Nếu
tôi lại được một người khác cõng đi, hay họ lấy xe của họ chở tôi đi đến
thành phố A đúng theo ý của tôi muốn, thì tôi đến được thành phố A như
thế là cứu cánh, còn người kia hay chiếc xe là phương tiện. Qua hai thí
dụ trên chúng ta đưa ra ý nghĩa căn bản về phương tiện và cứu cánh như
sau: phương tiện là cách thức cụ thể và thuận tiện để đạt đến cứu cánh.
Song cứu cánh là gì đây? Cứu cánh là mục tiêu mà ý muốn đề ra, ý muốn
mong đạt đến để được thỏa mãn. Như thế, phương tiện sẻ có ý nghĩa chính
xác hơn là: phương tiện là cách thức cụ thể và thuận tiện nhằm làm thỏa
mãn một ý muốn nào đó.
Cũng qua hai thí dụ trên chúng ta thấy rõ
là phương tiện còn có ý nghĩa là thực hành hay thực hiện nữa, hay đúng
hơn, phương tiện là giai đọan thực hành hay thực hiện. Song ai thực hành
đây? Chính là tôi thực hành. Và thực hành cái gì vậy? Thực hành cái ý
muốn của tôi. Làm sao mà ý muốn của tôi lại thực hành được? Là nhờ qua
các phương tiện như hai chân tôi, xe tôi v.v...mà ý muốn của tôi được
thực hành. Thực hành như thế để làm gì? Để đạt đến mục tiêu mà ý muốn
của tôi đề ra, có nghĩa là để ý muốn của tôi được thỏa mãn, được toại
nguyện, cũng có nghĩa là tôi đạt đến được cứu cánh vậy.
Trong
giai đoạn thực hành ý muốn qua các phương tiện như thế, tôi có thể hoặc
là tự ra sức thực hành như thí dụ một, nghĩa là tôi đi đến thành phố A
bằng hai chân của tôi bằng cách lái xe của tôi, hoặc là tôi mượn vào sức
của người khác như thí dụ hai, là nhờ người khác cõng đi hay di nhờ xe
của họ. Nêú tôi tự ra sức thực hành để đạt đến mục tiêu cứu cánh đúng
như ý, thông thường gọi là "tự lực". Còn nêú cũng để đạt đến mục tiêu
cứu cánh đúng như ý, song lại nhờ qua sức lực của người khác, thì được
gọi là "tha lực".
Vậy chúng ta định nghĩa "tự lực" là như thế nào
đây? Theo như nhận xét trên, thì "tự lực" là tự xử dụng các phương tiện
"của tôi" để đạt đến mục tiêu nhằm thỏa mãn ý muốn của tôi. Phải chăng
bắt buộc các phương tiện mà tôi xử dụng phải là "của tôi" như là "hai
chân của tôi", "xe của tôi", thì khi ấy mớ được nói là "tự lực"? Nêú
đúng vậy thì khi tôi nhờ một người khác cõng tôi đi, mà người ấy lại là
"con của tôi" hay "đầy tớ của tôi", thì trường hợp này tôi vẫn là "tự
lực" đi lấy vậy!
Nêú cho rằng phương tiện mà tôi xử dụng phải
thuộc về "thân của tôi" thôi, thì mới được gọi là "tự lực". Còn khi đã
nhờ đến các phương tiện ngoài thân thì đều không thể nói là "tự lực"
được. Như thế, chỉ có khi nào tôi đi bằng hai chân của tôi thì mới gọi
là "tự lực", còn ngay cả khi tôi lái "xe của tôi" đi nữa, thì thật ra là
lực của xe đi chớ không phải là lực của tôi vậy. Nêú chấp là như thế,
thì "tự lực" không bao giờ thực hành được bất cứ gì nữa. Vì lúc đó để
"tự lực" đi, tôi phải bỏ hết giầy dép, tôi phải bỏ luôn cả con đường, vì
giầy dép và con đường đều là các phương tiện ngoài thân để giúp tôi đạt
đến cứu cánh nhằm thỏa mãn ý muốn của tôi. Mà nếu bỏ hết mọi thứ phương
tiện ngoại thân như con đường, bản chỉ đường v.v..., thì làm sao tôi đi
đến mục tiêu cứu cánh được nữa?
Do đó chúng ta không thể định
nghĩa "tự lực" theo lối cực đoan là chỉ giới hạn "tự lực" vào chính
thân lực của mình mà thôi được. Chúng ta có ra sức ra "lực" là để đạt
đến mục tiêu cứu cánh nhằm để thỏa mãn ý muốn của mình. Và "lực" bắt
buộc phải áp dụng vào phương tiện mới phát sinh tác dụng được. Thí dụ
như tôi muốn đi, tức là phương tiện, khi hai chân của tôi bước đi theo ý
muốn của tôi, thì lúc đó mới được gọi là "lực".
Như thế, "lực"
không phải chỉ giản dị là các hoạt động của bản thân tôi, mà "lực" chính
là sự thúc đẩy, "sai bảo", hay chính là một năng lực. Năng lực này đòi
hỏi phải thỏa mãn bằng cach thúc đẩy, sai bảo, hay đúng nhất là nó xử
dụng tất cả mọi phương tiện nào có được, để đạt đến mục tiêu cứu cánh
nhằm thỏa mãn chính nó.
Nêú ta đã sát định được rằng "lực" là ý
muốn, tức "tư" (cetana) một tâm sở trong Phật pháp, thời "tự lực" có
nghĩa là "ý muốn của chính tôi". Khi tôi thật sự có ý muốn về một điều
nào đó, ý muốn này trở thành một năng lực của chính tôi. Nó sử dụng tất
mọi phương tiện. Lúc ấy thân và khẩu của tôi cho đến mọi sự vật ngoại
giới đều được coi là phương tiện cho ý muốn hoạt động để đạt đến cứu
cánh nhằm nó đươọc thỏa mãn. Ví dụ như một kẻ muốn ăn trộm tiền. Ý muốn
ấy thúc đẩy, sử dụng thân khẩu của hắn, nó sử dụng luôn cả dây leo, dao ,
súng, đèn pha, đến cả ban đêm, bóng tối, giấc ngủ sai của mọi người
v.v... Mọi thứ đều trở thành phương tiện cho ý muốn ấy hoạt động để sao
cho đạt được số tiền nhằm thỏa mãn ý muốn ấy, lúc ấy coi như cứu cánh
hoàn tất.
Như vậy "tự lực" hay "tha lực" ở đây sẻ không dựa theo
tiêu chuẩn là chính bản thân mình làm hay là nhờ qua người khác làm để
định nghĩa nữa, mà "tự lực" hay "tha lực" sẻ được định nghĩa theo tiêu
chuẩn là "Ý muốn của mình" hay "Ý muốn của người khác".
Nêú công
việc ăn trộm là đúng thật ý muốn của tôi, thì lúc đó mọi hoạt động ăn
trộm của tôi sẻ thuột về "tự lực". Còn nêú nó hoàn toàn không phải là ý
muốn của tôi, mà hoàn toàn do ý muốn của ông chủ tôi sai sử tôi làm, thì
lúc đó ý muốn của ông chủ tôi là "lực" chính. Thân tâm tôi và mọi hoạt
động ăn trộm của tôi chỉ là phương tiện của ý muốn của ông chủ tôi. Lúc
đó hoạt động ăn trộm của tôi thuộc về "tha lực" chớ không phải "tự lực"
nữa. Bằng chứng là nêú ông chủ của tôi ngưng ý muốn của ông ta lại,
nghĩa là ông rút hết "lực" của ông về, thì tôi cũng sẻ ngưng hết mọi
hoạt động ăn trộm ngay.
Vậy nêú khi việc ăn trộm kia hoàn tất,
ông chủ cảm thấy thỏa mãn, trong khi tôi không thấy thích thú gì cả, thì
cũng là gì ông chủ có ý muốn ăn trộm nên ăn trộm xong thấy thỏa mãn,
còn tôi không có ý muốn ấy nên không thấy có gì thỏa mãn. Như vậy ông
chủ đạt được đến cứu cánh, còn tôi thì chỉ là một phương tiện cho ông
đạt đến cứu cánh mà thôi. Coi như trong trường hợp này ông chủ là ăn
trộm bằng "tự lực", còn tôi ăn trộm bằng "tha lực". Cũng chíng vì thế
nên trong giáo luật của đao. Phật dù tự mình không ra tay làm ác mà sai
khiến người khác làm ác. Việc ác hoàn tất thì chính mình là người chịu
tội chính, nghĩa là cũng coi như chính mình tự làm vậy.
Tóm lại,
bất kể là tôi hành động, sử dụng các phương tiện ra sao, không cần biết,
chỉ miễn các hành động ấy xuất phát từ ý muốn của chính tôi, thì coi
như các hành động đó là "tự lực". Còn nêú không xuất phát từ ý muốn của
tôi mà từ ý muốn của người khác, thì coi như các hành động ấy là "tha
lực".
Tiếp đến là các trường hợp "tự lực" và "tha lực" phối hợp cùng nhau,
như tôi và người phụ tá của tôi hợp tác cùng muốn thực hành một công
việc. Công việc này thành tựu, cả hai đều đạt đến mục tiêu cứu cánh là
hoàn toàn thỏa mãn. Trong trường hợp này tôi là chủ chốt và nắm rõ vấn
đề; người phụ tá chỉ là phụ giúp tôi theo sự hướng dẫn của tôi, thế nên
chỉ là một "tha lực" phụ thuộc. Song gặp trường hợp tôi mong muốn truyền
nghề lại cho tôi. Song vì tôi chưa có một chút căn bản nào hết, thế nên
"tha lực" của vị thầy ở đây rất quan trọng và chính yêú đố với "tự lực"
của tôi. "Tự lực" của tôi ở đây giản dị chỉ là hết lòng tin tưởng thầy,
phục vụ thầy, nghe lời thầy. Lúc đó mọi hoạt động học hỏi của tôi gồm
có "tự lực của tôi hoạt động qua sự lắng nghe theo dõi chăm chú thâu
nhận mọi lời giảng giải của thầy, và "tha lực" của thầy là hoạt động qua
sự giảng giải trình bày tất cả các kiến thức về nghề nghiệp của ông.
Trong trường hợp này "tha lực" quan trọng hơn hết và đóng vai trò chính,
trong khi "tự lực" chỉ là tùy thuận theo "tha lực" mà thôi.
Chúng
ta nên phân rõ hai trường hợp về "phương tiện" và "tha lực". Nêú một vị
thầy không có ý muốn dạy tôi, song do vì tôi trả tiền nên ông dạy cho
tôi, thì như thế ông ta chỉ là một công cụ phương tiện để tôi đạt đến
cứu cánh. Còn nêú ông ta có ý muốn dạy cho tôi thành nghề viên mãn, thì
ông ta là một "tha lực" hợp tác vớ "tự lực" của tôi. Cũng chính vì thế,
trong Phật pháp, khi một pháp sư tuyết pháp không vì Bồ Đề Tâm cứu độ
chúng sinh, mà vì lợi dưỡng cung kính và danh vọng thì đó là trường hợp
"bất tịnh thuyết pháp". Vì lúc đó pháp sư không còn là một "tha lực"
nữa, mà chỉ còn là một công cụ, phương tiện của các thính giả mong muốn
nghe pháp.
Lại khi tôi muốn làm một công việc mà không nhưng tôi
chưa có được một hiểu biết căn bản tố thiểu nào hết về công việc ấy, mà
tôi cũng chưa có được một chuẩn bị tố thiểu nào hết, thì "tha lực" ở đây
càn quan trọng và biến rộng hơn nữa. Chẳng hạn như tôi muốn nâú món
thuốc trường sinh, nêú lại có một vị tiên trưởng nào đó mong muốn chỉ
dại cho tôi, chắc chắn là tôi không thể bắt tay ngay vào việc nâú luyện
được, mà còn phải biết bao nhiêu công việc chuẩn bị khác nữa, có thể
chính tôi còn phải trai tịnh và lánh xa vào hang hốc v.v...Tôi phải
tuyệt đố nghe lời vị tiên trưởng và phải thực hành biết bao nhiêu là
phương tiện chuẩn bị như thế mà tôi không bao giò ngờ trước được.Tôi có
thể nản lòng và buông ý muốn ấy. Thế nên "tha lực" của vị tiên ở đây
không phải chỉ hạn khuôn trong kiến thức về thuốc của ông, mà ông còn
phải ra sức thuyết phục và khuyến khích làm sao cho tôi không bỏ cuộc
nữa. Nêú "tha lực" lúc ấy không đủ mạnh và trải rộng thì "tự lực" của
tôi tiêu tán liền.
Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao
nhiêu công việc của thế gian thôi mà đả đòi đủ thứ phương tiện rất phức
tạp, đòi hỏi thời gian phải lâu dài, bắt người mong muốn thực hiện công
việc ấy phải trải qua nhiều mệt mỏi về thể xác cũng như tinh thần. Nêú
không có "tha lực", dù là loại "tha lực" phụ thuộc thôi, người ấy sẻ
không cách gì đạt đến cứu cánh được, huống gì là thiêú cả "tha lực"
chính yêú. Một học sinh muốn thành bác sĩ, cần phải có "tha lực" phụ
thuộc của cha mẹ cho tiền ăn học, phải có "tha lực" chính là giáo sư,
phải có đủ phương tiện như học giỏi, khỏe mạnh trường ốc, sách vở đầy đủ
v.v...lại phải lại phải kiên nhẫn trong khoản thời gian bảy tám
năm...lại hầu hết tât cả phương tiện đều do "tha lực" mang lại: trường
học do "lực" của chính phủ, thợ xây; sách vở do "lực" của thầy viết, thợ
in v.v...
Lại nữa như chúng ta đã xác định, "tự lực" chính là " ý
muốn cá nhân". Song ý muốn của con người lại bị qui định, bị điều khiển
bởi môi trường và hoàn cảnh xung quanh. Một anh mọi ở trong rừng không
bao giờ có ý muốn làm bác sĩ y khoa, bởi trong môi trường anh ta sinh
sống không có nghề y khoa, không có các y sĩ , không có các môn y khoa,
không có các trường học y khoa...Anh ta chỉ có được các ý muốn sẽ là
người giết nhiều cọp nhất. Sở dĩ anh có ý muốn này cũng do các người
xung quanh, lớn hơn hay bằng hay nhỏ hơn, đều thích thú như vậy, nên đả
ảnh hưởng đến anh tạ nêú thế " ý muốn" tức "tự lực" của anh ta cũng là
do "tha lực" mà nên vậy.
Vậy, xét kỹ trong thế gian này từ việc
nhỏ đến việc lớn, luôn luôn "tha lực" có mặt và hoạt động khắp mọi nơi,
nhất là càn tiến đến các công việc to lớn, quan trọng. Vậy thì công việc
chứng nhập Niết Bàn giải thoát ba cõi, sinh có khó khăn và quan trọng
gì lắm không, mà chúng ta có thể "tự lực" là hoàn toàn đủ đủ để đạt đến
cứu cánh viên mãn rôì?!
Chúng ta đả xác định rõ là khi nói đến
"tự lực" là nói đến ý muốn của mình. vậy khi một người tu tập xưng là
tôi "tự lực", là người ấy "muốn" gì đây? Thường chúng ta trả lời "tôi
muốn giải thoát" hoặc "tôi muốn thành Phật". Khi chúng ta noí như thế
thật ra chỉ là nói một cách lấy lệ. "Giải thoát" và "thành Phật" không
phải chỉ là một sáo ngữ để mà nói, cũng không phải chỉ các ý nghĩa của
lý tưởng cao đẹp. Mà "giải thoát" va "thành Phật" phải là ý muốn thật sự
của hành giả. Thật sự mà nói, không ai trong ba cõi nay lại có thể có
được cái ý muốn "giải thoát" và "thành Phật" một cách chân xác và đích
thực được. Bản chất của chúng sinh vốn tham, sân, si và ngã chấp làm căn
bản, nên luôn luôn chúng sinh có đầy ắp sẳn vô lượng ý muốn tái sinh và
luân hôì. Song các ý muốn "giải thoát" và "thành Phật" vốn đi ngược lại
vớ bản chất chúng sinh không bao giờ thật sự phát khởi lên các ý muốn
ấy được!
Vậy khi một người trong đạo Phật ra sức tu tập thì đó là
"tự lực" hay "tha lực" đây? Chúng ta đã biết rằng là tu tập tức là lực
áp dụng vào phương tiện để nhằm đạt đến cứu cánh: "lực" ấy xuất phát từ ý
muốn, nhằm làm thỏa mãn ý muốn ấy, tức đạt đến cưu cánh. Vậy thử hỏi
xem lực tu tập của người ấyphát xuất từ ý muốn nào để nhằm thỏa mãn ý
muốn ấy qua cứu cánh nào? Thật ra chúng ta đều mù mờ về ý muốn thúc đẩy
mình tu tập. Nếu thật sự chúng ta tu tập là do vì muốn "giải thoát" và
"thành Phật", thì hai ý muòÍn này sẽ phát sinh ra các năng lực mạnh mẽ
không thể tưởng tượng nổi, và không có một chướng ngại nào có thể ngăn
sự tiến tơi cứu cánh của chúng ta được. Đại biểu như Đức Phật khi ngài
khởi lên ý muốn giải thoát lúc còn làm thái tử, thời cung vàng, điện
ngọc, chức vị, dân thần v.v...đều không cản được bước chân Ngài. Cho đến
các hành khổ hạnh, các thiền định tố cao cũng không chận Ngài lại được.
Ngài phải giải thoát, phải đạt đến cho bằng được cứu cánh "giải thoát"
của Ngài mớ thỏa mãn được. Rôì chưa hết Ngài còn thuyết pháp độ sinh
ròng rã hơn bốn mươi năm trời, thì cái ý muốn "thành Phật"của Ngài mớ
mãn nguyện được. Và, theo Đại thừa, vẫn còn chưa hết, Ngài không bao giờ
thật sự diệt độ, mà luôn luôn còn tiếp tục ứng hiện vĩnh viễn độ sinh,
thì cái ý muốn đại bi cứu độ tất cả chúng sinh của Ngài mớ toại nguyện.
Như thế năng lực hoạt động của đức Phật là bất tận, vì ý muốn "giải
thoát" và "thành Phật" của Ngài thật sự là bất tận.
Thếnên cho dù
chúng ta có thật tâm tu hành là vì muốn giải thoát và thành Phật đi
nữa, thì ý muốn của chúng ta cũng chưa thuần túy và đúng mức. Bởi vì ý
muốn này của chúng ta còn pha trộn vớ rất nhiều ý muốn thế tục khác, và
có còn rất nhiều ý kiến và quan niệm thế tục khác còn hoạt động rất mạnh
trong tâm chúng ta, làm thu nhỏ lại năng lực của ý muốn giải thoát và
thành Phật. Chẳng hạn tôi tuy muốn giải thoát nên tu hành, song tôi vẫn
chấp nhận hạnh phúc gia đình là "êm ấm" và "có lý ". Chẳng hạn tôi muốn
thành Phật song vẫn công nhận các thông minh của văn minh thế gian là
đáng phục và các trí huệ của ngoại đạo là đáng nể. Chính vì thế ý muốn
"giải thoát" và "thành Phật" thật sự không bao giờ bắt rê?Và thật sự là
suố nguồn bắt sinh năng lực tu tập của chúng ta. Lại nữa vì chúng ta
chưa được "giải thoát", chưa được "thành phật" thế nên chúng ta không
sao "cảm" được thế nào là thành Phật, thế nào là giải thoát để mà thật
sự phát khởi lên ý muốn về "giải thoát" và "thành Phật" được. Do đó chắc
chắn chúng ta không thể có được ý muốn "giải thoát" và "thành Phật"
chân thật và đúng nghĩa được.
Ý muốn "giải thoát" và "thành Phật"
ấy chưa phải thật sự là ý muốn của mình, lại cng chưa thật sự thuần túy
và "đúng mức", thì làm sao phát sinh được năng lực tu tập đây? Song nêú
"tự lực" đã chẳng có, thì tại sao lại biết bao người căn cứ tu hành tu
tập hết thế hệ này đến thế hệ khác như vậy? Nêú tôi thật sự không có ý
muốn "giải thoát" và "thành Phật", thì mọi hoạt động đang tu hành của
tôi ở đây là xuất phát từ "lực" nào, không lẻ lại từ lực thế gian của
các ý muốn thuộc về căn bổn tham sân si và chấp ngã hay sao?
Ngoại
trừcác trường hợp tu tập vớ các ý muốn giả dố bất tịnh ra, còn thì, nêú
chúng thẩm sét cho thật thâú đáo, tất cả các thánh đệ tử trực tiếp vớ
đức Phật, rôì trải qua bao thế hệ cho đến các người tu hành ngày nay,
các lực tu hành của bằng đó người đều không phải là "tự lực", mà chính
lại là "tha lực". "Tha lực" chính yêú này chính là "Phật lực".
Lại,
nữa khi nói không có "tự lực", thì chỉ có nghĩa là năng lực thúc đẩy,
sử dụng thân, khẩu, ý của tôi tu hành theo Phật pháp, không phải là "tự
lực" mà là "tha lực", chớ không có ý nói "tự lực" hoàn toàn là không có.
Mà "tự lực" ở đây, như ở trên đã có trình bài, chỉ là tùy thuận theo
"tha lực", nghĩa là dứt khoát tin tưởng vào "tha", tức là Phật, bậc thầy
gốc. Tôi đã biết giải thoát hay Niết Bàn thật sự là vì đâu mà "muốn" để
rôì tu. Mà do vì tôi "tin" vào lời Phật. Phật nói Niết Bàn giải thoát
là cứu cánh, muốn đạt đến cứu cánh ấy hãy tu tập. Phật thật sự "muốn
cứu" tôi, muốn đưa tôi đến Niết Bàn, từ ý nguyện ấy ngài phát sinh năng
lực thuyết pháp, gọi là "tha lực". "Tha lực" ấy hợp tác vớ "tự lực" tin
tưởng của tôi mà thành ra năng lực thực hành tu tập của tôi theo lời
Phật dạy.
"Tự lực" ở đây thật sự chỉ đóng vai trò lòng tin thôi
hay sao? Đúng vậy, bởi chúng ta đừng quên rằng "lực! là ý muốn. Sự tu
tập ở đây được thực hành bởi năng lực phát động từ ý muốn "giải thoát".
Mà ở đây ý muốn giải thoát thật sự chỉ có phật mớ có đúng nghĩa, còn nơi
tôi, ý muốn ấy rất tạp uế và lỏng lẻo, không thể phát sinh "lực" chân
chính được. Do đó hoạt động tu tập của tôi muốn được đúng nghĩa và thanh
tịnh, bắt buộc phải phát sinh từmột năng lực thanh tịnh của một ý muốn
thanh tịnh. Và chỉ có Phật mớ có ý muốn "giải thoát" hoàn toàn thanh
tịnh vậy.
Thế nên, không phải rằng là tôi không được quyền "tự
lực" tu tập, mà bắt buộc phải tùy thuận theo "tha lực". Song một khi ý
muốn giải thoát của tôi chưa hề thuần túy thanh tịnh, chưa có chút gì
vưng chắc, và còn pha đủ thứ tạp uế, thì "tự lực" tu tập của tôi chỉ là
một đại họa. Và đó cũng là lý do tại sao người tu cũng nhiều mà nguời
đọa cũng lắm.
Trái lại trong suốt đoạn đường tu tập từ lúc mớ bắt
đầu cho đến khi giải thoát hay thành Phật, muốn cho sự tu tập được đúng
nghĩa, thanh tịnh và đạt đến cứu cánh chân chính, "tự lực" của tôi chỉ
là hoàn toàn tin tưởng và tùy thuận theo "tha lực". Trên phương diện
hiện tượng, tôi vẫn làm chủ mọi hoạt động tu tập của tôi. Song cái năng
lực cùng ý muốn thúc đẩy tôi tu tập chính là năng lực và ý muốn của Phật
(như thí dụ người chủ sai tôi ăn trộm ở trên), do đó mà sự tu tập của
tôi được thuần túy và thanh tịnh. Ngoài ra cũng nhờ"tha lực" như thế, mà
các ý muốn thế tục hệ thuộc tham, sân, si và chấp ngã của tôi được dần
dần điều ngự.
Càn đi sâu vào chân lý "giải thoát" hay "thành
Phật", "tha lực" càng cần thiết, càng chính yêú, "tự lực" càn tin tủng
thiết tha, càng thâm tín "chết bỏ". Chứng có cho thấy là các vị thánh
tăng, các bật tổ sư, các cao tăng, tin Phật một cách tuyệt đố, tin từng
lời từng chử của kinh điển. Trong khi các hạng tu lơ mơ như chúng ta thì
nghi ngờ điều này, đặt vấn đề kia: "kinh này không phải Phật nói, kinh
kia là của người đời sau biên tập lại v.v..."
Đặc biệt trong Đại thừa Phật giáo, "tha lực" hay "Phật lực" là động lực chủ chốt của toàn thể lịch sử
Chỉ
có Phật mới hoàn toàn chứng thực được và biết rõ chân lý cứu cánh là
gì. Đại Bát Niêt Bàn kinh nói, thập địa bồ tát mà chỉ nhìn thây pháp
thân lờ mờ như qua lớp vải mỏng. Như vậy mà các bồ tác vẫn tiếp tục tu
tập đến cùng để đạt đến Phật quả cứu cánh, chính là do "tự lực" tin vào
"tha lực", tức ý muốn của đức Phật muốn các Bồ Tát hãy thành Phật quả,
qua các lời lẽ thuyết giảng chỉ bày của ngài. Trong Đại Bát Nhã kinh khi
tôn giả Tu Bồ Đề thuyết và Bát Nhã cho các Bồ Tác nghe, ngài khẳng nhận
là nương vào Phật lực mà thuyết bởi ngài đâu hề thật sự có ý muốn khai
ngộ cho các chúng sinh thành Phật, nên ngài thật sự đâu có "lực" để
thuyết về Bát Nhã. Nhưng nay ngài đứng ra thuyết về Bát Nhã là vì ngài
hoàn toàn tin tưởng vào đức Phật muốn thuyết Bát Nhã cho Bồ Tác, thế nên
"lực" đó của Phật vận động ngài thuyết vậy. Ngoài ra tất cả các Bồ Tác
khác trong cac kinh điển khác dù là đặt câu hỏi thôi, cũng thật sự là
nương vào lực Phật mà vấn đáp.
Tóm lại lực hoàn toàn tùy thuộc
vào " ý muốn". Và ý muốn chỉ phát sinh trong điều kiện của kinh nghiệm
và hiểu biết, nghĩa là tôi có biết rõ hay từng kinh nghiệm về một điều
gì đó, tôi mớ có thật sự có ý muốn hay không đố vớ điều ấy. Thí dụ tôi
có ăn táo rôì, có biết nó ngon hay dở, thì rôì từ đó tôi mớ có ý muốn ăn
táo hay không. Còn vớ lông rùa hay sừng thỏ thì tôi muốn mà làm gì, vì
chúng hoàn toàn đâu thật có vớ tôi đâu. Cũng vậy Niết Bàn tam thân Phật,
tứ trí, chân như, tự tính, độ vô lượng vô biên chúng sinh trong khắp
mười phương các cõi nhiều như vi trần trong vô lượng cõi Phật v.v...đều
hoàn toàn là các chuyện không thật có đố vớ tôi, y như lông rùa, sừng
thỏ vậy. Vậy tại sao tôi lại chấp nhận tất cả các pháp ấy? ầ, vì tôi tin
Phật. Và tại sao tôi lại lấy các pháp ấy làm lý tưởng cứu cánh để tu
hành? ầ, vì Phật muốn vậy, tức nghĩa là vì "Phật lực" vậy.
Nêú
tôi không tin Phật nữa, tất cả mọi sự tu hành của tôi sẻ chấm dứt, và
tất cả các pháp ấy sẻ thật sự là lông rùa sừng thỏ mà thôi. Chính vì thế
"tha lực" gắn bó chặt chẻ vớ "tín lực". Nhất là vớ Đại thừa, chúng ta
phải phát tâm "thành Phật" ( tức Bồ Đề tâm" ngay trong lòng tham, sân
si, chúng ta phải thực hành Bồ Tát đạo ngay trong khi còn đang ở trong
giai đoạn phàm phụ và chúng ta chỉ có làm nổi như thế duy nhất là bằng
vào "tin lực" mà thôi. Giác ngộ và giải thoát Niết Bàn là các pháp vượt
quá xa ngoài tấm giớ của khả năng chúng ta. Nhưng nêú có đủ hai năng lực
như sau chúng ta có thể đạt được hai pháp ấy, hai năng lực đó là: "tha
lực" và "tín lực". "Tha lực" xuất phát từ tâm nguyện (tức ý muốn) độ
sinh của đức Phật, "tín lực" xuất phát từ lòng tin tuyệt đố của chúng ta
vào ngài. "Tha lực" đả hoàn toàn hoàn tất: Đức Phật đã thành Phật, đã
nổ lực gây dựng nên Tam Bảo làm nơi nươong tựa và hướng đi cho chúng ta.
Theo Đại thừa thì ngài thật sự nhập diệt phân thân xá lợi đi khắp mọi
nơi; Ngaì tiếp tục chuyển pháp luân, thúc dục các đệ tử phát Bồ Đề tâm
thành Lục đô. Bồ Tát đạo, nguyện không bỏ chúng sinh và sẻ độ thoát hết
tất cả chúng sinh; Ngài tiếp tục hoạt động qua ba thân để đáp ứng lại
căn tính của tất cả chúng sinh mà cứu độ họ; Ngài giớ tiệu các tịnh độ
của chư Phật để tiếp độ chư chúng sinh v.v...toàn thể mọi "Phật hành" ấy
là do một năng lực bất tận thúc đẩy và điều động. Năng lực nầy xuất
phát từ tâm nguyện (tức ý muòÍn) độ tất cả chúng sinh của đức Phật. Đố
vớ chúng ta đó là "tha lực", là "Phật lực". Đức Phật đã làm không sót
một chút gì nữa đối vớ công việc độ sinh, thế nên "tha lực" này hoàn
toàn viên mãn hoàn hảo. Còn lại là phần của chúng ta mà thôi, phần tin
tưởng của chúng ta, "tín lực" của chúng tạ
Nêú "tín lực" của
chúng ta thuần khuyết, nghĩa là hoàn toàn tùy thuận vớ "tha lực", "tha
lực" này sẻ phát huy được hết ra toàn thể hoạt động của nó, như Ban Châu
Tam Muội kinh diễn tả người nhập tam muội niệm Phật này, thì sẻ thấy
được mười phương chư Phật hiện tiền. "Tha lực" ấy sẻ làm chủ ba nghiệp
thân, khẩu, ý của chúng ta, sẻ điều động và sử dụng các nghiệp ấy hoạt
động tu tập thanh tịnh và đúng cách để đạt đến cứu cánh viên mãn. Thân,
khẩu ý ví như chiếc xe của chúng ta; tâm căn bản của chúng ta ví như
người chủ chiếc xe, song rố loạn hoàn toàn, không biết rõ đâu là đường
lố nữa; "tha lực" hay "Phật lực" là người hoàn toàn biết rõ mọi đường lố
và sẻ lèo lái chiếc xe ấy dùm chúng ta để đưa chúng ta đến đúng nơi
chổ: "tín tâm" là tâm tin tưởng hợp tác, bằng lòng ngôì yên giao phó cho
"tha lực" lái chiếc xe "thân khẩu ý " hộ mình.
Người tu tập nào
không hiểu rõ ý nghĩa "tha lực" và "tín lực" này, sẻ cho đó là yếu đuố,
không "anh hùng". Họ do đó để cho bản ngã tự tung tự tác. Bản ngã thích
"sở đắc", thế nên nó luôn luôn vơ hết tất cả mọi hoạt động tu tập xuất
phát từ "tha lực" về phần nó. Nó loay hoay hết niệm này sang niệm khác
nào là "tôi làm được điều này, tôi đã làm được điều kia, tôi đã đến múc
này, tôi đã nắm vưng đưọc pháp nọ ,tôi đã thấy, đã kinh nghiệm được
chiều sâu thăm thẳm này của Phật pháp...". Nó như thế "tự lự" hêt kiếp
này sang kiếp khác. Nó quên lãng "lòng tin", nó từchố "tha lực", thế nên
nó không bao giò thâm nhập vào Phật pháp được. Nó là gôc của tất cả mọi
"nhiểm ố" mà Duy Thưc đặt tên cho là Mạt Na Thức.
Chính vì thế,
lối tu tập của Đại thừa Phật pháp không phải là vội vã đưa ngay ra kỷ
thuật thiền định kia, cũng không phải căn bản đầu tiên là giớ lực thanh
tịnh cá nhân, mà chính là sự tôi luyện của "tín tâm" và "Bồ Đề tâm" vậy.
Như
trên đã nói, chúng ta không bao giờ có sẳn Bồ Đề tâm, mà bản chất của
chúng ta cũng không bao giờ săĐ sàng thích ứng vớ Bồ Đề tâm. Cũng chính
vì thế tâm của chúng ta cũng sẳn sàng không chịu tin tưởng vào Bồ Đề
tâm. Muốn thành tựu Phật quả chúng ta phải thành lập cho được Bồ Đề tâm
trong tâm thức mình, vì Bồ Đề tâm là chính nhân của Phật quả. Muốn thành
lập được Bồ Đề tâm chúng ta phải thành lập cho được tín tâm vào các
pháp siêu việt này của chư Phật.
Bồ Đề tâm tron g giai đoạn này
ching là "Phật lực", là "tha lực". Vì đó chính là ý muốn của đức Phật
mong muốn chúng ta phát Bồ Dề tâm vậy. Làm theo ý muốn của ngài, tức
chấp nhận "tha lực" và chuyển "tự lực" thành tin tưởng tuân hành mà
thôi.
"Tín tâm" không dể thành lập chút nào. Vì "tín tâm" chân
chính là phải đi ngược lại vớ bản ngã, đi ngược lại ý muốn của phiền não
thế gian. Do đó, một khi "tín tâm" thành tưu. sẻ có công năng điều phục
bản ngã và điều ngự phiền não thế gian ( tức tham, sân, si). Một "tín
tâm" chân chính đòi hỏi phải phổ biến và hoạt động trên tất cả các pháp.
thẽÍ nên "tín tâm" không thuần túy chỉ là một tâm thưc tin tưởng, mà là
một hoạt động trên thân khẩu ( như lê? Phật, tán thán Phật), trên tâm ý
(như quán tưởng Phật, quốc đô. Phật, phật hành, phật đức), trên sắc
(như thờ hình tượng bằng gở, đá, kim laọi), trên hương (như cúng dường
hoa), Trên vị (như cúng dường cây trai , đồ ăn ), trên xúc (như cúng
dường y áo, hay lập bàn thờtrang nghiêm), trên pháp (như nghe pháp, suy
nghỉ về ý nghĩa của pháp), trên hành nghiệp (như nguyện sinh về quốc đô.
Phật, để thừa sự vô lượng vô biên chư Phật, cúng dường, tán thán, thân
cận..., hay nguyện thường không bao giờ rời xa chư Phật...). Tất cả mọi
hoạt động đó của hành giả, chính là sự thực hành tu tập tín tâm cho chân
chính và vưng chắc vậy. Kể ra các hoạt động quy y Tam Bảo, thọ tại gia
giớ của người Phật tử tại gia, cũng chỉ là các hoạt động thực hành việc
tu tập "tín tâm" mà thôi.
Đó là tât cả phần "tự lực" của chúng ta
vậy. Dỉ nhiên "tín tâm" càn thâm sâu, thì "tha lực" càn phát tâm mạnh
vào "tự lực". Nghiả là dần dần trong tiến trình tu đạo, do tin tưởng và
do Phật pháp (tức "tha lực") dạy bảo, chúng ta sẻ đủ sức thực hành các
việc khó thực hành hơn nữa của Lục Độ Ba La Mật v.v...Nhưng dù có thể xả
thân này để bố thí cho chúng sinh, hành giả dẫn phải thấy rõ đó chỉ là
"tha lực" mà thôi, chứkhông phải là một thành tích của "tôi". Cho đến
bao giờ thực hành đến Bát Nhã Ba La Mật, thời ranh giớ phân ranh giữa
"tín tâm" và "Phật lực", giữa "tự lực" và "tha lực", sẻ hoàn toàn mất
dâú. "Tự lực" hay "tha lực" chỉ là nhân suyên đôi đãi, hoàn toàn không
thật có, nói cùng hết lẻ thật thời "không có gì hết". Từ chổ chân thật
nhất là KHÔNG ấy, nhìn lại vấn đề "tự lực" và "tha lực", thời ý nghĩa
chân chính của Bồ Đề tâm sẻ xuất hiện, cho hành giả thật chứng và thật
hành vậy. Nhưng đó là vân đề còn xa xôi.
Tóm lại vẫn còn có rất
nhiều hiểu lầm và ngộ nhận như là Đại thừa Phật giáo chỉ là tu hình
thức; đã biến đạo Phật trở thành một tôn giáo thờ phượng cầu kỳ; biến
Đức Phật thành một thượng đế; đã phóng đại ý nghiả về Đức Phật quá đáng;
sự lể lạy, tôn thờ, cúng dường không phải là tu tập và không có ích gì
hết; tụng niệm chỉ là một nghi lể văn hóa chứ không phải là pháp môn tu
tập v.v...
Sự hiểu lầm ấy là quyền tự do của mọi người, nhưng nêú
chúng ta đã là một Phật tử Đại thừa, mà cũng hiểu lầm như thế thì thật
là đáng tiếc! Để giải tỏa các ngộ nhận như thế, điều cân thiết nhất là
phải quay trở về với tất cả các Phật pháp cơ bản nhất để hiểu cho thật
rõ ràng về ý nghĩa và hướng đi của Đại thừa vậy.
Thích Nhất Chân
http://www.thienviendaidang.net/01phathoc/nghiencuu.php?readmore=6993