Sự thực tập kiên nhẫn hằng ngày của bạn xuất phát từ đâu để
mang lại tất cả những ích lợi này? Bằng cách nào bạn đã học tập để trở
nên kiên nhẫn? Bạn hãy tự hỏi mình “ở đâu đã tôi học kiên nhẫn và
thực tập kiên nhẫn? Tôi đã học nó từ những người tức giận tôi. Bằng cách
phụ thuộc vào người tức giận ấy, tôi đã có thể thực tập và đạt được
kiên nhẫn. Do vậy, tất cả an vui hạnh phúc mà tôi có được trong đời nhày
và các đời sau là một kết quả của sự thực tập kiên nhẫn của tôi xuất
phát từ người tức giận ấy. Nó thông qua lòng tốt của người tức giận ấy,
người đã cho tôi cơ hội để thực tập kiên nhẫn, và rốt cuộc tôi có thể
hiến dâng an vui hạnh phúc cho tất cả chúng sanh. Nhờ người này, tôi mới
có thể hoàn tất tính kiên nhẫn tuyệt mỹ, những hoàn hảo khác, do vậy,
hoàn thành con đường của tâm Bồ-đề và chứng đắc giác ngộ tối thượng. Qua
lòng tốt của người này, tôi có thể tận trừ tất cả tâm niệm sai lầm và
chứng đạt tất cả tuệ giác. Ngưới tức giận ấy đã cho tôi cơ hội này.
Người ấy thực sự đưa tôi đến giác ngộ. Qua lòng tốt của người này, tôi
cũng có thể hiến dâng an vui hạnh phúc cho tất cả chúng sanh. Người này
thật tử tế biết bao! Người này đã cho tôi nhiều ích lợi biết chừng nào!
Đây là con người cao quý nhất trong cuộc sống của tôi! Dù ai đó đã cho
mình hàng triệu và hàng tỷ đô la, tôi cũng không bao giờ mua được sự an
vui cho tâm mình qua việc thực tập kiên nhẫn. Bởi vậy, người tức giận
cho tôi cơ hội để là thực tập kiên nhẫn có giá trị to lớn hơn hàng tỷ đô
la, núi kim cương và đống vàng”.
Người tức giận ấy cao quý hơn nhiều hàng tỷ viên ngọc như
ý. Đối tượng vật chất quý giá nhất mà chúng ta nghỉ tới trong các ví dụ
này là ngọc như ý. Theo truyền thuyết, nếu cầu nguyện loại ngọc huyền
thoại này, thì bạn thì tất cả những gì bạn muốn cũng đều có được. Tuy
nhiên, người tức giận khiến bạn thực tập kiên nhẫn có giá trị cao hơn
hàng tỷ viên ngọc như ý này. Không có giá trị vật chất nào có thể mang
lại an vui nội tại cho mình mà bạn đạt được bằng cách thực tập kiên nhẫn
với một người tức giận. Đó là lý do tại sao người ấy trở nên vô cùng
quý giá.
Lý do duy nhất mà người ấy trở nên vô cùng tử tế và quý giá
là bởi vì anh ta tức giận với bạn. Không có lý do nào khác hơn điều
này. Đây là những gì khiến người ấy trở nên tử tế lạ thường. Do đó, mặc
dù sự tức giận của anh ta gây tác hại cho mình và bạn, nhưng nó thật vô
giá. Nó là nhu cầu hết sức cần thiết trong cuộc sống của bạn. Có một ai
đó giận giữ với bạn là điều rất quan trọng. Bạn hãy tự nhũ rằng đã có
cách để trị bệnh ung thư hoặc si đa. Chúng ta nên biết phương thuốc đó
có giá trị thật kinh ngạc, rất quan trọng, đặc biệt chúng ta đã chịu
đựng khổ đau từ một trong những căn bệnh đó. Tuy nhiên, dù những phương
thuốc như vậy có thể chửa trị các bệnh hiểm nghèo ấy, nhưng nhưng không
có nghĩa rằng chúng có khả năng tịnh hóa ác nghiệp. Chúng không thể ngăn
chặn bạn đầu thai vào các cảnh giới khổ đau thấp hèn—địa ngục, ngạ quỷ
hoặc súc sanh. Nhưng việc thực tập kiên nhẫn có thể hiến dâng lợi ích
biết nhừơng nào. Ví dụ, thực tập kiên nhẫn khiến cho cái chết trở nên an
vui, hạnh phúc, một cái chết thoát khỏi sợ hãi và lo lắng. Việc thực
tập kiên nhẫn có khả năng tịnh hóa hoặc tận trừ ác nghiệp. Khi thực tập
kiên nhẫn, bạn không gây tạo ác nghiệp. Điều đó có nghĩa bạn không hề
gây tạo nguyên nhân đầu thai vào cảnh giới thấp hèn—kiên nhẫn bảo vệ bạn
thoát khỏi các cảnh giới ấy. Trên thực tế, sự thực tập kiên nhẫn chỉ
tạo nên thiện nghiệp, nguyên nhân đầu thai vào các cảnh giới tốt đẹp.
Dù sao đi nữa, để thực tập kiên nhẫn, bạn cần phải có một
người tức giận. Như ngài Shantideva[1] đã chỉ dạy rõ trong tác phấm “nhập Bồ-đề hành luận”[2]
của mình rằng đức Phật không tức giận với bạn, vì thế, bạn không thể
thực tập kiên nhẫn với ngài. Ya nhĩ duy nhất của một bác sĩ là phải giúp
bạn, vì thế không có cơ hội thực tập kiên nhẫn. Tương tự, bạn bè của
mình không hề tức giận với mình, thì bạn không có cơ hội để thực tập
kiên nhẫn với họ. Do đó, nếu không có ai tức giận với bạn, thì không có
có hội để đưa tính kiên nhẫn vào trong pháp thoại mà bạn đã từng tiếp
nhận từ đức Phật và các vị thầy của mình. Đó là lý do tại sao người tức
giận ấy trở nên tử tế, có giá trị nhất và không thể thiếu trong cuộc
sống của bạn, và quan trọng hơn cả phương thuốc trị bệnh ung thư hoặc si
đa. Chúng ta nghỉ những phương thuốc ấy rất quý giá, nhưng khi nghỉ về
nó theo cách này, bạn có thể thấy người tức giận kia quý giá hơn biết
chừng nào. Những ích lợi của việc thực tập kiên nhẫn là vô lượng vô
biên.
Chúng ta muốn trong cuộc sống luôn có ai đó yêu thương
mình. Chúng ta cảm thấy điều này rất quan trọng đối với hạnh phúc của
mình. Nhưng bây giờ, bạn có thể thấy điều quan trọng hơn hết là trong
cuộc sống phải có một ai đó không yêu thương và tức giận mình để chúng
ta có thể thực tập rèn luyện tâm mình. Như tôi đã đề cập trước đây, nếu
không có một người như vậy, nếu không tập luyện tâm mình, khi ấy, dù tìm
thấy một người bạn, có nguy cơ thông qua sự thiếu vắng kiên nhẫn, thì
bạn sẽ khiến bạn mình trở thành kẻ thù. Do vậy, để duy trì mối quan hệ
bền vững với người khác, để giữ gìn bạn mình, thì bạn phải thực tập kiên
nhẫn. Để định hướng cuộc sống trở nên hạnh phúc và thành công, bạn phải
rèn luyện chính mình như một người lính sẳn sàng chiến đấu. Những người
lính rèn luyện trước khi bước vào cuộc chiến tranh. Bạn cần phải thực
tập như vậy. Huấn luyệ tâm bằng cách thực tập thiền định dựa trên kiên
nhẫn là cách để chuẩn bị cho chính bạn đối diện với những trận đánh
trong cuộc sống hằng ngày. Chưa đề cập đến hạnh phúc trong các đời sau
hay hạnh phúc cho các chúng sanh khác, chì nói đến vì hạnh phúc trong
đời này, bạn phải nên thực tập kiên nhẫn.
[1] Shantideva (Tịch Thiên): theo truyền thuyết tôn giả Sàntideva
sinh ở miền Nam Ấn, vùng Sri Nagara vào khoảng thế kỷ thứ 7. Ngài là
thái tử con vua Surastra. Từ những kiếp quá khứ, ngài đã cúng dường
phụng thờ nhiều đức Phật và đã tích tụ nhiều căn lành đưa đến giải
thoát. Nhờ phước đức ấy nên ngay từ lúc ấu thơ, ngài đã nhiều lần chiêm
bao thấy Văn Thù Bồ Tát.
Lớn lên, đến tuổi sắp được vua cha truyền ngôi, một hôm ngài nằm mộng
thấy hai vị Bồ tát: Văn Thù và Tara. Bồ tát Văn Thù ngồi trên ngai
vàng, bảo ngài rằng: ”Ở đây không có chỗ cho hai người”. Bồ tát Tara
tưới nước nóng trên đầu ngài và nói rằng: ”Vương quyền chính là nước sôi
bỏng của địa ngục. Ta đang tấn phong cho ngươi về nước nầy đây.”
Tỉnh dậy, ngài hiểu rằng đó là sự khuyến cáo của hai vị Bồ tát, nên
đêm hôm trước khi ngài lên ngôi, ngài rời bỏ cung thành trốn vào rừng
sâu. Sau 21 ngày lang thang trong rừng, vừa khát vừa đói, ngài gặp được
một con suối, sắp sửa định uống thì có một thiếu nữ xuất hiện bảo ngài
đừng uống vì đó là nước độc, sau đó thiếu nữ dâng cho ngài một thứ nước
thơm ngọt như cam lồ. Giải khát xong, ngài hỏi thiếu nữ: ” Cô ở đâu
đến?” . Thiếu nữ trả lời: ”Ở giữa khu rừng mênh mông này là nơi thầy tôi
ở, ngài rất đạo đức, từ bi và đã thành tựu phép tam muội của Văn Thù
Kim Cang Sư Lợi (Sri Manjuvajra). Tôi từ đó đến đây”.
Vừa nghe như thế, tôn giả Sàntideva mừng rỡ như kẻ nghèo bắt được
vàng, yêu cầu thiếu nữ dẫn ngài đến gặp vị thầy kia. Đến nơi ngài thấy
đó là một vị hành giả (Yogi) sống trong một chòi lá, ngài liền đảnh lễ,
xưng tán cúng dường và cầu xin được truyền phép tam muội của Văn Thù Bồ
Tát. Sau 12 năm ở đó tu tập, ngài chứng được phép tam muội trên, thấy
được vị thầy kia chính là Văn Thù và thiếu nữ kia chính là Tara. Kể từ
đó ngài luôn luôn được thấy Văn Thù Bồ Tát.
Sau đó ngài đi về phương Đông, xin vào làm việc trong triều của vua
Pancamasimha. Nhờ tài giỏi và thông minh nên ngài được vua trọng vọng
cho làm Thừa Tướng. Để tỏ lòng thành kính nhớ ơn vị thần linh chủ hộ của
mình, tức Văn Thù Bồ Tát, ngài luôn đeo trên mình một thanh kiếm gỗ.
Ngài giúp vua trị vì đúng theo Phật pháp và truyền dạy nhiều kỹ nghệ mới
lạ. Điều đó khiến các vị đại thần khác ganh tức, tìm cách gièm pha và
hãm hại ngài. Họ bảo vua rằng: ”Thừa tướng là một người gian xảo, luôn
đeo trên mình một thanh kiếm mà không bao giờ rút ra cho ai xem cả.
Chúng tôi biết thanh kiếm ấy làm bằng gỗ. Gặp lúc nguy biến làm sao Thừa
tướng có thể cứu nguy cho Bệ hạ được? Xin Bệ hạ hãy khám nghiệm lại”.
Vua tin lời cho triệu Thừa tướng vào bắt phải rút kiếm ra khỏi vỏ cho
vua xem. Thừa tướng nói: ” Kiếm của tôi, Bệ hạ không thể nhìn được, nếu
không Bệ hạ sẽ hối hận”. Nghe vậy, vua càng nghi ngờ nhất quyết đòi xem.
Cuối cùng, Thừa tướng nói với vua: ”Nếu Bệ hạ nhất quyết muốn xem thì
hãy theo tôi đến chỗ vắng, lấy tay che mắt phải lại, chỉ nhìn bằng mắt
trái thôi”. Vua chấp thuận và Thừa tướng rút kiếm ra, hào quang lóe lên
quá mạnh khiến con mắt trái của vua rơi xuống đất. Vua liền ăn năn hối
hận, biết ngài là một người đắc đạo, một Đại thành tựu giả nên cầu xin
sám hối. Biết vua đã ăn năn, Thừa tướng nhặt mắt trái của vua bỏ vào
tròng lại khiến vua khỏi mù. Sau đó tôn giả bỏ chức Thừa tướng, tìm đến
tu viện Nalanda, xuất gia thọ giới, được đặt tên là Sàntideva. Sau khi
nghe hết ba tạng kinh điển, tôn giả thầm biên soạn 3 bộ luận:
Siksàsamuccaya, Sùtrasamuccaya và Bodhicaryàvatàra.
Ngài tu mật hạnh, học trực tiếp với Văn Thù Bồ tát trong thiền định.
Tất cả thời ăn, ngủ, đi, đứng, ngài đều thiền quán về Thanh Quang. Tuy
vậy, chúng tăng bên ngoài thấy ngài chỉ ăn với ngủ, không chịu văn, tư,
tu gì cả. Thấy thế một số Thượng toạ học giả họp nhau lại định tống khứ
ngài ra khỏi tu viện. Có người cho ý kiến: Nếu chúng ta họp lại, bắt mỗi
người phải tuần tự trùng tuyên lại Kinh Luận; ban đầu ngài từ chối, nói
rằng không biết gì. Chúng tăng muốn làm nhục ngài nên làm bộ nài nỉ,
cuối cùng ngài nói:” Nếu vậy, phải làm cho tôi một toà sư tử tôi mới
trùng tuyên”. Nghe vậy có vài người đâm ra nghi ngờ, nhưng đa số chấp
thuận vì tin rằng ngài không thể trùng tuyên Kinh Luận gì được.
Sau khi lên ngồi toà sư tử, ngài hỏi: “Các vị muốn tôi tụng lại Kinh
Luận đã có từ trước hay những sáng tác mới sau này?”. Vì muốn chế giễu
ngài nên đại chúng nói: ”Những sáng tác mới sau này”. Thế là ngài bắt
đầu tụng lên Bồ Tát Hạnh (Bodhisattava-caryavatara). Khi tụng đến câu:
“Khi Có và Không không còn khởi lên trong tâm…” thì ngài bay lên hư
không rồi từ từ biến mất, nhưng tiếng của ngài còn vọng lại cho đến câu
kệ cuối cùng của Bồ Tát Hạnh.
Không thấy ngài nữa, Tăng chúng hối hận trở về phòng ngài tìm kiếm,
thấy trên bàn để lại ba quyển: Sutràsamuccaya (Tập kinh luận),
Siksàsamuccaya (Tập Bồ Tát học luận) và Bodhicaryàvatàra (Nhập Bồ đề
hành luận).
[2] Nhập Bồ-đề hành luận: là tác phẩm trình bày các bước tu học vị Bồ Tát, từ lúc phát Bồ-đề tâm (sa. bodhicitta) cho đến lúc đạt trí Bát-nhã (sa. prajñā), dựa trên Lục ba-la-mật-đa (sa. ṣaṭpāramitā). Nhập bồ-đề hành luận
là tác phẩm nhằm hướng dẫn cho Cư sĩ hay người mới nhập môn. Tịch Thiên
giảng giải trong tác phẩm này hai phương pháp nhằm giúp vị Bồ Tát tương
lai nhận biết tại sao mình lại cứu độ cho người và xuất phát từ đó các
hành động cần thiết. Một mặt hành giả phải tu học phép quán chiếu cái
nhất thể giữa mình và người (sa. parātmasamatā), mặt khác phải học phép hoán đổi giữa mình và người (sa. parātmaparivartana, xem thêm Bất hại), tức là đặt mình vào địa vị của chúng sinh để thấu rõ tâm trạng của Hữu tình (sa. sattva).