Bỏ sân hận cần nhẫn
Đối với đạo hữu mới bắt đầu tu
tập 2,3 tháng ở chùa cũng như ở ngoài xã hội, sau khi họ tam Quy
ngũ Giới, hẳn họ sẽ gặp một vài khó khăn thường thấy, trong
một số lúc “va chạm” với những người thoạt đầu mình cho là
hiền lành ở một nơi trang nghiêm thanh tịnh như cửa Phật, vì ai
cũng đối xử rất lịch sự và hòa ái.
Điều đó hoàn toàn bình thường,
vì học có thể học một mình, nhưng tu cần có tập thể. Chùa
chiền là nơi huấn luyện cho chúng ta thấm nhuần giáo nghĩa vô
thượng mà Phật dạy, và đem những giáo lý này ứng dụng cho tâm
hồn mình thanh cao và an lạc hơn.
Những “va chạm” ở chùa chỉ là
thử thách xem mình đã học & hành được những gì sau vài
tháng đi chùa. Những sự va chạm này có vì khi vào chùa, mọi
người cũng mang theo những kinh nghiệm xử thế “ngoài đời”. Vậy
nên “nhập gia tùy tục” như thế nào?
Hãy hòa đồng với bạn đồng tu
với tất cả sự tôn trọng và khiêm nhường, vì trong chùa, ai
cũng là những vị Phật tương lai đang tu tập để thắp sáng Phật
tính bên trong.
Ngọc mani gieo vào nước đục, nước
đục trở thành trong, câu niệm Phật gieo và tâm chúng sinh, tâm
ấy trở thành tâm Phật. Vì thế nên trong chương 3 Uy Nghi Quốc Ngữ
có dạy “Lấy lời niệm Phật chúng dầy hiểu tri” – tức là khi
chào nhau hay giao tiếp cửa miệng, và khi nghe người khác khen/
chê gì, phật tử chỉ cần niệm “Nam mô A Di Đà Phật”, để sáu
chữ hồng danh ấy thanh lọc những cảm thọ vui buồn bên ngoài ra
khỏi Tâm.
|
Ảnh minh họa.
|
Kiềm chế cảm xúc như thế gọi là
Nhẫn. Nhẫn chịu không phải thái độ hèn nhát, mà đó là thực
tập mở rộng dung lượng trái tim để chứa đựng những khó khăn
lớn, thành tựu được mối quan hệ tốt đẹp hài hòa giữa mình
và người.
Nhẫn trong đạo Phật là sức chịu
đựng, sức an nhẫn với những điều trái tai gai mắt để không khó
chịu, bực bội, với hoàn cảnh khó khăn và thời tiết nóng
lạnh bất thường. Tu được hạnh nhu hòa nhẫn chịu là bạn đang
“mặc áo Như Lai” rồi. Vì “ Thắng một vạn quân không bằng chiến
thắng chính mình” (Kinh Pháp Hoa), đức Phật cảm hóa được muôn
loài cũng với hạnh Nhẫn làm đầu như vậy, thật không đơn giản
nếu cơn tức giận dấy khởi lên mà đè nén lại được, điều đó
chứng tỏ sức chịu đựng cứng cỏi chứ không phải tầm thường,
như vậy bạn không thể bị coi là nhục nhã.
“Tính Phật chiếu soi vốn sẵn dành
Không hờn, không giận, chằng hề ganh
Lời trái tai nghe khoan vướng bận
Điều gai mắt thấy chớ đua tranh
Rảnh rang tự xét luyện Tâm thanh
Khoan dung, hỷ xả lòng thanh thản
Vượt bậc tiến tu chí nguyện thành”
Bỏ tham cần biết đủ:
“Người TRÍ lấy xả làm vui
Lấy KHÔNG làm CÓ giàu ơi là giàu
PHƯỚC là tâm chẳng lo âu
Thương người mến vật, ĐỨC nào dày hơn”.
Lấy xả làm vui là vui khi biết
buông bỏ những hơn thua cạnh tranh trong đời, vì mình đã nguyện
theo đức từ bi, thì sao không thể hoan hỷ làm thảm trải đường
đi cho người. Sự hoan hỷ phục vụ, giúp đỡ là biểu hiện của
tâm từ bi đang lớn dần.
Để có thể buông xả như vậy, ta
cần biết “lấy không làm có” , trong khi người đời thường lấy
có làm không, họ đánh đổi sức khỏe và thời gian để lấy được
tiền của, sau đó lại hao tổn tiền bạc đẻ đổi lấy sức khỏe.
Thực chất, sống là nháp, tu là
viết lại đời mình. Tu tập là chỗ dựa lớn nhất, duy nhất của
đời người; ngôi nhà có cao sang đến đâu cũng chỉ là chỗ che mưa
nắng, chỉ quan trọng ở chỗ : có nơi thanh tịnh để tĩnh tâm
học Phật, tìm lại sự bình yên mà sống tốt mỗi ngày. Đó
chính là lấy không làm có, để có được “Phúc là Tâm chẳng lo
âu”,
Bỏ mê lầm cần học giáo lý
Để thanh lọc triệt để phiền não
ra khỏi tâm tư, đặc biệt đối với những nữ phật tử còn trẻ,
một số hay có quyết định nông nổi sau một cú shock về tinh thần
nào đó, điển hinh là thất tình. Điều này hoàn toàn dễ hiểu,
vì họ còn trẻ, trải nghiệm chưa đủ nhiều để suy nghĩ thay
đổi, họ tu tập chưa đủ thuần thành để chuyển hóa triệt để
nỗi đau.
Nhưng sâu thẳm trong lòng họ, tuệ
giác thiện căn vẫn còn ở đó, nên họ tha thiết hướng về cửa
Phật. Được biết đến kinh vu Lan, họ sẽ hiểu được thân này của
mình là do cha mẹ ban cho, vậy trước khi quyết định đối xử với
cái thân này ra sao, thì đều nên nhớ rằng Mẹ của mình đã
chịu khổ sở như thế nào để nuôi ta lớn khôn.
Nay vì một người xa lạ mà ta gieo
hết cả máu thịt do mẹ dứt ruột sinh ra, cùng bao mồ hôi công
sức mẹ nuôi ta lớn khôn theo ta vào ngõ cụt, điều đó có quá
bất công với mẹ không?
Vậy thân này ta dùng để tu tập,
vì thân người khó được; trước để cho chính ta cảm thấy sự có
mặt của mình trên đời này ý nghĩa hơn, ta an lạc và sống có
ích, cha mẹ cảm thấy tự hào và hạnh phúc vì bạn.
Bạn như thế đã báo hiếu được
phần nào cho cha mẹ, dù bạn có kiếm ra nhiều của cải để biếu
cha mẹ hay không, vì cha mẹ sinh con ra chỉ muốn con thành người
trước, thành công sau càng tốt.
Theo Phật giáo Việt Nam