Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
An toàn giao thông dưới góc nhìn Phật giáo
27/04/2012 21:35 (GMT+7)


Theo trưởng lão Thích Thông Lạc: Vì mỗi hành động từ thân, miệng, ý của chúng ta khởi ra là nhân thì tiếp ngay đó là quả. Người ta khi bước chân ra đường hay đang điều khiển xe máy, ô tô tham gia giao thông, chấp hành đúng Luật Giao thông (thân) nói năng nhẹ nhàng, êm ái (miệng), luôn kiểm soát được mọi hành động của mình, đúng luật thì thực hiện, không đúng phải dừng ngay (ý), như vậy sẽ không bao giờ có tai nạn, lúc nào cũng an vui, hạnh phúc.

Còn ngược lại sẽ chịu khổ (tai nạn gây thương tích hoặc mất mạng…), ví dụ: thói quen uống rượu thành nghiệp, dẫn đến (ý) mất bình tĩnh, sáng suốt, thân hành động gây tai nạn (nghiệp). Theo trưởng lão Thích Thông Lạc, muốn tránh được tai nạn khi tham gia giao thông, hạn chế tối đa việc tắc đường thì mọi người đều phải học Luật Giao thông, kể cả các cháu nhỏ chưa đến tuổi điều khiển phương tiện cũng phải học Luật Giao thông.


Nếu đi đúng tốc độ cho phép (40km/h) thì sẽ làm ướt người đi bộ, trường hợp này thì đạo đức lái xe mới “quy định” được lái xe đi đúng văn hóa

Song chỉ có học Luật Giao thông thì chưa đủ, mà còn phải học đạo đức nhân bản - nhân quả về giao thông. Hành động từ thân, miệng, ý của con người tạo ra gọi là nhân bản, tức là những hành động gốc nơi thân người. Nếu họ hiểu biết đạo đức nhân bản, nhân quả, mọi hành động của họ đều đúng thì không làm khổ mình, khổ người.

Như vậy hành động mà họ gây ra là vô đạo đức với chính mình và vô đạo đức với người khác.

Chúng ta càng đào tạo lái xe nghiêm túc, chặt chẽ, kỹ lưỡng bao nhiêu thì chất lượng cũng như đạo đức của lái xe càng nâng cao và tốt bấy nhiêu.


Nhóm bạn trẻ tuyên truyền văn hóa giao thông bởi những khẩu hiệu đơn giản, thiết thực

Càng suy ngẫm, tôi càng thấy đúng! Không chỉ có lái xe mà ở tất cả các lĩnh vực từ lao động chân tay đến hoạt động trí óc cũng đều phải đào tạo về đạo đức một cách cơ bản. Hiểu biết về đạo đức nhân bản, nhân quả thì họ sẽ thấy sợ hãi, xấu hổ trước việc làm sai trái của mình. Do đó họ biết tôn trọng mình, thương mình thì họ mới biết tôn trọng và thương yêu người khác, mọi hành động của họ mới chuẩn mực.

Lái xe là phải cẩn thận, vì cẩn thận là một đức tính cao quý trong việc lái xe. Đã ngồi lên xe điều khiển để tham gia giao thông thì phải biết và luôn tâm niệm bất cứ lúc nào tai nạn cũng có thể xảy ra. Cẩn thận không bao giờ thừa, làm việc gì cũng thành công, tai nạn không bao giờ đến, thường an vui hạnh phúc.

Ùn tắc, tai nạn giao thông là chủ đề nóng bỏng và nhức nhối hiện nay. Mọi công dân đều có bổn phận, trách nhiệm tham gia, góp ý xây dựng đất nước tiến lên văn minh, hiện đại. Tôi mạo muội nêu lại những nội dung có liên quan đến vấn đề an toàn giao thông ở góc độ đạo Phật mong quý vị cùng suy ngẫm.

Theo Tịnh Đức - ANTĐ

Các tin đã đăng:
Về đầu trang