tính biết sáng suốt. Thời gian vô cùng quý giá, vì nó đi qua mà không bao
giờ trở lại. Nếu con người không biết chắt chiu, trân quý từng phút giây để làm
những việc có nghĩa cho đời, thì quyền cao chức trọng hay giàu sang, phú quý có
được lợi ích gì cho ai?
Đôi lời tâm sự chân thành kính mong mọi người
hãy nên chín chắn suy xét, quán chiếu cho tường tận. Hãy biết tận dụng, tranh
thủ thời gian quay lại chính mình, mở rộng tấm lòng nhân ái, lấy đó làm kim chỉ
nam trong việc chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau, thành an vui, hạnh phúc.
Kính ghi
Phong Trần An Nhiên
NHÀN QUÁ SINH TẬT XẤU
Cuộc
sống an nhàn là điều ai cũng ưa thích và ham muốn. An nhàn trong thời gian ngắn
sẽ giúp ta phục hồi sức khỏe sau thời gian làm việc mệt nhọc khi được tịnh dưỡng,
nghỉ ngơi. Nhưng nếu để sự an nhàn kéo dài thái quá sẽ làm cho ta cảm thấy nhàm
chán, dẫn đến tình trạng “nhàn quá sinh tật xấu”.
Một
người nọ thường hay làm phước đặng mong cầu được ăn sung, mặc sướng, hưởng một
cuộc đời ấm no, đầy đủ. Cả một đời người đó làm phước chỉ để cầu như vậy mà
thôi, và cuối cùng nhân quả đã giúp cho anh toại nguyện. Sau khi chết đi anh ta
được tái sinh vào một cung điện nguy nga, sang trọng. Một người chờ sẵn và bàn
giao cung điện cho anh. Anh ta mừng quá liền nói, “tôi ở trần gian làm việc nhọc
nhằn vất vả cả đời chỉ mong sao được sinh chỗ mới khỏi phải làm việc, chỉ ăn no
rồi ngủ, ngủ dậy rồi ăn, không phải cử tay, động chân vất vả, đó là ước nguyện
của tôi”. Người kia nói, “vậy là đúng theo sở cầu của anh rồi. Nơi đây, chúng
tôi có đủ tất cả nhu cầu cần thiết ngài muốn gì cũng có, chỉ cần ngài khởi niệm
muốn là có người phục vụ ngay. Nhà ở đây được xây theo kiểu biệt thự hiện đại,
tiêu chuẩn 5 sao, giường nằm có hệ thống xoa bóp tự động, mọi tiện nghi đều được
hài lòng, vừa ý”.
Thời
gian đầu mới đến, anh ta ăn rồi ngủ, ngủ dậy rồi ăn, cảm thấy hạnh phúc và sung
sướng vô cùng. Nhưng dần dần, anh cảm thấy cô đơn và buồn tủi, vì tối ngày chỉ
biết sống hết ăn rồi ngủ chỉ có một mình. Riết rồi anh cảm thấy mệt mỏi chán
chường, bởi ăn ngủ hoài nên bụng anh cứ bự ra rồi xệ xuống và đầu óc anh lú lẩn
dần dần. Anh muốn tìm một việc làm cho khuây khỏa tâm hồn, nên anh tìm đến người
kia yêu cầu. Người đó đáp, “chỗ của tôi chỉ dành riêng cho hạng người thích ăn
và ngủ thôi, ngoài ra không thể đáp ứng nhu cầu khác được”.
Thời
gian kéo dài và anh trở nên vô cùng khốn khổ. Cảm giác tù tùng, bực bội đến nỗi
anh không còn chịu đựng được nữa. Vì bực quá nên anh thét lên một tiếng như trời
long đất lở, “ tôi thà xuống địa ngục còn sướng hơn ở chỗ này”. Người kia đáp,
“bộ anh tưởng nơi đây là thiên đường hay sao? Nơi đây chính là địa ngục trần
gian, chỉ dành riêng cho những con người biếng nhác, thích ăn không ngồi rồi”.
Lúc này, anh mới ngộ ra rằng, cuộc sống quá an nhàn dễ sinh ra nhàm chán, chỉ
khiến mình càng khốn khổ, bức bách bởi bức tường vô minh mê muội, u ám che lấp.
Tuy nó không phải nơi chứa đầy chông gai, núi đao, rừng kiếm hoặc chảo dầu sôi,
nhưng nó làm cho tinh thần con người trở nên lú lẩn, mê muội theo thời gian và
si dại vì thói quen ham ăn, mê ngủ.
Liên
hệ đến cuộc sống thực tế, có một sinh vật cũng được con người nuôi dưỡng rất tử
tế, đàng hoàng, chỉ lo ăn rồi ngủ mà thôi. Suốt ngày, chúng chỉ nằm một chỗ,
trong cái lồng sắt vừa đủ nhúc nhích, cục qua cựa lại. Nhân vật đó chính là họ
heo nhà ta. So với thời xưa, loài heo nếu nuôi nhanh lắm cũng phải 6 tháng,
nhưng heo vẫn được đi lại thoải mái trong chuồng lớn, vẫn được đùa giỡn, vui
chơi, ăn uống, giành giựt lẫn nhau. Chú nào hám ăn táp nghe phầm phập, mau mập,
mau lớn thì mau nhanh được đưa vào lò mổ. Chú nào chậm chạp kém ăn, hay bệnh
thì lại càng sớm đi hơn, vì để lâu chủ sợ bị lỗ. Ngày nay, công nghệ nuôi heo
hiện đại hơn, nên thời gian rút ngắn chỉ khoảng chừng 3 tháng. Nhưng heo ta chỉ
được nằm một chỗ, hết ăn rồi ngủ, ngủ rồi lại
ăn, và sau 3 tháng lại bị đưa vào lò mổ thịt. Heo ta quả thật sung sướng
làm sao, được ăn một thứ thức ăn siêu nạc, được con người chăm sóc tắm rữa kỹ
càng, sạch sẽ ngày ba bữa, nên heo mau mập, lớn nhanh. Nhưng lớn nhanh, mập mạp
để làm gì, cuối cùng chúng được đưa vô lò mổ, làm thức ăn phục vụ cho con người.
Tham
ăn ngon và thích ngủ nhiều là một thói quen của người mê muội, một trong năm
món dục lạc đức Phật thường xuyên khuyên nhủ hàng đệ tử chúng ta. Ăn quá nhiều,
ăn trong vội vã, ăn đêm, ăn với sự thèm khát là những nguyên nhân gây nên bệnh
béo phì, nhất là các chị em, phụ nữ trong thời hiện đại. Ai thích ăn ngon, ngủ
nhiều thì chắc chắn trong tương lai sẽ được hài lòng vừa ý với kiếp sống mới đầy
đủ sự an nhàn là làm loài heo công nghiệp.
Lười
biếng là căn bệnh trầm kha của kẻ ăn không, ngồi rồi, chỉ muốn vui chơi, hưởng
thụ cho riêng mình mà thôi. Hạng người này sẽ làm tổn hại kinh tế gia đình và
làm thiệt thòi cho xã hội, vì không có tâm tư phục vụ, đóng góp cho ai. Sống an
nhàn là thú vui của những kẻ chán ngán cuộc đời, vì thấy xã hội bất công, họ
rút vào rừng để tìm sự an vui cho riêng mình. Bởi vì sao? Vì chính nơi phồn
hoa, phố thị, cấp trên chỉ một bề nghe theo sự tâu dối của bọn gian thần, nhiễu
loạn dân chúng, làm mọi người lầm than
cơ cực. Chốn quan liêu là nơi tranh đua giành giựt, thuận theo thì tham quan hữu
hóa, lợi dụng quyền hạn để cùng nhau thao túng lấy bớt của dân. Người có chút
nhân cách sống cảm thấy hổ thẹn, buồn tủi nên rút lui để khỏi làm ô uế tâm sáng
suốt, thanh tịnh, mà chấp nhận sống đời đạm bạc giản đơn.
Cho
nên, dân gian có câu: Khôn cũng chết, dại cũng chết, chỉ có biết khôn khéo từ
chối, rút lui, mới có thể không rơi vào hố sâu tội lỗi. Ta thà sống đơn giản, đạm
bạc mà vui cùng chân lý, chứ không vì cửa rộng, nhà cao, tiền bạc dồi dào mà làm
mất hết phẩm chất nhân cách đạo đức của mình. Nhưng có mấy ai thấu suốt điều
này mà vượt khỏi dòng đời nghiệt ngã. Chúng sinh vì tham đắm, mê muội, lầm chấp
thân này là thật ta và của ta, mà tìm cách chiếm đoạt, bóc lột tha nhân dưới mọi
hình thức.
Ngày
xưa, một chú ngựa con hằng ngày theo mẹ cùng chuyên chở đồ vật qua lại cho loài
người. Chúng làm việc vất vả mà thức ăn chính chỉ toàn là cỏ khô, cỏ dại. Một
hôm, chú ngựa con vô tình nghe được một mùi thức ăn thơm ngon hấp dẫn. Mùi thơm
đó khiến chú thèm thuồng, khao khát mà lần theo mùi vị thì đến một trang trại
nuôi heo. Tại đây, bọn heo được loài người cho ăn một thứ lúa mạch rang bơ thơm
ngon đáo để. Cả bầy heo ăn rất ngon lành, táp nghe phầm phập, thoáng một chốc
là hết thức ăn trong máng. Tiếp đến, chúng nằm phè ra, đánh một giấc ngon lành
say sưa, trong có vẻ nhàn hạ. Ngựa con mủi lòng khóc ra nước mắt mà tiếc cho kiếp
ngựa sao khó khăn, khốn khổ đến thế này. Cả một đời, tối ngày chỉ biết kéo xe
chở người khắp nơi, mà thức ăn chỉ toàn là cỏ khô, cỏ úa. Nó vội vàng chạy về,
tìm hỏi ngựa mẹ nguyên do vì sao lại có sự bất công đến như vậy. Ngựa mẹ nói,
“con cứ yên tâm, một thời gian sau con sẽ hiểu thôi. Tuy loài ngựa chúng ta có
vất vả, nhọc nhằn một chút, nhưng mà ta vẫn giúp được loài người thuận tiện đi
lại dễ dàng, nhanh chóng, lại giúp loài người vận chuyển hàng hóa phục vụ tiêu
dùng. Con có thể thấy loài ngựa dường như quá thiệt thòi hơn loài heo kia, và
thức ăn của ta tuy đơn sơ, đạm bạc, nhưng tinh khiết, trong sạch. Do đó, ta có
sức khỏe để đóng góp và phục vụ lợi ích cho loài người”.
Chú
ngựa con tuy nghe mẹ nói như vậy, nhưng trong lòng vẫn còn ấm ức, nên sinh ra
phiền muộn, khổ đau vì tâm so đo, tính toán. Rồi một hôm, chú nghe tiếng heo
kêu la thảm thiết, giọng điệu như van xin, cầu cứu, thất thanh gần như tuyệt vọng.
Để thỏa mãn tính tò mò, ngựa con liền chạy một mạch tới xem. Một cảnh tượng quá
hãi hùng đang phơi bày trước mắt. Loài người trói gô các con heo lại, nấu nồi
nước sôi to đùng, rồi sau đó chế thẳng vào mình con heo từ đầu cho đến đuôi.
Người thì cạo lông, kẻ thì mổ bụng. Trong chớp nhoáng, con heo bị chặt ra làm
nhiều mảnh và được đưa dần lên xe chở đi. Giờ đây, chú ngựa con mới biết được
nguyên nhân rõ ràng, và thở phào nhẹ nhõm, an tâm vui vẻ chấp nhận công việc hằng
ngày của mình.
Sở
thích tham muốn, hưởng thụ nhiều là tâm tư của những người thiếu hiểu biết vì
ngu si mê muội. Họ chẳng bao giờ tin sâu nhân quả, vì nghĩ rằng chết là hết,
nên hiện đời lao vào các cuộc vui chơi thấp hèn, làm mất đi phẩm chất đạo đức.
Kẻ si mê ham vui trong chốc lát mà chịu khổ đau ngàn đời, đó là thói quen thâm
căn cố đế của kẻ lười biếng ăn không ngồi rồi. Họ có thói quen tham hưởng thụ
quá đáng, nên không bao giờ có được một tương lai tốt đẹp. Những kẻ lười biếng
muốn làm ít nhưng lại tham hưởng nhiều, thích dựa dẫm, và mong cầu sự giúp đỡ của
người khác, nên thường sống ỷ lại vào gia đình, người thân. Họ hay cầu sự may mắn
từ bên ngoài, vì tâm biếng nhác không nỗ lực hoàn thiện chính mình. Hạng người
này hay lánh nặng, tìm nhẹ, vì mang cục nhớt trên lưng quá lớn. Họ không dám thức
khuya, dậy sớm, hay chịu khó dầm mưa, dãi nắng để lao động góp phúc lợi cho cuộc
đời. Những kẻ này thường lại hay nói khoát lác, nói chuyện trên trời mà việc dưới
đất cũng chẳng làm được, sống như vậy chẳng khác nào mang thân người nhưng còn
thua cả loài súc sinh, ngu độn.
Việc
được sẻ chia, nâng đỡ đôi khi cũng cần thiết, nhưng ta không nên ỷ lại, dựa mãi
vào đó, mà đánh mất đi khả năng làm việc luôn tiềm ẩn nơi mình. Một người thiếu
thốn khó khăn muốn vươn lên vượt qua hiểm nghèo, thì luôn cần một cần câu để
câu những con cá. Ta không thể trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác mãi, mà
cần phải nỗ lực siêng năng, tinh cần chịu khó, chịu khổ mới có khả năng thay đổi cuộc đời. Sự chăm chỉ,
cần cù siêng năng không sớm thì chày sẽ dẫn đến thành công ở một ngày không xa.
Người có thói quen thích ăn không ngồi rồi, suốt ngày cứ vùi mình trong giấc ngủ
thì tâm trí lúc nào cũng mờ mờ, mit mịt, trở nên lú lẫn, chán ngán cuộc đời, vì
sự buông lung vô độ, để thời gian trôi qua vô ích.
Siêng
năng làm việc để phục vụ vì lợi ích tha nhân là công hạnh của các vị Bồ tát, nhất
là Bồ tát Quán Thế Âm với chí nguyện độ sanh không mệt mỏi, không biết nhàm
chán luôn sống vì người và làm lợi ích cho tất cả chúng sinh. Bồ tát đi vào đời
với 32 ứng thân, hòa nhập vào cộng đồng, xã hội, làm việc nghĩa, việc ích dưới
mọi hình thức. Bồ tát sẵn sàng chịu khổ thay cho tất cả chúng sinh không một lời
than oán, như mẹ hiền thương con chỉ một lòng lo lắng, đáp ứng mọi nhu cầu cần
thiết.
Kẻ
lười biếng vì đam mê hưởng thụ mà đánh mất dần nhân cách, phẩm chất con người,
dễ dính vào vòng tệ nạn xã hội. Nếu có nhiều phước báu thì cũng đọa vào loài
heo để sống kiếp súc sinh chịu ngu si, mê muội. Người trí, kẻ ngu khác nhau ở
chỗ là biết nhận thức sáng suốt ngay nơi tâm niệm sống an vui, hạnh phúc hay chịu
sa đọa, khổ đau. Ai làm người cũng hãy nên một lần chính chắn suy nghĩ, làm việc
giúp ta cân bằng sự sống, thoải mái tâm hồn mà cùng nhau góp phần an sinh xã hội
cho được vuông tròn, tốt đẹp.
VƯỢT QUA CHÍNH MÌNH
Một
người cụt tay đến xin ăn tại một nhà nọ. Cô chủ nhân không mở rộng tấm lòng mà
còn nhờ người bê đống gạch ra phía sau nhà. Kẻ ăn xin tức giận nói, “bộ bà
không thấy tôi cụt một tay hả, làm sao rinh gạch cho bà được? Tôi đang cần miếng
ăn sao bà lại bảo tôi khiêng gạch”. Bà nói, “nếu anh chịu khiêng ta sẽ trả công
cho anh, có tiền anh muốn ăn gì chả được”. Thế là bà ta dùng một tay bê gạch, rồi
nói đâu nhất thiết có hai tay mới làm được, “ta làm được, sao ngươi chẳng làm
được”. Kẻ ăn xin bất đắc dĩ phải làm việc đó, anh ta hì hạch mãi gần hai tiếng
đồng hồ mới chuyển xong đóng gạch. Thân thể mệt lã, mồ hôi ướt đẫm, mặt mày bơ
phờ bám đầy bụi gạch. Bà chủ nhà liền đưa cho anh một cái khăn sạch và anh ta
lau kỹ mặt mày, đầu cổ, thoáng chốc khăn trắng đã trở thành đen dơ. Sau đó bà
đưa cho anh 100 đồng. Kẻ ăn xin nhận tiền rồi cám ơn rối rít. Bà già nói,
“ngươi khỏi phải cám ơn ta, vì đó là tiền công kiếm được bằng chính sức lao động
của ngươi mà”. Kẻ ăn xin nói, “bà là vị cứu tinh của đời tôi, bấy lâu nay tôi lầm
lẫn quá lớn, tôi rất biết ơn bà, ơn này tôi xin khắc cốt ghi tâm và xin hẹn gặp
bà trong một thời gian gần đây”.
Mười
năm sau, một người đàn ông đi trên chiếc xe hơi sang trọng, tài xế lái dừng xe
trước cửa nhà bà. Người chủ bước xuống xe với phong thái lịch sự, nhưng người
này lại chỉ có một tay. Anh ta mừng rỡ cúi đầu chào bà một cách cung kính, rồi
dùng tay níu lấy bà và cảm kích nói, “ngày xưa, nếu con không gặp bà thì con vẫn
là tên ăn mày khốn khổ. Những viên gạch của bà đã giúp con thay đổi cuộc đời bằng
sự tự lực vươn lên, dù con chỉ còn một tay, nhưng với khối óc biết học hỏi, tìm
tòi, sáng tạo, giờ đây con đã thành đạt với cương vị là chủ tịch một công ty lớn”.
Người
đàn bà ờ lên một tiếng, “à, ta nhớ rồi, chính cậu là kẻ ăn mày khi xưa được ta
nhờ khiêng gạch bằng một tay gần mười năm về trước. Nhưng đó là do sự kiên trì,
siêng năng, tinh cần, cố gắng của bản thân cậu, chứ ta chỉ giúp cậu thêm ý chí,
nghị lực và sức mạnh làm chủ bản thân trong cuộc sống mà thôi. Xin chân thành
chúc mừng sự thành đạt của cậu!”
Vị
chủ tịch một tay này là người sống có ơn, có nghĩa. Vì biết ơn người đã giúp
mình vượt qua mặc cảm tự ti mà vươn lên vượt qua cuộc sống hiểm nghèo. Cậu ta
nhớ lại mười năm về trước, nếu không gặp bà thì anh làm gì có được sự nghiệp
như ngày hôm nay. Nhớ ơn xưa nên anh muốn tặng cho bà một số tiền lớn để nuôi
dưỡng bà hết quãng đời còn lại. Bà già nói, “tôi không dám nhận số tiền quá lớn
từ tấm lòng của anh, anh hãy dùng số tiền đó đễ giúp đỡ những người bất hạnh
không còn phương tiện sinh sống thì vẫn tốt hơn”. Vị chủ tịch một tay cứ nài nĩ
hoài.
Bà
nói:
_
Tôi bây giờ còn đủ cả hai bàn tay và một khối óc.
Vị
chủ tịch đau lòng nói mà hai hàng lệ rơi.
_
Dạ thưa bà, con nhờ bà đã giúp cho con biết thế nào là một con người sống có
nhân cách và lòng tự trọng. Ngày nay, con được thành đạt như vầy cũng là nhờ
vào sự chỉ dạy của bà năm xưa.
_
Vậy thì bây giờ, anh hãy nên lấy số tiền đó để thành lập một trung tâm nhân đạo
giúp người bất hạnh và cô độc đi.
Biết
ơn và tự lực vươn lên trong cuộc sống là mục tiêu lý tưởng để giúp cho mọi người
tự hoàn thiện chính mình. Ta nỗ lực siêng năng tinh cần không ỷ lại vào sự nghiệp
của người khác, cố gắng phấn đấu vượt qua và vươn lên để chính mình tìm ra được
lý tưởng sống, có cơ hội đóng góp cho gia đình và phục vụ tốt cho xã hội. Khi
ta còn nhỏ dại, nhờ công ơn nuôi nấng của cha mẹ, lúc lớn lên ta phải biết sáng
suốt chọn cho mình một việc làm chân chánh, khi thành đạt thì ta phải nhớ biết
công lao, khổ nhọc của nhiều người. Thứ nhất là ơn cha mẹ, thứ hai là ơn thầy tổ,
thứ ba là ơn thầy dạy nghề, và thứ tư là ơn đất nước. Biết ơn và đền ơn là đạo
lý uống nước nhớ nguồn, ăn trái nhớ kẻ trồng cây, là đạo gốc của dân tộc Việt
Nam từ mấy ngàn năm văn hiến. Đó là một truyền thống tốt đẹp của dòng giống con
rồng cháu tiên.
Trong
cuộc sống, chúng ta làm việc cũng giống như quả bóng bằng cao su, khi rơi xuống
đất nó sẽ tưng lên. Chính vì thế, ta có thể thay đổi nghề nghiệp sao cho phù hợp
với hoàn cảnh hiện tại. Gia đình, sức khỏe, bạn bè và tinh thần, lại được ví
như những quả bóng bằng thủy tinh, nếu lỡ tay đánh rơi thì chúng sẽ trầy trụa,
bị nứt, bị hư hoặc bị vỡ nát. Khi đó, ta khó mà hàn gắn và sửa chữa lại được.
Cũng
vậy, khi ta không biết giữ gìn sức khỏe mà lao vào những thú chơi vô ích, thức
suốt sáng thâu đêm để cờ bạc, rượu chè, hút chích, đàn điếm mà lãng phí thời
gian một cách vô tích sự. Ai đã lỡ vướng vào vòng này thì thân tàn ma dại, sống
thì làm khổ gia đình người thân, chết thì bị đọa lạc vào ba đường dữ, chịu khổ
báo vô số kiếp không có ngày cùng. Đến khi trở lại làm người thì thân thể xấu
xí, đen đúa, bệnh tật, cô đơn, không người nuôi dưỡng. Gia đình là tổ ấm để
chúng ta nương tựa, là nền tảng vững chắc nhằm phát triển một xã hội tốt đẹp. Một
con người tốt, một gia đình đạo đức, một xóm làng sống có nghĩa tình, biết
thương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, thì thế gian này sẽ là thiên đường hạnh
phúc.
Ngược
lại, nếu ta sống không hiếu thuận với ông bà cha mẹ, không biết kính trên nhường
dưới, vợ chồng không biết thông cảm và tha thứ cho nhau, không biết nuôi dạy
con cái làm điều thiện lành tốt đẹp, không biết sống có chừng mực đạo đức, “muốn
ít biết đủ”, thì ta sẽ dễ dàng bị tha hóa, sa đọa, mà bị dòng đời cuốn trôi. Một
khi con người đã sống thiếu hiểu biết thì rất nguy hại cho gia đình, xã hội,
tình cha nghĩa mẹ không còn, tình chồng vợ cũng bị phôi phai, chia lìa, con cái
cũng bị ảnh hưởng mà không có chỗ tựa nương.
Nói
chung, một con người hư hại làm khổ lụy bao nhiêu người thân và làm xã hội thêm
nhiều gánh nặng. Nhiều người dính vào tệ nạn xã hội dẫn đến trộm cướp, lường gạt,
giết hại lẫn nhau. Có tệ nạn xã hội, có phạm pháp thì phải có chỗ dung chứa tội
nhân, nên cứ thế con người mãi nghèo
nàn, lạc hậu và trình trạng đạo đức, nhân phẩm con người càng bị xuống cấp trầm
trọng. Đó là nỗi đau chung cả nhân loại phải gánh lấy, dần rồi tình người không
còn nữa và con người dễ dàng sống trong vô cảm. Chính chủ nghĩa tiêu thụ vật chất
quá lừng lẫy làm con người mỗi lúc mỗi xa rời nhau, bởi thời gian ngồi lại bên
nhau tâm tình, sẻ chia không có. Gia đình là nền tảng của xã hội, vậy mà ba thế
hệ ông bà, cha mẹ, con cái không có cơ hội để sống yêu thương, hiểu biết. Xã hội
càng nghèo nàn lạc hậu thì con người càng mê tín, mù mờ, càng sống theo chủ
nghĩa tiêu thụ vật chất nên tình người dần rồi không còn nữa.
Chính
vì vậy mà Phật dạy ta phải “muốn ít biết đủ” để có cơ hội cùng giúp đỡ sẻ chia,
mà cùng cảm thông nỗi đau của người khác. Cái gì cần xài ta mới xài, để có dư
chút đỉnh mà mở rộng tấm lòng, với tinh thần lá lành đùm lá rách. Khi đau yếu,
bệnh hoạn, ta mới thấy sức khỏe là quý. Khi sa cơ, thất thế, ta mới thấy tình
người là quan trọng. Vậy mà đa số con người chỉ biết sống vì tiền bạc, tài sản,
vật chất mà đành lòng giết hại lẫn nhau.
Thế
giới này là một vòng lẩn quẫn của sự hơn thua, phải quấy, tốt xấu, nên hư,
thành bại. Ta cứ mãi tranh giành các thứ vật chất vô tri phù phiếm xa hoa, mà
làm mất đi tình nghĩa của một con người. Vật chất là vô tri, con người là hiểu
biết, là tri giác, con người là nền tảng của gia đình và xã hội. Do đó, ta cần
sự yêu thương bằng trái tim hiểu biết, biết cảm thông và tha thứ, biết khoan dung
và độ lượng, nhưng ta lại mặc tình làm ngơ, dửng dưng, lạnh lùng, vô cảm.
Thế
giới này sở dĩ xây dựng mở mang phát triển cũng chỉ nhằm mục đích phục vụ lợi
ích con người, ấy thế mà có mấy ai có được tấm lòng rộng mở vì tha nhân? Phật dạy,
“trong bầu vũ trụ bao la này, từ con người cho đến muôn loài, muôn vật đều phải
nương nhờ lẫn nhau mới bảo tồn mạng sống”. Ta không làm ruộng nhưng vẫn có cơm
ăn, kẻ thiếu phước thì phải cày sâu cuốc bẩm, phơi mình trong nắng mưa vậy mà
đôi khi vẫn bị thiếu ăn. Ta không nuôi tằm, dệt vải, nhưng vẫn có áo quần và ta
cứ như thế mà có đủ các thứ phục vụ nhu cầu cần thiết trong đời sống hằng ngày.
Sức khỏe của ta và những người thân yêu nếu để mất đi thì khó tìm lại được. Bạn
bè cũng rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày, nó là nhịp cầu nối kết để
cùng nhau chia vui, sớt khổ. Có gia đình, có bè bạn, có sức khỏe, ta có thể sống
vui, sống khỏe mà cùng nhau gầy dựng sự nghiệp giống nòi nhân loại. Tinh thần lại
càng quan trọng hơn hết, ta có hiểu biết, ta có nhận thức sáng suốt, nên biết
tiếp nhận những thứ gì cần thiết.
Nhờ
vậy, ta sống có định tĩnh chừng mực nên khi được lợi lộc ta không vì nó mà tham
đắm, mê mờ. Ngược lại, khi bị mất mát ta cũng không quá sầu bi, khổ não, do đó
ít bị hai thứ được mất, hơn thua làm tổn hại tinh thần, nhờ ta thường xuyên biết
quay lại chính mình mà thân tâm luôn được an ổn.
Tóm
lại, ta muốn thành đạt trong cuộc sống thì trước tiên phải có ý chí và nghị lực,
biết tranh thủ tận dụng hoàn cảnh sống của mình vì ta có hai bàn tay và khối
óc. Như anh ăn mày cụt tay kia, nếu không được bà già cho một liều thuốc bổ tự
lực cánh sinh, thì chắc có lẽ anh sẽ chịu chết chìm trong cuộc đời bần cùng,
đói rách. Lần đầu tiên rinh gạch một tay gần hai tiếng đồng hồ, anh chắc phải
chịu nhức mỏi, ê ẩm cả người. Nhờ vậy, anh học được cách thức làm người “sống
phải có lòng tự trọng”.
Khi
còn nhỏ dại, ta đương nhiên phải nương nhờ vào sự giúp đỡ của cha mẹ. Nhưng nếu
bất hạnh, ta không có người thân thì sao? Ta vẫn phải chấp nhận một mình đơn độc,
tự mình bươn chải, để làm sao có miếng ăn mà tồn tại với đời. Cũng như có hai đứa
bé một con nhà giàu, một con nhà nghèo. Đứa con nhà giàu khi bị té ngã sẽ khóc
thét lên, chờ cha mẹ đỡ dậy. Cha mẹ vì thương con nên mọi cái đều đỡ đần chu
đáo khiến đứa trẻ trở nên ỷ lại, cái gì cũng đều trông chờ người khác. Ngược lại,
đứa trẻ con nhà nghèo khi bị té ngã không có ai nâng đỡ, nó không khóc ré như đứa
con nhà giàu, mà tự đứng lên tiếp tục bước đi.
Cũng
vậy, ai biết nỗ lực, siêng năng, tinh cần học hỏi, quyết chí vươn lên sống
không ỷ lại nhờ vã người khác, thì người này nếu đầy đủ phước báu sẽ thành tựu
trong nay mai mà vững vàng đi tới, không chịu khuất phục bởi một áp lực nào.
Người Phật tử chân chính khi đến với đạo pháp, ban đầu phải nhờ vào tha lực, nhờ
sự hướng dẫn của quý Thầy Cô, đến khi hiểu biết rồi phải tự mình thắp đuốc lên
mà đi, hành trì theo chánh Pháp. Chính vì vậy, Lục Tổ Huệ Năng nói, “Khi mê thì
Thầy độ - Khi ngộ thì tự độ”.
Nhiều
người chỉ hiểu biết suông nên lúc nào cũng van xin cầu cạnh người khác, cứ nghĩ
rằng trời Phật sẽ ban ơn hay gia hộ cho mình, nên đành chấp nhận cuộc sống như
bèo dạt, mây trôi. Họ chẳng biết suy nghĩ, tìm tòi nghĩa lý sự thật của cuộc đời,
thấy ai làm sao thì mình làm vậy mà không biết đúng sai, phải trái. Tuy nhiên,
sự sống này ta vẫn cần “tha lực”. Khi chưa có hiểu biết hay đủ khả năng, ta vẫn
cần sự trợ giúp của người khác. Khi đã biết rồi thì chính ta phải tự lực vươn
lên. Chính vì vậy mà Phật thường nói, “ta chỉ là người Thầy dẫn đường, còn có
chịu tu hay không là do ý chí và nghị lực của mọi người”. Tha lực tuy rất cần
thiết cho con người bước đầu vượt qua khó khăn, thử thách nhưng nếu muốn đạt được
thành công viên mãn thì ta phải tự lực vươn lên bằng chính đôi bàn tay và khối
óc của mình.
CHỌN NGƯỜI HỢP TÁC
Có
một người kinh doanh rất thành đạt ở nước ngoài, ông ta muốn mở chi nhánh ở quê
nhà, nhưng việc chọn người quản lý điều hành công việc quả thật khó khăn. Cuối cùng, ông chọn được hai người
và từ đó lựa ra một người cùng hợp tác với mình, đồng thời giao cho người đó quản
lý công việc đầu tư trong nước.
Cách
thức chọn người của ông cực kỳ đơn giản. Một trong hai người chỉ cần đấu cờ với
ông, nếu như chiến thắng sẽ được ông chọn làm người quản lý. Hai người này cũng
là cao thủ trong làng cờ. Người thứ nhất chơi với ông trước. Mặc dù cố gắng hết
sức nhưng anh ta không tài nào thắng nổi. Cuối cùng, đành chịu thua vì chủ nhân
quá giỏi. Người thứ hai rất giỏi đánh cờ nên hai bên bất phân thắng bại. Thời
gian phải kéo dài suốt cả buổi. Tận dụng lúc chủ nhân bàn cờ bận đi vệ sinh, người
thứ hai liền đổi vị trí một quân cờ. Hành động này vị chủ nhân biết rõ. Nhờ
tráo một con cờ nên người thứ hai cuối cùng đã thắng, anh ta mừng thầm vì chắc
rằng mình sẽ là người được chọn. Ai cũng đinh ninh là người thứ hai được mời
làm việc, nhưng không ngờ ông chủ nhất quyết chọn người thứ nhất. Người thứ hai
mới bất bình lên tiếng, “tại sao ông không giữ đúng hợp đồng đã định”.
Ông
chủ nói, “anh hãy bình tĩnh. Người thứ nhất tuy đánh cờ thua ta, nhưng anh ta
thành thật, không có ý gian lận, dù anh ấy biết sẽ là người thua cuộc. Ta rất cần
người quản lý như thế. Còn anh tuy thắng ta, nhưng anh không trung thực, anh đã
tráo cờ khi ta đi ra ngoài, hành động đó nói lên sự gian dối, qua mặt của anh.
Nếu ta hợp tác cùng anh, chắc có ngày ta tán gia bại sản. Đó chỉ là một ván cờ
mà anh còn như thế. Trong thực tế, ta làm sao mà quản lý anh được. Thôi, anh
hãy cảm thông chọn một nơi khác để mà hợp tác”.
Chỉ
một ván cờ thôi, người thành đạt kia đã tìm được người hợp tác lâu dài. Sống ở
đời, có người thăng quan tiến chức lên như diều gặp gió, sự nghiệp công thành
danh toại, hanh thông. Điều này không phải tự nhiên mà có. Mọi thứ trên đời đều
có nguyên nhân sâu xa, ta không lường hết được. Định luật nhân quả công bằng,
bình đẳng, chi phối tất cả, không thiên vị một ai. Ta có thể qua mặt được người
khác, qua mặt được luật pháp, nhưng không thể nào qua mặt được chính mình. Ta
làm đúng ta biết, ta làm sai ta biết, ta điêu ngoa tráo trở như thế nào ta cũng
biết, cớ sao ta lại gian dối mọi người để làm gì? Vì lòng tham muốn quá đáng,
vì sự ích kỷ chính mình mà ta nỡ đành lòng hủy diệt lẫn nhau không thương tiếc.
Từ một ván cờ, người chủ thành đạt đã tìm được người quản lý, chỉ đơn giản vậy
thôi. Thành thật, không gian dối là một đức tính cao quý để làm nên nhân cách một
con người.
Đó
là ván cờ cuộc đời làm người mà chúng ta ai cũng phải đem hết tài năng thi thố.
Quản lý kinh tế, phục vụ cho đất nước, cần phải chọn một bậc hiền tài, sống
gương mẫu, đạo đức mới khả dĩ giúp ích được nhiều người. Bằng ngược lại, tài sản
nhân dân sẽ bị kẻ trên tham quan hữu quá, kẻ dưới lạm dụng bê tha, sa đọa, lãng
phí của công, báo cáo khống, rồi khéo léo thủ đoạn nhằm che mắt thiên hạ. Xã hội
nào có ý thức dân chủ cao thì nạn lạm phát thất thoát tiền bạc của công sẽ ít,
vì điều luật ban hành pháp được giám sát kỹ càng. Cho nên, chọn người quản lý
trước nhất phải có tấm lòng vì dân, vì nước, vì sự an vui, hạnh phúc của nhiều
người.
Con
người vì tham muốn cho riêng mình, và sợ bị người khác ghét bỏ, nên hay sống giả
dối để lấy được lòng người. Ta thà không được lòng người nhưng quyết không để
thói quen gian dối, xu nịnh, xâm chiếm tâm hồn ta. Cuộc sống này đôi khi ta cần
khôn ngoan khéo léo, tìm cách che đậy, bưng bít những xấu xa, đê tiện, nhưng rốt
cuộc sự thật vẫn là sự thật.
Trong
quan hệ hợp tác làm ăn, ta cần người thật thà, chất phát. Khi có được con người
như vậy, mình khỏi cần phải lo lắng nghi ngờ, luôn an tâm làm việc để phục vụ
tha nhân. Phật thấy rõ sự gian dối lường gạt là nguyên nhân suy đồi nhân cách,
làm tổn thất thiệt hại nặng nề cho nhân loại, nên Phật vì lòng từ bi chế ra giới
“không gian tham, trộm cướp của người” để giữ gìn, bảo vệ tài sản chung. Dối gạt,
gian tham, trộm cướp là thói quen xấu làm khổ đau nhân loại. Người nắm cán cân
công lý nếu không vâng theo lời Phật chỉ dạy, tin sâu nhân quả, thì có nguy cơ
làm thiệt hại tài sản chung của nhân loại. Họ sẽ lợi dụng quyền cao, chức trọng
để tước đoạt tài sản của chung một cách khéo léo, tài tình.
Thường
thì mục đích nói dối để che dấu tội lỗi hay lường gạt người khác là tâm xấu ác,
có tính cách làm tổn hại cho nhau. Nếu ta hợp tác với hạng người này, không
chóng thì chày, trước sau gì cũng tán gia bại sản. Chủ nhân kia đã từng trải
nghiệm trong cuộc sống ở nước ngoài, nên đã thành đạt vì đó là cách giúp ông tồn
tại trong lĩnh vực kinh doanh. Ngoài ra, trong các mối quan hệ khác cũng cần có
thành thật, nhờ vậy ta mới có tinh thần thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau
mà không sợ tổn thất, thiệt hại về mọi mặt. Một doanh nghiệp muốn thành công
trước hết phải có khả năng quản lý điều hành, sau biết chọn lựa đúng người,
đúng việc. Người quản lý cần phải có tấm lòng trung thực, siêng năng, cần mẫn.
Việc biết chọn lựa và sử dụng nhân lực hợp lý, tạo nên sự no cơm, ấm áo cho tất
cả mọi người, góp phần kiến tạo xã hội, xây dựng, phát triển đất nước ngày càng
thêm lớn mạnh.
RÈN LUYỆN NHÂN CÁCH
Việc
nuôi dạy con cái không đúng cách sẽ làm hư hỏng cuộc đời của chúng. Nếu ta quá
cưng yêu, chiều chuộng, thì đứa con đó sau này lớn lên chẳng làm nên tích sự
gì, bởi tính lười biếng, ỷ lại gia đình, người thân. Giáo dục là nền tảng cơ bản
giúp con người tự hoàn thiện chính mình, làm tròn bổn phận đối với gia đình và
phục vụ tốt cho xã hội.
Có
hai người cùng trồng cây dương trên vùng đất cát, khô cằn. Một người siêng năng
tưới cây mỗi ngày dù cho trời mới vừa trổ mưa. Người kia thì cứ tà tà, ban đầu
chăm sóc rất kỹ, càng về sau thì hạn chế dần sự tưới tẩm cho cây, nếu thấy cây
nào bị ngã thì tiện tay anh mới đỡ lên. Trong hai người này, một người thì quá
siêng năng tưới tẩm, một người thì chỉ tưới lúc ban đầu cho cây đủ sức, sau lại
hạn chế chăm sóc, dưỡng trồng. Thời gian trôi qua gần ba năm, những cây dương đều
đã lớn bằng bắp chân con người. Mọi người nhìn thấy rừng cây của anh chăm tưới
thường xuyên xanh tươi, đều đặn hơn. Như chứng minh sự vững vàng giữa hai cách
trồng, bỗng dưng giông tố đêm đó kéo đến, rồi mưa to gió lớn liên hồi cả đêm.
Sáng
hôm sau, hai người ra xem cây trồng của mình ra sao? Phía rừng cây của người
siêng tưới bị gãy cành, tróc gốc, ngã đổ, nằm nghiêng, sóng soài trên đất. Ngược
lại, rừng cây của anh chăm sóc lơ là chỉ bị gãy cành, rụng lá, chẳng có cây nào
bị mưa quật ngã.
Ai
cũng ngạc nhiên lấy làm khó chịu vì có chuyện lạ đời như vậy. Sở dĩ cây của anh
bị ngã đổ nhiều là do anh siêng năng tưới và bón phân nhiều quá. Thật ra, trồng
cây cũng như giáo dục con người. Nếu cha mẹ lo cho con cái quá đầy đủ mọi nhu cầu
cần thiết sẽ tập cho con quen tính lười biếng và sống ỷ lại vào gia đình nhiều
hơn. Cho nên, những đứa con như vậy không bao giờ thành đạt trong đời, vì căn bệnh
biếng nhác ỷ lại. Đây là sự thật dẫn đến một số người có quyền cao chức trọng,
mà không có khả năng thật sự để đảm đương công việc. Vì sao? Vì họ chỉ mua bằng
cấp, hoặc và nhờ vào thế lực của người thân. Cha mẹ nào lại chẳng thương con, nếu
để cho chúng muốn gì được nấy mà các bậc cha mẹ không cần tìm hiểu nguyên nhân
thì e rằng đứa con đó sau này lớn lên chẳng làm nên tích sự gì. Nếu có thì cũng
chỉ làm khổ mọi người mà thôi.
Có
chàng trai nọ phát giác ra một kén bướm. Một hôm, anh thấy cái kén hé một lỗ nhỏ.
Động lòng hiếu kỳ, anh ta chăm chú xem chú bướm nhỏ làm cách nào để thoát ra
cái lỗ nhỏ đó. Vậy mà, đã hơn một buổi, chú bướm vẫn không đủ sức thoát ra dù
đã cố gắng thật nhiều. Anh ta tự suy nghĩ khi nó chui ra khỏi cái kén chật hẹp
này, chắc nó sẽ mừng lắm, nó sẽ tung bay khắp bầu trời đầy hoa thơm, cỏ lạ để
thưởng thức những hương vị ngọt ngào của cuộc sống. Anh ta cảm thấy hạnh phúc
tràn đầy khi giúp cho chú bướm sớm thoát ra. Nghĩ vậy, anh dùng kéo rạch cho
cái lỗ lớn hơn. Nhờ vậy, chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén trong chớp
nhoáng. Nhưng nghiệt ngã thay, nó chỉ là thân nhộng trần trụi với đôi cánh bèo
nhèo, bị quắp lại bởi sự nhăn nhúm của nó. Bây giờ, chú bướm nhỏ không còn đủ
khả năng để xòe rộng đôi cánh mà bay dạo khắp nơi. Thế là cuộc đời chú bướm phải
chịu thân tàn ma dại, vì mất đi năng lực của đôi cánh, để chịu kiếp bò loanh
quanh, lẩn quẫn trong tối tăm mờ mịt.
Cũng
vậy, trong cuộc sống, nếu ta quen ăn sung, mặc sướng, sống ỷ lại nhờ vã vào người
khác mà ta không tự nổ lực hoàn thiện chính mình, thì ta sẽ chịu chết chìm
trong si mê, sa đọa. Ta đã chấp nhận đánh mất đi sức mạnh vô song đang tiềm ẩn
bên mình. Thường thì những cây nằm cheo leo bên bờ vực thẳm khi đã sống được
thì khó mà bị phong ba, bão táp quật ngã. Bởi vì khi muốn tồn tại thì rễ của
chúng phải phải bám sâu vào lòng đất. Con người cũng vậy, phải chịu khó rèn luyện
từ khi có hiểu biết, ai gian nan vất vả từ tấm bé, sống có tinh thần tự lập nhiều
hơn thì bất cứ hoàn cảnh nào, dù khắc nghiệt tới đâu họ cũng vươn lên, vượt qua
cạm bẫy cuộc đời.
Hình
ảnh chú bướm nhỏ được người giúp thoát ra khỏi cái kén quá sớm, nên nó mất hết
năng lực chịu đựng bền bỉ để làm quen với cuộc sống. Thế rồi đành cam chịu số
phận hẩm hiu mà sống đời tàn phế trong đêm tối vô minh. Ai sống ỷ lại, nhờ vả
vào người khác mà không chịu siêng năng học hỏi, không chịu sống đời tự lập, kẻ
đó khó mà làm nên sự nghiệp và có một tương lai tốt đẹp. Đa phần, những con người
như thế đều dính vào vòng tệ nạn xã hội. Nếu không phải là kẻ phạm pháp, thì
cũng là kẻ ăn không ngồi rồi. Người này hoàn toàn không có tâm chí thú làm ăn,
nên lúc nào cũng ỷ lại vào gia đình, người thân. Phần lớn đều là con nhà khá giả
sống nhờ vào đồng tiền bất chính của gia đình, nên quả báo phải trả là con cái
bất hiếu và tán gia bại sản. Bởi đồng tiền mình làm ra không chân chính, sẽ vô
cửa trước, lòn cửa sau, cùng nhau chịu chung số phận khổ đau vì gia đình không
có hạnh phúc.
Làm
bậc cha mẹ thương con không đúng cách đã vô tình hại con mình. Từ nhỏ, chúng đã
có thói quen ỷ lại, lớn lên chúng bê tha sa đọa cùng bạn bè xấu, hoặc chứng tỏ
đẳng cấp nhà giàu chơi sang lấy tiếng. Cây còn nhỏ không khéo uốn nắn, thì lớn
dễ gãy cành. Cho nên, làm cha mẹ phải dạy con mình biết quý tiếc thời gian, sống
tự lập không ỷ lại vào người khác. Nếu con cái lỡ vấp ngã một lần, ta có thể tự
tay đỡ dậy, hay hỗ trợ cho nó đứng dậy. Nhưng đến những lần vấp khác, ta phải
chỉ cho chúng cách thức đứng dậy bằng tự lực bản thân. Như trên, chúng ta đã thấy
cách thức trồng cây. Cây xum xê ra nhiều cành nhánh thì dễ bị bão táp phong ba
quật ngã, do rễ của nó không bám sâu vào lòng đất.
Trồng
người lại càng khó hơn, bởi chúng ta có nhiều mối quan hệ tương giao trong cuộc
sống, quan hệ gia đình, quan hệ học đường, quan hệ bạn bè, quan hệ xã hội. Nếu
để các em tự do quá đáng trong giao tiếp mà không có sự kiểm tra nhắc nhở của
cha mẹ, thì ta vô tình đưa con mình vào chỗ khốn cùng. Cho nên, “dạy con từ thuở
còn thơ” có nghĩa là cha mẹ khéo sắp xếp, uốn nắn, chỉ dạy. Khi thấy con trẻ tự
tay giết hại các loài vật vô lý, thì ta phải khuyên nhủ, răn dạy không nên như
thế. Hoặc khi thấy con mình có món đồ lạ đem về nhà, ta phải tra hỏi coi món đồ
đó mượn của ai, hay lỡ cầm nhầm của bè bạn thì ta khuyên con đem trả lại. Dạy
con biết tôn kính, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, siêng năng, chăm chỉ học hành,
biết chọn bạn tốt để thân cận, sống tự lập không ỷ lại, biết chọn nghề nghiệp
chân chính và sẵn sàng giúp đỡ sẻ chia khi có nhân duyên. Cha mẹ nào khéo biết
dạy con cái như thế thì khỏi phải lo vận mệnh tương lai của nó sau này, vì biết
chắc rằng con mình sẽ là người tốt trong hiện tại và mai sau.
CHỌN NGƯỜI KẾ THỪA
Có
một lão già chuyên nghề sửa khóa, ông đã làm nghề trên 50 năm nên rất nổi tiếng
về tài mở khóa các loại. Để tìm một người đệ tử kế thừa, ông đã gạn lọc rất nhiều
người và cuối cùng, chỉ còn hai đồ đệ mà ông cho rằng có thể xứng đáng nhận
lãnh trách nhiệm nặng nề ấy. Vì trong hai ông chỉ chọn một nên hai người cần phải
tranh tài qua một cuộc thi. Thể lệ cuộc thi chỉ đơn giản là ai mở khóa nhanh nhất
sẽ là người thắng cuộc và phải trả lời được một câu hỏi của thầy. Lão ta đã chuẩn
bị hai chiếc rương để vào mỗi phòng và khóa lại rất kỹ càng bằng loại khóa siêu
hiện đại. Nếu không phải là tay nghề chuyên nghiệp thì đừng hòng có thể mở ra.
Kết quả chưa đầy 5 phút thì vị đệ tử thứ nhất đã mở ra được, vị đệ tử thứ hai
phải mất 20 phút mới mở xong. Ai cũng tin chắc vị đệ tử thứ nhất sẽ được kế thừa,
vì kết quả vòng một quá rõ ràng để thể hiện tài năng. Vòng hai bắt đầu, ông thầy
già hỏi vị đệ tử thứ nhất, “sau khi mở khóa, con thấy trong rương có những
gì?”. Mắt vị đệ tử thứ nhất sáng lên và nhanh nhẫu trả lời, “dạ thưa thầy, trong
rương có thật nhiều tiền và vàng ạ”. Cũng câu hỏi đó, vị thầy quay sang hỏi vị
đệ tử thứ hai, “trong rương có gì không con?” - “dạ thưa thầy, con chỉ biết mở
khóa thôi, nên không thấy có gì trong rương ạ”.
Cuộc
thi chấm dứt, mọi người hồi hộp chờ đợi kết quả từ sự công bố của người thầy.
Ai cũng tin chắc rằng, người thứ nhất sẽ giành phần thắng tuyệt đối. Bấy giờ,
ông thầy trịnh trọng tuyên bố, “vị đệ tử thứ hai được kế thừa sự nghiệp của
ta”.
Gã
đệ tử thứ nhất không chấp nhận liền phản đối, “thầy làm như vậy là không công bằng
tí nào”. Lão già từ tốn trả lời, “nghề của ta cần phải có lương tâm và đạo đức.
Mục đích mở khóa là giúp người làm lại chìa khóa, để họ tiện nghi sử dụng những
gì cần thiết. Nhà ngươi do lòng tham nên đã cố gắng mở rất nhanh, vì mục đích
tìm kiếm tiền bạc. Do đó, ngươi sau này nếu không thay đổi tâm tính sẽ là tên
siêu trộm lấy cắp của người”.
Chúng
sinh vì một niệm bất giác nên bị vô minh che lấp, từ đó bị gió nghiệp chi phối
do sự chấp ngã mà ra nên tham muốn vô cùng tận. Người có quyền cao, chức trọng,
nếu không có nhân cách đạo đức thì tham nhũng hữu hóa, tìm cách chiếm đoạt, vơ
vét về cho riêng mình, làm thiệt hại chung cho nhiều người. Kẻ ăn không ngồi rồi
vì muốn hưởng thụ quá đáng nên khoét vách trèo tường trộm của người khác, nặng
hơn nữa thì giết người rồi cướp của. Thế gian này, lúc nào trộm cướp, lường gạt
cũng xảy ra hằng ngày, bởi lòng tham con người như giếng sâu không đáy. Người
nhiều tài sản thì lo lắng sợ hãi, vì sợ bị hao hụt mất đi nên cố tình tìm cách
nắm giữ, bất chấp luân thường đạo lý, như các ông vua thời phong kiến ngày xưa.
Trở
lại câu chuyện trên, đúng như lời tiên đoán của ông thầy già, gã đồ đệ thứ nhất
sau này là một tên siêu trộm nỗi tiếng. Một hôm, nhờ một người điềm chỉ mà hắn
ta biết được tại khu phố nọ, có một gia đình đang cất giấu một số tiền rất lớn.
Đêm đó, hắn đến nơi khi cả khu phố đang chìm ngập trong bóng tối, chỉ có căn
nhà giấu tiền là có ánh đèn sáng trưng. Hắn nhanh chóng hạ thủ con chó trong
tích tắc và vào nhà một cách dễ dàng. Nhà có hai gian, ở gian ngoài chủ nhà vẫn
còn thức, còn gian trong là chỗ giấu tiền. Hắn dùng kỹ thuật cao siêu bẻ khóa,
và cuối cùng, lấy được số tiền gần 50.000 đô la. Nhưng hắn ta rất lấy làm lạ,
vì nhà để nhiều tiền như thế mà không hề có hệ thống chống trộm. Chính sự khác
biệt của gia đình này làm hắn tò mò muốn biết vị chủ nhân kia là hạng người thế
nào? Hắn nhanh chóng tiếp cận phòng bên ngoài, rồi áp sát tai vào cánh cửa để
tìm hiểu nguyên nhân. Tiếng một bà già thốt lên trước như đang nói với chồng
mình, “này ông à, chúng ta nên thuê một người giúp việc đi, vì hai ta đều mù cả.
Tên trộm nghe nói vậy càng kinh ngạc hơn. Tại sao họ mù, mà lại đốt đèn sáng
đêm, làm hắn thêm tò mò hơn nữa. Ông già lên tiếng, “bà nói cũng phải, nhưng
mình đang thiếu thốn, khó khăn thế này thì lấy tiền ở đâu mà mướn người” – “ông
không nhớ à, mình vừa lĩnh tiền bồi thường của đứa con trai, vì bị tai nạn máy
bay gần 50.000 đô, mình dùng số tiền đó để mướn người”. Tên trộm nghe đến đây cảm
thấy lòng nặng trĩu mà thấp thỏm lo âu. “Bà điên rồi sao, chúng ta đã đồng ý
dùng số tiền đó để xây lớp học tình thương cho các trẻ em mồ côi trong thôn
làng?”. Tên trộm nghe xong trái tim càng đau nhói như muốn vỡ tung ra từng mãnh.
“À! Ông nhắc tôi mới nhớ đó, xuýt chút nữa là tôi quên mất. Nhưng chúng ta còn
phải đóng tiền điện nữa, đèn thắp sáng cả đêm hao tốn dữ lắm đó, ông thử tính
coi” – “Chuyện đó không sao, vì nhờ ánh đèn mà mọi người không bị mò mẫm trong
đêm tối là được rồi. Mỗi ngày, hai ta chỉ cần đan thêm một cái giỏ nữa cũng đủ
để trang trải mọi thứ qua ngày” – “Ông nói nghe cũng có lý, phải chi hồi trẻ ta
nhận nuôi thêm một đứa con, thì giờ này vợ chồng mình đâu phải chịu vất vả, nhọc
nhằn như thế này” – “Thôi đừng nói nữa, hãy ráng đan thêm một cái giỏ nữa đi”.
Tên trộm nghe xong cảm thấy ray rứt trong lòng, tự nhiên hắn muốn vứt bỏ hết mọi
thứ. Hắn ta như người vừa tỉnh cơn mê, vội bỏ lại số tiền đó và hộp chìa khóa vạn
năng mà ra đi biệt tích.
Nhân
cách là phẩm chất cao quý để ta và người được sống yêu thương mà cùng nhau chia
vui, sớt khổ. Ta không biết tên trộm đó có hoàn lương thật sự hay không, nhưng
đối với hắn, chất liệu của tình thương vẫn còn, nên hắn mới động lòng bi cảm mà
để lại số tiền. Động cơ nào khiến hắn thức tỉnh hồi đầu, bởi hắn còn trẻ, còn
có sức khỏe cùng với hai bàn và một khối óc.
Bây
giờ, chúng ta thử làm một bài toán, để so sánh tên trộm và hai vợ chồng ông già
mù. Tên trộm còn trẻ, có sức khỏe, có đôi bàn tay, có đôi mắt sáng và khối óc,
đủ khả năng làm tất cả mọi việc. Ấy thế mà, anh ta lại đi làm cái nghề mà ai
cũng khinh chê, nguyền rũa. Giết người làm cho nhân loại khổ đau, gia đình mất
mát, đau thương, chia lìa kẻ ở, người đi. Kẻ giết thì bị tù tội, người chết thì
vĩnh viễn ra đi để lại người thân khóc thương, tưởng nhớ, mà tiếc nuối, oán hờn.
Trộm cướp, lường gạt cũng làm cho người ta đau khổ. Tiền bạc làm được từ công
khó nhọc. Nhín ăn, bớt mặc lắm mới dành dụm, chắt chiu và đôi khi, phải mất cả
một đời. Thử hỏi, có ai bị mất mát mà không khổ, không đau. Tên trộm nghe cuộc
nói chuyện của hai vợ chồng mù, dù đã già nhưng vẫn phải đan giỏ để kiếm tiền sống
qua ngày. Nhận được số tiền bồi thường con chết vì tai nạn, hai người không lấy
đó làm kế sinh nhai mà hiến hết tất cả cho cô nhi viện làm từ thiện, xây lớp học
tình thương. Nhà của ông bà được thắp sáng suốt đêm, để soi đường cho người đi
đêm không phải mò mẫm trong đêm tối. Nhà ông bà nuôi chó để phát giác ra những
kẻ trộm cướp mà không làm hại mọi người chung quanh. Tình thương của hai vợ chồng
già mù trong cách đối nhân xử thế, phải là tâm từ của Bồ tát Quán Thế Âm, mới
làm được như vậy. Họ đã già mà lại mù lòa, không có người thân, lẫn con cháu
giúp đỡ.
Trong
cuộc sống, các vị Bồ tát luôn có mặt khắp mọi nơi, tùy duyên hóa độ, ứng hiện
vào đời đủ mọi thành phần trong xã hội, để san sẻ, đóng góp cho đời. Hai vợ chồng
già mù sống qua ngày nhờ đan giỏ, còn kẻ trộm kia còn trẻ, lại có đôi bàn tay,
có hai con mắt sáng và cả một khối óc; ấy thế mà lại đi làm cái nghề khoét
vách, trèo tường, cướp đi phương tiện sinh sống hằng ngày của bao nhiêu người
khác. Nhưng dù sao, kẻ trộm này vẫn còn có lương tâm, khi biết rõ hoàn cảnh của
hai vợ chồng già mù, sống vì tình thương của nhân loại nhiều hơn là chính mình.
Chính sự sống cao thượng đó, đã giúp cho anh ý thức được tình người trong cuộc
sống mà bỏ nghề trộm cắp, trả lại số tiền lấy được để làm lại cuộc đời.
Bồ
tát Quán Thế Âm luôn thị hiện, ứng hóa 32 thân, đi vào đời để cứu giúp chúng
sinh. Nhờ vậy, Người mới cảm hóa được vô số người trên thế gian này. Ta trở lại
câu chuyện ông thầy sửa khóa chọn người kế thừa. Từ xưa đến nay, ai giỏi nghề
nào thì sẽ được kế thừa nghề đó. Nhưng nghề sửa khóa này, ngoài việc giỏi tay
nghề, còn phải có lương tâm đạo đức. Nếu không, vì lòng tham của con người như
giếng sâu không đáy, ta sẽ lợi dụng vào sự tài giỏi của mình để lừa bịp người
khác. Quả thật, ông thầy sửa khóa kia rất biết chọn người hiền tài, đạo đức.
Cho nên, sống ở đời, ta phải biết khôn ngoan, sáng suốt chọn lựa nghề nghiệp.
Có những nghề nghiệp chỉ mang đến khổ đau cho nhân loại, như nghề mua bán trẻ
em, mua bán phụ nữ, mua bán vũ khí, mua bán xì ke ma túy, các chất gây say và
nghề sát sinh hại vật.
Nghề
sửa khóa là một nghề đòi hỏi mọi người khi học nghề phải có lương tâm và đạo đức.
Vì sao? Vì ta có thể lợi dụng nghề nghiệp của mình mà đi trộm nhà của kẻ khác.
Ta có chìa khóa của quyền cao chức trọng, chìa khóa của đấng tối cao và cả chìa
khóa vạn năng để mở hết các kho bạc của con người. Nhưng các chìa khóa đó,
không bằng chìa khóa lương tâm khi mở ra thì lòng từ bi rộng lớn sẽ lan tỏa khắp
muôn nơi, làm cho mọi người sống với nhau có tình, có nghĩa hơn và sống yêu
thương bằng trái tim hiểu biết.
CỨU VẬT VẬT TRẢ ƠN, CỨU
NGƯỜI NGƯỜI TRẢ OÁN
Ngày
xưa, có một đất nước nọ, ông vua sống rất nhân từ, đạo đức, thông suốt việc đời
cho đến việc đạo. Ông thấy rõ kiếp sống con người tạm bợ, mong manh, mạng người
sống trong hơi thở, vì công danh, sự nghiệp, vợ đẹp, con ngoan mà nhiều người
đành lòng giết hại, trộm cướp, lường gạt mà bức hại, làm khổ lẫn nhau.
Nghĩ
vậy, vua liền từ bỏ tất cả, đi qua nước khác, tìm thầy học đạo và xuất gia làm
người tu hành. Gần hai mươi năm, ông lánh xa thế gian trần tục, tinh tấn tu
hành, sống đời đạm bạc. Chỗ ông đang ở có một hang sâu, không có đường lên. Một
hôm, có anh thợ săn vì ham đuổi theo con mồi mà rớt xuống hang. Vị thầy tu đó nghe
tiếng kêu cứu, liền chặt dây leo thả xuống. Anh thợ săn nhờ vậy mà thoát chết.
Lúc đó, anh đã bắt được một con rắn và một con quạ, nhốt chung vào cái rọ đeo
bên mình. Vì thấy hai con vật tội nghiệp nên vị thầy thương tình, mở rọ ra thả
chúng đi. Riêng anh thợ săn thì thương tích đầy mình, và thầy nhiệt tình chăm
sóc. Sau đó, anh thợ săn phục hồi được sức khỏe, cám ơn rối rít vị ân nhân cứu
mình và hứa sẽ có ngày đền ơn, đáp nghĩa. Nói xong, anh chỉ cho thầy ngôi nhà ở
bìa rừng và mời thầy khi nào có dịp thì ghé nhà chơi để gia đình có dịp hậu tạ.
Trước đó, hai con vật được cứu thoát cũng đã thầm hứa khi thầy gặp chuyện không
may, chúng sẽ hết lòng tìm phương cứu giúp.
Chú quạ sau khi thoát chết luôn tìm cách trả
ơn thầy. Nó nghĩ mãi vẫn không có cách nào để đền ơn xứng đáng. Cuối cùng, nó sực
nhớ ra, liền bay vào cung vua lúc nửa đêm để lấy cắp hạt kim cương quý giá của
hoàng hậu. Sau đó, nó tìm đến vị thầy để đền ơn cứu mạng bằng cách dâng kính thầy
hạt kim cương.
Hoàng
hậu sau khi ngủ dậy mới phát giác ra hạt kim cương bị mất, liền báo cho vua biết.
Vì là vật gia bảo quý giá nên nhà vua truyền rao khắp tất cả thần dân thiên hạ,
nếu ai tìm được viên kim cương sẽ được tặng đất đai, nhà cửa, tiền bạc và các
nhu cầu cần thiết. Lệnh thông báo được truyền đi khắp nơi từ thành thị phồn náo đến hang cùng hóc hẻm nên
ai cũng biết tin.
Riêng vị thầy, sau khi nhận hạt kim cương mới
nghĩ rằng gia cảnh anh thợ săn chắc rất túng thiếu nên khởi lòng từ bi đem đến
tặng anh ta, không ngờ tai họa bắt đầu ập đến. Tên thợ săn nhân cơ hội này trói
vị thầy ân nhân đã cứu sống mạng mình, nộp cho nhà vua để được nhận đầy đủ các
thứ nhà vua hứa.
Nhà
vua hỏi vị thầy, “hạt kim cương này do đâu mà ngươi có, hãy mau thành thật khai
báo”. Vị thầy suy nghĩ, nếu ông nói thật ra thì tất cả loài quạ trên thế gian
này sẽ bị tiêu diệt hết. Còn nếu tự mình nhận lấy thì phạm giới tu hành sẽ làm
cho mọi người mất tín tâm. Nghĩ vậy nên thầy đành im lặng, một mực cam chịu sự
đánh đập, hành hạ dã man. Tuy vậy, thầy không khởi tâm oán giận nhà vua, mà còn
khởi lòng bi mẫn, thương xót phát nguyện sau khi thành tựu đạo lý giác ngộ giải
thoát, sẽ độ nhà vua trước tiên. Nhà vua thấy ngài bị tra tấn dã man mà không hề
có thái độ sợ hãi, nên truyền lệnh chôn sống vị thầy, chỉ chừa cái đầu bên trên.
Con rắn hay tin thầy bị oan gia vì muốn giúp người mà đành chịu khổ, nó tức tối
nên tìm cách cứu thầy.
Đêm
đó, rắn bò vào cung, cắn chết thái tử là đứa con duy nhất của nhà vua.
Xong, nó
bò về chỗ thầy bị chôn sống, trao thuốc giải độc cho thầy, rồi từ biệt
thầy ra
đi. Thương tiếc đứa con duy nhất, nhà vua truyền lệnh, nếu ai cứu được
thái tử,
ông sẽ nhường lại nửa giang sơn. Danh y các nơi nghe thế đều tìm về cung
chữa
trị, nhưng tất cả đều bó tay, chào thua. Tin thái tử chết và tin thầy tu
bị
chôn sống được lan truyền rất nhanh. Người hiểu đạo thì tội nghiệp cho
nhà vua,
người không hiểu thì nói đáng đời cho nhà vua, kẻ thì nói gieo gió thì
gặt bão,
họ bàn tán xôn xao vì sự oan trái này. Một người lính đi ngang chỗ thầy
tu đang
bị chôn sống, vừa đi vừa thốt lên tội nghiệp cho nhà vua quá, có đứa con
duy nhất
mà giờ phải chịu chết vì rắn cắn. Vị thầy nghe vậy mới nói rằng, “tôi có
thuốc giải độc rắn cắn hay lắm”. Thế là tên lính liền đem thuốc giải về
trình vua và cho thái tử uống thử. Thật
là
mầu nhiệm! Mười
phút sau,
thái tử hồi tỉnh lại trong sự vui mừng của tất cả mọi người. Nhà vua
liền truyền
lệnh mau cứu sống vì thầy tu và quỳ xuống ăn năn sám hối, “mong thầy tha
thứ lỗi lầm, con vì người
phàm mắt thịt nên xém
chút đã giết oan một người tu hành chân chính như thầy”. Sau đó, nhà vua
cùng quan quân, gia đình, người thân đồng đến quy y nương tựa thầy cầu
mong sự chỉ dạy. Vị thầy vì lòng từ bi cao cả nên đã chấp nhận hết mọi
oan gia
đau khổ, để tất cả chúng sinh được sống
bình yên, hạnh
phúc.
Sau
đó, thầy hướng dẫn cho
vua biết tin sâu nhân quả, khuyên nhủ mọi người làm lành, lánh dữ để
cùng nhau sống yêu thương, hiểu biết, để đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Sau
khi mọi việc xong
xuôi, nhà vua mới hỏi,
“tại sao thầy lại không nói lên sự thật?” – “Nếu ta nói lên sự thật thì
các loài quạ
trong nước đều phải bị hủy diệt hết.
Chính vì lẽ đó nên ta không nói. Còn nếu nói sai sự thật thì cũng phạm
vào giới
cấm, làm cho người khác càng mất niềm tin nơi Phật pháp, ta thà cam
chịu đau thương để mọi loài không bị tổn hại”. Vua nghe xong hai hàng lệ
rơi mà càng
cung kính thầy, vừa cảm
phục đức độ của vị chân tu, vừa hổ thẹn vì sự phán xét sai lầm của mình.
Kế
đến, nhà vua truyền lệnh chu di ba họ gia đình anh thợ săn, nhưng vị thầy xin vua hãy tha thứ, để anh ta có cơ hội làm
mới lại chính mình. Vua nghe lời và từ đó phát tâm xây dựng chùa chiền để hướng
dẫn cho mọi người tu theo.
Câu
chuyện ngụ ngôn trên nói lên sự bạc bẽo của con người nếu không có sự hiểu biết chân chính, không có lòng nhân,
không có tình người, không tin sâu nhân quả. Chính vì không tin sâu nhân quả,
tin không có đời sau mà người ta đành lòng giết hại lẫn nhau để bảo tồn mạng sống
cho riêng mình. Kẻ có quyền cao chức trọng thì nhân danh thượng đế, buộc mọi người phải kính cẩn tôn sùng. Con
người vì có hiểu biết nên hơn hẳn các loài vật nhờ biết suy nghĩ, quán chiếu, tìm tòi, nên biết vận dụng đi theo chiều
hướng tốt đẹp, cùng
giúp nhau sống an vui, hạnh phúc. Nếu si mê, chấp ngã thì tìm cách chiếm hữu của kẻ
khác bằng nhiều hình thức, miễn sao lợi cho mình là được, còn ai khổ đau mặc kệ.
Còn các loài vật thì sao? Khi ai cứu
nó, nuôi nó, nó sẽ nhớ ơn suốt đời,
không bao giờ có tâm phản phúc,
mà còn tìm cách để trả ơn và đền ơn. Chính vì lẽ đó mà dân gian có câu “ cứu vật,
vật trả ơn, cứu nhân,
nhân trả oán”, thật
không sai chút nào.
Tình người lòng
dạ đổi thay
Ngoài môi,
chót lưỡi những câu ân tình.
Biết
đền ơn, đáp nghĩa là một
việc làm cao quý nhất trong cuộc đời, con người sống thiếu nó thì không
có lòng
nhân. Biết ơn và đền ơn là đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn trái nhớ kẻ
trồng cây. Hiện tại, người Việt Nam chúng ta vẫn giữ được truyền thống
tốt đẹp và cao cả
này. Ai phủ nhận công ơn của cha mẹ, công ơn của thầy tổ, công ơn của
đất nước,
công ơn của tất cả chúng sinh, kẻ đó được gọi là “người
vong ơn bội nghĩa.”
Ơn
cha mẹ là ơn cao cả nhất. Mẹ
mang nặng, đẻ
đau, cha làm lụng vất
vã, nhọc nhằn, chịu cực
khổ, mà không hề oán
than, chỉ một lòng mong
cho con trẻ mau được lớn khôn để nên danh phận ở đời. Đó là sự mong muốn
của các
bậc làm cha mẹ. Ngoài đời,
các em học sinh còn phải
biết ơn thầy cô giáo dạy chữ, dạy nghề. Trong đạo pháp, ơn thầy tổ thì
vô cùng cao quý. Cha mẹ làm nên thân ta, thầy cô giúp ta có hiểu biết và
công ăn việc làm. Thầy tổ giúp ta giới, thân,
huệ mạng trang nghiêm,
trong sạch, sống có nhân cách và đạo đức. Đức Phật ngày xưa, khi thọ ơn
ai một điều gì, dù nhỏ nhặt nhất
vẫn nhớ và tìm cách trả ơn. Trong một kiếp quá khứ, Ngài thọ ơn một
người vì đã nói một
lời an ủi. Kiếp hiện tại, vị
ấy là đệ tử xuất gia theo
Phật, nhưng bị bệnh ghẻ lỡ, hôi hám, do quả báo kiếp trước khi làm quan
đánh đập, hành hạ nhiều người oan sai, hiện tại phải bị quả báo bệnh
khổ. Phật đích thân
cùng ngài A Nan đến chỗ đệ tử thăm bệnh và ân cần hỏi han, chăm sóc.
Chính Phật đích thân nấu nước, tắm rửa,
lau chùi cho thầy tỳ kheo ấy. Trong
cơn khốn đốn, khổ
bệnh hành hạ, vị tỳ kheo được Phật quan tâm, tận tình chăm sóc, như được
uống nước cam lồ nên thân
tâm cảm thấy nhẹ nhàng,
an ổn. Song,
Phật chỉ dạy phương pháp quán bệnh khổ, vị tỳ kheo tinh cần miên mật,
nhiếp tâm quán chiếu mà chứng quả giác ngộ
giải thoát.
Ta
bây giờ yên ổn tu hành,
không phải bận rộn lo toan các thứ,
vì đã có nhiều người hy sinh,
chịu khổ, bảo
vệ đất nước, giữ gìn an ninh, trật
tự cho mình. Họ đã phải can đảm chấp nhận xa lìa người thân, bảo vệ biên cương, bờ cõi. Ta cần phải cám ơn các nhà lãnh đạo
đất nước, cùng các
chiến sĩ đã hy sinh thầm lặng.
Một đất nước luôn bị giặc giã,
luôn bị chiến tranh, thì
thử hỏi ta có thể yên ổn tu
hành hay không?
Do đó, Phật dạy ta phải biết ơn đất nước mà cố gắng tu hành để được an lạc hạnh
phúc mà dấn thân phục vụ tốt đạo, đẹp
đời. Và còn một ơn này nữa cũng tối quan trọng, đó là ơn tất cả chúng sinh và bầu vũ trụ
bao la này. Ta không làm ruộng nhưng vẫn có cơm ăn, ta không nuôi tằm dệt vải
nhưng vẫn có áo quần mặc ấm. Biết
bao con người phải làm lụng vất vả, hành
nghề
giết mổ để ta được ăn ngon, sống khỏe và bảo tồn mạng sống. Ơn
nghĩa ở thế gian là bao
la, vô cùng tận, ta
không thể nhất thời mà trả hết những công ơn ấy. Do đó, Phật dạy ta biết ơn và đền ơn là đạo lý uống nước nhớ
nguồn. Ai sống luôn nhớ nghĩ như vậy và thực hành như vậy, sẽ là những Phật tử
chân chính sống đúng theo lời dạy của Như lai Thế tôn.
HÃY SẺ CHIA VÌ CON NGƯỜI
Thời
xa xưa, có những tập tục hết
sức phi lý. Một
số vua cho rằng,
cõi này là cõi tạm, sau kiếp này là một
cõi khác
là cõi vĩnh hằng. Vì vậy, khi
vua sắp qua đời, sẽ phải giết
người thân,
chôn theo vàng bạc,
cùng về cõi đó sinh sống.
Chính quan niệm này làm mất đi tính nhân đạo của loài người, vì sự tham muốn quá đáng cho riêng mình mà
những vị vua ngày xưa đã tán
tận lương tâm, giết nhiều sinh mạng mà không hề mảy may tiếc nuối.
Ngày
nay, bao nhiêu dự án,
bao nhiêu công trình lớn được xây dựng,
chủ yếu là để phục vụ con người. Rất
nhiều tiền
của mà chúng ta đã đổ dồn vào đó, nhưng trên thực tế nó chẳng giúp gì nhiều cho nhân loại. Hình
như, ta chỉ lo bao bọc
cái vỏ bề ngoài mà lại quên phần bản chất bên trong. Xã hội hiện
nay còn rất nhiều người đang đói
tình thương,
khát khao được các bàn tay rộng mở mang đến cho họ chút niềm vui nho nhỏ trong đời. Giáo dục tâm linh
là nền tảng quan trọng nhằm giúp mọi người sống có yêu thương và hiểu biết hơn.
Vì chúng ta tạo nghiệp bất đồng nên có sự sai biệt rất lớn, người sống được vui
vẻ hạnh phúc thì ít, kẻ sống khổ đau bất hạnh thì nhiều. Cho nên, Phật dạy ta hãy nên mở rộng tấm lòng từ bi hỷ xả để
cùng sống với mọi người có tình,
có nghĩa hơn. Con người là quan trọng, là hơn hết, vậy mà ta cứ mãi chạy theo
chủ nghĩa tiêu thụ vật chất quá đáng,
làm cho bao
thế hệ con người là ông bà, cha mẹ, con cái tự tách biệt nhau, bởi nhu cầu của sự sống. Ta
có lương tri mà lại không biết yêu thương nhau, để cùng giúp đỡ nhau, để cùng cảm
thông tha thứ cho nhau, mà kết nối sẻ chia vì cuộc sống.
Một
người phụ nữ đã nhiều năm liền, mỗi tuần đều gởi tiền nhờ người mua hoa đặt lên mộ con
trai của bà. Suốt thời gian dài như vậy, công việc gửi tiền mua hoa bà cứ liên tục nhờ một anh bảo vệ giúp dùm.
Một
hôm, có chiếc xe hơi chạy
đến trước cổng nghĩa trang rồi dừng lại, anh tài xế bước xuống, đến nhà
trực bảo vệ nói rằng, “xin làm phiền anh một chút, anh hãy ra xe vì có
người phụ nữ đang cần gặp anh, bà ta đang bệnh
nặng, không thể xuống xe
được”. Anh bảo vệ đến
nơi thì gặp một người phụ nữ lớn tuổi, đang ngồi trên xe ôm một đóa hoa
to. “Tôi chính là cô Hạnh đây, mấy năm liền tôi
vẫn thường xuyên gửi tiền cho anh để mua hoa”. Anh bảo vệ nói, “vâng
thưa bà, lần nào tôi cũng mua hoa
đặt lên mộ cậu ấy”.
Người
phụ nữ nói, “bác
sĩ bảo tôi không thể kéo dài mạng sống hơn một tháng, nên tôi đích thân đến đây
đặt hoa lên ngôi mộ con tôi lần cuối”.
Thật ra,
tình mẹ thương con cao cả đến dường nào, tuy bà ở xa nhưng vẫn mỗi tuần gửi tiền
mua hoa để đặt lên mộ con trai
của mình.
Việc làm đó rất có ý nghĩa để nói lên tình thương của con người bao la, vô bờ bến. Người sống thì thương tiếc ngậm
ngùi, kẻ chết thì ra đi một phương trời vô định, kẻ dương người âm cách biệt trùng trùng,
nhưng tình người luôn vẫn
còn đó.
Anh
chàng bảo vệ nhìn thẳng vào khuôn mặt hốc hác, tiều tụy của bà mà lòng
thương cảm xót xa, lấy làm tiếc nuối, anh mới nói rằng, “mấy năm nay bà
thường xuyên gửi tiền mua
hoa để đặt lên mộ của con bà,
tôi lấy làm tiếc lắm. Vì
hoa đó đâu có ai thưởng thức, mà lại nhanh khô héo. Hiện giờ, bà biết
không, có nhiều cô nhi viện nuôi các trẻ em mồ
côi, họ rất cần những
bó hoa này. Họ
thích được ngắm hoa, được xem hoa, để
tận hưởng sắc đẹp của hoa. Chính nơi đó là những người còn sống, họ đang
khát
khao mong chờ để ngắm hoa đẹp, còn ở nghĩa trang này đâu có ai còn
sống”.
Nghe
lời nói của anh bảo vệ mà bà
như thức tỉnh cơn mê, bà lặng lẽ cầu nguyện rồi cám ơn anh rối rít, trên
khuôn mặt bà nở một nụ cười rất tươi. Hai người từ giã nhau và nói lời
tạm biệt.
Mấy
tháng sau,
người phụ nữ ấy tự mình lái xe đến thăm
anh và không quên tỏ lòng chân thành cám ơn anh. “Trước khi đến đây, tôi
đã tặng hoa và giúp một số phương tiện
khác cho các em trẻ mồ côi rồi. Khi nhận được hoa và những món quà khác,
các em
rất vui làm tôi cảm thấy an ổn,
nhẹ nhàng xiết bao.
Bệnh tình của tôi bây giờ đã vượt qua cơn hiểm nghèo. Bác sĩ khi khám
lại rất đỗi ngạc nhiên, vì không còn dấu hiệu đột tử nữa rồi. Giờ
đây, tôi cảm thấy yêu đời
và rất lạc quan, và tôi không còn buồn tiếc, thương nhớ con tôi như ngày
xưa nữa. Đó cũng chính là
nguyên nhân khiến bệnh
tình của tôi mau thuyên giảm, sớm phục
hồi sức khỏe lại bình
thường. Bây giờ, tôi mới
hiểu ra,
cuộc sống này có nhiều người cần sự nâng đỡ, sẻ chia, để họ vơi bớt nỗi
đau bất hạnh mà
sống vui vẻ, hạnh
phúc. Đói tình thương, khát tri thức, cuộc sống bất hạnh luôn làm cho
người trí
phải thao thức,
trăn trở,
tìm ra phương hướng nhằm giúp mọi người chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau
thành an vui, hạnh phúc. Tình thương nhân loại, tình người
trong cuộc sống là một chất xúc tác làm cho ta mở rộng tấm lòng, cùng
nhau nâng đỡ và sẻ chia.
Liên
hệ đến thực tế cuộc đời, bản thân chúng tôi đã từng đi đến các vùng sâu, vùng xa để chia sẻ niềm tin và hiểu biết
cùng với tất cả mọi người bằng phương tiện vật chất lẫn tinh thần. Chúng tôi chỉ
làm việc bằng tấm lòng mong muốn mọi người ý thức về sự sống mà tin sâu nhân quả.
Đây là những việc làm tuy vất vả khó
khăn nhưng thắm đậm tình người, vì đã đem chất liệu từ bi của Phật đà để cùng
nhau chia vui sớt khổ bằng tất cả tấm lòng yêu thương và nâng đỡ.
Ngoài
những mặt tích cực đạt được đáng khen ngợi, chúng tôi cũng nhận thấy ở
nhiều địa phương, không ít người nghèo chỉ mong chờ vào sự bố
thí thì thật không
nên. Chúng ta thử hỏi: Tại sao nhiều người nghèo lại hoàn nghèo, không
thể thoát ra khỏi cảnh nghèo? Phải
chăng, theo luật nhân quả, do đời trước không gieo trồng phước đức,
không biết làm việc bố thí, giúp đỡ sẻ
chia nên kiếp này nghèo. Kiếp này đã nghèo, đã vậy, nếu trông chờ vào
của bố thí thì kiếp sau
sẽ thế nào, chắc chắn phải lãnh quả báo, bị đọa vào những chỗ xấu. Như
vậy, đã nghèo càng nghèo hơn, nên mục đích của
chúng tôi là làm sao nối kết yêu thương, sẻ chia cuộc sống, giúp cho họ
cái cần
câu để họ có thêm nhận thức sáng suốt,
tin sâu nhân quả mà cố gắng làm lành,
lánh dữ. Để giúp
cho họ có cái
cần câu thì chỉ
có chính quyền địa phương mới có đủ khả năng giúp, và ngược lại, họ phải
chịu khó, siêng năng, tinh cần nhiều hơn khi được chính quyền
giúp vốn làm ăn. Trải lòng đến người khó khăn, ta phải có lòng từ bi và
sự vô ngã, vị tha. Nhờ vậy, ta và người sẽ sống yêu thương hơn mà cố
gắng
vượt qua hiểm nghèo. “Bầu
ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, tình
người Việt Nam là vậy đó, ta hãy
cùng nhau mở rộng tấm lòng nhân ái để giúp cho đời ngày càng thêm tươi
sáng hơn bằng sự hiểu biết chân chính.
TRẢI NGHIỆM CUỘC SỐNG
Có
một chàng trai dù đã cố gắng siêng năng làm việc và luôn sống tốt với
mọi người,
nhưng không biết sao anh toàn gặp
chuyện không được hài lòng như ý. Anh cảm thấy quá mệt mỏi, chán chường
nên
nhiều lúc,
muốn chối bỏ cuộc sống này để
tìm sự thanh thản nơi
cõi khác. Thấy con mình đang trong cơn bế tắc tuyệt vọng, người cha đã
tìm đủ mọi cách khuyên nhủ, động viên, nhằm giúp anh có đủ niềm tin,
nghị lực để vượt qua những thất bại trong đời.
Hôm
đó, ông ta cho gọi đứa con trai lại bảo, “bữa
nay, cha con mình sẽ
thưởng thức những món ăn kỳ lạ, đặc
biệt. Nói xong, ông bắt
ba nồi nước lên đun sôi, sau đó lần lượt bỏ vào nồi từng món như củ cà
rốt, quả
trứng và hạt cà phê. Người con trai cảm thấy sốt ruột, bồn chồn, không
biết cha mình có ý định gì, nên anh đứng ngồi không yên. Trong khi đó,
người cha vẫn thản nhiên, vui vẻ. Hai mươi phút sau, người cha tắt bếp
và lần lượt múc mỗi thứ
vào từng chén riêng.
Ông
bảo người con trai nếm thử món cà rốt luộc, xem có ngon không? Chàng trai sau khi ăn
thử thì nói, “dạ, mềm lắm cha ạ”. Cứ như thế, ông lần lượt bảo con mình thưởng thức món trứng và hạt
cà phê. Người con nhắp thử hương vị cà phê rồi chau mày lại vì sự đậm đặc và vị đắng của nó.
Đứa
con thắc mắc, “cha
kêu con nếm những thứ này nhằm mục đích gì vậy ạ? Người cha nói, “cha
đang muốn giúp con có một nhận thức
sáng suốt, bằng cách thưởng thức những món ăn này. Con thấy đó, ba loại
thức ăn
trên đều gặp phải một nghịch cảnh như nhau là nước sôi 100 độ, nhưng mỗi
thứ lại có sự phản ứng khác nhau: Củ cà rốt khi chưa chế biến thì cứng
cáp
và trông rắn chắc, nhưng sau khi luộc chín rồi nó lại rất mềm. Quả trứng
khi
chưa luộc thì rất dễ vỡ nát, vì chỉ có một lớp vỏ mỏng bên ngoài bảo vệ
chất lỏng
phía trong. Sau khi được luộc chín thì quả trứng trở nên đặc và chắc
hơn. Cũng
thời gian đó, hạt
cà phê thì lại khác hẳn. Sau
khi được đun sôi, nước của chúng trở nên rất đậm đà và có mùi vị thơm
ngon. Khi uống vào ta cảm thấy ngọt ngào, sảng khoái”.
Nói xong, người cha quay sang đứa con trai hỏi, “còn con, con sẽ phản
ứng như loại nào
khi gặp phải những nghịch cảnh,
chướng duyên trong cuộc đời? Nếu như củ cà rốt, khi chưa gặp chuyện bất
hạnh thì con thấy như dũng cảm lắm, nhưng khi có chút hoạn
nạn con sẽ trở nên yếu đuối, mất
hết cả niềm tin,
nghị lực. Nếu như quả trứng, lúc đầu trái tim có vẻ mỏng manh nên tinh
thần dễ
bị dao động, đổi
thay, nhưng sau một lần mất mát, bị người yêu phụ bạc, bị mất việc làm,
và còn nhiều chuyện khác tệ hại hơn, con sẽ chín chắn và vững lòng tin
nhờ nghị lực
phi thường,
vươn lên vượt qua mọi chông gai, cạm
bẫy. Hay con là những hạt cà phê, với màu nước đậm đặc và
hương vị thơm ngon khi được đun sôi 100 độ. Cuộc
đời này cũng vậy con ạ, khi sự
thất bại đến với ta thường xuyên, chính khi đối mặt với chúng sẽ giúp ta
vươn lên mạnh mẽ để vượt qua cạm bẫy cuộc đời.
Vậy con muốn như củ cà rốt, quả trứng hay là hạt cà phê?”.
Đây
là bài học sống của cuộc đời, ai không từng khốn khổ khi gặp phải nhiều sự thất
bại như:
gia đình ly tán, nợ nần chồng chất, thất nghiệp… Hạng
người thứ nhất giống như củ cà rốt, mới
đầu trông có vẻ mạnh dạn, cứng
rắn, nhưng gặp khó khăn
thì yếu đuối, bạc
nhược, mất hết tự tin, cảm thấy bế tắc, đau khổ trong tuyệt vọng. Hạng người này
do không có hiểu biết chân chính, không có niềm tin bản thân, không tin sâu
nhân quả nên khi gặp việc khó khăn,
trắc trở, họ hay oán trời,
trách đất, đổ
thừa cho xã hội quá bất công, trách móc gia đình không dang tay giúp đỡ. Người
không có đủ niềm tin trong cuộc sống giống như củ cà rốt, khi bị luộc chín thì
mềm nhũng ra, đành chắp tay xin chào thua mà rơi vào vòng lao lý, để dòng đời cuốn đi như bèo dạt mây trôi.
Dường như ai cũng sợ thất bại hay gặp một
việc đau thương ập tới,
có thể làm mình
hao tốn tài sản, mất
hết niềm tin và
hy vọng trong cuộc sống. Thật ra,
khi đối diện với thất bại,
ta hãy nghĩ rằng,
ta đang đi tới con đường thành công, có nghĩa là ta đang đi tới và sẽ luôn đi tới. Ta chỉ cần nghĩ vậy thôi, thì
ta sẽ không chán nản,
không bi quan,
vì ta đang tiến bước
tới con đường thành công.
Hạng
người thứ hai được ví như quả trứng, vỏ rất mỏng manh nên khi va chạm dễ
bị vỡ nát, nhưng khi nấu sôi, quả trứng trở nên đặc và chắc hơn. Cũng
vậy, con người
đã từng trải qua nhiều gian truân, trắc trở, sẽ vững vàng hơn khi đối
diện với
thất bại. Họ không bao giờ thất chí, nản lòng, mà càng cố gắng kiên trì
nhiều
hơn, nỗ lực tìm ra nguyên nhân để tiếp tục cuộc hành trình mở ra phương
trời rộng
lớn. Những thất bại hiện thời là hành trang luôn tiếp sức cho họ càng
thêm vững
bước, vì không có sự thành công nào mà chẳng thông qua thất bại, do đó
thất bại
là mẹ thành công.
Các
bậc hiền Thánh do nhiều đời đã biết cách gieo trồng phước đức, nên lúc nào họ
cũng cứng chắc như hạt cà phê, khi gặp nước sôi thì cho ra hương vị đậm đà,
thơm ngon đáo để, giúp mọi người cảm nhận niềm vui trong cuộc sống. Vậy thì,
chúng ta nên chọn củ cà rốt, quả trứng hay là hạt cà phê? Chỗ này xin nhường lại
cho các bạn tự chọn, vì ai cũng có tâm thanh tịnh, sáng suốt.
THAY LỜI KẾT
Một
con người sống có đạo đức, nhân cách, được mọi người tôn quý, kính trọng, chưa
hẳn người đó xuất thân từ một gia đình có uy quyền, thế lực và giai cấp quý tộc.
Cũng không hẳn là người có nhiều học vị, bằng cấp hoặc người có nhiều tiền của.
Sự thật, trong đời sống con người, không có giai cấp khi máu cùng đỏ và nước mắt
cùng mặn. Cao quý hay hạ tiện là tùy theo cách sống của ta trong hiện tại mà
thôi. Nếu người đó đạt được những tiêu chuẩn trên mà lại không có giới hạnh đạo
đức, sống thiếu tình thương, tình người trong cuộc sống, thì giá trị của nó
cũng không thiết thực và lợi ích gì cho ai.
Ngày xưa, có một con sư tử và chín con chó
sói cùng đi săn chung với nhau. Chúng bắt được mười con nai. Khi đến lượt chia
mồi, sư tử hỏi ý kiến đồng bọn, nên chia như thế nào cho công bằng, hợp lý?
Một
con sói lanh lợi liền nói, “chúng ta có mười tên, săn được mười con, thì mỗi phần
một con chia đều như vậy là công bằng và hợp lý nhất”. Sói vừa dứt lời, đã bị
sư tử tát cho một cái lòi cả mắt ra, làm cả bầy sói sợ điếng cả hồn. Với sức mạnh
hiện tại, sư tử đã phủ đầu kẻ dưới quyền của mình. Rồi sư tử quay sang hỏi cả bầy
sói, vậy chúng ta nên chia như thế nào cho công bằng đây? Sói nâu thấy bạn mình
mới bị lòi mắt, nên hoảng quá run lên bần bật, vừa nói vừa khóc, “dạ kính bẩm
thưa ngài: để hết mười con nai ngài xơi từ từ ạ!”. Sư tử gầm lên thật lớn, xong
liền đạp cho chú sói nâu một đạp lăn cù mèo, rồi nói, “đồ cái thứ gian dối dua
nịnh, ngươi tưởng ta là kẻ bóc lột người quá mức hay sao?”. Mọi việc rồi cũng
đâu vào đấy. Sư tử làm ra vẻ trang nghiêm, đạo đức rồi nói, “này các bạn sói
thân yêu của ta, các bạn hãy nên chia như thế nào cho công bằng mà không một ai
trong chúng ta chịu thiệt thòi”.
Cả
bầy sói lúc bấy giờ sợ xanh cả mặt, chẳng con nào dám nhúc nhích, hó hé gì cả!
Sư tử bực quá, chỉ ngay con sói đen trong bầy, “chú mày ý kiến thế nào?”. Sói
đen run rẩy thưa, “dạ, dạ, kính bẩm ngài… cả đoàn chúng ta cả thảy có mười, săn
được mười chú nai. Phần ngài chín nai thì bằng mười, chúng con một nai chín sói
cũng bằng mười. Dạ, đó là cách chia đều nhất và công bằng số một, kính bẩm thưa
Ngài ạ”. Sư tử nhà ta ra chiều đắc ý lắm, “được, chú sói đen thông minh lắm đấy,
hãy đợi ta ban thưởng hậu hỷ sau. Ta từ xưa đến nay không muốn làm người mạnh
hiếp kẻ thế cô, ta căm thù sự bất công áp bức và không bao giờ ưa kẻ gian dối
dua nịnh”. Sói đen cung kính thưa, “dạ, kính bẩm ngài, con từ xưa nay dốt đặc,
nhờ chứng nghiệm thực tế của hai bạn sói con vừa rồi, nên mới có chút sáng kiến
trình ngài đấy thôi”. Sư tử nhà ta cảm thấy hãnh diện lắm nên lớn tiếng nói,
“này, lũ sói nhà ngươi hãy ngoái lỗ tai lớn ra mà nghe và bắt chước sự khôn
ngoan như chú sói đen kia đấy nhé”. Cả bầy sói đồng thanh, “dạ, dạ, xin nghe”.
Câu
chuyện ngụ ngôn trên cho chúng ta thấy một bài học thiết thực trong cuộc đời, sự
tinh khôn, ma mãnh, xảo quyệt của sư tử là đại diện cho lớp người không có nhân
cách đạo đức. Bầy sói là tượng trưng cho các loài vật hay kẻ dưới quyền. Người
và vật cũng đồng nghĩa là một chúng sinh, nhưng con vật mặc dầu có thú tính ăn
nuốt lẫn nhau, nhưng chúng chỉ sát hại con mồi khi đói khát, lúc no đủ, chúng
không quan tâm đến miếng mồi ngon nữa. Loài người là một chúng sinh cao cấp hơn
các loài vật khác, nhờ biết suy nghĩ, nhận thức, tìm tòi, biết phân biệt đúng
sai, phải quấy, tốt xấu, nếu biết vận dụng đi theo chiều hướng tốt đẹp thì xả bỏ
sự tham lam, ích kỷ cá nhân, mà dấn thân phục vụ, đóng góp lợi ích thiết thực
cho mọi người. Ngược lại, nếu tinh ranh, ma mãnh thì sẽ mưu mô, xảo quyệt, cướp
của, lường gạt công khai, lại còn ngông nghênh ăn trên, ngồi trước, mà nói rằng
“ta rất bình đẳng công bằng, liêm chính, chí công vô tư”.
Đó
là bài học đau thương buồn tủi cho kiếp con người chúng ta, khi ai đó nhân danh
một đấng thượng đế tối cao có quyền ban phước giáng họa. Đôi khi, chính ta cũng
muốn như vậy. Khi bản ngã đã trương phình to ra, con người vì tham muốn quá
đáng do si mê, chấp ngã, nên nhân danh đấng tối cao, tìm cách dùng đủ mọi hình
thức để mưu cầu lợi ích cho riêng mình. Khi có quyền cao chức trọng, ta chẳng từ
bỏ một mưu sâu, kế độc nào, miễn làm sao có lợi cho mình là được, mà chẳng cần
quan tâm, đếm xỉa đến ai.
Trong
khi đó, loài vật không gian hùng như vậy. Chúng vì quán tính tập nghiệp mà bất
đắc dĩ phải sát hại lẫn nhau để bảo tồn mạng sống. Khi đã đầy đủ rồi chúng
không màng đến miếng mồi ngon nữa. Con người vì thông minh hơn, nên khéo léo hại
người không bằng gươm đao, mà tìm đủ mọi cách để hạ độc thủ một cách tinh vi.
Do đó, một khi con người đã ác rồi thì cùng hung, cực ác. Nhất là các ông vua
thời phong kiến man rợ, dã man đến tận cùng. Ngày xưa, con người cảm thấy bé nhỏ
với bầu vũ trụ bao la này, nên đã chấp nhận phó thác cuộc đời cho một đấng tối
cao, mà chịu sự ban phước, giáng họa của đấng ấy. Từ đó, các ông vua thời phong
kiến lợi dụng quyền năng trên, chế tác ra luật pháp độc tôn, bắt buộc mọi người
phải tin theo, phải noi theo, dưới danh nghĩa là một thiên tử, tức con trời,
nên có quyền cai trị đất nước. Tất cả mọi người đều phải trung thành tuyệt đối
theo sự sắp xếp của nhà vua. Vua muốn phong quan tiến chức cho ai thì phong, muốn
giết ai thì giết, kẻ dưới không có quyền khiếu nại. Nếu vua bảo chết mà không
chịu chết thì chịu tội bất trung. Với một quyền lực như vậy, ông vua được hưởng
tất cả mọi nhu cầu cần thiết theo sự kính trọng tột cùng của mọi người.
Theo
luật nhân quả, ai đã từng làm phước nhiều đời, giúp đỡ nhân loại được cơm no,
áo ấm, thì ngày sau mới được phước làm vua. Luật pháp thời này mang tính cách độc
tôn theo thể chế cha truyền con nối, nên dân gian có câu: “con vua thì được làm
vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa”. Nếu gặp ông vua hôn quân mê muội, thì dân
chúng khổ sở, lầm than, cơ cực. Dưới thời phong kiến, ông vua được xem là con
trời đại diện cho đấng thượng đế tối cao, nên đất nước và con người đều thuộc
quyền sở hữu của nhà vua. Ở thời cổ đại xa xưa, con người rất tin tưởng vào đấng
thần linh, thượng đế nên không dám chống lại, sợ thần linh giận dữ, trừng phạt.
Ngày
nay, con người văn minh, tiến bộ vượt bực, nên thấy chế độ phong kiến quân chủ,
độc tôn không còn phù hợp với thời khoa học hiện đại. Do đó, con người thay đổi
cơ chế quyền lực thành dân chủ nhiều đảng, cùng cạnh tranh làm việc, phục vụ,
đóng góp lợi ích cho xã hội, được dân tin tưởng bầu qua từng nhiệm kỳ một. Nếu
vị lãnh đạo nào có khả năng làm lợi ích cho đất nước, cho xã hội nhiều, thì được
bầu thêm một nhiệm kỳ mới. Nhưng tối đa chỉ hai nhiệm kỳ rồi cũng phải nhường
chỗ lại cho người khác. Vì tre tàn, măng mọc, nên tình trạng tham nhũng, lạm
phát, lãng phí của công rất ít khi xảy ra. Cơ chế dân chủ hay ở chỗ, nếu mình nắm
ghế quyền lực mà không đủ khả năng làm lợi cho đất nước thì tự xin rút lui, từ
chức, để nhường lại cho người khác. Nếu lạm dụng quyền hạn tham nhũng thì có
ban hành pháp truy tố, đem lại sự công bằng cho xã hội.
Lần
bước theo thời gian trên đà tiến bộ của nhân loại, thể chế phong kiến quân chủ
theo hệ thống cha truyền con nối, dần dần nhường lại cho thể chế phong kiến cấp
tiến. Một ông vua ngày xưa được mệnh danh là con trời, nên đã đặt ra những hình
luật khắc nghiệt như chu di ba họ, bảy họ, chín họ, theo kiểu diệt cỏ phải diệt
tận gốc, nhằm bảo vệ giòng dõi của mình. Gã sư tử kia là đại diện cho con người
ích kỷ, độc tôn đó. Lúc nào cũng mồm mép ba hoa để chứng tỏ mình là một người
có nhân cách đạo đức, nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Thường thì con người
có những cái thấy biết sai lầm do sự chấp ngã gây ra, nên lúc nào cũng muốn chiếm
hữu của người khác bằng nhiều hình thức. Miệng thì tuyên truyền hô hào dân chủ,
kêu gọi mọi người bình đẳng đóng góp ý kiến để xây dựng phát triển mở mang,
nhưng hành động, xử sự thì hoàn toàn độc tài, cai trị.
Chúng
sinh vì một niệm bất giác mà bị gió nghiệp cuốn trôi trong luân hồi sinh tử. Từ
một bản tâm bình thường thanh tịnh, trong sáng, vô ngã, vị tha, chúng ta kết
thành ngã si, ngã ái, ngã chấp, để rồi khoát lên mình quan niệm, lý tưởng sống,
mà cố chấp bảo vệ, nhằm mục đích phục vụ cho cái tôi này. Chính vì vậy, con người
trở nên tàn nhẫn, độc ác hơn các loài vật. Con người là một chúng sinh cao cấp
hơn hẳn các loài khác nhờ biết suy nghĩ tìm tòi, quán chiếu soi sáng lại chính
mình, nên có thể dời núi lấp sông, vá trời lấp biển. Con người có thể tạo nên
các tiện nghi vật chất đầy đủ để mưu cầu hưởng thụ cho riêng mình, nên bằng mọi
cách vơ vét, gôm thâu, bành trướng thiên hạ để nắm quyền cai trị, nhằm hưởng lộc
tối cao.
Chính
cái gã sư tử đó ra vẻ dân chủ, bình đẳng lắm, nhưng thực chất chỉ là hạng lừa đội
lốt sư tử mà thôi. Nào là văn minh, dân chủ, công bằng, tự do, nào là… vì lợi
ích của nhân loại, hứa hẹn đủ thứ, để rồi trở thành con ma nhà họ hứa. Ai biết
cách tâng bốc, chạy lòn phía sau thì công danh sự nghiệp lên như diều gặp gió.
Ai thành tâm nói lên sự thật thì lãnh án khổ sai, lưu đày biệt xứ. Cuộc đời lúc
nào cũng bị phủ lên lớp áo màu xanh, hy vọng đổi mới, phát triển, mở mang,
nhưng chỉ trên danh nghĩa suông, mang tính cách hình thức, chỉ lợi ích riêng
cho một số người.
Chúng
ta phải làm thế nào để trở thành một người có đức hạnh và đạo đức? Muốn trở
thành người có đức hạnh không phải đơn giản và dễ dàng, nó đòi hỏi người ấy đối
với bản thân, phải luôn biết xét nét, nhìn kỹ lại chính mình để thấy được những
lỗi nhỏ nhặt nhất, mà tìm cách khắc phục, chuyển hóa chúng. Người có đức hạnh
phải biết làm chủ bản thân qua các cảm thọ, xúc chạm, để thấy biết rõ ràng sự
thật nơi thân này. Biết cảm thông, bao dung và độ lượng, tha thứ cho những ai
đã từng làm cho mình đau khổ tột cùng, luôn sống vì lợi ích chung, lấy niềm vui
thiên hạ làm niềm vui chính mình. Ai sống được như vậy là người đức hạnh, đạo đức
và đang đi trên con đường giác ngộ. Chúng ta hãy nên học theo hạnh lắng nghe của Bồ tát Quán Thế Âm, sẵn
sàng chia vui, sớt khổ vì lợi ích tha nhân, sẵn sàng chấp nhận khổ đau để mọi
người được an vui hạnh phúc.
Thế
gian này có năm loài cùng chung ở, trong sáu nẻo luân hồi, nhưng con người là một
chúng sinh cao cấp nhờ có suy nghĩ, nhận thức, phân biệt đúng sai. Nếu biết vận
dụng đi theo chiều tốt đẹp thì không ai bằng và ngược lại thì vô cùng cực ác. Lịch
sử nhân loại đã chứng minh cho chúng ta thấy rõ điều đó. Chỉ có con người tâm
linh mới có đủ khả năng, giúp nhân loại vượt qua rào cản của si mê, tội lỗi nhờ
có hiểu biết và thương yêu trong tinh thần bình đẳng. Ai làm người cũng phải một
lần biết thao thức, trăn trở, nên mở rộng tấm lòng để cùng nhau kết nối yêu
thương, sẻ chia cuộc sống.
Đời
sống con người luôn song hành hai phần thân và tâm, tức thể xác và tinh thần.
Nhưng đa số chúng ta chỉ chú trọng về phần vật chất cung phụng cho thân nhiều,
mà quên lãng đi yếu tố tình thần. Tuy sống trong giàu có, tiện nghi mà lại
nghèo nàn tâm linh, nên thường thất vọng, đau khổ. Lại có hạng người tuy giàu
có, dư dả, nhưng lại sống khổ sở hơn người nghèo, vì họ chẳng dám ăn, dám xài,
nói chi đem ra giúp đỡ cho người khác. Họ sống trong tham lam, ích kỷ, lao tâm,
nhọc sức để tích chứa cho riêng mình.
Muốn
cho xã hội được phát triển vững mạnh, lâu dài, con người cần phải làm giàu tri
thức và đạo đức. Tri thức giúp ta phát triển xã hội, đạo đức giúp cho con người
sống có hiểu biết và yêu thương hơn. Tri thức và đạo đức như đôi cánh chim tung
bay khắp cả bầu trời rộng lớn, bồi đắp cho nhân loại sống có tình người, biết
yêu thương, nương tựa vào nhau. Thiếu tri thức thì ta không thể giúp ích gì được
cho ai, ngược lại, có tri thức mà không có nhân cách đạo đức thì ta dễ dàng bị
tha hóa, tiêu cực, bởi sự hấp dẫn của tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon, mặc
đẹp mà làm thiệt hại cho nhau. Con người là chủ nhân của bao điều họa phúc, bất
hạnh hay an vui đều do chính mình tạo lấy. Chúng ta hãy vì tình thương của nhân
loại mà cùng nâng đỡ và chia sẻ cho nhau. Con người hơn hẳn loài khác là có hiểu
biết, có tri giác, nên ta dễ dàng cùng nhau chia vui, sớt khổ, thiết lập tình
yêu thương chân thật, theo nhịp cầu tương thân, tương ái trong cuộc sống.
Source: thuvienhoasen