Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Chánh nghiệp là một cách tu
21/11/2013 17:43 (GMT+7)


Thử thách lớn lao trong cuộc sống của con người, là tìm được sự sống tương đối bình an và thư thản trong mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu cuộc sống quá phẳng lặng và thật bình yên, thì những gì mang đến sự lo lắng cho con người, không còn là một triết lý của cuộc sống.

Những khó khăn và thử thách là những chủ đề bàn luận không dừng qua nhiều góc cạnh khác nhau trong cuộc sống. Bởi vì cuộc sống là sự biến động, vô tận, không dừng và cũng là một quá trình tìm kiếm không có giới hạn. Do đó chấp nhận va chạm với những gian khổ và vượt qua được những thử thách đầykhó khăn, là một bản năng giúp cho con người khai thác, cái khả năng đa dạng sẳn có bên trong của mình, khi đứng trước nghịch cảnh.

Mọi sự cố gắng vượt qua những chặng đường đấu tranh gian khổ trong cuộc sống, hầu như cũng đều được đền đáp qua hình thức này hay hình thức khác, và thực chất của sự đền đáp này là cái đã được xác định rõ, cái ý nghĩa thật mà người ta cần tìm, nhờ đó người ta mới có thể cảm nhận được, những giá trị tận hưởng của hạnh phúc và những chân lý bất định trong cuộc sống.www.phathocdoisong.com

Cuộc sống luôn luôn là như vậy, nó bắt con người phải chịu nhiều thử thách. Tuy nhiên nó cũng mang lại những phần bù đắp cho con người, nếu người đó biết rõý nghĩa của nó không bao giờ mang lại hạnh phúc hay đau khổ, mà thành qủa tốt đẹp do mình đạt được, chính là nhờ vào bản thân cá nhân của chính mình, biết tự mình hoàn thiện qua sự rèn luyện trong gian khổ và thử thách.

Trong cuộc sống thực ra ai ai cũng đều mong muốn được hạnh phúc. Do đó theo tinh thần Phật học, Đức Phật đã chỉ cho thấy cái nguồn gốc gây ra những nguyên nhân làm cho con người mất hạnh phúc hay khổ và cáikhả năng chấm dứt khổtrong Tứ Diệu Đế của Ngài.

Trong Bát Chánh Đạo, Chánh kiến, Chánh tư duy được xem như là ý nghiệp và Chánh ngữ thuộc về phần khẩu nghiệp. Do đó chữ Nghiệp được hiểu như: hành động tạo tác bị điều khiển bởi tâm ý.

Chính nghiệp tiếng Phạn gọi làsamyak-karmāntaḥ, viết theo mẫu:सम्यक्– कर्मान्तः, hay सम्यक्कर्म  samyakkarma hoặc samyakkarmāntaḥ  सम्यक्कर्मान्तः.

Những hành động tạo ra đau khổ chongười lẫn thú vật, thí dụ như khi nóng giận, đánh đá, chửi bới, nguyền rủa đều thuộc về tà nghiệp. Còn làm một hành động chân chánh có ý nghĩa bảo vệ, xây dựng và chở che cho sự sống như : không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không uống rượu cũng gọi là Chánh nghiệp.

Chữ Nghiệp do người Trung hoa dịch ra từ chữ Karmacủa phạn ngữ. Karma, कर्म, कर्मन, karman, có nghĩa là, hành vi, hành động, hoạt động, cách cư xử, tư cách, thuộc về ý, miệng, và thân. Karmacó động từ gốc là √कृ kṛ.

Khái niệm chữ Nghiệp trong đạo Phật dùng để chỉ quy luật chung về nguyên nhân và kết quả. Bởi vì mỗi nghiệp làm dưới một điều kiện nhất định, thì sẽ tạo thành một quả, phạn ngữ gọi là phala, फलcó động từ gốc √ फल्phal có nghĩa, được, vỡ, phân chia, phản ánh, phát ra, chịu hậu quả, thành công. www.phathocdoisong.com

Một nghiệp thiện hay bất thiện được hành động theo ba cách: bằng thân, bằng tâm, và bằng lời, qua dòng tư tưởng. Do đó khi con người có ý làm cái gì thì đã tạo nghiệp, không nhất thiết rằng việc làm đó có xảy ra hay không.

Nghiệp làm con người tái sinh trong một cuộc đời, nhưng hành động con người trong cuộc đời đó vẫn có sự tự do. Nghiệp sinh ra hoàn cảnh, nhưng sự phản ứng đối với hoàn cảnh này lại nằm trong tay con người.

Như vậy, mỗi hành động được thực hiện với chủ ý là một hành động có khả năng sáng tạo. Do ý chí thúc đẩy hành động, tạo thành một lực để làm chuyển động theo cái tiến trình bất tận của sự đổi thay trong cuộc đời.

Nghiệp của mỗi người là hành động riêng của từng cá nhân và kết quả của những nghiệp mà họ tạo ra, thì chính họ cũng là người thừa hưỡng phần qủa riêng này. Nghiệp của mỗi người là kinh nghiệm riêng của từng người, cho nên không ai có thể can thiệp vào để làm thay đổi những kết quả của nghiệp cá nhân được. www.phathocdoisong.com

Một hành động sẽ không gây nghiệp, nếu nó được thực hiện mà không xuất phát từ tham, sân, si. Chính vì không thông suốt định luật nhân quả nghiệp báo này mà con người tự gây cho mình và xã hội biết bao đau thương khổ luỵ, rồi lại đổ thừa cho trời đất hoặc gán tội cho tha nhân  hay những điều kiện khách quan bên ngoài.

Trái lại khi người nào đã thấu rõ định luật nhân quả nghiệp báo này bằng sự tự quan sát, tự chiêm nghiệm trong đời sống một cách sâu sắc, thì không những có thể tự vượt qua khổ đau, tự hoàn thiện chính mình, mà còn đem lại nhiều lợi lạc cho xã hội.

Trong Phật học, tạo nghiệp tốt không có nghĩa là chấm dứt vòng luân hồi. Muốn thoát khỏi vòng này, thì phải từ bỏ cả hai tốt và xấu. Tóm lại Chánh Nghiệp là hành động, việc làm chân chính, đúng với lẽ phải, phù hợp với chân lý, có lợi ích cho người lẫn vật.

Người tu tập theo đúng Chánh nghiệp là người luôn luôn thận trọng, giữ gìn mọi hành động của mình, để khỏi làm tổn hại đến quyền lợi, nghề nghiệp, địa vị, danh giá, hạnh phúc, tánh mạng của người khác và bao giờ cũng biết tôn trọng lương tâm nghề nghiệp của mình, luôn luôn hành động có lợi cho mọi người, mọi vật. Nếu cần, có thể hy sinh quyền lợi hay tánh mạng mình để giải thoát nỗi đau khổ cho người khác. www.phathocdoisong.com

Muốn tu tập Chánh nghiệpđược đạt đến kết qủa cao, thì phải tu tập Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, một cách nghiêm túc, ngoài ra nếu thích, ngồi thiền, niệm Phật, tụng kinh, trì chú, làm công qủa, để giữ gìn thân, khẩu, ý, cũng là những việc làm đáng hoan nghinh.

Chánh Nghiệpcòn mênh mông vô tận, rất thú vị, cho nên thường xuyên trau dồi học hỏi, theo một cách thức nào đó, vừa thích hợp với thời gian và mình không còn sợ sai hay nghi ngờ những gì Phật đã dạy để thực hành trong cuộc sống.

Từ đó, khi gieo hạt bắp, thì ta biết, sẽ được những trái bắp  như ý. Bởi vì, tất cả những thành đạt đều phát xuất từ sự siêng năng và chăm chỉ trong sự tu tập.

Chính nghiệp theo định nghĩa của Kinh Trung A Hàm:

"Này chư Hiền, thế nào là Chánh nghiệp? Đó là khi vị Thánh đệ tử suy niệm về Khổ là Khổ, Tập là Tập, Diệt là Diệt, Đạo là Đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc học suy niệm về các hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết bàn là tịch tĩnh, hoặc khi bằng suy niệm không nhiễm trước mà quán sát tâm hoàn toàn giải thoát, trong đó ngoài ba diệu hành thuộc thân, còn các ác hành khác nơi thân đều viễn ly, đoạn trừ, không hành, không tạo tác, không tập hợp và không tụ hội. Đó là Chánh nghiệp"…

Chính nghiệp theo định nghĩa của Kinh Đại Phương Đẳng:

"Thế nào là Chánh nghiệp? Nếu nghiệp đen có quả báo đen, nghiệp trắng có quả báo trắng, nghiệp đen trắng có quả báo đen trắng. Vì vậy không dám tạo tác. Nếu nghiệp không đen không trắng thì có quả báo không đen, không trắng. Nếu có thể đoạn tận nghiệp thì nghiệp báo đình chỉ. Đó là nghiệp mà Bồ tát y chỉ, tức siêng năng tu tập cái nghiệp vô biểu. Đó là Chánh nghiệp"… www.phathocdoisong.com

Trong Kinh Pháp Cú

Đức Phật dạy từ thiện nghiệp, con người dễ đi vào giải thoát hơn, hay cảm nhận được hạnh phúc:

"Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo,
Nếu với ý ô nhiễm
Nói năng hay hành động,
Khổ não bước theo sau
Như chiếc xe theo chân con vật kéo". (Dhp. 1).

"...
Nếu với ý thanh tịnh (thiện)
Nói năng hay hành động
An lạc bước theo sau,
Như bóng không rời hình". (Dhp. 2)

TS Huệ Dân (PHĐS)

Các tin đã đăng:
Về đầu trang