Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Chú Đại Bi Trong Chư Kinh Nhật Tụng
08/04/2011 12:55 (GMT+7)

 do Hà Nội Bắc kỳ Phật giáo tổng hội phát hành (河内北圻佛教總會發行). Đây là bài chú Đại bi nằm sau chú Lăng Nghiêm của Công phu sáng. Tài liệu này lấy từ Viện Thông Tin Khoa Học Xã Hội.

Dịch âm: (bắt đầu từ dòng 8)

Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni: Nam mô hát ra đát na đá ra dạ da. Nam mô a rị da. Bà lô yết đế thước bát ra da. Bồ đề tát đỏa bà da. Ma ha tát đỏa bà da. Ma ha ca rô ni

Dịch âm: (trang tiếp theo)

ca da. Án. Tát bàn ra phạt duệ. Số đát na đát tả. Nam mô tất cát lật đỏa y mông a rị da. Bà lô cát đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì. Hê rị ma ha bàn đa sa mế. Dương minh âm. (Chữ dương, âm minh) Tát bà a tha đậu du bằng. A thệ dựng. Tát bà tát đá. Đại bi sám pháp lưu truyền bản hữu “Na ma bà tát đa” ngũ tự, nguyên tạng bản vô. (Bản Đại bi sám pháp lưu truyền có 5 chữ “Na ma bà tát đa”, nguyên trong tạng bản không có) na ma bà dà. Ma phạt đặc đậu. Đát điệt tha. Án. A bà lô hê, lô ca đế. Ca ra đế. Di hê rị. Ma ha bồ đề tát đỏa. Tát bà tát bà. Ma ra ma ra, ma hê ma hê rị đà dựng. Câu lô câu lô yết mông. Độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế. Đà ra đà ra. Địa rị ni. Thất phật ra da. Dá ra dá ra. Mạ mạ. Phạt ma ra. Mục đế lệ. Y hê y hê, thất na thất na. A ra sâm phật ra xá lị, phạt sa phạt sâm. Phật ra xá da. Hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị. Sa ra

Dịch âm:

sa ra. Tất rị tất rị. Tô rô tô rô. Bồ đề dạ bồ đề dạ. Bồ đà dạ bồ đà dạ. Di đế lị dạ. Na ra cẩn trì. Địa lị sắt ni na. Ba dạ ma na, sa bà ha. Tất đà dạ, sa bà ha. Ma ha tất đà dạ, sa bà ha. Tất đà du nghệ. Thất bàn ra dạ, sa bà ha. Na ra cẩn trì, sa bà ha. Ma ra na ra, sa bà ha. Tất ra tăng a mục khư da, sa bà ha. Sa bà ma ha a tất đà dạ, sa bà ha. Giả cát ra a tất đà dạ, sa bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, sa bà ha. Na ra cẩn trì bàn dà ra da, sa bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, sa bà ha. Nam mô hát ra đát na đá ra dạ da. Nam mô a lị da, Bà lô cát đế. Thước bàn ra dạ, sa bà ha. Án. Tạng bản hữu thử tự (Trong tạng bản có chữ này) tát điện đô, Mạn đa ra, Bạt đà da, sa bà ha. Khâm định bản, Phạn âm Đại bi chú: Đại Đường, Tam tạng Bất Không dịch. Kim giáo thử (Bản chú Đại bi âm tiếng Phạn được vua khâm định: Đời Đại Đường, Tam tạng Bất Không dịch. Nay đính chính ở đây)

Mạt hữu “Kim cương thắng trang nghiêm sa bà ha, ma ha thắng trang nghiêm sa bà ha. Án, bạt xà ra thất rị duệ sa bà ha” tam cú. Cổ bản vô chi. Bất tri hà nhân sở tăng, hữu bất niệm giả diệc đắc. Mạt tam cú chư dịch tịnh vô, Hoa Phạn tương tạp, quyết bất nghi niệm. (Cuối bài chú có 3 câu “Kim cương thắng trang nghiêm sa bà ha, ma ha thắng trang nghiêm sa bà ha. Án, bạt xà ra thất rị duệ sa bà ha”. Bản xưa không có 3 câu đó. Không biết người nào đã thêm vào, không tụng niệm đó cũng được. Ba câu cuối, các bản dịch đều không có, Hoa Phạn xen tạp, quyết không nên niệm)

Qua tài liệu này cho thấy chú Đại bi trong Chư Kinh Nhật Tụng bản Hán ngày xưa đã không ghi 5 âm “Na ma bà tát đa”, vì chú Đại bi được căn cứ theo bản của ngài Bất Không (kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni, ĐTK số 1064) và nhất là bài chú Đại bi này là định bản do vua xem duyệt. Do đó chư tôn đức từ xưa tới nay đều tụng niệm chú Đại bi không có 5 âm ấy. Như vậy, bài chú Đại bi trong Nghi Thức Tụng Niệm do Tổng hội Phật Giáo Việt Nam xuất bản vào năm 1962 là có cơ sở kế thừa, không phải in thiếu 5 chữ Na ma bà tát đa”. Chư tôn túc ngày xưa đã làm theo tinh thần của Cảnh Sách: Xuất ngôn tu thiệp ư điển chương, đàm thuyết nãi bàn ư kê cổ (Nói thì phải liên hệ với kinh điển, bàn thì phải dựa vào sự kê cứu về xưa). Chú Đại bi được tụng niệm không có 5 âm Na ma bà tát đa” phải chăng là một nét đặc thù của Phật giáo Việt Nam mà cần được lưu ý và kế thừa.

Quảng Minh

07.04.2011

Các tin đã đăng:
Về đầu trang