|
| |
Đây là một phương châm xử thế: Không nhìn những việc gì xấu, không nghe những lời nói xấu,không nói điều xấu xa đê tiện. “See no evil, hear no evil, Speak no evil” Người ta nghi rằng nguồn gốc của triết lý tam không nói trên có lẽ đã được một nhà sư Phật gíáo thuộc tông phái Thiên thai(?) (Tiantai Zong),Trung Quốcđề cập đến trong tác phẩm: “ Không thấy, không nghe và không nói” vào koảng thế kỷ thứ VIII. Sau đó thì tư tưởng nầy được du nhập vào Nhật Bản với sự ra đời của hình tượng điêu khắc ba con khỉ. Ngày nay hình tượng bộ khỉ tam không xưa nhứt là tác phẩm của nhà điêu khắcHidari Jingoro (1594-1634) dược thấy thờ tại đền ToshoguởNikko, Nhật Bản. Theo ngôn ngữ Nhật Bản: -Nizaru:tôi không nhìn điều xấu-Kikazaru: tôi không nghe điều xấu-Iwazaru: tôi không nói điều xấu
| “See no evil, hear no evil, Speak no evil” |
Đó là triết lý của Đức Khổng Tử trong Luận Ngữ: Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn. Không nhìn không thấy những điều trái lễ, không nghe những điều trái lễ, và không nói những điều gì trái lễ. Đền thở Toshogu -photo http://www.wingsunfurled-web.com/fr/carnet-voyage/asie/japon/nikko.html
Hình điêu khắc ba con khỉ do Hidari Jingoro tạc ra được trên vách đền Toshogu ởNikko, nhật Bản (photo Wikipedia) Tư tưởng trên được thánh Gandhi đem áp dụng làm phương châm trong đời sống và trong công cuộc đấu tranh giành độc lập cho Ấn Độ.. Lúc nào ông cũng mang theo bên mình hình tượng bộ khỉ tam không.. Mahatma Gandhi (1869 -1948) Triết lý không thấy, không nghe, không nói cũng bị nhiều người diễn giải khác đi: - Có người thấy và nói ra nhưng họ không bao giờ nghe theo những gì người khác nói. - Có người không bao giờ thấy bất cứ gì, nhưng họ nghe người khác và nói ra. - Có người nghe và thấy nhiều việc nhưng họ không bao giờ nói ra hết. Theo triết lý Đông phương, mọi sự vật trong đời đều bị chi phối bởi lý âm và dương đối nghịch với nhau. Cử chỉ của ba con khỉ có thể nói lên tính chất tương phản của âm dương trong cuộc sống hằng ngày.
Kết luận Tâm viên ý mã Hãy dùng cái tâm của mình để mà nhìn, nghe và nói. Hình ảnh Bộ khỉ tam không đã nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của Tâm viên ý mã trong phép thiền. Chúng ta phải biết kiểm soát cái tâm vọng động, chẳng khác gì con khỉ chạy lăng xăng. “Tâm viên là vượn tâm, là tâm loạn động như vượn khỉ. Loài khỉ thường hay nhảy nhót, khọt khẹt, đứng ngồi không yên, thường chuyền hết từ cành cây này sang cành cây khác, lại hay phá phách bắt chước nên người đời có câu "liếng khỉ". Tâm người ta cũng thế, không khi nào được yên, cứ lăng xăng, lộn xộn, suy nghỉ, nghĩ hết chuyện này đến chuyện khác, từ quá khứ, hiện tại đến tương lai, đó là tâm viên. Tâm này sẽ đưa con người đến loạn động, phát sinh ra đủ thứ phiền não, cấu uế nếu không tu hành giới, định tuệ, như chiếc kiền ba chân vững chắc không làm rơi rớt đồ đạc khi để lên trên, "dù ai nói ngữa, nói nghiêng, ta đây vẫn vững như kiền ba châm",cũng là vậy. Bởi vì tâm chúng sinh bị vô minh che lấp nên phần nhiều hướng ác nhiều hơn thiện. Vì thế nên có câu: "Giữ xét tâm viên, quán sát thực tướng" (Ngưng trích-Thiện Anh Lạc-Tâm Viên Ý Mã…Thức Nhân- quangduc.com) http://quangduc.com/Nepsong/34yma.html “Nhưng, dù là pháp nào chăng nữa thì việc thực hành cũng là trình tự đưa tâm từ trạng thái nhiều vọng tưởng về trạng thái ít vọng tưởng rồi về nhất tâm, về sau từ từ đạt đến vô tâm, rồi liễu tâm, ngưng dứt dòng suy nghĩ miên man, liên tục của ý thức. Nhà Phật quan niệm rằng sự suy nghĩ liên tục, miên man, của ý thức, còn gọi là "tâm viên ý mã", tức là tâm ý vọng tưởng chạy nhẩy như con vượn, con ngựa, có tác hại là đã che mờ mất Chân Tâm, Trí Tuệ Bát Nhã”.(Ngưng trích Cách ngồi thiền đúng phương pháp Thư Viện Hoa Sen )./. http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-104_4-4231/cach-ngoi-thien-dung-phuong-phap.html Tham khảo-Wikipedia- Singes de la sagessehttp://fr.wikipedia.org/wiki/Singes_de_la_sagesse-Nếp sống mới. ChuyệnBa con khỉhttp://www.vietchristian.com/nepsongmoi/nsm157-158.pdfTác giả bài viết: Trích từ Thư Viện Hoa Sen ======================================================================= bài cùng tựa đề Ý nghĩa hình tượng 3 chú khỉ (không nghe, không thấy, không nói) Thoạt đầu, khi mới nhìn bức tượng này có lẽ ai cũng tưởng như đã hiểu được ẩn ý của nó tam không: nghĩa là “không nhìn, không nghe và không nói”. Với 3 hình tượng đó có không ít người suy ra rằng: hãy cứ sống an phận, mặc kệ những gì đang xảy ra xung quanh và họ mặc nhiên bàng quan theo thuyết “Mackeno”. (= mặc kệ nó!)
Nhưng giữa cuộc đời đầy những điều thị phi và nhiều nhũng nhương này, nếu cứ an phận như vậy thì xã hội sẽ đi đến đâu, tình người nữa cũng sẽ về đâu? Và nếu cứ bịt tai, bịt mắt, bịt miệng như thế cả cuộc đời, thì thử hỏi cuộc sống có còn gì là thi vị nữa không? …
Thực ra, nguồn gốc xuất xứ của bức tượng, và ẩn ý che dấu đằng sau ba chữ “không” kia mà người xưa muốn truyền lại cho con cháu có nhiều ý nghĩa sâu xa: Nguồn gốc của bức tượng này bắt nguồn từ Ấn độ từ vài ngàn năm trước.
Lúc đầu, đó là bức tượng về một vị thần – Thần Vajrakilaya , là vị thần có 6 tay, mỗi đôi tay dùng để bịt hai mắt, hai tai và hai miệng.
Nhằm để răn dạy con người (mà dân chúng Ấn Độ đa số là Phật tử) với ý khuyên là: không nhìn bậy, không nghe bậy, không nói bậy.
Tư tưởng tam không theo các nhà tu Phật giáo đi qua nước Tàu không rõ vào thời kỳ nào? Sau đó vào khoảng thế kỷ thứ tám đời nhà Đường (Tang Dynasty, có bài viết là năm 838), một thiền sư người Nhật trong chuyến Phật sự ở Trung hoa, đã mang theo về Nhật tư tưởng này.
Tại Nhật, vùng Nikko (cách Tokyo chừng 140 cây số về hướng Bắc) trong đền Toshogu hiện nay còn lưu giữ một bức điêu khắc cổ (tổng cộng 8 bức khác nhau) có tượng 3 con khỉ tên Mizaru, Kikazaru và Iwazaru: bịt tai, bịt mắt, bịt miệng, bằng gỗ của nghệ nhân Hidari Jingoro rất nổi tiếng từ thế kỷ 17.
Vì từ “zaru” gần âm với “saru” nghĩa là con khỉ, nên người ta khắc hình ba con khỉ bịt tai, bịt mắt, bịt miệng với vẻ mặt ngộ nghĩnh để biểu thị cho triết lý này. Con che mắt tên là mizaru nghĩa là “tôi không nhìn thấy điều xấu” . Con bịt miệng là iwazaru nghĩa là “tôi không nói điều xấu”. Con bịt tai là kikazaru – “tôi không nghe những điều xấu”. Điều này cũng mang tư tưởng của Khổng Tử, khi Nhan Uyên hỏi về đức nhân và những điều gì cần phải làm, Khổng Tử đã đáp: “Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động” (không nhìn điều sai, không nghe điều tầm bậy, không nói điều trái, không làm điều quấy). Người Nhật còn có thâm ý sâu xa hơn nhiều, họ muốn: * Bịt mắt để dùng TÂM mà nhìn . * Bịt tai để dùng TÂM mà nghe . * Bịt miệng để dùng TÂM mà nói . Khi TÂM ở trạng thái "Tịnh" , không bị quấy rầy bởi những điều xấu , thì từ TÂM mới phát sinh những điều "Thiện", "dùng cái TÂM thiện, TÂM đẹp .... mà nói" Ngăn ngừa: những lời nói không tốt , làm đau khổ người khác , những lời nói làm chết người , hoặc những lời nói. Đây là một sản phẩm vừa mang tính nghệ thuật, lại ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu xa. Mong rằng những ai đang có món quà này trên bàn làm việc sẽ càng yêu quý và trân trọng nó hơn. ====================================================
Chuyện Ba Con Khỉ _ Không thấy , Không Nghe, Không nói
Ba con Khỉ Mắt để thấy, tai để nghe, miệng lưỡi để nói là những khả năng mà không ai muốn thiếu. Người nổi tiếng trong vùng còn gọi là người tai mắt. Người có tai thính và mắt sáng, theo chiết tự chữ Hán là người thông minh (聰明) vì chữ thông 聰 có bộ nhĩ (là tai) và chữ minh 明 có bộ nhật và bộ nguyệt tượng trưng cho hai con mắt (chữ minh này còn có nghĩa là sáng mắt). Ý của chữ thông minh muốn nói là người sáng tai, sáng mắt thường sáng dạ vì nhờ nghe thấy được nhiều mà nẩy ra trí tuệ. Ấy vậy mà không phải tất cả mọi vật đều nên thấy, mọi lời nên nghe và mọi điều nên nói. Cần có một giới hạn và sự phân biệt khôn ngoan! Tại đền Toshogu ở Nikko, Nhật Bản, người ta thấy một điêu khắc cổ có hình ba con khỉ: một con lấy hai tay che mắt: không muốn thấy chuyện gai mắt; một con lấy hai tay che tai: không muốn nghe chuyện chướng tai; một con lấy hai tay che miệng: khôngmuốn nói lời không tốt. Hay nói cách khác, Ba con khỉ này đưa ra một phương châm xử thế: “Không ngó bậy, không nghe bậy, không nói bậy (See no evil, Hear no evil, Speak no evil). Tại sao người xưa dùng ba con khỉ để biểu tượng việc này? Trong tiếng Nhật, không thấy, không nghe, không nói là “Mi-zaru, kika-zaru, iwazaru”. Nếu phát âm không rõ, hay muốn chơi chữ, “zaru” nghĩa là “không” có thể nghe mường tượng như “saru” nghĩa là con khỉ, mà lập lại 3 lần, có lẽ đó là lý do người ta khắc hình 3 con khỉ tại Nhật bản. Vấn đề dùng âm từa tựa của vật để chỉ ý khác rất thường thấy trong ngôn ngữ loài người. Người dân miền Nam nước Việt hay dùng bốn trái cây mảng cầu, dừa, đu đủ, xoài để chưng trong ngày Tết vì họ phát âm bốn trái cây ấy là Cầu Dừa Đủ Xài để nói lên mong ước được “Cầu Vừa Đủ Xài”. Nguồn gốc ba ý niệm “Không ngó bậy, không nghe bậy, không nói bậy” này có thể bắt nguồn từ lời dạy của Khổng Tử chép trong sách Luận Ngữ, (chương 12): phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn. Người Âu Tây nhìn vào 3 con khỉ này có thể liên tưởng đến câu châm ngôn của họ: “Muốn sống bình an thì phải đui, điếc, câm” Châm ngôn này lại càng đúng cho người lớn tuổi. Đến một tuổi nào đó, mắt bắt đầu mờ, tai bắt đầu lãng, chúng ta khỏi nghe thấy những chuyện bực mình. Người ta cũng tìm thấy trong một tác phẩm của Niccolao Manucci, một bác sĩ người Ý, sống tại Ấn Độ hạ bán thế kỷ thứ 17, tả 3 pho tượng được khắc trên tường nhà thờ São Paulo tại Ấn Độ. Một tượng thì lấy 2 ngón tay che mắt, một tuợng lấy 2 ngón tay bịt tai, một tượng thì đặt một ngón tay lên môi. Dưới 3 pho tượng có khắc câu: Ai không thấy, nghe, nói, có thể sống một cuộc đời không lo. Cũng có thể hình điêu khắc ba khỉ này chịu ảnh hưởng của Thiền Phật giáo. Theo nhà Phật, Tâm của người ta được so sánh với con khỉ, vượn (Tâm Viên) vì khỉ đứng ngồi không yên, hay nhảy nhót, khọt khẹt, phá phách. Tâm của con người nếu không kềm nó lại, nó cũng suy nghĩ lung tung, hết nghĩ chuyện này đến chuyện nọ, nên sinh ra loạn động, phiền não. Khi sáu căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý tiếp xúc với lục trần là 6 thứ cám dỗ bên ngoài là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, mà không dính không nhiễm, lúc đó hành giả được an tâm, được lục thông. Ngược lại, nếu mắt ham nhìn cái đẹp, tai mê nghe lời ngọt, mũi thích ngửi mùi thơm, lưỡi ham ăn vật ngon… để tâm mình bị mê loạn thì lục căn của mình trở thành lục tặc tức là 6 tên giặc phá hại sự thanh tu. Có lẽ người Nhật tu Thiền ngày xưa dùng ba con khỉ nói trên dạy sự kiểm soát ba giác quan: mắt, tai, lưỡi khi tiếp xúc với trần cảnh để không ngó bậy, không nghe bậy, không nói bậy. Nếu như vậy vẫn còn thiếu 3 con khỉ nữa tượng trưng cho không ngửi bậy, không nghĩ bậy và không rờ bậy! Về sự không nên nhìn bậy của con khỉ đầu tiên, chúng ta có thể thấy trong Kinh Thánh, sứ đồ Giăng cảnh cáo về sư mê tham của mắt (the lust of the eye) (trong 1-Giăng 2:16), và Chúa Giê-xu đã phán: “Nếu mắt khiến các con phạm tội, thì hãy móc nó ra ném đi, vì chẳng thà thiếu một mắt mà được sự sống thật còn hơn đủ cả hai mắt mà bị ném vào lửa hỏa ngục” (Mathiơ 18:9 BPT.) Về sự không nên nghe điều không đáng nghe, chúng ta có thể nhớ tới câu chuyện ông Hứa Do sau khi nghe lời danh lợi bèn rửa tai. Nguyên, Vua Nghiêu thấy Hứa Do là người hiền, muốn nhường ngôi cho ông, nhưng Do cương quyết từ chối, đi ở ẩn. Sau đó, Vua lại mời ông cai quản chín châu, Do rất bực mình vì cứ nghe mãi chuyện quyền tước, liền ra bờ sông Dịch Thủy để rửa tai. Bấy giờ, Sào Phủ đang dắt trâu xuống sông, định cho trâu uống nước. Thấy Hứa Do rửa tai, Sào Phủ hỏi lý do. Do thuật lại chuyện vua Nghiêu quyết nhường ngôi cho mình, rồi lại đề nghị cho mình cai quản chín châu, cho nên phải đi rửa tai vì sợ bẩn tai. Phủ liền dắt trâu đi lên phía trên dòng nước chảy. Hứa Do thấy vậy liền hỏi: “Sao ông lại dắt trâu lên? Sào Phủ đáp: “Tôi không muốn cho trâu uống nước dơ, sợ bẩn miệng trâu.” Lịch sử Do Thái cũng có câu chuyện ông Saul khi được cử lên làm vua, có mấy người khinh dễ, nói nhiều lời không đẹp về ông, nhưng ông giả đò không nghe (I-Samuel 10:27) Con khỉ thứ ba thật dễ thương: nó biết lời nói dễ gây chiến và gây họa: miệng lưỡi là cửa vào tai họa, là búa rìu diệt thân (Khẩu thiệt giả họa chi môn, diệt thân chi phủ dã ) nên giữ miệng như nút bình (thủ khẩu như bình ). Nhiều Phật tử tịnh khẩu để khỏi tạo khẩu nghiệp. Dòng Carthusian Công Giáo có Lời Nguyện Im Lặng (Vow of Silence). Kinh Thánh cũng đã dạy: chậm nói (Gia-cơ 1:19). Hình ảnh của 3 con khỉ nói trên chỉ là biểu tượng, chứ tất cả đều phát xuất từ lòng mà ra: “Người lành bởi lòng chứa điều thiện mà phát ra điều thiện, kẻ dữ bởi lòng chứa điều ác mà phát ra điều ác; vì do đầy dẫy trong lòng mà miệng mới nói ra” (Luca 6:45). Chúng ta hãy loại bỏ khỏi tâm trí mình những tư tưởng độc ác, xấu xa, tiêu cực và thay vào đó bằng những tư tưởng lành mạnh, tích cực, gây dựng, lạc quan và hướng thượng. Trong thư gửi Hội Thánh Philip, Thánh Phao-lô nhắn nhủ: “Hỡi anh em, phàm điều chi chân thật, điều chi đáng tôn, điều chi công bình, điều chi thanh sạch, điều chi đáng yêu chuộng, điều chi có tiếng tốt, điều chi có nhân đức đáng khen, thì anh em phải nghĩ đến (Philip 4). Cũng có người cho rằng cuộc đời nhố nhăn quá nên thấy chi cho bẩn mắt, nghe chi cho bẩn tai, nói chi cho bẩn miệng. Cũng có người cho rằng cuộc sống này chẳng có gì đáng nghe, chẳng có gì đáng thấy và chẳng có gì đáng nói. Theo bạn hình ảnh ba con khỉ trên gởi đến ta thông điệp gì?
|
|
|
|
|
|
|
Nguon: http://latoi.com/gdpt/tin/van-nghe-intellectual/nghe-thuat-song/bo-khi-tam-khong-khong-thay-khong-nghe-va-khong-noi-see-no-evil-hear-no-evil-speak-no-evil/5197