Vấn đề chủ yếu trong tác phẩm Trung Quán Luận của
Long Thọ là tánh không. Ý nghĩa cốt lõi của tánh không, như chúng ta đã
biết, là tánh không trong điều kiện duyên khởi.
Vấn đề chủ yếu trong tác phẩm Trung Quán Luận của Long Thọ là
tánh không. Ý nghĩa cốt lõi của tánh không, như chúng ta đã biết, là
tánh không trong điều kiện duyên khởi.Trong các kệ tụng vi diệu, Long
Thọ tỏ lòng kính trọng đức Phật như một vị thánh diễn giải các pháp
thoại về duyên khởi với năng lực siêu nhiên. Vì vậy, Long Thọ ca ngợi
đức Phật là một vị đạo sư vô song. Theo đạo Phật, nền tảng giáo lý duyên
khởi là rất quan trọng.
Trong kinh Duyên Khởi, đức Phật tuyên bố rằng nếu ai thấy được bản
chất của duyên khởi, thì thấy được Phật, Pháp, Tăng. Chúng ta có thể
hiểu lời tuyên bố này là bất cứ người nào thấy rỏ bản chất của duyên
khởi, thì lãnh ngộ được bản chất của Pháp trên nhiều cấp độ khác nhau.
Ví dụ, khi hiểu được cốt lõi của duyên khởi trong điều kiện nhân quả,
thì có nghĩa chúng ta hiểu được bản chất của pháp theo điều kiện thuyết
nhân quả. Trên cơ sở này, chúng ta có thể thiết lập một nền tảng vững
chắc cho lối sống có quy luật đạo đức hợp lý và quan điểm đúng đắn về
thuyết nghiệp báo này được xem là một cấp độ nhìn nhận đích thực về
Pháp.
Tuy nhiên, khi hiểu được ý nghĩa của thuyết duyên khởi ở cấp độ cao
hơn, nơi chúng ta thấy rỏ sự phụ thuộc không chỉ là điều kiện nhân quả
mà còn thấy sự phụ thuộc ở cách các pháp, rốt cuộc, bắt nguồn từ mối
quan hệ phức tạp, rắc rối của tương tác qua lại giữa nhãn hiệu và tên
gọi v.v, thì cấp độ hiểu biết về triết thuyết duyên khởi này trực tiếp
cho chúng ta một sự thấu hiểu tánh không. Nhờ vậy, nhận thức về bản chất
của Pháp được đặt trong một cấp độ sâu sắc hơn nhiều.
Như Lai có nghĩa là “người đến như vậy” (hoặc người đến từ Chân như).
Trạng thái Phật quả, nếu được hiểu là một trạng thái nơi mà tất cả các
khái niệm diễn đạt và tất cả hình thức nhị nguyên đã được chuyển hóa
thành trạng thái thanh tịnh, trạng thái hạnh phúc và an vui hoàn toàn,
thì chúng ta có thể nói rằng Phật quả là trạng thái đến như vậy từ trong
Pháp thân[1]. Theo quan điểm này, Như Lai có thể được hiểu là Pháp
thân, thân chân thật, thân Phật thực tại. Nếu chúng ta cho rằng Như Lai
có nghĩa “đến” hơn là “đi”, thì Như Lai được hiểu là Báo thân[2] và Hóa
thân[3] hoặc sắc thân, thân vật lý hoặc biểu hiện thân xuất phát từ
Pháp thân. Do đó, Như Lai hoặc Phật quả được hiểu theo hai phạm trù là
Pháp thân và Sắc thân (Báo thân và Hóa thân).
Nói một cách tổng quát, nguyên lý duyên khởi là nền tảng cơ bản cho
tất cả các trường phái Phật giáo. Tuy nhiên, nếu chúng ta hiểu nguyên lý
duyên khởi vói mức độ tinh tế dựa trên tánh không, thì đó là nền tảng
cơ bản của các trường phái thuộc tư tưởng trung đạo, Trung Quán tông. Ở
đây, một số các bạn có lẽ quen thuộc khi tôi đã giới thiệu những lời dạy
của đức Phật tuyên bố rằng theo quan điểm triết học, nguyên lý duyên
khởi là kim chỉ nam của Phật giáo và sự thực tập bất bạo động là tư cách
đạo đức của người theo đạo Phật.
Nhân tố căn bản đối với việc áp dụng cách cư xử hoặc cách tương tác
với người khác là không phải bởi vì các Phật tử cho rằng việc tham dự
vào hành động nguy hại mà chúng ta đi ngược lại với chí nguyện của đức
Phật. Nguyên nhân là bởi vì các pháp (mọi thứ) đều phụ thuộc lẫn nhau,
chúng tồn tại là nhờ vào kết quả của nguyên nhân và điều kiện.
Vì khát vọng cơ bản của con người là tìm kiếm hạnh phúc và tránh xa
khổ đâu, nên chúng ta luôn xa lánh các nguyên nhân và điều kiện dẫn tới
khổ đau. Chúng ta luôn chấp nhận các nguyên nhân và điều kiện đưa đến
hạnh phúc. Vì vậy, rốt cuộc, nguyên lý duyên khởi cung cấp nhân tố căn
bản cho việc thực tập theo Phật giáo về bất bạo động hoặc vô hại.
***********
[1] Pháp thân (zh. 法身, sa. dharmakāya), là thể tính thật sự của Phật,
đồng nghĩa với Chân như, là thể của vũ trụ. Pháp thân là thể mà Phật và
chúng sinh đều có chung. Pháp thân cũng chính là Pháp (sa. dharma), là
quy luật vận hành trong vũ trụ, là giáo pháp do đức Phật truyền dạy.
Phật xuất hiện trên Trái Đất, với nhân trạng, với mục đích cứu độ con
người. Pháp thân được xem chính là Phật pháp (sa. buddha-dharma) như
Phật Thích-ca giảng dạy trong thời còn tại thế. Sau này người ta mới nói
đến hai thân kia. Pháp thân được xem là thường hằng, vô tướng, nhất
nguyên, là thể tính chung của các vị Phật, là dạng tồn tại thật sự của
chư Phật. Pháp thân có nhiều tên gọi khác nhau, tuỳ trường hợp sử dụng.
Có lúc người ta xem nó là thể tính của mọi sự, là Pháp giới
(sa. dharmadhātu,dharmatā),là Chân như (sa. tathatā, bhūtatathatā), là
tính Không (sa. śūnyatā), A-lại-da thức (sa. ālayavijñāna), hay xem nó
như là Phật, Phật tính (sa. buddhatā), là Như Lai
tạng (sa. tathāgatagarbha). Trong nhiều trường phái, người ta xem Pháp
thân là thể trừu tượng không có nhân trạng, có trường phái khác lại xem
Pháp thân hầu như có nhân trạng (xem kinh Nhập Lăng-già, kinh Hoa
nghiêm). Đạt trí huệ siêu việt đồng nghĩa với sự trực chứng được Pháp
thân.
[2].Báo thân (zh. 報身, sa. saṃbhogakāya), cũng được dịch là Thụ dụng
thân (zh. 受用身), "thân của sự thụ hưởng công đức": chỉ thân Phật xuất
hiện trong các Tịnh độ. Báo thân là thân do thiện nghiệp và sự giác ngộ
của các Bồ Tát mà hoá hiện cho thấy—cũng vì vậy mà có lúc được gọi là
Thụ dụng thân, là thân hưởng thụ được qua những thiện nghiệp đã tạo. Báo
thân thường mang Ba mươi hai tướng tốt (sa. dvātriṃśadvara-lakṣaṇa) và
tám mươi vẻ đẹp của một vị Phật và chỉ Bồ Tát mới thấy được trong giai
đoạn cuối cùng của Thập địa (sa. daśabhūmi). Người ta hay trình bày Báo
thân Phật lúc ngồi thiền định và lúc giảng pháp Đại thừa. Các trường
phái thuộc Tịnh độ tông cũng tin rằng Báo thân Phật thường xuất hiện
trong các cõi tịnh.
[3].Hóa thân hay Ứng thân (zh. 應身, sa. nirmāṇakāya), cũng được gọi
là Ứng hoáthân hoặc Hoá thân, là thân Phật và Bồ Tát hiện diện trên Trái
Đất. Ứng thân do Báo thân chiếu hiện, dựa trên lòng từ bi và có mục
đích giáo hoá chúng sinh. Như thân người, Ứng thân chịu mọi đau khổ của
già chết bệnh tật, nhưng Ứng thân có thần thông như thiên nhãn thông và
thiên nhĩ thông. Sau khi chết, Ứng thân tự tiêu diệt.